Thảo luận:Tố Hữu

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi 2001:EE0:520E:E3D0:691A:8D30:4EC2:6921 trong đề tài Phần giới thiệu

Thơ xuân sửa

Hô một tiếng vang trời đất
Mác Lênin Mác Lênin muôn năm.

Xin hỏi bài thơ này mừng xuân năm nào? Vuonglenghi 08:18, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

TĐTL sửa

Phần Những chủ đề xuyên suốt trong thơ Tố Hữu không mang tính trung lập vì cách dùng từ, hành văn, phân tích có phần thiên lệch. Ngoài ra phần này viết như một bài bình văn học. Đề nghị sửa lại. Nguyễn Thanh Quang 04:55, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Ok tôi đã sửa hành văn lại rồi. Lucin 06:21, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Khỏi "cân" nhé, tôi thấy mình hơi bị giống miếng thịt lợn. Lucin 23:47, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Đệ tam Quốc tế Cộng sản giao nhiệm vụ cho Nguyễn ái Quốc về thống nhất các tổ chức Cộng sản tại Việt nam (đông dương) thành Đảng Cộng sản đông dương, khi này Nguyễn ái Quốc chưa có tên là Hồ chí Minh và cũng chưa có tư tưởng gì. Tố Hữu những năm 30 tiếp thu tư ưưởng HCM là không chính xác. thảo luận quên ký tên này là của 69.41.174.244 (thảo luận • đóng góp).

Quan điểm và nhận xét phong cách sửa

SholokhovNgày 27/11/2007

Tôi có chút đề nghị là, trong các bài viết về Tố Hữu nói riêng và các nhà văn, nhà thơ nói chung nên có thêm phần "quan điểm và phong cách nghệ thuật" của họ, và phần này nên viết chi tiết và sâu một tí để người đọc hiểu rõ về họ hơn.
Tôi cũng ủng hộ phần "quan điểm và phong cách nghệ thuật", tuy nhiên, khi cho thêm vào bài thì cần ghi chú rõ là ý đó do ai đánh giá và từ nguồn sách báo nào...Casablanca1911 08:58, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sholokhov Ngày 27/12/2007 Cảm ơn thành viên Casblanca1911 đã ủng hộ đồng thời góp thêm ý kiến về nguồn thông tin. Được biết là phần chỉnh sửa thêm về "quan điểm và phong cách nghệ thuật" có nguồn dẫn chứng là sách giáo khoa Văn lớp 12 xuất bản năm 2007, nhưng không biết tạo ra mục dẫn chứng đúng quy cách Wikipedia làm sao. Xin mọi người giúp đỡ một tí.


Bạn có thể viết như sau:"Tố Hữu được biết đến với phong cách..." [1].

Ghi chú sửa

  1. ^ Bộ Giáo dục. Sách giáo khoa Văn lớp 12, 2007

Casablanca1911 14:33, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sholokhov Cảm ơn thành viên Casablanca1911 nhé.

Lần trước Sholokhov viết Casablancá911 là do cẩu thả và không kịp sửa chữa. Sholokhov đả sửa rồi. Mong Casablanca1911 bỏ quá cho.

Chống Trần Bạch Đằng sửa

Có một thành viên vô danh đã xếp Tố Hữu vào dạng chống Trần Bạch Đằng xem Thảo luận: Trần Bạch Đằng vì bài thơ Ta đi tới

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
Ta đi tới, không thể gì chia cắt
Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau
Trời ta chỉ một trên đầu

