Thảo luận:Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Tmct trong đề tài Thắc mắc ngữ nghĩa

Các từ không chuẩn sửa

  • tệp: tôi có tham khảo ý kiến của thầy tôi, là một nhà ngôn ngữ học, về từ này thì thầy khẳng định không nên dùng từ "tệp" vì từ xưa trong tiếng Việt hoàn toàn không có từ này. Từ này chỉ được hình thành trong khoảng thời gian cách nay không lâu, bản thân từ này không có ý nghĩa, và chỉ được sử dụng tại miền Bắc. Nên thay thế bằng từ "tập tin".
  • côngxoocxiom: không nên dùng dạng phiên âm này vì ngay cả người Việt đọc vào cũng không hiểu. Đề nghị giữ nguyên gốc là từ "consortium".

Văn Đức Ngọc Thạch 15:56, 18 tháng 7 2005 (UTC)

Vấn đề không phải ở người thầy hay giáo sư có thể điều chỉnh được ngôn ngữ. Bản thân tôi dùng rất nhiều chữ "tập tin" thay cho chữ tệp và cho rằng chữ tập tin là chính xác hơn nhưng một số rất lớn người trong nước hiện đang dùng chữ tệp. Tôi không viết bài này nhưng chỉ nêu rằng sự biến chuyển của ngôn ngữ nằm ngoài mong muốn của các nhà ngôn ngữ học. Cách duy nhất là điều tiết, chính xác hóa, và chấp nhận ngôn ngữ hiện hành. Nếu không chính người định định nghĩa các chữ đúng sẽ bị loại!

Riêng chữ "tệp" hiện có 14,900 hits trên google. Trong khi đó, chữ "tập tin" có đến hơn 50,500 hits. tôi đồng ý sửa chữ "tệp" sang "tập tin" để chuản hóa từ này. Bản thân tôi cũng sẽ sửa lại các bài trong các category về tin học. Vấn đề sử đổi nhiều bài cùng lúc cần có ý kiến thêm của các bạn. Please give input!!!!

Chữ côngxoocxiom là loại chữ lai không chấp nhận được. Đề nghị tác giả dùng chữ khác đúng hơn hay dùng nguyên dạng Anh ngữ

Làng Đậu

Tệp hay tập tin thì tùy ý-từ điển tin học có 3 cách dịch là tệp, tệp tin, và tập tin, riêng côngxoocxiom hay consortium thì tôi có ý kiến như sau:

  • Côngxoocxiom là một từ thuần túy của môn kinh tế chính trị, chắc User:Văn Đức Ngọc ThạchUser:Nhanvo chưa hay không học môn này, nên không hiểu nó là gì (mặc dù trong các tài liệu kinh tế chính trị bằng tiếng Việt sử dụng nó rất nhiều), các từ điển cũng phiên nó thành như vậy. Do vậy có thể hiểu nó là một từ chuyên ngành hẹp, không có lý do gì để nói nó không thể tồn tại chỉ vì các anh không biết hay không hiểu (cho dù các anh có thể hiểu rất tốt consortium là gì).Vương Ngân Hà 00:47, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Xin lỗi anh Vương Ngân Hà trước. Tôi đã tốt nghiệp ĐHSP TP HCM trước khi ra du học tại Tây Đức. Có lẽ thời gian đó chúng tôi học 1 tuần 6 tiếng trong 4 năm về các môn bao gồm: Kinh tế chính trị Mác Lê, Chủ nghĩa Khoa học Xã Hội, chủ nghiã CS, Lịch sử Đảng, và chủ nghiã tư bản chắc là ít hơn các anh nên tôi đâu có dám phê bình về nghiã của 1 chử

Nhưng tôi lại may mắn ở Mỹ và Đức có cơ hội so sánh lại khái niệm này trong Chủ Nghĩa Tư bản. Ở đức tôi lại được học 2 khoá đào tạo về ngôn ngữ hoc bằng Đức ngữ tuy không nhiều nhưng cũng cho tôi biết khái niệm chút chút.

Tuy nhiên đó không phải là sự bàn cãi mà chính là nguyên tắc dùng từ lai đã bị bác bỏ từ trong thảo luận. Vấn đề ở chổ là tôi mong xử dụng chữ nào đừng có bị lai chứ không phải tôi nói là chữ consortium == côngxoocxiom (OK!) Xin phân biệt các câu tôi viết với các câu User:Văn Đức Ngọc Thạch viết. Có thế Anh sẽ tránh được việc nhầm tưởng tôi có phe Đảng như trước đây có người nào đã viết không đúng như vậy.

