Thảo luận:Tết Nguyên Đán

Bình luận mới nhất: 1 tháng trước bởi 117.17.184.103 trong đề tài Tự hào dân tộc, nhưng xin đừng lố bịch
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Đón Tết ở nước ngoài”. BBC Tiếng Việt. 17 tháng 2 năm 2007.

Chưa có tiêu đề sửa

Không nên chuyển hướng Tết đến Tết Nguyên Đán vì nghĩa của nó rất nhiều. Ví dụ:

  • Tết ta: tức Tết Nguyên Đán.
  • Tết tây: tức năm mới theo dương lịch.
  • Tết Nguyên Tiêu: tức rằm tháng giêng (15 tháng 1 âm lịch)
  • Tết Đoan Ngọ: tức 5 tháng 5 âm lịch.
  • Tết Trung Thu: tức 15 tháng 8 âm lịch.

và còn một số Tết khác ít quan trọng hơn (rằm tháng bảy tức 15 tháng 7 âm lịch hoặc 10 tháng 10 âm lịch v.v.).

Ngoài ra tết (nếu viết thường) còn hiểu như là một động từ, ví dụ tết tóc chỉ việc phụ nữ có tóc dài buộc tóc thành hai nhánh với nơ cài để làm đẹp.

User:Vương Ngân Hà

Tôi thấy nội dung này đáng ở trang Tết (định hướng) hơn tại vì khi nói đến chữ "Tết" một mình, đại đa số người ta hiểu là Tết Nguyên Đán DHN 04:22, 30 tháng 3 2005 (UTC)


Tước sao chọn lọc sửa

Từ Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao

Bài viết có văn phong của một bài luận, chú thích nguồn gốc vừa thiếu vừa yếu (chỉ có duy nhất 1 chú thích trong bài), và đề mục hết sức lộn xộn. FlaVia 11:50, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý
  1. Đồng ý, lý do nêu trên. FlaVia 11:50, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  2. Đồng ý, ngoài lý do nêu trên còn vì văn phong nữa, giống bài văn hơn là bài bách khoa.Genghiskhan (thảo luận) 11:54, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  3. Đồng ý, bài dài nhưng không khoa học, thiếu dẫn chứng, nguồn tham khảo. RBD (thảo luận) 21:44, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  4. Đồng ý, thật tiếc vì một bài như thế này đã dài nên việc hệ thống lại nó quả là khó khăn.Viethavvh (thảo luận) 04:38, ngày 15 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  5. Đồng ý.--Paris (thảo luận) 18:02, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không đồng ý
Trắng
Ý kiến

Nhiều bài chọn lọc được viết trước đây vì Wiki chưa có kinh nghiệm nên chất lượng chưa cao. Điều này được cải thiện rất đáng kể trong thời gian gần đây, đặc biệt việc đưa ra biểu quyết đã có những tác động rất tích cực. Nó cho thấy rõ sự quan tâm của cộng đồng ảnh hưởng thế nào tới chất lượng bài viết. Vì vậy thay vì biểu quyết tước sao (nếu khắt khe sẽ biểu quyết và tước sao của phần lớn bài hiện nay), tôi đề nghị chúng ta mở một chiến dịch nâng cấp. Có thể bắt đầu bằng:

  • Trong phần thảo luận ghi rõ các điểm cần cải thiện.
  • Nhắn tin tới người đã đóng góp chính để họ quay lại hoàn thiện, thêm chú thích...
  • Nhắn tin tới những người có khả năng, thế mạnh nào đó để cải thiện bài. Ngay cả về trình bày, nhờ người thạo mã Wiki giúp đỡ.
  • ...

Bởi nhân lực của Wiki hiện nay còn yếu nên trước mắt chỉ tập trung khoảng 5 bài. Quá nhiều sẽ bị loãng, khó quan tâm hết được. 5 bài đầu ưu tiên cho chủ đề quan trọng, bài đã khá hoàn chỉnh và dễ cải thiện.