Trong khi Tố Hữu làm bài thơ này từ tháng 8 năm 1955, sau khi Hiệp định Geneva được ký kết. Lúc đó Mục Nam Quan còn chưa bị chia cắt cho bất kỳ ai. Vì "Trời ta chỉ một trên đầu".Nghilevuong 06:55, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thành viên vô danh nào? Hay là ném đá dấu tay? Có viết thì viết là quan điểm Tố Hữu trái ngược với quan điểm Trần Bạch Đằng (nếu có dẫn chứng), viết Tố Hữu chống Trần Bạch Đằng là không trung thực, thể hiện ý đồ công kích người khác, đây là điều không được khuyến khích tại WP. Nguyễn Thanh Quang 16:29, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nguyễn Thanh Quang đang thảo luận với ai Nghilevuong hay thành viên vô danh 195.175.37.70
  • 195.175.37.70 viết:Đoạn trên vừa lệch lạc với đoạn đã có (như ý kiến của ông Nguyễn Thanh Quang), lại phiến diện trên quan điểm những người chống Trần Bạch Đằng: như vậy không phải Nghilevuong viết Tố Hữu chống Trần Bạch Đằng mà 195.175.37.70 viết, Quang đang phê phán ai?
    • Tôi cũng đã từng gặp và nghe ông nói chuyện một hai câu khi ông còn là Phó thủ tưóng,cho dù chưa từng gặp TH thì tôi dư sức biết Tố Hữu viết bài thơ "Ta đi tới" này lâu rồi.
    • Tôi xin minh định với Quang và các bạn có quan tâm: Tố HữuHồ Chí Minh là "hai con người" có hai con mắt, hai cái tai, và có cái miệng. Hai ông đều đã đi ra biên giới Việt - Trung và đều thấy cái Ải Nam Quan hồi đó còn là của Việt Nam, hai ông làm thơ và viết văn về việc đó. Không thể gọi đó là "quan điểm của Tố Hữu hoặc quan điểm của Hồ Chí Minh". Thấy và nhận biết một công trình, đồn quan ở biên giới đồ sộ đầy lính và quan hai bên (Pháp- Việt) - Trung Hoa không phải là một quan điểm đó là việc mà một nhà du lịch bình thường cũng phải biết khi đi qua biên giới. Tương tự Nguyễn Du làm thơ khi đi qua biên giới, cái mốc thiêng liêng với mỗi người mà chỉ một số ít người có dịp đi qua, chứ Nguyễn Du không trình bày quan điểm biên giới. Xin Quang và nhiều người đừng cố tình ngụy biện nữa. Xin đừng cố gán cho Nguyễn Du, Tố Hữu, Hồ Chí Minh các quan điểm di hợm nào đó. Mấy vị đó có quá nhiều tác phẩm cho đời rồi, đâu cần Quang và các bạn gán thêm cái quan điểm biên giới (Ải Nam Quan là của Việt Nam). Tôi đã giải thích đủ ở đây, nếu giả vờ không hiểu thì tôi xin chịu thua, đừng làm mất thì giờ của tôi nữa.
  • Theo lịch sử đóng góp thì có thể IP tĩnh của một thành viên vô danh nào đó mang số 195.175.37.70 đã từng viết[1] trong bài Dương Thu Hươngvào ngày 18/04/2007 như sau:
    • sinh ra trong gia đình bố từng là đại đội trưởng Đội Bá Vụ, phụ trách vấn đề liên lạc vô tuyến và làm trực tiếp dưới quyền ông Võ Nguyên Giáp, nhưng không bao giờ được vào đảng vì bà của DTH là địa chủ. Bố DTH cố chuộc lại những bất cộng, tội ác với nhân dân, dân tộc của gia đình gây nên, vì vậy ông cống hiến rất nhiều mà chả đòi hỏi gì cả. lớn lên không được thi vào đại học, vì gia đình DTH không thuộc thành phần cốt cán. Vào học trường Lý luận Nghiệp vụ vì lúc đó họ tuyển năng khiếu diễn kịch, hát múa và DTH vào được vì do cơ may DTH có năng khiếu múa hát, tính con gái đỏng đảnh, lãng mạn với thực dụng và nhiều năm sống ở Hà Nội.
    • ỏ đây, DTH hát và phục vụ mọi người, tạo niềm vui cho những lính trẻ cô đơn, sống phóng khoáng với những nông dân và tất cả mọi người nơi DTH đóng quân, hay đi qua họ đều thích DTH, và DTH cũng đã dành cho họ những tình cảm đặc biệt. Họ đều chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, bết đâu vì bom đạn không còn cơ hội gặp lại, chết đi phí của dời lắm, tiếc lắm tuổi thanh xuân tràn đầy sinh lực, nên vô tư hưởng thụ và sẵn sàng cho nhau những gì mình có. Thức ăn thức uống vô cùng khan hiếm, nên DTH có thể đổi các thứ đó, thậm chí đổi cả bó rau, tuy không nhiều nhưng có lợi cả hai, hay đổi mấy cân gạo, tất cả vẫn có thể thoải mái vô tư dưới bom Mỹ ném liên tục. Một điều nữa, ngay trong chiến tranh, năm - bẩy trăm người chết nhưng không bao giờ tôi buồn cả. Vì tất cả đều chấp nhận cái chết đương nhiên. Và không thể để phí cuộc đời. Hai con DTH sinh ra trong hoàn cảnh như vậy nên không thể để chúng phải quá khổ, sống dưới bom đạn, đói khát như vậy mà DTH và hai đứa con DTH cần rất nhiều thứ, dù không được tươi da thắm thịt như con cái những người sống trong hoàn cảnh bình thường thời nay, vậy là DTHi phải hy sinh vì DTH không thể để chúng bị què quặt..