Về chữ tệp tôi đã ghi Vấn đề sử đổi nhiều bài cùng lúc cần có ý kiến thêm của các bạn. Please give input!!!! sai chính tả phải ghi cho rõ ''Vấn đề sửa đổi nhiều bài cùng lúc cần có ý kiến thêm của các bạn. Please give input Tôi không nghĩ tôi muốn Anh thay đổi cách viết của anh mà chỉ hỏi ý kiến nếu mọi người muốn dùng chữ "tập tin" vì theo tôi chữ tập tin đúng nghĩa hơn có thế thôi nếu anh thích viết chữ "tệp" thì bản thân tôi cũng có mấy bài viết dùng chữ "tệp" tùy hứng thôi!

Làng Đậu

nên giữ nguyên từ gốc sửa

Chào các anh, chữ Tệp quả thật ko đúng lắm, tuy nhiên bảo nó sai thì chưa phải. Vì có một số vùng đọc trệch vần " â " thành " ê ". Do cách đánh vần trong phát âm hơi na ná nhau.

Vì thế, có người đọc "tập tin" có người đọc trệch thành "tệp tin". Người ta cũng có thể nói "Tôi cầm một tệp giấy trong tay " (một thếp giấy nhỏ) thay vì "Tôi cầm một tập giấy trong tay "

Vậy nên theo tôi thì ta lấy chuẩn là "tập tin" và redirect hay chú thích "tệp tin " về đó như một từ hiếm (chú thích trong () thôi)


Từ "consortium" cũng vậy, chúng ta nên lấy nó làm chuẩn. còn ghi nhận chữ côngxoocxiom như từ hiếm dùng. Cá nhân tôi chưa hề gặp chữ côngxoocxiom và cảm thấy nó khá buồn cười. Tuy nhiên xin theo ý user VuongNganHa.

Chỉ xin nói cùng các bạn rằng, phiên âm các từ gốc nước ngoài đang trở nên ngày càng hiếm và còn không chính xác, gây cản trở cho việc tra cứu thông tin. Chúng ta nên giữ nguyên từ gốc là vì thế. Báo chí trong nước hiện chỉ có báo Nhân Dân là phiên âm, vì là báo phục vụ trên cả nước (xa xôi hẻo lánh cũng được phát báo), thừa nhận rằng đánh vần chữ Gioóc giơ Bút thì dễ dàng với bà con, nhưng những ai cần thông tin sâu hơn, search trên google sẽ bó tay bó chân hoàn toàn!

ThienHuong 02:59, tháng 7 19, 2005 (UTC)

Hơn nữa, có qui luật nào bắt buộc chúng ta phải dùng hoặc tệp (tin) hoặc tập (tin) mà không được dùng cả hai không? Trong Wikipedia Tiếng Việt chúng ta có cả chục các bài có hai (hay nhiều) tên. Liên Hiệp Quốc và Liên Hợp Quốc là một, Âu Châu và châu Âu là hai... và nhiều lắm. Một người nghiên cứu ngôn ngữ (như tôi), ngay từ ban đầu, biết rằng sự ngăn cấm tuyệt đối cho các từ đồng nghĩa (synonym) trong một ngôn ngữ chỉ làm cho ngôn ngữ đó nghèo đi!
Tôi cũng đề nghị dùng một chữ Hán-Việt cho consortium, nếu không tìm ra thì dùng consortium. Tránh dùng côngxoocxiom vì người không biết consortium cũng không biết côngxoocxiom, còn các người muốn biết thì consortium giúp họ nhiều hơn là côngxoocxiom.
Còn Gioóc giơ Bút là con quái vật gì vậy?

Mekong Bluesman 03:30, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Nghe giống George Bush. Nguyễn Hữu Dụng 03:38, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Nguyễn Dụng đọc ra đúng rồi LOL!!!! Trên báo Nhân dân vẫn có nhiều từ phiên âm na ná như thế, nghe buồn cười nhưng bà con mình ở vùng xa mà không viết vậy thì không biết đánh vần đọc ra thế nào cả. Họ lại ko có nhu cầu tra cứu trên google vì đây vẫn là khái niệm trừu tượng!

