Thảo luận:Sử Hy Nhan

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Tmct trong đề tài Từ điển bách khoa VN

Untitled sửa

Bài này chỉ có 4 kết quả tra Google. Đề nghị tác giả bổ sung nhanh nội dung, không thì sẽ thành "chất lượng kém", hiện đã không đủ tiêu chuẩn đưa vào Wiki rồi. (Tmct 09:11, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Các trích dẫn sửa

  1. Từ vdict:
    (? - Ngọc Sơn, Can Lộc, Hà Tĩnh - 1421) Nhà sử học nổi tiếng cuối thời Trần. Đỗ trạng nguyên thời Trần Duệ Tông (1373-1379), làm quan đến chức hành khiển. Truyền rằng, là tác giả bộ "Đại Việt sử lược" do đó được vua ban là họ Sử. Về văn học, ông để lại bài phú Trảm xà kiếm. Con là Sử Đức Huy, đỗ tiến sĩ cuối đời Trần, làm quan nhà Lê
  2. Trích Đại Việt Sử Ký toàn thư:
    Giáp Dần, (Long Khánh) năm thứ 2 (1374), (Minh Hồng Vũ năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, thượng hoàng về ở cung Trùng Hoa, phủ Thiên Trường.
    Tổ chức thi đinh cho các tiến sĩ. Ban cho Đào Sư Tích đỗ trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đỗ bảng nhãn, Trần Đình Thám đỗ thám hoa, bọn La Tu đỗ hoàng giáp cập đệ và đồng cập đệ.
    Duệ Tông ở ngôi có 4 năm, từ năm 1373, chỉ tổ chức 01 kì thi (Việt Nam Sử Lược cũng nói như vậy).
  3. Trích danh sách trạng nguyên [1]:
    16) Đào Sư Tích ( ? - ? ) Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ".
  4. Trích Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục"
    Tháng 5. Dùng Đào Sư Tích làm nhập nội Hành khiển tả ti lang trung, Đào Toàn Bân làm tri Thẩm hình viện sự.
    Lời chua - Toàn Bân: Cha của Sư Tích.
  5. Trích [2], "theo" tác giả là lấy thông tin từ Ðại Nam Nhất Thống Chí.
    - Họ Sử tỉnh Hà Tĩnh không liên hệ gì với họ Sử bên Tầu. Sử Hy Nhan, quán làng Ngọc Sơn, huyện Can Lộc, trạng nguyên đời vua Trần Duệ Tôn (1372-1377) ông đậu khoa Tiến sĩ năm 1374 (năm đầu tiên của học vị tiến sĩ, được gọi là Thái Học sinh). Ông Trạng Hy Nhan "không sách nào là không đọc nên vua đặt họ là họ Sử (Ðại Nam Nhất Thống Chí, sđd, q.13, tỉnh Hà Tĩnh, tr.88).
  6. Trích [3] (không có ghi tài liệu nguồn gốc):
    Ðời vua Trần Duệ Tông (1373-1377), có ông Đào Hy Nhan con của Tiến Sĩ Đào Thừa Mân, thi đậu Trạng Nguyên, rất giỏi sử học nên cho cải ra họ Sử tức Sử Hy Nhan. Vua Trần Dụ Tôn làm việc trên là áp dụng nguyên tắc ở Trung Quốc...
  7. Theo gia phả họ Trần Xuân tại Ân Phú do hậu duệ của Sử Hy Nhan là Tri Phủ An Bình, cháu ngoại Sử Đức Huy là Tiến sĩ Trần Khắc Nhượng, (ông Trần Khắc Nhượng cũng là một tiên sĩ đời Lê)viết năm Thuận Bình thứ 8 (1555) thì Hai ông Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy đều là Trạng nguyên, ông Sử Đức Huy là thông gia vời thượng thư Hộ bộ Trần Hữu Kiệm, mộ của ông Sử Hy Nhan đang còn ở bãi Trạng - xã Sơn Long và Sử Đức Huy ở Rú Nét, Ân Phú. Gia phả này đang do hậu duệ của ông Trần Khắc Nhượng giữ, có cung cấp cho nhà Hà Tĩnh học Thái Kim Đỉnh một bản sao.