Đọc nội dung các đoạn văn mà thành viên vô danh này đóng góp cho wiki và so với giọng văn hoặc phong cách của Nghilevuong khó ai nói đây là do Nghilevuong ném đá dấu tay.

Với cách vu vạ Dương Thu Hương bán thân nuôi con không một nguồn dẫn chứng dù là nguồn của bọn phản động ba xu như 195.175.37.70 thì việc liên kết với thành viên này với Nghilevuong quả là một sự coi thường không có cơ sở.

Tóm lại Nguyễn Thanh Quang đang muốn thảo luận cái gì và thảo luận với ai, Nguyễn Thanh Quang định ám chỉ ai ném đá dấu tay? Nên nhớ kiểu ám chỉ này cũng "không được khuyến khích tại WP". Quang có cần tôi trích dẫn Wikipedia: không công kích cá nhân?Nghilevuong 03:19, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sao từ đầu anh không nói rõ ai là thành viên vô danh, 195.175.37.70 là ai, viết ở đâu, về cái gì giữa Tố Hữu với Trần Bạch Đằng, tôi chỉ thấy kiểu nói lấp lửng của anh không chú thích dẫn chứng, đấy là cách viết lấp lửng, nhập nhèm, ném đá dấu tay đấy (nguyên văn: có một thành viên vô danh đã xếp Tố Hữu vào dạng chống Trần Bạch Đằng -> hoàn toàn suy diễn cá nhân và bịa đặt). Xin chấm dứt kiểu tranh luận vô bổ, không đóng góp được gì cho bài viết ở đây. Nguyễn Thanh Quang 03:27, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mời Nguyễn Thanh Quang và các bạn xem lại tôi đã viết những gì ngay "từ đầu" và phân xử xem Quang có nên hiểu lầm những gì tôi đã viết không nhé. Tôi viết ngay từ đầu, như sau:
Có một thành viên vô danh đã xếp Tố Hữu vào dạng chống Trần Bạch Đằng xem Thảo luận: Trần Bạch Đằng vì bài thơ Ta đi tới.
Tôi không viết rõ thành viên vô danh đó là 195.175.37.70, nhưng tôi đã chỉ đường dẫn là "xem Thảo luận: Trần Bạch Đằng". Bất kỳ ai biết chút vi tính, có thể thấy cụm từ màu xanh(Thảo luận: Trần Bạch Đằng) và đều có thể biết cách mở trang đó ra bằng cách nhấp chuột ngay cụm từ đó, sau đó dễ dàng biết được thành viên vô danh đó là 195.175.37.70. Quang thì quá rành để biết điều đó.
Do lập luận của Quang: "Sao từ đầu anh không nói rõ ai là thành viên vô danh, 195.175.37.70 là ai, viết ở đâu," không có cơ sở. Nên các cáo buộc tôi viết "không dẫn chứng lấp lững, nhập nhèm, ném đá dấu tay đấy" là không có cơ sở theo (các bạn có thể kiểm tra nội dung tôi đã viết, ngay lập tức ỏ bên trên).
Theo tôi, có hai lý do khiến Quang nhầm lẫn. Một là vô ý không thấy đường dẫn "xem Thảo luận: Trần Bạch Đằng", hai là trong đầu Quang đã có sẵn thành kiến rằng tôi muốn ghép cho Quang là thành viên vô danh nào đó (hoặc 195.175.37.70) để cạnh khoé việc Quang liên tiếp treo bảng "Thái độ trung lập" các đoạn mà tôi vừa đóng góp, ở nhiều bài khác nhau.
Cả hai điều này đều rất ít lỗi từ phía tôi, tôi không cố ý gây ra nhầm lẫn khi chỉ nói một thành viên vô danh và đường dẫn, mà không chỉ rõ IP cụ thể của thành viên vô danh đó. Thứ hai, là một Mod đầy kinh nghiệm của Wiki trước khi tranh cãi phải cẩn thận hơn. Nếu gặp phải "Huy phúc và các bạn" thì chuyến này Quang tính sao. Liệu ai có thể binh vực được một người giỏi vi tính như Quang, lại không biết cách đọc một đường dẫn? Rút kinh nghiệm đi là vừa bạn trẻ.Nghilevuong 06:11, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đánh giá sửa