ThienHuong 04:45, tháng 7 19, 2005 (UTC)

George Bush mà phát âm thành /Gioóc giơ Bút/ thì tôi... đưa hai tay lên trời và kêu "Oh mine!". Thế còn mấy cái gạch nối (hyphen) đâu sao không thấy dùng? Hay là nó không còn à la mode nữa? Mekong Bluesman 06:29, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Mai mốt anh Mekong Bluesman mà nổi tiếng được đăng lên báo hay lên TV thì thể nào cũng thấy xuất hiện từ "Mê kông bờ lu sờ man" thôi. Văn Đức Ngọc Thạch 08:42, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi nghĩ Cửu Long Thanh Nhân (hay theo Hán-Việt: Mi Công (Lan Thương) Bố Lỗ Tư Nhân) nghe hay hơn Mê kông bờ lu sờ man gấp nhiều lần. Nguyễn Hữu Dụng 09:16, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Nếu phiên âm thì thường người ta viết là Gioóc-giơ Bu-sơ (xem http://www.google.com/search?num=100&q=bu-sơ để biết những nơi nào thường dùng).--Á Lý Sa 06:42, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Về từ consortium và côngxoocxiom sửa

Tôi không phải là người nghiên cứu về ngôn ngữ chỉ mạn phép có ý kiến như sau: Cả hai từ điển Anh-Việt của trang Web Trung tâm Từ điển học và quyển Đức-Việt tôi có họ đều phiên âm ra tiếng Việt. Như vậy tuy là có thể từ côngxoocxiom không thông dụng nhưng tôi nghĩ nếu cả hai quyền từ điển đều phiên âm theo cách đọc thì từ này không sai, không nên bỏ. Chỉ có điều để tránh người đọc không hiểu hay hiểu lầm thì chỉ nên mở ngoặc ghi thêm tiếng Anh vào cũng được. Phan Ba 05:36, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi không tìm thấy consortium tại cái website Phan Ba cho bên trên! Tôi cũng biết là consortism là một hiện tượng hợp tác chung với nhau. Tôi dùng nghĩa đó để dịch consortium thành tổ chức quần hợp. Mọi người nghĩ sao? Mekong Bluesman 06:13, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Có thể là anh paste vào có thêm một space ở đằng sau. Cũng có thể xem ở trang web của Viet Nam Dictionaries, tôi hay tra ở đây hơn, cũng giống "y chang" như trang web kia thôi. Còn về từ này trong cuốn từ điển Đức-Việt họ cũng có options thuần tiếng Việt, tôi sẽ tra lại và chép lên đây để mọi người tham khảo thêm. Phan Ba 06:24, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Đại từ điển Đức-Việt, NXB Văn hóa-Thông tin 2004:

Konsortium: (kinh tế) liên hiệp các tập đoàn, tập đoàn tư bản tài chính; công xoóc xi ôm.

Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa-Thông tin 1999:

Công-xoóc-xi-om (consortium) hình thức tổ chức lũng đoạn tư bản chủ nghĩa, liên kết nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau trên cơ sở cùng chung lợi ích tài chính với nhau, trong đó các xí nghiệp tham gia vẫn còn là pháp nhân độc lập, nhưng chịu sự kiểm soát của tập đoàn các nhà tư bản lớn thông qua việc mua cổ phiếu, tổ chức các công ti con, cấp vốn dài hạn.