Ân Phú sửa

Trích vi.wikipedia.org/wiki/Ân_Phú - 18k :"... Ân Phú là nơi chiêu dân lập ấp và lưu sống cuối đời của hai cha con quan Trạng Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy, cha con ông có công khai khẩn lên một phần xã Ân Phú hiện nay. Cháu gọi bằng cố ngoại của Sử Hy Nhan là Trần Khắc Nhượng viết lại gia phổ năm 1556 và thực tế dòng tộc này đang thờ tự, quản lý hai ngôi mộ và gia phổ của hai cha con quan Trạng...". Hiện nay, nơi giáp ranh giữa xã Ân Phú và xã Sơn Long (dưới chân núi Mồng Gà, bên dòng sông ngàn Sâu) vẫn còn dấu tích tên gọi địa danh liên quan đến quan Trạng, như: bãi Trạng, đập bãi Trạng...thảo luận quên ký tên này là của 203.190.167.239 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn bạn chỉ giúp, tôi đã sửa bài Ân Phú để bỏ thông tin "trạng nguyên".
Nếu bạn có nguồn đáng tin cậy nào nói rằng các địa danh "...Trạng" ở trên đúng là có ý nói đến ông Sử Hy Nhan, thì ta có thể đưa vào bài nội dung rằng "ở địa phương, dân gian gọi ông là Trạng, đến nay vẫn còn một số dấu tích có liên quan...."
Tmct (thảo luận) 09:18, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trạng Nguyên? sửa

Cả hai cha con ông này đều không có trong danh sách 56 trạng nguyên [4].

Tra Google thì chỉ thấy mỗi Hà Tĩnh viết ông này là Trạng Nguyên, nhưng không nói là năm nào. Còn lại chỉ thấy hai trang khác nói là ông là tác giả của "Trảm xà kiếm" (thơ văn đời Trần).

Giải quyết thế nào nhỉ? (Tmct 12:16, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời


Không lẽ hai ông này là một?(Tmct 15:41, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

- Danh sách Trạng nguyên không biết của tác giả nào? Có đáng tin cậy hay không? Hình như vẫn còn thiếu trong danh sách đó: không thấy tên trạng nguyên Hồ Tông Thốc quê ở Yên Thành, tỉnh Nghệ An.thảo luận quên ký tên này là của Hương sơn phu tử (thảo luận • đóng góp).
"Đại Việt Sử ký Toàn thư" không phải một nguồn không đáng tin cậy. Cuốn đó liệt kê các sự kiện của từng năm, thi Tiến sỹ là một sự kiện quan trọng, nên không thể có kỳ tiến sỹ nào bị bỏ qua.
Cũng "Đại Việt Sử ký Toàn thư" chỉ nói đến chuyện "Hồ Tông Thốc" được phong làm Hàn Lâm Viện học sĩ, không nói đỗ Trạng nguyên hồi nào.(Tmct 22:39, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
- Cần phải có thời gian kiểm chứng, chưa nên vội vàng kết luận và xóa đi. Nhiều tài liệu vẫn chưa được đưa vào internet nên chúng ta chưa thế có đủ để so sánh. Nhiều vấn đề lịch sử vẫn còn tranh cãi mà chưa có hồi kết. thảo luận quên ký tên này là của Hương sơn phu tử (thảo luận • đóng góp).
Những thông tin đưa vào Wiki đều phải có độ xác thực, nghĩa là phải có nguồn gốc rõ ràng (sách sử, công trình nghiên cứu lịch sử, bài báo khoa học). Xin bạn lưu ý, các danh mục phố phường hay hướng dẫn du lịch không phải nguồn gốc đáng tin cậy. Nếu bạn chưa tìm được nguồn gốc đáng tin cậy trong thời gian gần, thông tin đó sẽ được đưa ra khỏi Wiki cho đến khi có ai đó tìm được và đưa vào. (Tmct 22:39, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
Không hiểu sao bạn Tmct và Avia (ở đây) lại cho rằng danh mục phố phường không đáng tin cậy. Tôi nghĩ nó đáng tin hơn phần lớn những thứ chúng ta có thể google trên internet. Để đặt tên một con phố chắc chắn họ đã phải tham khảo nhiều tài liệu xác thực (chính là sử sách, công trình nghiên cứu lịch sử...) hơn chúng ta viết bài trên Wiki.--Docteur Rieux 23:04, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Người đặt tên phố thì có thể tham khảo tài liệu cẩn thận (nhưng ông ấy chỉ cần chứng minh rằng khổ chủ là một danh nhân là đủ). Còn người viết cái danh sách phố lên web thì chưa chắc cẩn thận. Và hai người này khả năng lớn là không trùng nhau, thậm chí không liên lạc với nhau qua bất cứ hình thức nào. Về chuyện "tên" thì có thể tin tưởng (mặc dù vẫn có thể sai, như trường hợp phố Tạ Hiền -> Tạ Hiện ở Hà Nội). Nhưng không có chữ "trạng nguyên" trên tên phố, và không phải chỉ có trạng nguyên mới được lấy tên cho phố.
Vậy nên danh sách đường phố không phải cơ sở chứng minh tiểu sử.(Tmct 23:15, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Không những cái danh sách trên web không chắc chắn, mà ngay cái bảng tên phố ngoài đời cũng không chắc nốt. Ở ĐN có đường Trần Kế Xương tồn tại từ trước 1975 đến giờ vẫn còn. Trong khi đó, hầu hết tài liệu ghi tên cúng cơm của cụ Tú Xương là Trần Tế Xương. (Tôi có đọc 1 lần, rất tiếc là quên xuất xứ, rằng chữ "Kế" đi với chữ "Xương" mới đúng! Nhưng cái này phải kiểm chứng lại đã). Avia (thảo luận) 08:51, 24 tháng 8 2006 (UTC)