Bạn Sholokhov vừa đưa một số nhận xét, kết luận về Tố Hữu, mà không nói rõ là ý kiến của ai, cho nên tôi đã xóa vì nó là ý kiến cá nhân. Mời bạn viết lại đoạn đánh giá với lời trích dẫn của các nhà phê bình văn học uy tín. NHD (Thảo luận) 03:31, ngày 1 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi lùi sửa đổi của 203.162.3.157 vì toàn những sửa đổi không cần thiết:

  • Trừ khi nói "Tố Hữu là một nhà thơ cộng sản", chứ còn sửa "cách mạng" trong "một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ ca cách mạng Việt Nam" thành cộng sản là không cần thiết, hơn nữa cụm từ "thơ ca cộng sản" là không phổ biến (không có google hits nào). Trừ khi bạn đưa ra dẫn chứng phản bác được rằng Tố Hữu không phải là một nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng VN.
  • Sửa Nhà nước thành Nhà nước CHXHCN Việt Nam càng không cần thiết, trừ khi có nhà nước nào khác đang song song cùng.
  • Treo tiêu bản "trung lập" nhưng lại chưa hề vào đây thảo luận xem nó thiếu trung lập thế nào. Hơn nữa tôi đã treo tiêu bản "thiếu nguồn gốc" cho đoạn nhận xét, nếu trong thời gian tới nó không được chú thích thì sẽ xóa hay thay thế bằng nhận định khác. Adia (thảo luận) 14:20, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi xóa đoạn do 123.19.196.96 trước đây là bởi nó quá pov. Người viết ra những dòng đấy chỉ chăm chăm trích dẫn vài bài thơ không tiêu biểu của Tố Hữu với mục đích dẫn lái người đọc về quan điểm chính trị của Tố Hữu (hơn nữa lại còn đưa thêm cả đoạn nói về tội ác của Mao và Stalin, hoàn toàn không phù hợp). Điều này đã vi phạm quy định của WP:NPOV#Nhấn mạnh quá mức. Trừ khi người viết đưa ra được những nguồn uy tín (không phải là nguồn tin tức kiểu như VOA) chứng minh cho mối liên quan mật thiết giữa quan điểm chính trị và những bài thơ trên thì mới có thể chấp nhận được.
Nói thêm, nếu tôi muốn ngợi ca Tố Hữu, tôi cũng có thể trích dẫn hàng chục bài thơ nói về tình yêu, lý tưởng, nhân đạo... để chứng minh những phẩm chất cao đẹp, đạo đức sáng ngời... của ông, thì sao? Adia (thảo luận) 14:05, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi thấy bỏ đoạn dẫn lái "tội ác" với chả "thanh trừng" đi là được rồi, còn cái câu đó giữ lại cũng chẳng sao vì đã có thơ Tố Hữu làm dẫn chứng. GV (thảo luận) 14:21, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
"tiêu biểu" với chả "tiêu biểu" không phải do Adia nói mà thành. Tôi đã bỏ đoạn mà Adia gọi là "nhấn mạnh quá mức". Còn chuyện Adia muốn thêm nhận định ca ngợi gì gì đó thì đó là quyền của Adia, miễn sao nó hợp lý. Nhận dịnh đã có dẫn chứng thì không nên xóa chỉ vì thích/không thích.
Còn GV bỏ đi cái câu "tôn thờ" thì tôi cũng thắc mắc. Không lẽ GV không hiểu tiếng Việt? Chẳng hạn câu "Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!" thì không phải tôn thờ sao? --Knight Wolf (thảo luận) 14:27, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Don't play with words, Xuân Diệu có thật muốn "tắt nắng đi", muốn "buộc gió lại" không? Dùng chữ ca ngợi là hợp lý và đủ ý rồi. GV (thảo luận) 14:43, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Câu đó giữ lại thì cũng được, nói TH là "nhà thơ chính trị" cũng không có gì pov hay sai, nhưng dẫn chứng bằng chỉ một số bài thơ thì không hợp lý (hình như Knight Woft đưa link bài Đời đời nhớ ông chỉ để chứng minh TH đã làm thơ ca ngợi Stalin, cái này thì cũng chả cần thiết). Còn tôi không nói tôi xóa những đoạn đấy vì tôi thích/không thích, mà tôi thấy nó không phù hợp với wiki, không hiểu Knight Woft lấy chuyện này ở đâu ra? Adia (thảo luận) 14:39, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