Xin các thành viên khác tiếp tục cho ý kiến.--195.83.178.10 (thảo luận) 12:53, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chuyển từ Thảo luận:Tết Nguyên Đán sửa

Nói chuyện Tết cổ truyền ta rất thú và không biết bao giờ cho hết những điều để nói! 125.212.200.33 06:06, 10 tháng 11 2006 (UTC)

Đề nghị hợp nhất hai phần "Hương vị ngày Tết: bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy" và phần "Ẩm thực ngày Tết". Casablanca1911 08:17, 10 tháng 11 2006 (UTC)
Hình như Lucin muốn có một phần tóm tắt ở trên, nhưng làm vậy thì có duplicate thông tin quá không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:00, 11 tháng 11 2006 (UTC)
Vì phần "Ẩm thực ngày Tết" đã viết rất tóm tắt về những đặc trưng nhất rồi. Còn phần "Bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy" mới được viết, vừa dài, vừa không tóm tắt, mà lại không nêu lên đặc trưng của các vùng khác ở Việt Nam nữa. Bốn thứ "thịt kho, dưa giá, củ kiệu, bánh tráng" trong ngày Tết là ở vùng nào đó, chứ ẩm thực Tết ngoài Bắc có thấy 4 đặc trưng này đâu. Casablanca1911 03:44, 12 tháng 11 2006 (UTC)

Pa-nô? sửa

"Pa nô" bây giờ là một từ tiếng Việt rồi hả? Mekong Bluesman 20:27, ngày 3 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Heh. Chắc vậy. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:55, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hình mới trong bài nên đề là áp phích thì hợp lý hơn là panô. Casablanca1911 08:29, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Áp phích, nếu tôi nhớ đúng, cũng là phiên âm từ tiếng Pháp affiche. Mekong Bluesman 22:35, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
TTV sửa thành "bích chương" có đúng/được không?Trình Thế Vân 11:01, ngày 7 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là được, vì nó có "tính chất Việt" hơn hai từ kia. Còn đúng thì phải dựa vào sự phổ thông của 3 từ đó. Mekong Bluesman 22:34, ngày 7 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Số kết quả tìm thấy trong Google: "Pa nô" 9900, "Áp phích" 36 100, "bích chương" 600. Thaisk 16:58, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vậy nhờ Thaisk tìm giúp từ "Poster" luôn nhé, để quyết định xem nên dùng từ nào? Trình Thế Vân 12:13, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tết ta ở Tây sửa

Bài này có thêm phần Tết của người Việt ở nước ngoài nữa thì hay. Thaisk 22:53, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Để hôm nào tôi ra khu Phước Lộc Thọ chụp mấy hình chợ hoa Tết để bổ sung vào bài. Tôi cũng có sẵn một số hình từ Hội chợ Tết năm ngoái. Nguyễn Hữu Dng 22:39, ngày 7 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ở Slovakia, người Việt xuất xứ từ miền Nam thay hoa mai bằng cây mưa vàng (Forsythia intermedia Lynwood)- một loại cây bụi, dại. Vào mùa lạnh này, nhà tôi phải chặt cây mưa vàng cách đây một tuần, cắm nước, để trong phòng khách cho ấm, trước Tết một hai ngày là có hoa mai (giả) vàng cả nhà. Người Bắc thì hơi khó kiếm hoa đào vì cây đào là cây ăn quả, không được chặt phá. Chỉ nhà nào có vườn riêng thì cắt một cành đào nhỏ, cũng cắm nước trong phòng ấm vài ngày thì có hoa. Thaisk 23:30, ngày 12 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tất Niên sửa

Tất niên là chuẩn bị cho ngày tết àh ?? Tôi nghĩ tất niên là buổi tiệc tổ chức cuối năm chứ ?? Thường thì người ta nói là đi ăn Tất niên, chứ có ai nói sắm Tất niên hay mua sắm Tất niên đâu ?? Helpme 20:35, ngày 12 tháng 2 năm 2007 (UTC)HelpmeTrả lời

tất niên được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng có thể ban đầu là "tốt niên" 卒年 , tức cuối năm. Khương Việt Hà 06:18, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tất niên: 畢年. Tất: xong hết. Niên: năm. Tất niên là hết năm. Mục đề tất niên trong bài viết về những hoạt động diễn ra trong những ngày cuối của một năm. Lưu Ly (thảo luận) 10:36, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhiều ngày Tết sửa

Việt Nam có nhiều ngày tết như: Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu... Chứ đâu chỉ có Tết Nguyên Đán, xin các tác giả xem lại về nghĩa ngày tết, đừng quy nó về chỉ duy nhất là tết Nguyên Đán thì thiếu sót lớn. thảo luận quên ký tên này là của 74.107.163.37 (thảo luận • đóng góp).

