Thảo luận:T-80

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Sholokhov trong đề tài Untitled

Untitled sửa

"Xe tăng có một súng tự động nòng trơn 125mm 2A46M-1 với ống bọc cách nhiệt bên ngoài, có thể bắn từ 6 đến 8 viên/phút. Nạp đạn thuỷ cơ học với băng đạn 28 viên. Trong xe có 45 viên đạn. Súng bắn ra những vật rời được nạp riêng biệt có vỏ dễ bắt lửa case and sabot. (The gun fires separate loading projectiles which have semi-combustible cartridge case and sabot.) Đạn có thể là AP (Armour Piercing - Xuyên vỏ giáp), APDS (Armour Piercing Discarding Sabot), HEAT (High Explosive Anti-Tank - Chống tăng sức nổ lớn) và HE-FRAG (High Explosive-Fragmentation - Sức nổ lớn - Mảnh). Vũ khí còn gồm một súng máy đồng trục 7.62mm PKT và một súng phòng không 12.7mm Utes (NSVT-12.7)."


Dịch quá quắt.

Xe tăng Mỹ và Đức dùng chung một loại súng, đó là XM-256 theo mấu khẩu Đức chế tạo cho xe tăng Leopard của họ. Phiên bản sau này được sử dụng là XM-291. (XM-256 và XM-291 là tên những khẩu súng này do Mỹ đặt). Súng này bắn đạn "lièu liền", có nghĩa giống như súng bộ binh nhỏ, đạn là một khối gồm đầu đạn, vỏ đạn (case) và thuốc phóng trong vỏ đạn.

Đạn T-80 là đạn "liều rời", thuốc phóng đặt trong vỏ (case) cách nhiệt chống bắt lửa, còn đầu đạn để rời. Điều này gây khó khăn cho việc chọn liều bắn đạn tốc độ khác nhau. Nhưng điều này lại thuận lợi cho việc bố trí băng đạn tròn, tốc độ bắn cao và giảm số người trên xe, thể tích không gian trong xe. Đây là điều chính yếu tạo nên ưu thế của T-72, T-80, T-90, T-95, T-2000 trước các đối thủ cùng thời. Bởi do khoong gian trong xe nhỏ, nên súng và giáp được tăng cường. Đoạn trên có thể hiểu là: "súng chính bắn đạn liều rời đặt trong vỏ chống bắt lửa".

Các loại đạn tăng:

AP (Armour Piercing - Xuyên vỏ giáp): đạn xuyên đầu tiên của xe tăng được chế tạo trong thế chiến 2. Đận có phần chính là thép phủ mũ kim loại mềm, một liều nổ phá nhỏ sau khi xuyên vào trong giáp mới phát nổ.

APDS (Armour Piercing Discarding Sabot): đạn thanh xuyên dưới cỡ có guốc. Đạn là một thanh mũi tên xuyên cỡ nhỏ hơn cỡ nòng, guốc đỡ đạn chạy trong cỡ nòng to rời khỏi đạn sau khi ra khỏi nòng. Thanh xuyên có thể làm bằng thép, vật liệu cứng và tỷ khối lớn như carbua vonphram (tỷ khối 13) hoặc uranium nghèo (DU, uranium đã được tách bỏ U-235 dùng trong công nghiệp hạt nhân). Thanh xuyên hiện đại có vỏ hợp kim 3/4 titanium, 1/4 uranium bên trong là uranium nén, tỷ khối chung 19.5. Đạn không có liều nổ, có thể có liều dẫn đường.

HEAT (High Explosive Anti-Tank) dạn lõm sử dụng chất nổ mạnh, xuyên giáp.

HE-FRAG (High Explosive-Fragmentation - Sức nổ lớn - Mảnh): đạn này các tank Anh Mỹ không dùng, đây là trái phá chống bộ binh và công sự.


"hệ thống Antene trả đũa tích cực." T-80 còn có thể được trang bị những thiếi bị tiên tiến. Như hệ thống APS (hệ thống phòng thủ tích cực). T-80 trang bị APS loại Arena-A gồm 6 hộp nổ văng mảnh thay thế được, sử dụng radar băng song milimet để phát hiện, định vị và bắn hạ tên lửa đến gần. Đời sau là Arena-E đặc trưng bởi cột radar cao trên tháp pháo. Hệ thống Arena-E sử dụng tên lửa nhỏ gắn trong các ống phóng cố định, bắn ra phía trên tên lửa địch và diệt bằng một chùm mảnh chúi xuống dưới. Điều này bảo vệ bộ binh đi cùng. Hệ thống Arena-E phát hiện mục tiêu 50 mét, diệt 25 mét, tốc độ 0,2s một phát, hiện có một không hai trên thế giới, tiếp tục được sử dụng trên các xe mới nhất của Nga.


ERA (vỏ phản ứng nổ) dùng để chống đạn có liều nổ lõm và giảm sức công phá của APDS. Khi đạn đến gần, khối nổ lõm đẩy ra một tấm thép cản đạn lại. APDS bị đổi hướng và dễ gẫu trong giáp thép phía sau ERA. Loại sử dụng cho T-80 và T-90 là Kontac.


Động cơ:

Trong thực tiễn chiến đấu, động cơ turbine tỏ ra quá tốn nhiên liệu. Do chủ yếu các trận chiến đối phó với quân du kích và bộ binh, nên tính năng cơ động tốc độ cao trên đường xóc, cần động cơ mạnh, ít khi dùng đến (đây là điểm trội của T-80, T-90 so với các đối thủ, được sử dụng trong những trận đấu tăng). Trong những cuộc chiến gần đây của Nga, chủ yếu xe đứng yên hay di chuyển chậm. Do đó, động cơ diesel tỏ ra thích hợp hơn. Ngày nay động cơ diesel có turbo và điểu khiển lượng nhiên liệu được đánh giá cao.

Sholokhov Ai viết mà không ký tên vậy ? Sholokhov (thảo luận) 05:18, ngày 13 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sholokhov Thành viên vô danh này nói đúng thật, nhưng làm ơn cho biết quý danh, hu hu. Đợi bao lâu rồi không giả lời.

Quên, ai dịch giúp cái table với, dịch nó oải quá. Sholokhov (thảo luận) 20:28, ngày 11 tháng 9 năm 2008 (UTC) tại sao xe tăng T-80 lại có trong trang bị của quân đội Hàn Quốc? Tử-vì-đạo-2010 (thảo luận) 15:59, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “T-80”.