thơ Tố Hữu Sáng tháng năm

Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...

Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ Con bồ câu trắng ngây thơ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn Lát rồi, chim nhé, chim ăn Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà

Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng. Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non... Bác Hồ, cha của chúng con Hồn của muôn hồn Cho con được ôm hôn má Bác Cho con hôn mái đầu tóc bạc Hôn chòm râu mát rượi hoà bình!

Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh! Trong sáng lòng anh du kích Nửa đêm bôn tập diệt đồn Vững tay người chiến sĩ nông thôn Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo Anh thợ, má anh vàng thuốc pháo Cánh tay anh dày sẹo lửa gang Ôi những em đốt đuốc đến trường làng Và các chị dân công mòn đêm vận tải! Các anh chị, các em ơi, có phải Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh! Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi...

Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao! Giọng của Người, không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút... Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời. Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi! Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

Hồ Chí Minh Người ở khắp nơi nơi

Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ Lắng từng câu, từng ý chưa thành Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ Người ngồi đó, với cây chì đỏ Vạch đường đi, từng bước, từng giờ...

Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại! Con nhớ hết mỗi lời Người dạy: Kháng chiến gian nan, kháng chiến trường kỳ Bác bảo đi, là đi Bác bảo thắng, là thắng Việt Nam có Bác Hồ Thế giới có Xta-lin Việt Nam phải tự do Thế giới phải hoà bình! Chúng con chiến đấu hy sinh Tấm lòng son sắt, đinh ninh lời thề.

Bắt tay Bác tiễn ra về Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu...

(5-1951)

Ai đó hãy bổ sung thêm phần đầu bài và các đề mục ngắn để chất lượng bài cao hơn nhé. Banhtrung1 (thảo luận) 12:47, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời



Thành viên:NHT Có vẻ như bài thơ viết dư mất hai câu.Bài thơ được sáng tác năm 1955.Khi đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn mang tên Sài Gòn, miền Bắc không kiểm soát.Trong bài có câu "Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng". Rất có thể câu này đã được ai đó cố ý thêm vào.Trên mạng nhiều nguồn viết không có câu này.Mong có người làm rõ để trả lại nguyên bản bài thơ~~NHT~~

Đánh giá về Tố Hữu sửa

Đánh giá về Tố Hữu mà toàn thấy Tố Hữu đánh giá về người khác.--113.171.12.184 (thảo luận) 08:55, ngày 22 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đánh giá tổng thể về TH sửa

Đây là 1 nhân chánh trị, hơi nhạy cảm nhưng tôi cho rằng nên viết về Tố Hữu phải thể hiện được những điểm chính:

  • Ông 1 người trung thành, tận tâm với ĐCS và đất nước.
  • Ông HCM sử dụng Tố Hữu rất tốt, y như Lê Lợi sử dụng Nguyễn Trãi vậy, nhưng không cân nhắc ông lên vị trí cao hơn
  • Khi được đưa lên vị trí cao hơn, tôi nghĩ Tố Hữu không đủ tài năng để làm được những vị trí như Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng, phụ trách giá lương tiền..
  • Sự nghiệp văn thơ đã đóng góp lớn vào phong trào văn nghệ, góp phần thắng lợi chung về văn nghệ.