Phan Ba 18:57, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Trả lời sửa

Xin lỗi User:Nhanvo vì điều tôi nói có thể khó nghe-nhưng sự thật là như vậy, anh mới chỉ học môn kinh tế chính trị có 6 tiếng một tuần trong 4 năm cùng với các môn học phụ khác (đối với ngành sư phạm) như chủ nghĩa xã hội học, chủ nghĩa cộng sản, lịch sử Đảng, và chủ nghĩa tư bản thì việc không hiểu côngxoocxiom là cái gì là một điều dễ hiểu (nó không quá khó hiểu, ít nhất là đối với những người đã từng có một thời gian học khá sâu về môn kinh tế chính trị như tôi), nhưng anh cho rằng sử dụng từ lai là một điều không thể chấp nhận được thì anh căn cứ vào đâu để nói rằng việc dịch một từ như consortium thành côngxoocxiom, syndicate thành xanhđica hoặc cartel thành cacten sang tiếng Việt là không hợp lý? (theo tôi biết thì những từ như xà phòng hay cao su trong tiếng Việt ngày nay là cách phát âm của người Việt từ các nguyên từ tiếng Pháp, rất tiếc là tôi không biết tiếng Pháp nên không biết chính xác nó là những từ gì). Nếu vậy, đề nghị anh cho các từ thuần Việt có khả năng truyền tải hết ý nghĩa của các từ này, để ít nhất ra sẽ được các nhà kinh tế học chấp nhận (không nói người bình thường, không có chuyên môn về kinh tế). Theo thiển ý của tôi, việc sử dụng các từ nguyên gốc chưa chắc đã làm cho người đọc thuần Việt (không biết một ngoại ngữ nào + chưa biết các thuật ngữ cơ bản của môn kinh tế chính trị) hiểu được ý nghĩa của các từ như consorrtium hay syndicate hoặc cartel.
Anh Hường ơi uống ly nước cho hạ hỏa, anh nóng rồi tôi có bảo là tôi hiểu nhiều như anh đâu! Và cũng đã nhấn mạnh rằng tôi không chắc chữ: côngxoocxiom == consorrtium. anh đọc lẹ qúa hay tôi viết chưa rõ nên anh tuởng tui bảo chúng đồng nghĩa. tui chỉ muốn dùng từ nguyên thủy nếu không có thì hãy tìm xem nó có gốc Nga hay không để mà phiên cho đúng.....Xin lồi làm anh nóng nhưng đọc xong dòng này hy vọng anh hạ hỏa.
Việc tìm từ Hán-Việt để thay thế cho côngxoocxiom theo tôi chỉ phí công mà thôi (chắc chắn tới 99% là không có từ tương đương, do thuật ngữ này mới du nhập gần đây, kể từ ngày tại Việt Nam có giảng dạy môn kinh tế chính trị). Tôi cho rằng những người Việt không cần biết côngxoocxiom là gì thì đa phần trong số họ cũng chẳng cần (hay quan tâm) xem consorrtium là cái gì, ngược lại những người đã biết côngxoocxiom (các sinh viên kinh tế hay nhà kinh tế người Việt thuần túy) thì nếu biết tiếng Anh đều hiểu nó là consortium, nhưng những người biết consortium thì chưa chắc đã biết từ Việt hóa (một phần) của nó là gì (do họ đâu có học môn kinh tế chính trị hay làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế). Việc anh định dùng từ tổ chức quần hợp để thay cho côngxoocxiom chỉ là ý kiến của cá nhân anh, điều này chẳng có gì đảm bảo sẽ truyền tải hết ý nghĩa của consortium cũng như sẽ được chấp nhận trong tương lai.
Bạn thấy buồn cười, nhưng những người đã học khá kỹ về môn kinh tế chính trị như tôi thì thấy nó không đáng buồn cười một chút nào, khi nó đã được sử dụng trong các giáo trình để các nhà kinh tế học Việt Nam tương lai sử dụng. Việc bạn thấy nhiều từ consortium hơn côngxoocxiom trên Internet không phản ánh được điều gì, vì hai lý do cơ bản sau: a) Đa phần các trang Web bạn tìm kiếm được đề cập đến consortium là các trang Web không phải viết bằng tiếng Việt. b) Những trang bằng tiếng Việt dùng từ consorrtium cũng nhiều hơn côngxoocxiom vì những người viết bài đa phần theo học ngành báo chí, thậm chí họ còn không cần quan tâm xem consortium là gì chứ đừng nói là đã bỏ công tìm hiểu xem từ đã Việt hóa (phần nào) cho dễ đọc hơn là từ gì và cho rằng ai cũng biết đọc và viết consortium như họ. Bạn cho rằng Gioóc giơ Bút là khó tra cứu, nhưng nếu đã biết tiếng Anh như bạn thì quả thật không khó để nhận ra đó là George Bush trong tiếng Anh, còn đối với những người không biết một tý ngoại ngữ nào thì cụm từ George Bush quả thật là một sự đánh đố. Tôi tạm đánh vần theo kiểu Việt thuần túy của nó xem có buồn cười hay không nhé Ghe o rờ ghe Bu sờ hờ (Tôi đã từng nghe một số bà con nông dân đọc như vậy đó). Không ai trách họ được khi các trang báo hay tạp chí để nguyên như vậy mà họ lại học chưa hết lớp 5-7 trường làng. Bạn nói rằng Chỉ xin nói cùng các bạn rằng, phiên âm các từ gốc nước ngoài đang trở nên ngày càng hiếm và còn không chính xác, gây cản trở cho việc tra cứu thông tin. Chúng ta nên giữ nguyên từ gốc là vì thế, vậy tôi xin hỏi bạn là còn rất nhiều những từ cũng du nhập từ các ngôn ngữ nước ngoài trong rất nhiều lĩnh vực mà người ta cất công phiên âm hay chuyển nghĩa sao cho dễ hiểu hay dễ phát âm hơn đối với người Việt để làm gì (lưu ý bạn là trong tiếng Việt hiện đại có rất nhiều từ du nhập từ các ngôn ngữ khác, nhưng không phải ai cũng biết một vài ngoại ngữ để phát âm và viết cho chuẩn)?