"Tết, tết, tết, tết, tết đến rồi", câu hát đó là tết gì hả bác? Tết Nguyên đán là lớn nhất, phổ dụng nhất và hầu như bất cứ ai cứ nghe từ "tết" là nghĩ ngay đến nó. Sao bác ko chịu đọc thông tin ngay từ đầu bài rằng nó có nhiều loại tết đã được tạo mục từ định hướng? Khương Việt Hà 05:50, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Liên tưởng sửa

Trong một liên tưởng theo lối tư biện ko dựa trên bằng chứng khoa học đã từng đưa lên một website hải ngoại, tôi cho rằng hoa đào đỏ miền Bắc và hoa mai vàng miền Nam trở thành tâm thức sáng tác hai màu cờ một thời tại mỗi miền. Khương Việt Hà 06:21, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét trước Tết 2008 sửa

Mỗi khi Tết sắp đến thì bài này được nhiều thành viên làm sửa đổi hay viết thêm. Đây là một điều tốt nhưng hãy chú ý là đây là một bài bách khoa không phải là một chỗ viết cảm tính hay ý kiến hay tùy bút -- đọc phần giới thiệu tại bắt đầu của bài này thì giống như đọc một bài luận. Nếu những người quan tâm không sửa thì tôi sẽ phải treo tiêu bản "Không bách khoa"... và tôi không muốn làm như vậy cho bài này khi vào dịp Tết. Mekong Bluesman (thảo luận) 10:12, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cho đến hôm nay (14/2/08) bài này vẫn là một bài văn tả Tết thì đúng hơn, lối viết bóng bẩy dông dài, không phải là bài viết cho từ điển bách khoa.85.25.153.16 (thảo luận) 12:36, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đồng ý, nhưng quả thật là không có khái niệm nào để viết lại, đành treo tiêu bản thôi. Magnifier () 12:44, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bài này về tiêu chí văn phong và thiếu dẫn chứng đủ điều kiện để tước sao chọn lọc.222.253.241.28 (thảo luận) 13:27, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nói rõ hơn sửa

Theo tôi nên nói rõ hơn về tết các nước chịu ả hg vh TQ, vì lễ hội mừng xuân ko chỉ có ở riêng VN 58.186.70.88 (thảo luận) 15:27, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Zh-wiki sửa

Người Trung Quốc tổ chức Tết Nguyên Đán như thế nào, tại sao không interwiki ở đây? Newone 10:53, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có nhiều phiên bản Wikipedia ngôn ngữ khác phân biệt hai khái niệm "Tết Trung Hoa" và "Tết Việt Nam". Bài này liên kết với các bài nói về "Tết Việt Nam" đó; trong khi đó Wikipedia chữ Hán chỉ có bài về "Tết Trung Hoa" mà không có bài về "Tết Việt Nam". Mekong Bluesman (thảo luận) 11:25, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Zh của Tết Trung Hoa là gì? 203.160.1.45 (thảo luận) 02:05, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

春节?Newone (thảo luận) 09:44, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tết ở đô thị ngày nay ra sao? sửa

Còn chưa mấy ai đề cập tới Tết ở đô thị, ở vùng cao và việc kết hợp với các Lễ hội, ví như Hội Lồng Tồng, Hội Gầu Tào. --Lương Đức Mến Thương (thảo luận) 23:03, ngày 20 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các câu đã bỏ. sửa

  1. tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.( đoạn đầu)

Tư liệu khác sửa

Các tư liệu có thể chọn để đưa vào bài viết:

Các thành viên đã quan tâm hơn đến bài này, quả bài này rất khó. Mong các bạn giúp đỡ cà tham gia.--Павел Корчагин (thảo luận) 20:02, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tách sửa

Theo tôi bài này nên tách thành Tết (Việt Nam) rồi tập trung sức lực cho bài đó chứ để chung chung như hiện nay thì Trung Quốc khác, Triều Tiên khác, Nhật Bản (cũ) cũng khác nữa, có... đến Tết thì bài cũng khó thành chọn lọc được. Chubeo (thảo luận) 05:44, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bố cục bài sửa

Sau một thời gian thêm nguồn cho bài và chỉnh sửa bài, tôi thấy bố cục của bài rất có vấn đề, xin mọi người cho ý kiến để thay đổi bố cục bài cho tốt hơn. Bài như thế này thì không thể làm bài chọn lọc được!.--DMT (thảo luận) 15:32, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn và ...(tiếp tục) :D sửa

Theo lịch sử thấy các bạn Doanmanhtung,tranletuhan,bánh trưng1, IP (85., 92. ) và thêm 1 số thành viên nữa như Minh Tâm, trungda, Gs Mk, Huy, Dieu và +++ (không nhớ hết được) đã có các sửa đổi giúp bài Tết ngày càng tốt lên.