Còn như nhiều người hiện nay tập trung quá nhiều vào những sai lầm của ông ấy thì cũng không đúng. Đặc biệt là giới tri thức không có thiện cảm với ông vì vụ Nhân giai văn phẩm.

Thanhliencusi (thảo luận) 04:02, ngày 1 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ca ngợi hay sùng bái sửa

Đây là ca ngợi hay sùng bái. Mời các bạn vào cho ý kiến một tranh cãi trong bài:

"Sta -lin! Sta-lin!

Yêu biết mấy nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!

Mồm con thơm sữa xinh xinh

Như con chim của hoà bình trăng trong

Hôm qua loa gọi ngoài đồng

Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao

Làng trên xóm dưới xôn xao

Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!

Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!

Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?

Thương cha thương mẹ thương chồng

Thương mình thương một thương Ông thương mười"

Bạn Quenhitran, thơ đưa lên để bàn về nội dung tranh cãi, chứ không phải tự nhiên đưa lên. DanGong (thảo luận) 05:55, ngày 21 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ừm, hóa ra là bạn DanGong đưa lên. Lần sau bạn nên ký tên vào để mọi người đi qua như tôi biết được. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 15:13, ngày 21 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xin lỗi bạn Quế Nhi có lẽ mình quên. DanGong (thảo luận) 15:46, ngày 21 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Các ô biết vì sao Hồ C Minh hay Ngô Đ Diệm đều dùng nhiều người Nghệ Tĩnh, Thuận Quảng không ? vì thời bấy giờ dân gốc Nam hay Bắc phần lớn hàng giặc, không đáng tin. Lãnh đạo nhóm m Nam như Dương Văn Minh ko được coi trọng, vì ông ta là 1 quan chức phục vụ cho Pháp cai trị người Việt. 1 triệu người di cư, trong hồi ký của Đại tá gì tôi quên tên, VN máu lửa quê huơng tôi, Đỗ Mậu, nói rằng Ngô Đ Nhu nói là không muốn dùng đám ấy, vì chúng nó theo Pháp, nhưng cũng phải dùng.

Tố Hữu, Lê Duẩn, VN Giáp,...đều là nhóm dân Thuận Quảng, sát cánh với dân Nghệ Tĩnh đứng lên giành độc lập cho quốc gia. Nhà văn miền Bắc thời ấy như Nguyễn Tuân, còn đi chơi đĩ, hút thuốc phiện, ả đào,...biết gì về cách mạng, trong khi Tố Hữu đã đi tù.

Khi ông Hồ về Bắc,. như Lê Lợi ngày xưa ra Bắc, thì dân Bắc mới theo vì uy danh của họ. Chứ không phải đơn giản mà dân Bắc họ theo đâu, vì họ biết nhóm của ông Hồ sẽ có khả năng thắng.

Tố Hữu là khai quốc công thần, công danh đỉnh đỉnh, cán bộ tiền khởi nghĩa, không khác gì Lũng nhai công thần. Các tay nhà văn Bắc vốn ghét tố Hữu ko có cửa gì so sánh.

2001:EE0:520E:E3D0:691A:8D30:4EC2:6921 (thảo luận) 14:17, ngày 11 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Phần giới thiệu sửa

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tố Hữu là 1 nhà cách mạng revolutionary từ rất đẹp trong tiếng Anh., nhà chính trị và 1 nhà thơ thì đúng hơn. Về cơ bản ông ấy hoạt động cách mạng sớm, hoạt động chính trị chuyên nghiệp, người đứng lên chống Thực dân Pháp cai trị Việt Nam, chứ không phải là nhà thơ như tay nào soạn ở đây.

Nên sửa lại cho đúng.

2001:EE0:520E:E3D0:691A:8D30:4EC2:6921 (thảo luận) 14:26, ngày 11 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Tố Hữu”.