Thảo luận:Sơn Tây (thị xã)

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 123.17.150.86 trong đề tài Nhầm địa chỉ
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled sửa

Thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III ngày 30 tháng 5 năm 2006 và đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định nâng cấp lên thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây ngày 2/8/2007. Theo tôi bạn nào đưa thông tin này lên cần đưa thêm nguồn tin bạn lấy ở đâu để mọi người tham khảo và kiểm chứng. Dung005 04:11, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã thêm dẫn chứng từ trang web của chính phủ. conbo 06:17, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thành phố sửa

Khi Hà Tây sáp nhập với Hà Nội thì Sơn Tây và Hà Đông có thành quận không hay vẫn là các thành phố hở các bác? Không lẽ lại thành phố Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội?--ZzzzzzzzzZ (thảo luận) 08:57, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có thể sẽ có Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hà Nội riêng, Thành Phố Hà Nội, thành phố Sơn Tây sẽ nằm trong Thủ đô Hà Nội trực thuộc trung ương. Tôi đoán thế BbbbbbbbbbB (thảo luận) 09:02, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hay. Tôi thấy thế là hợp lý. Bác BbbbbbbbbbB xứng làm lãnh đạo lắm.--ZzzzzzzzzZ (thảo luận) 09:12, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vội sửa

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội mới chỉ ra nghị quyết về việc đề nghị đổi Sơn Tây thành thị xã. Đề nghị cần phải được Chính phủ phê duyệt và ra nghị định nữa chứ. Thành viên nào vội vàng chuyển Sơn Tây thành thị xã ngay hôm nay vậy?--Boeing (thảo luận) 10:51, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhưng họ đã thông qua rồi[1]?, phải chờ Nhà nước nữa hả bạn? Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 11:12, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng rồi. HĐND và Quốc hội thuộc bên lập pháp, còn UBND, Chính phủ, là bên hành pháp. Lập pháp đề nghị, còn hành pháp thực hiện đề nghị. --Boeing (thảo luận) 11:18, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi được biết thì UBND đề xuất, còn thông qua mới là HĐND. HĐND đã thông qua rồi là coi như chính thức. Giồng hồi trc về việc mở rộng Hà Nội, chính phủ đề xuất nhưng vẫn chưa đc. Phải đợi Quốc hội họp, xem xét. Quốc bỏ phiếu, nếu không thông qua thì không được, nếu thông qua thì okie. Ở đây HĐND cũng có chức năng giống Quộc hội vậy nhưng ở cấp độ địa phương. SiriusBlack (thảo luận) 15:08, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội mới chỉ ra nghị quyết về việc đề nghị đổi Sơn Tây thành thị xã. Đề nghị cần phải được Chính phủ phê duyệt và ra nghị định nữa chứ." Câu này của Boeing là không đúng. Cơ quan hành pháp là chỉ có trách nhiệm thực hiện nghị quyết của Lập pháp chứ k có quyền phê duyệt. SiriusBlack (thảo luận) 15:12, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng là hành pháp phải theo lập pháp. Nhưng về mặt hành chính liên quan đến thành lập, chia tách, đổi tên các địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh ở Việt Nam, nghị định của chính phủ là văn bản pháp lý cuối cùng. Khi có văn bản này thì các việc trên mới trở thành thực tế, kể từ ngày nghị định có hiệu lực. Chưa có thì vẫn chỉ là đang trong quá trình hành chính thôi. SiriusBlack299 thử tìm đọc trong các giáo trình/sách bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước của VN mà xem. --Boeing (thảo luận) 16:36, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bonus: cũng giống như luật. Chính phủ đề nghị, nhân dân bàn tán, quốc hội thảo luận rồi thông qua. Nhưng vậy chưa phải là có luật đâu. Phải đợi Chủ tịch nước ký lệnh ban hành thì lúc đó mới có luật. Rồi luật có hiệu lực từ ngày nào lại ghi rõ trong lệnh nữa.--Boeing (thảo luận) 16:39, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Phê duyệt: Trong một nước theo chế độ hành chính unitary và mức độ phân quyền thấp như Việt Nam, thì cấp tỉnh là nhân viên của chính phủ. Mà nghị định lại do chính phủ ra. Chính phủ không vâng lời Hà Nội, mà Hà Nội đề nghị (thực chất là xin) Chính phủ đồng ý. Vậy "phê duyệt" dùng đúng chưa nào?--Boeing (thảo luận) 16:45, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có nơi bảo rằng khi Sơn Tây xuống thị xã thì các phường Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn vẫn giữ nguyên là phường nhưng ở đây lại ghi là xã, và thằng bạn em ở Trung Sơn Trầm vừa làm CMND xong cũng có hộ khẩu thường trú là xã (1 thằng khác làm trước đó thì đc là phường) Mọi người sửa lại thông tin đi. (thảo luận) 123.17.141.220 (thảo luận) 10:53, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)hahaha12345Trả lời

Hiện tại chưa có văn bản chính thức nào nói thị xã Sơn Tây chỉ còn 6 phường. Theo nghị quyết ngày 11/12, chỉ xác lập chuyển Hà Đông thành quận, với 7 xã lên phường và Sơn Tây trở lại làm thị xã, nhưng giữ nguyên 9 phường và 6 xã.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 11:07, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhầm địa chỉ sửa

Học viện Quân y rõ là ở Hà Đông sao bài viết về Sơn Tây lại có trường Đại học này ?

Nếu nói cơ sở 2 đặt tại đây cũng không đúng. Bởi [[2]] đã rõ là tại Sơn Tây chỉ có Trường Trung cấp Quân y, còn cơ sở 2 (theo nghĩa có đào tạo bậc đại học) phải là ở thành phố Hồ Chí Minh

--Luongducmen (thảo luận) 11:09, ngày 27 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chính xác, bây h` mới để ý đến, đó là trường trung cấp Quân Y, rất nhiều phụ huynh của bọn bạn em làm ở đó. 123.17.150.86 (thảo luận) 13:40, ngày 27 tháng 12 năm 2008 (UTC)hahaha12345Trả lời

Quay lại trang “Sơn Tây (thị xã)”.