Thảo luận:Nguyễn Phúc Bảo Long

(Đổi hướng từ Thảo luận:Thái tử Bảo Long)
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi 14.187.99.161 trong đề tài Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 3 tháng 1 năm 2020
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Chưa có tiêu đề sửa

Cô bác nào biết rõ hơn về Bảo Long xin bổ túc thêm cho. thảo luận quên ký tên này là của 203.210.238.64 (thảo luận • đóng góp).

Tiêu chuẩn ? sửa

Liệu đã có một thảo luận và sự đồng thuận nào cho tất cả con vua chúa là hiển nhiên có bài trên wiki hay không nhỉ? Thí dụ trong bài này, không thấy điểm gì nổi bật ngoài việc ông ta là hoàng thái tử Lưu Ly (thảo luận) 12:45, ngày 13 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thấy ông ấy có hình trên tem thì quá đủ nổi bật rồi. Có mấy người được lên tem? Tmct (thảo luận) 18:01, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không biết là ông Nguyễn Phúc Bảo Long được an táng ở đâu, nếu ở ngay Sens thì chắc có cơ hội tôi sẽ tới chụp ảnh mộ của ông để đưa lên đây, chứ như mộ của Nam Phương Hoàng hậu thì ở chỗ xa xôi và hẻo lánh quá, không biết bao giờ mới có dịp đến đó được. GV (thảo luận) 17:40, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nam Phương sửa

Phần "Lặng lẽ cuối đời" nói rằng Nam Phương Hoàng hậu qua đời sau Bảo Đại? NHD (thảo luận) 11:03, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên tiếng hán sửa

Thấy Thành viên:Alphama khóa bài vì lý do không nên gán tiếng hán cho người Việt. Tôi thấy việc này không đúng. Tên của hoàng tộc nhà Nguyễn bao giờ cũng được đặt theo tiếng Hán và phải dựa vào quy định trong Đế hệ thi. Vậy việc thêm thông tin tiếng Hán là 1 việc đúng luật và không cần phái khóa hay hồi sửa. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:23, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đã mở khóa hôm qua có người cũng thêm tiếng Hán vào bài Tạ Thu Thâu, bạn xem lý do có phải giống bài này?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 00:10, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
bài nào ra bài đó bạn à, ko thể gộp chung mà nói đc. majjhimā paṭipadā Diskussion 00:21, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ừ và khi ghi vào nhớ ghi luôn cái nguồn tiếng Việt ghi tên khai sinh bằng tiếng hán của mấy ông này nhé còn không thì nó bay dài dài.Tnt1984 (thảo luận) 02:25, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi rất dị ứng với kiểu thách thức như thế này, nếu trước kia thì tôi sẽ thêm vào hoặc lùi sửa xem thử bạn có thể làm được cái gì tôi? Nhưng nay, tôi đang rất bận và chả có hứng thú gì thảo luận cùng bạn, mà tôi chỉ muốn nói với Alphama rằng việc khóa bài như thế là không cần thiết, còn nếu TNT muốn chứng minh quan điểm, tôi có thể chỉ cho bạn vài chục thậm chí hàng trăm bài có tên chữ Tàu để bạn xóa bớt nhé, điển hình có BVCL Nguyễn Huệ đấy. Còn nếu cần, khi tôi rảnh tôi sẽ mở 1 cuộc thảo luận về vấn đề này để hầu bạn, nhưng nhớ là thảo luận với tôi chứ không phải với Sholokhov mà bạn có thể vòng vo tam quốc được nhé. majjhimā paṭipadā Diskussion 04:33, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi đâu có nói không được ghi chữ hán đâu nào bạn có thể thêm cả trăm ngàn chữ nếu thích khi có nguồn (bia đá thiếu gì). Tôi đâu cần làm gì bạn chỉ theo quy định nguồn thôi. Quan điểm gì nào? Tôi là cái gì chứ? Thần thông thái cái gì cũng biết nên mọi người đều phải theo à (Tự tin thế)? Hiện tại tôi chưa đụng đến các nhân vật từ năm 1700 trở về trước vì hình như có đồng thuận chữ hán trước thế kỷ 18 dù không nhớ ở đâu. Mà có lẽ "không nhớ" cũng chẳng sao sau này tính tiếp.Tnt1984 (thảo luận) 04:43, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Oái làm gì nóng thế, đúng là có rất nhiều IP Trung Quốc thích ghi tên vào 1 loạt bài tên người Việt Nam, vì tôi hay đi tuần tra nên lâu lâu cũng có lùi sửa vì nghĩ rằng không có tên Tàu với 1 số bài, một số tên thì tranh cãi như bài Đinh Tiên Hoàng, vì vậy có thể có sơ sót, nếu các bạn thấy thì nêu thảo luận với thêm nguồn, như bài Đinh Tiên Hoàng bị spam tên riết rồi cho nên mới có khóa, có lẽ 1 phần làm tôi dị ứng và khóa mấy bài dạng này. =))  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:46, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mà nói chung IP kia biến đâu rồi nhỉ? Vì còn khoảng vài trăm bài cần dọn.Tnt1984 (thảo luận) 04:49, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Không dọn để đó luôn đâu sao bạn, đóng góp tự nguyện mà. Ở Wiki này chỉ 1 vài người hiểu ý bạn là gì (khi IP biến mất), vì quanh đi chỉ đúng 3-5 người tuần tra chính. Ai có nguồn ông này có tiếng Trung không, tôi chỉ thấy ở [1] nhưng không chắc vì tôi tiếng Trung kém.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:50, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Không, vì cái quy định do những người anh em đặt ra nên đang kẹt đây. Với những bài nhân vật Việt thì phải là nguồn Việt ghi chữ gì gì đó chứ nếu không thì như tra tiếng Hán mà lật từ điển tiếng Zulu ra mà tra. Ví dụ như thế này ai dám nói gì nào.Tnt1984 (thảo luận) 04:55, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
 