Về vấn đề tệp/tệp tin/tập tin sửa

Tôi không rành các thuật ngữ tin học lắm, cho dù là một lập trình viên nghiệp dư. Tuy nhiên, các từ điển mà tôi có (hay tra cứu trên mạng) đều có các cách dịch khác nhau của file là tệp, tệp tin, tập tin, trong đó tập tin chỉ đứng bình đẳng như các cách dịch kia. User:ThienHuong căn cứ vào nguồn nào (xin dẫn chứng cụ thể) để nói tệp là cách nói địa phương hay nói trệch đi của tập.

Cuối cùng, tôi xin lỗi mọi người nếu trong thảo luận này có gì hơi quá nặng nề hay mâu thuẫn vì thời gian gần đây tôi rất bận với sự kiện anti-dumping của EU đối với ngành da giầy Việt Nam (tài liệu, hồ sơ rất nhiều và thời gian có hạn nên không thể dành nhiều thời gian cho Wikipedia).Vương Ngân Hà 14:12, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Thiên hương, tôi có cuốn tự điển tin học 1977: không có chữ tệp. Và trước 1975 ở trong Nam, tại ĐH Phú Thọ họ có giáo trình máy tính nhưng cũng chưa có chữ tệp. Đến cuối thập niên 70, trong Nam tôi theo các lớp năng khiếu điện toán vân chưa hề biết chữ này (chữ điện tóan nay đã bị đào thải) Không biết ngoài Bắc thế nào? Trong khi hiện tại theo google số người dùng tập tin nhiều gấp cả chục lần số người dùng tệp nên tôi mới đề nghị bàn xem có nên chuân hóa chữ này hay không... Nếu không thì cũng không sao vì chữ này không gây ngộ nhận và nó cũng được dùng nhiều lắm (trong đó có tôi mỗi lần lười gõ 'tập tin' tui chỉ 'tệp' cho lẹ).
Mến chúc anh Hường thành công trong công việc.

Làng Đậu

Chúc anh Hường may mắn trong công việc. Không có gì phải xin lỗi ai nếu anh bận.Trần Thế Trung 15:54, tháng 7 19, 2005 (UTC)

Trảlời anh VuongNganHa sửa

Phiên âm khác với việt hóa một từ gốc nước ngòai sửa

Anh VuongNganHa, Tôi xin theo ý anh về chữ consortium mà (tôi viết vậy rồi, đúng không?) Vì rằng môn kinh tế chính trị tôi học có 4 tiếng/ngày trong suốt có..1tuần, trong cả 4 năm học mà thôi. Theo cách cưỡi ngựa xem hoa vậy tôi đoán những gì tôi học chưa bằng một móng chân những gì anh biết, những gì tôi nhớ được còn lơ mơ hơn.

Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy buồn cười là vì tiếng Việt đang dùng, ngoài đa phần từ Hán việt còn có một số lớn các từ gốc phương Tây, nhưng những từ đó thường là từ 1 âm, rất "Việt" theo cách tôi hiểu ("việt" theo ý tôi là âm đọc tách rời) ví như "bình ga" chứ không phải "bình ga sờ" (GAS) "Nhà ga" chứ không phải "nhà Ga re " (GARE) với những từ 2 âm tiết thì cũng viết rời nhau ra. Và mọi người sử dụng chúng thường xuyên đến mức chúng trở nên hết cả lạ lùng, khiến chẳng ai nghe thấy mà cười được nữa.

Từ ghép 4 chữ, viết liền thì tôi thấy hiếm gặp quá. Có lẽ vì nó quá lạ lùng với cách dùng chung, và lại khá thân quen với cách tôi sử dụng chục năm trước khi học tiếng anh: viết phiên âm ra lề sách, nên tôi buồn cười! Xin diễn giải lại với anh vậy thôi, cười thì có nhiều kiểu cười mà, tôi chỉ cười mỉm thôi!;)

Nói chung về phiên âm chữ, ý của tôi và anh giống nhau đấy chứ! Anh xem lại mà xem. Bà con thì phải phiên âm chứ. "Gioóc giơ Bút" chỉ là 1 ví dụ tôi bịa ra thôi, chỉ nhằm tìm 1 chữ mà ai cũng có thể đọc ra để so sánh. Tôi đã gặp nhiều chữ chuyên ngành được phiên âm đến mức không bíêt đường nào mà lần, tình trạng đó quả rất khó chịu.


Chữ Tệp đâu có gì nghiêm trọng quá sửa

Anh Làng Đậu và VuongNganHa à,

Thật ra vấn đề này đâu có gì nghiêm trọng nhỉ, khi tôi thấy mọi người muốn loại trừ chữ "tệp" vì nó ko có trong từ điển thì tôi mới chợt nhớ ra là cũng không hẳn không ai dùng nó. Thực tế là ngay chính tôi, thỉnh thoảng khi nói cũng nói:" một tệp giấy này thì ăn thua gì.." ví dụ vậy chẳng hạn. Và cũng nhiều người dùng lẫn lộn chữ "tệp", với "tập". Tôi không có ý định phân tích ngữ nghĩa của từ, chỉ muốn nói rằng: Có nhiều cách đọc, hay đánh vần khác nhau, từ đó có thể thành ra viết khác.