Biết đây là công việc cộng đồng nhưng tôi vẫn được xin cảm ơn các thành viên vì đã có các sửa đổi giúp bài tốt hơn và giúp tôi và các bạn đọc hiểu rõ hơn về Tết Việt :)--Павел Корчагин (thảo luận) 06:00, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài này mức độ truy cập cao dần lên từ 14k tháng 12/2009 lên hơn 33k tháng 1/2010. Các thành viên cố lên!--Tranletuhan (thảo luận) 08:05, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Câu đối sửa

Sao tui thấy ở đây có 2 câu sau khác với trong bài viết.

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

--Tranletuhan (thảo luận) 08:09, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo "Ca dao, tục ngữ Việt Nam". NXB Văn học. Hà Nội. 1961. trang 48 và nhiều sách khác thì câu dưới được dùng phổ biến:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Hai vế này đối nhau thành 3 cặp đều là danh từ, chỉ có hai tính từ chỉ màu sắc đi cùng hai danh từ ở cặp cuối. --Двина-C75MT 09:49, ngày 5 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Liên hệ với Vinh về câu Chúc mừng năm mới nhưng chưa thấy trả lời!--Павел Корчагин (thảo luận) 04:57, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tết này hơn hẳn mấy Tết qua... --Двина-C75MT 15:50, ngày 5 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chúc mừng năm mới. Chúc tất cả các bạn sức khỏe, an khang thịnh vượng. Vừa đi xem pháo hoa Banhtrung1 (thảo luận) 17:51, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đổi tên sửa

Tôi thấy bài này nên được đổi tên là "Tết Nguyên đán của nguời Việt", phù hợp hơn với nội dung và phạm vi đề cập. Đề nghị các bạn cho ý kiến. --Двина-C75MT 07:06, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Không cần thiết vì trong tiếng Anh người ta gọi lunar new year là tết âm lịch của người Trung Quốc hay Hàn Quốc rồi. Trong ngôn ngữ Anh từ Tet là để chỉ tết của người Việt rồi không cần đổi làm gì để phân biệt Llevanloc (thảo luận) 12:39, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thế theo Llevanloc thì Lunar New Year dịch ra tiếng Việt sẽ là gì? Hơn nữa đây là cách đặt tên bài trong tiếng Việt vì vậy không nên dựa vào Wikipedia tiếng Anh hay tiếng Anh nói chung để tham khảo trong trường hợpnafy. Chubeo (thảo luận) 16:30, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nên đổi thành Tết(Việt Nam) và bỏ câu chú dẫn đầu vì bài này chỉ nói về tết ở Việt Nam.--Павел Корчагин (thảo luận) 12:40, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý tôi là thế này. Xin xem thử trang này en:Lunar New Year thì rõ. người ta để chinese new year, korean new year nhưng người ta không để vietnamese new year vì lẽ tiếng Anh đã theo tiếng Việt Chứ không phải tiếng Việt theo tiếng Anh Llevanloc (thảo luận) 16:38, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Llevanloc thảo luận thế này thì khó quá, tôi đã nói rằng cách đặt tên bài trong tiếng Việt không phụ thuộc vào tên tiếng Anh của nó, cũng có nghĩa là cách đặt tên bài trong tiếng Anh không phụ thuộc vào tên tiếng Việt của nó, quan trọng là người nói tiếng đó gọi nó bằng tên gì. Giờ nếu ta mặc định Tết là Tết của người Việt, vậy Tết của người Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ phải dùng mục từ nào tương ứng trong tiếng Việt? Chubeo (thảo luận) 16:51, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chúng ta có thể dịch từ tiếng Trung sang thì cũng giống như tiếng Anh họ để nguyên từ Tết sang vậy. Nhưng ngặt một nỗi tôi không biết tiếng Trung nên không biết gọi tết của người Hoa là gì?? Llevanloc (thảo luận) 03:18, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trong tiếng Trung, tết nguyên đán là 春节 người Trung Quốc cũng không phân biệt tết nguyên đán của người Trung Quốc và người Việt Nam qua cách nói, chỉ phân biệt trong thời gian diễn ra tết thôi. Ở bên Wiki tiếng Trung, họ cũng để Tết Nguyên đán của Việt Nam là Tết. Với tiếng anh, thì Tết Nguyên Đán của Việt Nam cũng được giữ nguyên là "Tet", còn Chinese New Year hay Lunar new year thì cũng chỉ là chỉ tết của người Trung Quốc thôi. Em nghĩ là để là Tết cũng ổn rồi ^^ vì Tết là chỉ Tết Nguyên Đán thôi, mặc dù VN có rất nhiều tết, nhưng cứ nói Tết là ít người nghĩ đến dịp tết khác lắm Tớ là Nhím! 05:39, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)

