Thảo luận:Nhóm sao Bắc Đẩu

(Đổi hướng từ Thảo luận:Sao Bắc Đẩu)
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Khonghieugi123 trong đề tài Phân biệt Văn Khúc với Văn Xương

Có người nói sao Bắc Đẩu có 8 ngôi sao, vì trong đó có 1 ngôi sao kép! Xin hãy cho tôi biết đâu là sự thật! Terry Boward 13:49, 22 tháng 11 2006 (UTC) Thanks

Trả lời hơi muộn :-). Phần lớn các sao nhìn thấy trên bầu trời đêm là các hệ đa sao. Nói sao Bắc Đẩu (theo định nghĩa chính thức là mảng sao Bắc Đẩu) có tám sao là chưa chính xác. Sao Dubhe, α UMa là một sao đôi; sao ζ UMa cũng là sao đôi nằm rất gần với sao 80 UMa. Về mặt lịch sử, nên xem nó là một mảng sao có bẩy đỉnh là đủ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:58, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cần hợp nhất sửa

Cần hợp nhất bài này với bài Bắc Đẩu thất tinh. Tên bài có nên đổi thành Bắc Đẩu?. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:58, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chuyển phần chưa được wiki hóa sửa

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:45, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC) Chuyển phần chưa được wiki hóa từ bài Bắc Đẩu thất tinh đang được đề nghị hợp nhất với bài sao Bắc Đẩu. Bắc Thần, trong thiên văn học Trung Quốc, được xem là trung tâm vũ trụ (vũ = không gian; trụ = thời gian), là nơi Thượng Đế (tức Thái Nhất) ngự trị. Do đó Bắc Thần còn có tên là: Thiên Hoàng Đại Đế, Thiên Cực Tinh: «Thiên Trung Cung, Thiên Cực Tinh, kỳ nhất minh giả Thái Nhất thường cư.» (Nơi trung cung trên trời, sao Thiên Cực, một sao sáng trong đó là nơi Thái Nhất thường cư ngụ). Tuy nhiên, theo Joseph Needham, trải qua mấy ngàn năm, nhiều vì sao đã đóng vai trò của Bắc Thần (pole star): (a) Tả Xu, Hữu Xu (khoảng năm 3000 tcn). Bắc Cực ở giữa hai sao này; (b) Thiên Ất (3067 i Draconis); (c) Thái Ất (42 hay 184 Draconis). Hai sao Thiên Ất và Thái Ất ở gần sao Hữu Xu và có lẽ đã được coi là sao Bắc Thần. Thái Ất được coi là sao Bắc Thần vào khoảng năm 2000 tcn; (d) Thiên Đế Tinh (Ursae Minoris, Kochab) đóng vai Bắc Thần khoảng năm 1000 tcn; (e) Thiên Xu hay Nữu Tinh (4339 Camelopardi). Sao này có lẽ đã đóng vai Bắc Thần thời Hán (200 tcn-200 cn); (f) Thiên Hoàng Đại Đế (Ursae Minoris) đóng vai Bắc Thần hiện nay. Đạo giáo coi trọng Bắc Thần vì đó là nơi thường cư của Thượng Đế, và cầu đảo Bắc Thần là nhằm ‘tiêu tai giải ách, bảo mệnh trường thọ’. Trong khoa nghi của Đạo giáo gọi là trai tiêu (trai: giữ giới để thanh khiết; tiêu: cầu đảo thần linh) thì đạo sĩ hành lễ phải có bước đi theo hình 7 sao Bắc Đẩu, gọi là bộ Cương đạp Đẩu (bước chân theo chòm sao Thiên Cương = Bắc Đẩu), cũng gọi là Vũ bộ (bước đi của Đại Vũ, vốn được xem là nguồn gốc của pháp thuật).Trả lời

Bắc cực sửa

Sao Bắc cực không phải là sao Bắc Đẩu, nhưng cũng nên nêu ý là sao Polaris cũng nằm trong chòm sao đại Hùng như sao Bắc Đẩu. Thành viên:80.47.15.254

Tôi đính chính ý kiến của bạn. Sao Polaris thuộc chòm sao Tiểu Hùng, hiện nay là sao Bắc cực. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:39, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không hiểu từ Hán Việt sửa

Trong bài Sao Bắc Đẩu có những giải thích mang các từ Hán Việt tôi không hiểu, nên chỉ wiki hóa theo logic. Ví dụ Trong Đạo giáo, Bắc Đẩu thất tinh tức là Bắc Thần, được gọi là Thiên Cương. Tôi không hiểu nghĩa các từ tức là, gọi là trong câu này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 06:40, ngày 10 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Liên kết ngoài sửa

Một bài viết mang tên sao Bắc Đẩu, viết về sao Bắc cực, ảnh đăng kèm là chòm sao Đại Hùng [1]

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:24, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào Sao Bắc Đẩu không phải là Chòm Sao Đẩu Túc sửa

Có người nào không biết Chòm Sao Đông Phương xóa bài Chòm Sao Đẩu Túc hoài và nổi bài Chòm Sao Bắc Đẩu này. Hình hơi giống chòm sao Bẳt Đẩu nhưng ở phía nam xích đạo trời 25° và chỉ có sáu ngôi sao (chòm sao Bẳc Đẩu cõ bẩy ngôi sao và ở gần Bắc Cực).

Phân biệt Văn Khúc với Văn Xương sửa

IP 1.55.216.125 sửa Văn Khúc thành Văn Xương là không đúng, do:

  • Sao Văn Xương (Văn Xương tinh, 文昌星) là một tinh quan trong Tử Vi viên, gồm 6 sao là Thượng Tướng, Thứ Tướng, Quý Tướng, Tư Mệnh, Tư Trung, Tư Lộc; tương đương 6 sao trong chòm sao Đại Hùng (UMa) là ?, υ UMa, φ UMa, θ UMa, 15 UMa, 18 UMa. Theo truyền thống, sao Văn Xương được coi là tượng trưng và cai quản văn học.
  • Sao Văn Khúc (Văn Khúc tinh, 文曲星) trong thiên văn học là tên gọi cũ của sao Thiên Quyền (天權/天权, Megrez, δ UMa). Trong thần thoại Trung Quốc thì sao Văn Khúc chủ quản văn chương và thi cử. Chính vì thế rất nhiều người ngộ nhận rằng sao Văn Khúc cũng là sao Văn Xương hoặc không biết về khái niệm Văn Khúc. Cụ thể, xem hình dưới, trong đó Văn Khúc/Thiên Quyền (天权) là sao trong nhóm sao Bắc Đẩu, nằm cạnh M40 còn Văn Xương là nhóm sao nằm ngay phía dưới nhóm sao Bắc Đẩu.

 .

Khonghieugi123 (thảo luận) 19:02, ngày 13 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nhóm sao Bắc Đẩu”.