Tôi nhớ từng có một bài viết liệt kê một số phụ âm hay bị dùng chệch. Ví dụ "b" và "p", "th" và "S"..vv..vì tôi không lưu ý vấn đề này lắm và cũng chưa đi nhiều nên ko thu lượm nhiều thông tin. Tuy nhiên cách đọc trệch này có thể gặp hàng ngày. Ở chợ gần nhà tôi có một bác bán rau, vẫn gọi cái sàng =cái thàng. Còn có câu trêu:' Thấm đánh cái thình, nghe tiếng thùng.." ("sấm đánh cái thình.."). Vì đây là cách nói ra nên tôi quả thực ko biết đây có phải bằng chứng cụ thể không, nếu anh muốn tôi có thể gọi điện thoại đọc cho anh nghe vậy;)

Với chữ tệp, hồi tôi học cấp 2 trong khi học về MS DOS giáo viên có dùng từ này, tôi với tin học thì còn nghiệp dư hơn cả nghiệp dư nên chẳng thắc mắc gì, nói chung, từ nào cũng được cả, miễn sao ai tra cứu có thể tìm ra được thông tin liên quan là được.

(LD, hình như bây giờ chữ điện toán = tin học)

Không trả lời hay vốn gì hết á đủ Zồi sửa

Dùng chữ tệp hay tập OK từ lâu rồi mờ

Chữ consocxiom (tui viết sai chính tả) cũng được hãy xem đây là ngoại lệ của ngôn ngữ vì thật ra không ngôn ngữ nào không có ngoại lệ. Nếu có ai biết gốc tiếng Pháp chữ này thì OK còn không thì bởi vì chỉ có mấy ông học chính trị biết và chỉ mấy ổng đọc nên theo tui xem đây là ngoại lệ. Tui hông dám xiá vô chiện chính trị kinh tế nữa.

Nếu gọi phone mà chỉ để nghe cái con-sort-ti-num thì cho xin LĐ sợ chính trị còn hơn sợ sư tử Hà Nội.

LĐ.

Trong tiếng Pháp và cả tiếng Anh đều là consortium. Xét về cách phiên âm ra côngxoocxiom thì có gốc từ phát âm tiếng Pháp. Tôi đề nghị một giải pháp dung hòa: thay từ côngxoocxiom thành consortium và mở ngoặc đơn chú thích thêm từ côngxoocxiom để cho những ai quen với từ loại này dễ hiểu và dễ tra cứu. Văn Đức Ngọc Thạch 04:14, 20 tháng 7 2005 (UTC)

quên chưa ký tên sửa

trời ơi tôi cứ fải log in liên tục.. ThienHuong 03:02, tháng 7 20, 2005 (UTC)

Khi login, nhớ tick vào ô Remember me. Avia 04:07, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Nếu không phải máy tính của riêng mình thì không nên dùng ô Remember me.--Á Lý Sa 04:08, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Dùng "Remember me" nhưng trước khi trả máy lại cho chủ của nó thì "clear cache" có được không? Mekong Bluesman 04:56, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Phải "delete cookies". --Avia 06:49, 21 tháng 7 2005 (UTC)
"Sign out" thì cookies cũng bị delete.--Á Lý Sa 07:18, 21 tháng 7 2005 (UTC)