- Họ Cao ở Nghệ An, theo thể phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Ðà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Ðịnh) định cư tại đây.

Thám Hoa Cao Quýnh đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tôn năm 1415 là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ, không dính dáng gì đến họ Cao của Tầu Ðại Nam nhất Thống Chí, sđd, tr.126) thảo luận quên ký tên này là của 80.92.248.149 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn bạn. Mời xem bài Cao Lỗ. Tôi đã ghi vào đó từ mấy hôm rồi. (Tmct 09:11, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

- Họ Sử tỉnh Hà Tĩnh không liên hệ gì với họ Sử bên Tầu. Sử Hy Nhan, quán làng Ngọc Sơn, huyện Can Lộc, trạng nguyên đời vua Trần Duệ Tôn (1372-1377) ông đậu khoa Tiến sĩ năm 1374 (năm đầu tiên của học vị tiến sĩ, được gọi là Thái Học sinh). Ông Trạng Hy Nhan "không sách nào là không đọc nên vua đặt họ là họ Sử (Ðại Nam Nhất Thống Chí, sđd, q.13, tỉnh Hà Tĩnh, tr.88). thảo luận quên ký tên này là của 80.92.248.149 (thảo luận • đóng góp).

Ý bạn là Đại Nam Nhất thống chí gọi ông ấy là "trạng nguyên"? Phần trích trên là từ bài của GS Cao Thế Dung, không phải từ ĐNNTC, chưa rõ phần nào chính xác là được trích từ ĐNNTC. Cần kiểm tra lại từ nguyên văn ĐNNTC.
Nhưng theo Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều tài liệu khác, Trần Duệ Tông chỉ tổ chức 01 kỳ thi Đình năm 1374. (Không thể nhiều hơn vì vua Duệ Tông chỉ ở ngôi có 4 năm). Đào Sư Tích là trạng nguyên duy nhất của kỳ thi đó, vì không còn chia trại trạngkinh trạng nữa. (việc này nhiều sách sử khác cũng nhắc đến). Vậy bạn định chứng minh Duệ Tông lấy 02 trạng nguyên (trong đó có 1 trạng không hiểu vì sao không có trong sử), hay là Sử Hy Nhan và Đào Sư Tích là 1 người?(Tmct 09:11, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

- Hiện nay tôi chưa thấy bản "Đại nam nhất thống chí" trên mạng nhưng bạn có thể đọc ở nhiều thư viện.thảo luận quên ký tên này là của 80.92.248.149 (thảo luận • đóng góp).

Từ điển bách khoa VN sửa

Trong mục Sử Hy Nhan[5] có một câu "Được xem là một trạng nguyên vì đã đỗ đầu kì thi Hội năm Quý Mão (1363)".