Tự hào dân tộc, nhưng xin đừng lố bịch sửa

Quangbao vừa sửa lại bài, đem đoạn từ nguyên xuống dưới và xóa câu "theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Nguyên Đán Trung Hoa". Tôi nghĩ là điều này không đúng, vì sách xưa của VN, và người Việt ai cũng biết Tết của người Việt là bắt nguồn và có liên quan ít nhiều đến Tết Trung Hoa. Không nên chối cãi điều này và xóa lịch sử nguồn gốc. Sự bắt nguồn từ đâu, không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta đã cải biến cái tết thành nét đặc thù và phù hợp với văn hóa Việt Nam. Mấy hôm nay, cũng có 1 thành viên liên tục sửa bài [1] [2], thêm vào những đoạn cho rằng Tết bắt nguồn tại VN trước, như là người đó viết :

  • "Liêu Lang mừng Tết bằng cách làm bánh dầy, bánh chưng, chứng tỏ Tết có tại VN từ 5 ngàn năm". Điều này ngụy biện, vì sách xưa có viết Liêu Lang làm bánh dầy bánh chưng thật, nhưng sách nào nói là ngày đó là ngày Tết ? Và đây chỉ là giai thoại hay truyền thuyết, nên không thể đem ra chứng minh cho bất cứ điều gì.
  • "sách Kinh Lễ viết như sau về Khổng Tử: “:”Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ”". sách xưa viết Khổng Tử đổi ngày Tết Nguyên Đán vào một tháng nhất định là tháng Dần, vậy sao nói Khổng Tử không biết Tết là gì ? nếu đoạn trích từ Kinh Lễ là đúng, thì có thể Khổng Tử nói là không biết các lễ hội của người thiểu số tại VN. Dùng một chữ nào đó để dịch thành Tết, và gán vào miệng Khổng Tử. Quá tệ !
  • "Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts" ". Nếu trích đúng, có thể đây là một lễ hội được mùa của người Việt cổ hay người thiểu số, tương tự như Lễ hội mùa Xuân của người Tây Nguyên. Không có căn cứ gì để nói đó là Tết, thêm nữa, VN mình lúc đó không làm ra được lịch, không biết tính năm, thì biết ngày nào là đầu năm mà ăn mừng ? Chắc là chỉ biết mùa nào là mùa gieo mạ và mùa gặt thôi.

Nói chung, trong thời đại toàn cầu hóa, không nên tự hào dân tộc một cách lố bịch, đến nỗi sửa đổi và chối cả sự thật, thì thành ra tội đồ. --92.50.74.26 (thảo luận) 20:05, ngày 24 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi xem các sửa đổi của Trailanggalang và cũng thấy nghi ngờ. Xin bổ sung thêm một số ý kiến từ ý kiến của IP 92.50.74.26:
1. Dù rằng chuyện Lang Liêu là truyền thuyết, chúng ta hãy cứ tạm trao đổi với nhau trên nền truyền thuyết đó đã, chưa cần tranh luận truyền thuyết chính xác tới đâu. Nhưng truyền thuyết không nói Lang Liêu làm bánh chưng vì ngày Tết mà vì cái thực tế hơn nhiều: ngai vàng mà vua cha đã giao hẹn cho các anh em ông.
2. Phiên âm từ cái gọi là sách cổ Tàu "Giao Chỉ chí" mà đã có được cái chữ "Tây" như Nèn- Thêts thì quả là đáng kinh ngạc.
3. Các sách trích dẫn đều có vẻ được gán ghép, không rõ nguyên văn sách này thế nào.
Trailanggalang có thể phục hồi lại sửa đổi của bạn, nếu bạn dẫn nguồn gốc một cách rõ ràng và đủ tin cậy. Tôi rất ngán ngẩm phải đọc những bài viết mang tính suy luận lấy được dạng như chứng minh Triệu Vân là con gái của Hy Văn.--Trungda (thảo luận) 16:01, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nếu nói Việt Nam không làm có lịch riêng thì chứng tỏ luận điểm bên trên đều có "nghi vấn". Bởi vì trong ghi chép có ghi lại lịch rùa, theo Thái Bình ngự lãm (Lý Phưởng) dẫn Thuật dị kí của Nhâm Phưởng chép: "陶唐之世,越裳國獻千歲神龜,方三尺余。背上有文,皆科斗書,記開辟已來命錄之龜曆。” – “Vào thời nhà Đào Đường, người nước Việt Thường tặng rùa thần ngàn tuổi, vuông hơn ba thước, trên lưng có chữ, đều là lối chữ khoa đẩu, ghi từ thủa mở mang về sau, (vua Nghiêu) sai chép lại gọi là lịch rùa. – 117.17.184.103 (thảo luận) 04:53, ngày 13 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đổi từ Tết sang Tết Nguyên Đán sửa

