Thảo luận:Tạ Quang Bửu

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Adia trong đề tài Trung lập không?
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: Nguyễn Đức (21 tháng 8, 2006). “GS. Tạ Quang Bửu-Khí tiết ngàn thu”. Thời Báo Việt. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Bài này khá giống với [1], cuối bài trên forum đó lại ghi "Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (http://www.vusta.org.vn)". Như vậy tình trạng bản quyền hoàn toàn không ổn. Bạn User:VietLong cần viết lại bài này, và theo thiển ý thì nên rút gọn, vì có nhiều tiểu tiết chỉ thích hợp cho 1 bài đăng báo. Avia (thảo luận) 08:34, ngày 05 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Giáo sư Tạ Quang Bửu là thiếu tướng? sửa

Tôi nghĩ thông tin này không chính xác, vì năm 1948 chỉ có một lần phong tướng duy nhất và trong danh sách không có tên Tạ Quang Bửu (khi ấy là Thứ trưởng Quốc phòng). Rất có thể người viết bài này đã nhầm với giáo sư Trần Đại Nghĩa. Thái Nhi 04:38, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Là một trong những học trò, đồng hương và là cộng sự nhiều năm của Thầy Tạ Quang Bửu, tôi xin góp phần làm sáng tỏ 2 chi tiết sau đây và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin đó
1/ Mọi người thường trân trọng và trìu mến gọi Thầy là Giáo sư TQB và Thầy xứng đáng vượt trội với chức danh ấy, thực sự là Thầy của nhiều thế hệ Giáo sư Việt Nam. Tuy nhiên về mặt chính thức, Thầy chưa hề được phong chức danh khoa học là Giáo sư bao giờ cả. Năm 1955 sau giải phóng Miền Bắc, Chính phủ có công nhận chức danh Giáo sư cho một số nhà trí thức lớn đang làm việc tại Đại học Hà Nội như: Trần Văn Giàu, Hoàng Xuân Nhị, Lê Văn Thiêm, v..v..và Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng v..v.. ở Đại học Y khoa Hà Nội. Khi đó Thầy Bửu đang làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, không dự đợt phong này. Từ đó về sau không bao giờ có ai có ý nghĩ "xét" phong cho Thầy nữa!
2/ Trong văn kiện Hội nghị Genève 1954, Thầy Bửu là đại diện Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký vào văn bản ( hiện có bản lưu tại Viện Bảo tàng cách mạng), trên văn bản trước tên ký có ghi quân hàm là Thiếu tướng. Chúng tôi có hỏi Thầy về chuyện này, Thầy cười và bảo: Để tương đương với đại diện Bộ Tư lệnh Quân đội viễn chinh Pháp ký vào văn bản là một Thiếu tướng, Ông Phạm Văn Đồng yêu cầu Thầy ghi cấp bậc như vậy chứ chẳng bao giờ có quyết định phong tướng cho Thầy cả.( Tuy nhiên thỉnh thoảng chúng tôi có thấy Thầy mặc quân phục cấp tướng - đặc biệt là chiếc quần có sọc đỏ )
Thái Thanh Sơn bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.219.56 (thảo luận • đóng góp)

Trung lập không? sửa

Tôi biết bác Bửu là một người rất giỏi, nhưng bài viết này dường như khen nhiều quá, tung hô như thế không phù hợp với wikipedia.Tran Quoc123 (thảo luận) 03:31, ngày 17 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu như ông ấy xứng đáng với từng ấy lời khen thì sao? Cũng phải kiếm ra vài khuyết điểm cho có ư?
Bạn cho rằng chỗ nào khen quá lố, xin nêu ra cụ thể để thảo luận. Nếu chỉ nói chung chung "khen nhiều quá" mà treo biển trung lập thì tôi sẽ gỡ đi.
67.15.34.252 (thảo luận) 07:23, ngày 17 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cái tôi nói là về giọng văn chung của cả bài chứ không phải là về một đoạn nào cả. Phần lớn thông tin trong bài là đúng, nhưng vì nó liệt kê ra quá nhiều điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của bác Bửu và cứ thêm những từ những từ như xuất sắc, giỏi.... làm cho tôi không thấy đây là một bài viết bách khoa mà giống như một bài cảm nhận cá nhân hơn. Còn về thông tin không chính xác thì có đoạn sau:
  • Mục đích của nhóm Bourbaki là tổng kết toàn bộ thành tựu toán học của loài người, mọi thành viên khi in các công trình toán học dù dưới dạng báo hay sách đều kí một bút danh là N. Bourbaki. Nhóm đã công bố hơn 40 công trình đồ sộ, được đánh giá cao.

Câu này tôi thấy rất thiếu trung lập, vì cho đến nay, giới toán học thế giới vẫn đang tranh cãi rất nhiều về nhóm Bourkbaki, nhiều người chỉ trích phương pháp của nhóm này rất mạnh mẽ (xem phần criticism của bài viết trên).Tran Quoc123 (thảo luận) 01:14, ngày 27 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã bỏ đoạn đó đi và một số chi tiết rườm rà khác. Bạn xem đã trung lập hơn chưa. Tạm thời tôi vẫn giữ chi tiết Tạ Quang Bửu là Giáo sư (theo cuốn sách "Giáo sư Tạ Quang Bửu - Con người và sự nghiệp" của Nguyễn Văn Đạo), nếu không ai có dẫn chứng uy tín phản bác điều này. Adia (thảo luận) 11:25, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tạ Quang Bửu”.