Thảo luận:Tết Đoan ngọ

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Én bạc trong đề tài Nội dung có thể không chính xác và không nguồn gốc
Dự án Ngày lễ
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Ngày lễ, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Ngày lễ. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Nội dung không chính xác sửa

Tôi đã xóa đi đoạn: "Theo Tộc Lê sĩ: Trong lịch sử Việt Nam, Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ thời vua Lê Hoàn, một anh hùng giải phóng dân tộc và cũng là vị vua sáng kiến "Quân hòa dân trị, quốc gia ư thái hòa". Vua Đại hành ra ruộng cày cấy cùng dân đúng mùng 5 tháng 5 và nên ngài ra chiếu chỉ ngày này là ngày Tết dân gian (thay vì Tết ông bà, 1/1 Nguyên đán). Đoan: cùng nhau, và Ngọ: giữa ngày, giữa năm .... nghĩa bóng là toàn dân."

Về điều này thì không chính xác. Tìm hiểu lịch sử Việt Nam về Lễ Tịch Điền sẽ hiểu khác như vậy.

Việc ghi chép của các họ tộc, tôi nghĩ chỉ đem làm tham khảo, chứng luận cũng chẳng rõ ràng và có khi thường nói quá lên để vinh danh họ tộc (như trường hợp này) hay giấu nhẹm đi một số sự (như tộc Nguyễn Phước không có một dòng ghi về mẹ con hoàng tử Nguyễn Phước Hội An). Thế thôi ạ.

Đúng rằng vua Lê Đại Hành là vị "hoàng đế đi cày" đầu tiên thật. Nhưng vào 5/5 thì đã vô lý vì theo sử còn ghi là đã qua ngày Tết mà nhân dân vẫn còn ăn chơi, dù có mê chơi đi nữa thì chẳng lẽ đến tận tháng 5? Và vì lý do đó mà chuyển ngày tết ông bà (1/1) vào (5/5) thì quả là rất vô lý.

Các bạn có thể tham khảo về Lễ Tịch Điền ở đây:

Ss wm001 (thảo luận) 06:59, ngày 29 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nội dung có thể không chính xác và không nguồn gốc sửa

Tại sửa đổi này của một IP vào tháng 3 năm 2012 thêm vào: "Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặc trời bắt đầu ngắn nhất, ở gawnf trời đứt nhất trung với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm."

Có người bạn tôi đánh giá "đoan" có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào là "mở đầu".

Ngoài ra Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) không hoàn toàn trùng với Hạ chí (21/6 dương lịch), ví dụ năm 2018 này Đoan Ngọ là 18/6 dương lịch.

Đoạn trên không nguồn dẫn, vì vậy tôi để đây chờ đánh giá của những người có kiến thức Hán Việt xem có chính xác không, nếu không ai có ý kiến gì một tuần tôi sẽ gỡ ra. Én bạc (thảo luận) 14:31, ngày 19 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Tết Đoan ngọ”.