Thảo luận:Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Bình Giang Nguyễn trong đề tài Về định nghĩa về "Thành ngữ Hán Việt"

Cái này cũng làm thành một trang của wiki thì thật lạ? Nếu các bác định làm một cái như thế này, nên lập thành một "tiểu từ điển", trong cái "đại từ điển wiki" thì hơn, chứ cứ liệt kê thế thì theo dõi kiểu gì. Thêm nữa, giả sử tính cấp thiết của mục từ là đáng thuyết phục, cái list này rồi sẽ dài đến đâu. Ở Việt Nam cách đây hơn 10 năm đã có một cuốn từ điển tập hợp đến 5000 thành ngữ, tên cuốn sách là 5000 thành ngữ Hán Việt thường dùng, do Bùi Hạnh Cẩn sưu tầm, NXB Giáo dục 1993. Mà đó mới chỉ là "thường dùng" thôi đấy nhé Khương Việt Hà 04:12, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Nhất cử lưỡng tiện" nghĩa là bắn một tên trúng hai con nhạn à? Tôi tưởng thành ngữ này là "Nhất tiễn song điêu"? Ngoài ra, "Đại nạn bất tử, tất hữu hậu phúc" phải dịch đúng là "nạn lớn ko chết, tất sau có phúc". Các bác cứ đưa lên rồi diễn giải theo ý mình thế mới lạ. Đề nghị đưa mục từ vào biểu quyết xóa!Khương Việt Hà 04:18, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về định nghĩa về "Thành ngữ Hán Việt" sửa

"Thành ngữ Hán Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay".

  • Xem lịch sử bài viết tôi nhận thấy định nghĩa này do thành viên Khương Việt Hà bổ sung. Đây là định nghĩa có thể chấp nhận được trong tình trạng chất lượng kém của bài nhưng thú thật tôi không hài lòng chút nào với ý "thành ngữ Hán Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định". Ý này có thể khiến nhiều độc giả hiểu nhầm (suy đoán) rằng thành ngữ Hán Việt có thể là "những câu nói hoàn chỉnh". Trong khi về mặt đặc trưng ngữ pháp, thành ngữ Hán Việt cũng như thành ngữ Việt Nam đều là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định và không tạo thành câu hoàn chỉnh. Bình Giang Nguyễn (thảo luận) 17:15, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt”.