Cách dịch của Đỗ Bá Phước sửa

Ông James Đỗ Bá Phước[1] dịch từ consortium trong nghĩa "Unicode Consortium" thành "liên đoàn" [2]. Nguyễn Hữu Dụng 04:19, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Còn hay hơn, vì ngắn hơn, từ của tôi. Mekong Bluesman 04:57, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Để bói qủe cho đở buồn nhe: anh Hường sẽ không đồng ý chữ này vì "liên đoàn" chỉ dùng cho Union hay vài từ khác nhưng tui không tin là nên dùng cho consortinum. Tui hông dám có ý nữa mất công lại đổ thêm dầu ăn vào chảo. LĐ
Làng Đậu viết đùa nhưng có lý. Không phải vì consortium không phải là một loại union -- nó là union của nhiều tổ chức, công ty, cơ quan giáo dục... có chung một mục đích. Trong khi đó "liên đoàn" đã bị gắn nghĩa "union" như trong "union of workers" - liên đoàn công nhân. Khó thật! Mekong Bluesman 05:17, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Mekong Bluesman, James Đỗ Bá Phước, Thạch, Thiên Hương, và những bạn khác: nếu một trong số các bạn thành thạo về vấn đề này, tại sao không mở mục từ và viết chi tiết về cái từ mà bạn thích. Nếu các bạn không viết, tốt nhất là đợi người thạo viết và vui vẻ chấp nhận cái tên mà họ đưa ra, nếu như nó nằm trong từ điển tiếng Việt (tức là thỏa mãn điều kiện đặt tên bài viết mới), hoặc bàn luận về cái tên có phù hợp với nội dung viết bên trong không. Tôi hy vọng điều này áp dụng cho các lần sau: trước khi một mục từ tồn tại, thay vì bàn cãi về tên, hãy viết mục từ đó ra nếu bạn tự tin.Trần Thế Trung 05:34, tháng 7 20, 2005 (UTC)
Trần Thế Trung viết chấp nhận cái tên mà họ đưa ra, nếu như nó nằm trong từ điển tiếng Việt. Nhưng ngay sau khi tôi viết một mục từ, ví dụ là, consortia thì Phan Ba sẽ liệt kê hai từ: Konsortium (trong Đại từ điển Đức-Việt) và Công-xoóc-xi-om (trong Đại từ điển tiếng Việt), rồi Vương Ngân Hà sẽ đưa ra các tài liệu dùng Côngxoocxiom và Thiên Hương sẽ bảo tôi phải dùng từ số ít là consortium. Back to square one! Mekong Bluesman 06:13, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Anh Mekong Bluesman à, tôi sẽ không bao giờ "mạo muội" yêu cầu để một mục từ bằng tiếng Đức đâu, không có thông dụng bằng các tiếng khác ở Việt Nam. Cách viết có gạch ngang như Công-xoóc-xi-om trong Google chỉ có 11 kết quả thôi. Tôi xin rút ra, square của anh trở thành tam giác (Bermuda);-).Phan Ba 07:23, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Phan Ba viết là không bao giờ yêu cầu một mục từ bằng tiếng Đức. Như vậy thì chúng ta làm gì với từ fürst trong bài các tước hiệu quý tộc của ông? Phiên âm nó thành phúc-sờ hay sao? Cái tam giác Bermuda của ông nguy hiểm quá! Mekong Bluesman 08:03, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Tin rằng trong tương lai sẽ có nbững chữ như vầy nữy hay là ta thống nhất với nhsau 1 cách dung hòa nào đó trong trường hợp khó khăn (thí du anh Hường có bảo rằng có viết chữ Anh thì cũng không ai chấp nhâ.n. Cách hay là:

  1. dùng ngoặc dơn ()
  2. viết thành 1 cụm còn gọi là.... để chấp nhận dung hòa bớt

Nhưng cách này phai được sự tán thành của đa số. LĐ

Tôi cũng nghĩ như vậy. Nếu côngxoocxiom là hình thái Việt hóa của consortium như cà phêcafé (tuy nhiên theo lối nhìn ngôn ngữ học thì hai loại biến hóa này khác nhau) thì chúng ta nên dùng một lối thông dụng cho các từ ít người dùng. Đó là: dùng 2 dấu () ngay sau từ côngxoocxiom và viết consortium ở trong. Mekong Bluesman 07:37, 21 tháng 7 2005 (UTC)
Theo tôi, giữa liên đoàn, hiệp hộicôngxoocxiom có những sự khác biệt khá đáng kể (về tư cách pháp nhân, hình thức và thời hạn hoạt động, hợp tác v.v). Do vậy, cách ông James Đỗ Bá Phước địch Unicode consortium thành liên đoàn Unicode không toát ra được bản chất của consortium này và khó có thể coi là chính xác được. Ví dụ sự hợp tác giữa các công ty hàng không châu Âu để tạo ra Airbus đã từng được gọi là một consortium nhưng không thấy ai gọi một liên đoàn bóng đá hay liên đoàn lao động của một quốc gia nào đó (cũng là sự liên kết, hợp tác) v.v là một consortium cả (về bản chất chúng không giống nhau, cho dù biểu hiện bề ngoài đều là sự liên kết, phối hợp giữa một vài tổ chức).Vương Ngân Hà 17:15, 21 tháng 7 2005 (UTC)
Vương Ngân Hà nói đúng. (Tôi cũng đã nghĩ như vậy và đã nói bên trên.) Do đó tôi đồng ý với Nhân Võ là dùng côngxoocxiom (consortium). Ông nghĩ sao? Mekong Bluesman 18:28, 21 tháng 7 2005 (UTC)
Thú thiệt là tui thích lối consortium (côngxoocxiom) hơn, nhưng vì hầu hết người trong nước đã dùng côngxoocxiom thì dùng kiểu côngxoocxiom (consortium) và xem đây là ngoại lệ. ThÔi tui bias hơi nhiều để quay ra viết bài. Ý kiến của anh Trung sẽ giúp dẹp bớt các bàn thảo Làng Đậu 18:41, 21 tháng 7 2005 (UTC)