Tôi nghĩ rằng "Tết" mà bài viết vừa đăng thì nó còn thiếu nên tôi đã đổi từ Tết sang Tết Nguyên Đán rồi, tôi định có kiến nghị đổi sang Tết Việt Nam đó, để cho phù hợp với chữ Tết Trung Quốc, Tết Hàn Quốc TKS1988 (thảo luận) 11:21, ngày 18 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Góp ý về "tự hào dân tộc đừng lố bịch" sửa

 
DangTungDuong đã xóa thảo luận này của 1.52.37.161 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 12:35, ngày 29 tháng 6 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Khai phóng hay bảo thủ sửa

 
DangTungDuong đã xóa thảo luận này của 1.52.37.161 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 12:36, ngày 29 tháng 6 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Tôi nghĩ nên bỏ phần về lịch sử của tết, ta chưa chắc chắn được nguponf gốc có đụgs kaf trung hoa hay kaf của việc nam. Tất cả các bằng chúng được đưa ra đều rất mơ hồ, nhất là quan điểm cho rằng tết bắt nguồn từ thồi tam hoàng ngũ đế trong khi chính sách sử của tq cũng có chép là tết là lễ hội tết sạ của người nam Setophuong (thảo luận) 15:51, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài viết sửa

Đã gọi là Tết thì là từ Việt, hàm ý là Tết của người Việt, còn lễ đón nơi khác thì có bài viết rộng hơn, cho cả thế giới. Nên thay đổi điều này.

Và làm ơn đừng đem Tàu là trung tâm, cái gì cũng từ đó sinh ra được không ? Chắc 1000 năm nữa, Tàu cũng sinh ra Iphone quá ? Những cái xa xôi tôi không biết, nhưng thời hiện đại, anh Tàu anh chả phát minh ra đc cái đếch gì cả. Nên đừng mặc định là nó đẻ ra hết, sinh ra hết.

Thử hỏi các ông, từ thời bị Thanh xâm chiếm tới nay, Tàu nó phát minh ra cái gì ? Hay thành tích nổi bật là bị xâm lược ?

Cái định nghĩa Tết của wiki hiện nay cũng ko đúng. Nó không phải là ngày lễ quan trọng mà phải là tên một dịp lễ của người Việt hay người Tàu, Nhật.

Khoailangvietnam (thảo luận) 18:19, ngày 13 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Định nghĩa về Tết nguyên đán sửa

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,[1] Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Văn bản hiện tại của wiki như trên theo tôi là sai về cơ vản, Tết nguyên đán không phải là dịp lễ quan trọng nhất của VN. Nó là tên một lễ hội diễn ra hàng năm như một lễ hội tôn giáo và văn hóa giữa hàng tỉ người của Vn, Tàu, Nhật, Hàn và kiều bào các nước này trên khắp thế giới.

Nói chung nó là khái niệm phức tạp. Chúng ta sẽ cùng thảo luận và phát triển nó.

Khoailangvietnam (thảo luận) 02:52, ngày 14 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Văn hóa Việt Nam sửa

Theo tôi hiểu văn hóa, đơn cử như việc đón Tết của người Việt không hề thua kém 1 thằng nào trên thế giới cả. Nó tôn vinh các giá trị gia đình và tâm linh, rất mạnh mẽ, sống động và đặc hữu. Tết với trầu, cau, bánh chưng, với văn hóa coi trọng sự sum vầy, an lành, sung túc, điều nhân nghĩa.

Vì văn hóa này, mà người Việt từ cộng đồng rất nhỏ, từ năm 900 đến nay đã Bắc chống Tàu, Nam thì Nam tiến mở nước gấp 3. Trên thế giới rất hiếm nước nào làm được như thế. Các bạn thử quan sát sẽ rõ.