Tôi không cho rằng từ điển BKVN là nơi có đủ thẩm quyền để tự sửa định nghĩa về khái niệm trạng nguyên từ "người đỗ đầu kì thi Đình" thành "đỗ đầu kì thi Hội". Câu trên do đó chỉ có nghĩa rằng "có người" đã dùng định nghĩa "Trạng nguyên là người đỗ đầu kì thi Hội". Và định nghĩa này chưa bao giờ được xác lập ở bất cứ tài liệu nào. Tmct (thảo luận) 10:13, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Được xem là một trạng nguyên vì đã đỗ đầu kì thi Hội năm Quý Mão (1363). Nếu chỉ đỗ đầu kì thi Hội thì sao có thể coi là Trạng nguyên (người đỗ đầu kì thi Đình) được? conbo trả lời 10:16, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Năm đó có sự kiện lịch sử gì (khiến Thi Đình không tổ chức được chăng). Mag (thảo luận) 10:19, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Về lịch sử thì tôi không rõ lắm năm đó có sự kiện đặc biệt gì (cái này chắc phải hỏi Trungda hoặc một số thành viên am hiểu lịch sử), nhưng thường một kì thi Đình không tổ chức được (dù đã thi Hương, thi Hội) là do thay đổi triều đại hoặc đất nước bị ngoại xâm, mà vào thời điểm đó (1363) tuy đã cuối nhà Trần nhưng không thấy có những sự kiện lớn như vậy xảy ra. conbo trả lời 10:30, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đỗ đầu kỳ thi Hội thì được gọi là Hội nguyên, không được gọi là Trang nguyên.Mtmtu (thảo luận)]

Có ai biết vì sao dân gian rất hay gọi các ông đỗ Tiến sĩ là "Trạng" không nhỉ? Hai cha con Sử Hy Nhan là một ví dụ, tôi còn gặp một số ví dụ khác nhưng giờ không nhớ. Việc các ông không phải Trạng nguyên được gọi "Trạng" này dẫn đến các cuốn "Dư địa chí" viết sai, rồi dây cà dây muống đến một loạt tài liệu khác cũng sai theo. Tmct (thảo luận) 08:08, ngày 12 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Gia phả sửa

Thành viên Nguyễn Thế Phiệt(điện thoại:0913633976): 1-Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy là "Trạng nguyên" đã ghi trong Gia phả họ Trần do ông Trần Khắc Nhượng, Tri phủ An Bình viết năm Thuận Bình thứ 8 (1556), Ông Sử Đức Huy là ông ngọai của Tri phủ Trần Khắc Nhượng.Trong gia phả này còn ghi rõ mộ của ông hai ông Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy ở chổ có địa danh rõ ràng, hai ngôi mộ này hiện đang do họ Trần Xuân quản lý - nhân dân Ân Phú đều biết. Họ Trần và họ Sử khách nhau - Ân Phú thờ 4 trạng có hai ông họ Trần, hai ông họ Sử - Hai ông họ Trần tên là Trần Thành Đốn và Trần Tiết Việt. Trần Tiết Việt là con rể của Sử Đức Huy, con trai Hộ bộ thượng thư Trần Hữu Kiệm,cháu nội trạng nguyên Trần Thành Đốn. Trạng nguyên Trần Thành Đốn giữ chức "quan chí nhập nội thừa chỉ điểm hựu phán quan tước quan nội hầu", Trần Tiết Việt giữ chức "quan chí nhập nội hành khiển tả nạp tín tước quan phục hầu". 2-Theo chúng tôi, Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy là người họ Sử, không phải họ Trần, do nhầm lẫn nào đó giữa Trần Thành Đốn vời Sử Hy Nhan cho nên có tài liệu cho rằng Sử Hy Nhan là người họ Trần, cũng theo chúng tôi Sử Đức Huy mới là nhà sử học vì dị hiệu của ông là " bản triều thái tổ cao hoàng đế thời hữu công vãng bắc sứ nhị tao trọng thưởng thẩm hình viện thái sử gián nghị đại phu", còn dị hiệu của Sử Hy Nhan là "quan chí ngân thanh kim quang lộc đại phu nhập thừa chỉ" 3-Gia Phả của Họ Trần do tri phủ Trần Khắc Nhượng viết năm 1556, bút tích còn rõ, được hiểu như sau: Sử Hy Nhan sinh Sử Đức Huy, Sử Đức Huy sinh con gái là Sử Thái Sách lấy Trần Hoằng Uyên sinh Trần Khắc Nhượng - như vậy, tài liệu của Trần Khắc Nhượng để lại là cơ sở chứng minh: Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy,Trần Thành Đốn, Trần Tiết Việt là trạng nguyên.

Quay lại trang “Sử Hy Nhan”.