Thắc mắc sửa

Tôi đọc lại thảo luận này và nhận thấy trong 3 người đang sống tại Việt Nam (at least that's what they claim): Vương Ngân Hà, Văn Đức Ngọc Thạch và ThienHuong, thì 2 người nói là họ không thích lối phiên âm như côngxoocxiom. Có thể lối này đang trên đường biến mất? Mekong Bluesman 18:59, 21 tháng 7 2005 (UTC)

Thắc mắc ngữ nghĩa sửa

Tên của hiệp hội này phải là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, có phải? Standardization là "tiêu chuẩn hoá" mà, đâu phải "standard"? --Baodo 22:28, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thỉnh thoảng nên xem lại các bạn Đông á của mình là Nhật Bản và Trung Hoa xem họ đặt tên ra sao. Như tôi thấy, họ đặt tên phần lớn là rất chính xác.
  • Nhật: Quốc tế tiêu chuẩn hoá cơ cấu 国際標準化機構
  • Trung: Quốc tế tiêu chuẩn hoá tổ chức ----- 組織
Baodo nói đúng. Tên của tổ chức này là International Organization for Standardization, do đó phải dịch sang thành "Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế". (Tôi đã có lần dịch sai thành "Tổ chức Quốc tế về Chuẩn" - thiếu chữ "hóa"!) Ngoài ra, cũng nên chú ý vào cách viết hoa cho tên của một tổ chức. Mekong Bluesman 23:10, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tình cờ nhìn qua, thấy tranh luận quá xá, nhưng cái "chính danh" thì lại bị lãng quên:-). Nhưng Mekong Bluesman nhìn thử xem tên đã sửa như vậy cũng còn trục trặc... vì cấu trúc tiếng Việt: "Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế" dịch ngược lại có thể là "an org. that standardizes the world" arha ha ha... Về viết hoa, xin ông chỉnh lại giùm, đa tạ!--Baodo 23:19, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Do đó tôi đã chưa sửa tên bài này. Đến thời điểm này tôi nghĩ nó nên là "Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá", Baodo nghĩ sao? Ngoài ra, chữ "Tiêu" trong "tiêu chuẩn hóa" có hoàn toàn cần thiết không? Mekong Bluesman 23:31, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chữ "tiêu" của "tiêu chuẩn" trong văn viết/nói hằng ngày bỏ được, nhưng là tên của một tổ chức thì không. ("Tiêu chuẩn" là một cặp đi đôi bổ sung nghĩa cho nhau, tiêu 標 = cái mốc treo hoặc cây nêu, chuẩn 準 là cái đích để nhắm. Khi treo cái đích, cái bảng lên mốc hoặc đầu cây nêu rồi mới là "tiêu chuẩn" cho người khác bắt chước theo). Chờ vài hôm nữa để mọi người xem như thế nào rồi quyết định. Hiện nay tôi thấy như nhau. Cách nào cũng có điểm hay và dở của nó. --Baodo 00:06, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa nghe không thuần Việt tí nào...Nguyễn Hữu Dng 23:40, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi tra Google thì được:
  • "Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế": hơn 600 kết quả
  • "Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế": hơn 400 kết quả
  • "Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa": chỉ hơn 100 kết quả
Tuy nhiên, tên "Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa" được dùng chủ yếu tại các website chính phủ:
  • Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường [3]
  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng [4]
  • Trung tâm năng suất Việt Nam [5]
  • Trung tâm Đo lường Chất lượng Việt Nam [6]
  • Tạp chí Công nghiệp [7]
  • Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường [8]
.... (tôi chỉ liệt kê các website của chính phủ...gov.vn, tổ chức...org.vn, không liệt kê các báo vì không tin tưởng các ông nhà báo lắm)
(Tmct 01:17, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Nếu dịch theo đúng văn phạm Anh ngữ thì thuật ngữ International Organization for Standardization nên dịch là Tổ chức Quốc tế về Tiêu Chuẩn hóa ... nhưng sao lại lo sợ nhỉ tại sao không dùng quách ISO cho gọn nhẹ khỏi cải khỏi sai khỏi lòng vòng!
Quay lại trang “Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế”.