Khoailangvietnam (thảo luận) 02:59, ngày 14 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tết Hàn Quốc sửa

bạn Thusinhviet lùi sửa đổi của tôi với lý do Triều Tiên là dân tộc, Hàn Quốc là tên nước nhưng thực tế thì Tết Triều Tiên đâu chỉ riêng Hàn Quốc đâu, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng có mà. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên công nhận ba cái Tết: Tết Dương lịch như phương Tây, Tết Âm lịch như một số nước châu Á bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Tết Juche. Lengkeng91 03:47, ngày 17 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Tôi vẫn chưa hiểu bạn muốn đề nghị gì? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:53, ngày 17 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
À, sau khi đã xem lại sửa đổi của bạn, tôi phát hiện mình đã trông gà hóa cuốc, cảm ơn bạn đã điều chỉnh. Đúng là mistake đầu năm. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:34, ngày 17 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

không sao cả, bạn Thusinhviet cũng như mọi người chúng ta cũng đều muốn wikipedia tốt hơn thôi màLengkeng91 04:38, ngày 17 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Nâng cấp + xây dựng bài sửa

  • 14/09/2019: Mình có mở rộng nội dung + chú thích đề mục "Tết kiều bào". Bản cập nhật Tết Nguyên Đán để  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi theo dõi LuanNguyen (M.A) 08:49, ngày 14 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • :Giống như mình nói ở trên dù không bắt buộc nhưng nếu như có thông tin về sách Tết thì bài sẽ mang tính bách khoa hơn nhiều. Về mặt này chắc bạn phải tìm mua/thuê các tài liệu sách/báo ở các hiệu sách cũ hoặc ở trên mấy ứng dụng mua online thôi, nguồn tham khảo ở trong những cuốn đó chắc chắn sẽ phong phú hơn nhiều so với các trang/web trên internet (thực ra thì thời gian gần Tết mới nhiều tài liệu hơn). Nhưng có một việc mình thấy cần thực hiện trước đó là biên tập lại bố cục bài. Bạn đọc thì có thể thấy đó, bài mang nặng về tính liệt kê với trình bày ngổn ngang quá nhiều, chỗ thì cả 1 đoạn dài, chỗ thì có vỏn 1-2 câu, các đoạn viết cũng không hề cân đối gì cả; thêm vào nữa là quá nhiều đề mục trong bài mà mình nghĩ cùng cần gộp lại một số cho đỡ nhức mắt. Mặc dù không cùng đề tài, nhưng mình muốn dẫn hai bài chọn lọc về Việt Nam là Kiến trúc Đà LạtGiáo dục tại Việt Nam Cộng hòa để so sánh thử về cách trình bày bố cục, rõ là thấy khác biệt một trời một vực. Dĩ nhiên như mình đã nói ở trên việc biên tập/tự viết một bài không hề đơn giản một chút nào, ấy là còn chưa kể công tìm kiếm, lọc ý từ tài liệu, rồi sắp xếp chúng, cân đo đong đếm vừa đủ để cho vào bài,... nói chung là rất kỳ công đấy. Có lẽ công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ rất lớn, cũng như ngân quỹ về thời gian tương đối dài, không thể chỉ ngày một ngày hai là được đâu. Chẳng hạn như mình biên dịch một bài chọn lọc bên en thường mất khoảng 1-2 tuần thì chắc việc nâng cấp bài này sẽ phải mất khoảng 1 tháng, có khi còn hơn thế. Bạn cũng cần nhẫn nại rất lớn đấy, dù vậy mình sẽ hỗ trợ phần nhận xét hoặc chỉnh sửa lại bài sau khi bạn biên tập xong.  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi 12:06, ngày 14 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • Đừng sốt ruột bạn của tôi. Mỗi ngày góp nhặt và chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp, biên tập một chút, sẽ "gột nên hồ" sớm thui bạn  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi LuanNguyen (M.A) 13:35, ngày 14 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • 15/09/2019: Mình đã mở rộng đáng kể và thêm đề mục con (1) phần lịch sử của bài Tết Nguyên Đán. Cập nhật để  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi cùng theo dõi và chung tay biên tập với mình. Cảm ơn bạn! LuanNguyen (M.A) 04:56, ngày 15 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • :Bạn nên viết cái mã {{u|Mintu Martin}} để nhắc mình đi, chứ đừng copy nguyên chữ ký như trên mình chẳng nhận được thông báo gì cả. Có lẽ nên tạm dừng việc mở rộng đề mục đã, bạn cần làm cái quan trọng hơn mà mình đã nhắc rồi là biên tập lại bài, mà cụ thể là hợp nhất một số đề mục thành một đề mục chung, chứ trình bày như thế này vừa dài lê thê vừa rối mắt.  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi 04:32, ngày 17 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • Đẹp về hình thức đã đành rồi, nhưng nội dung phải đầy đủ. Ok, mình sẽ suy nghĩ các đề mục con để gộp lại cho gọn nha Mintu Martin LuanNguyen (M.A) 07:52, ngày 17 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • :Mình nghĩ về nội dung thì không cần thay đổi, chỉ cần gộp hai đề mục chung chủ đề làm một hoặc cho những đề mục nhỏ không cần thiết vào đề mục lớn hơn (giống như ở đề mục số 10, mình cho hai mảng Thi ca và nhạc Tết thành mục văn hóa-nghệ thuật). Ngoài ra ở một số đề mục lớn có quá nhiều đề mục con, mình cũng đang suy nghĩ xem có nên lập bảng hoặc là tạo một bài danh sách riêng cho những đề mục đó hay không. Ý của bạn thế nào?  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi 09:18, ngày 21 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • Mình đã suy nghĩ nhiều về bố cục bài này, cũng tham khảo một số nghiên cứu viên của cơ quan. Mình thực hiện việc gộp gọn lại 2 đề mục thành một đề mục lớn (đề mục con 1), rút lại như sau:

7. Phong tục, tập quán ngày Tết

7.1. Phong tục đón Tết

7.1.1. Phong tục thất truyền

7.1.2. Phong tục đại chúng

7.2. Sinh hoạt ngày tết

7.3. Lễ hội Tết

7.4. Tín ngưỡng ngày tết

7.4.1. Điềm lành

7.4.2. Kiêng kỵ

Hiện tại thì bố cục này đảm bảo nội diên và ngoại diên phù hợp với các đề mục con nội dung. Mình sẽ suy nghĩ thêm các đề mục còn lại để bài viết gọn hơn, cảm ơn bạn Mintu Martin nha. LuanNguyen (M.A) Trân trọng cảm ơn! 14:09, ngày 21 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

  • Bạn có thể nhìn thích mắt hơn rồi nha Mintu Martin. Mình đã suy nghĩ cả ngày chủ nhật về thực hiện gộp hai đề mục lớn của bài với nhau. Kết hợp với việc sửa lại bố cục của lần trước thì hiện tại bố cục của bài đã chất lượng, hợp lý hơn rất nhiều. Mong bạn sớm ghé xem để cùng chung vui nha. Vấn đề còn lại là chúng ta tiếp tục chăm chút hơn cho nội dung được xúc tích và đầy đủ hơn nữa bạn nha.

Một số tóm lược lần gộp này, như sau:

4. Một số sinh hoạt Tết truyền thống của người Việt

4.1. Sắm tết

4.2. Dọn dẹp, trang trí

4.2.1. Mâm ngũ quả

4.2.2. Cây nêu

4.2.3. Tranh tết

4.2.4. Câu đối Tết

4.2.5. Hoa tết

4.2.5.1. Hoa đào

4.2.5.2. Hoa mai

4.2.6. Cây quất

4.3. Ẩm thực ngày Tết

4.4. Trong văn hóa-nghệ thuật

4.4.1. Thi ca

4.4.2. Nhạc Tết

Chúc bạn ngày chủ nhật vui vẻ và cùng cống hiến nhiều hơn nữa cho kho tri thức nhân loại bạn Mintu Martin nha. LuanNguyen (M.A) Trân trọng cảm ơn! 09:40, ngày 22 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xin lỗi bạn LuanNguyen (M.A) dạo này mình hơi bê trễ về việc xây dựng bài. Mình thấy những sắp xếp bố cục mà bạn viết ở trang thảo luận khá ổn rồi đấy. Mình vừa có một số sửa đổi mới về trình bày bố cục bài, bạn tra lịch sử bài đọc xem như vậy có ổn không? Ngoài ra mình đang dự tính ở mục "Các hoạt động chính" sẽ theo hai phương án: Một là lập bảng liệt kê từng hoạt động, hai là tạo một trang riêng để liệt kê, theo bạn phương án nào khả dĩ hơn?  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi 04:47, ngày 19 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mình thấy bài viết đó cũng hay mà. sửa

@phucthien151

Quay lại trang “Tết Nguyên Đán”.