Tôi đã nói rõ là các hoàng tộc nhà nguyễn đều đặt tên dựa trên đế hệ thi còn gì? Nếu đặt bằng chữ viết quốc ngữ thì lấy đâu ra các bộ chữ cho đúng với quy định của Minh Mạng? Khi thụ phong thái tử, tên được khắc vào kim sách, thế khắc tên bằng chữ quốc ngữ à? Điều logic đơn giản như thế mà bạn cũng không chịu hiểu, vẫn kiểu thách thức như thế. IP đó rõ ràng là vào wiki chỉ với 1 mục đích, nhưng không phải cái gì thêm vào cũng cần phải lùi sửa, cái nào cần thì mình làm cái nào không cần thì cứ để đó, lùi sửa chỉ khiến họ vào hoài mà thôi. Cho nên tôi chỉ ý kiến mỗi bài này, bài khác tôi có ý kiến gì đâu? Mà những người sinh trước năm 1920, ở các gia đình Nho học, vẫn có khả năng họ có tên bằng chữ Hán hoặc Nôm, đó là điều rất bình thường vì lúc này chữ quốc ngữ chưa thật sự phổ biến, ngay cả giấy khai sinh thời pháp thuộc 1938 trên wiki này cũng thấy, ngoài chữ quốc ngữ còn kèm chữ hán nôm nữa mà. majjhimā paṭipadā Diskussion 04:59, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cứ có nguồn ghi tên gì vào cũng được.Tnt1984 (thảo luận) 05:30, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 3 tháng 1 năm 2020 sửa

14.187.99.161 (thảo luận) 11:43, ngày 3 tháng 1 năm 2020 (UTC) Theo nội dung bài viết, Bảo Đại tặng con một chiếc Jaguar VII thể thao nhân ngày sinh nhật lúc Bảo Đại, Nam Phương và các con đang sống lưu vong Ở Cannes (bờ biển thiên thanh, miền nam nước Pháp). Cách mọt đoạn, bài viết kể lại rằng, "trong khoảng thời gian từ 1949-1951, Bảo Long đã gây ra 12 tai nạn giao thông". Như vậy, sinh nhật Bảo Long được làm quà chiếc xế hộp phải là năm 1949, lúc mới 13 tuồi (Bảo Long sinh năm 1936). Một cậu bé 13 tuổi có được phép lái một chiếc xe mà tốc độ lên tới 200 km/h (124.3 Mph) không? Những tai nạn trên có gây thương vong không? Thật vô lý! Hơn nữa, cuối năm 1946, Bảo Đại qua sống ở Hong Kông, một cuộc sống xa hoa khiến ông ta phải lâm vào cảnh túng cùng. Hai nhân chứng cho hoàn cảnh tài chính kiệt quệ của Bảo Đại là:1/ Cô ca ve (gái nhẩy) họ Lý mà Bảo Đại quen ở Sài gòn hồi đầu thập niên 40, và sống chung già nhân ngãi non vợ chồng tại số 51, Trần hưng Đạo (tên Pháp lúc bấy giờ là Gallieni), quận 5 (bây giờ)2/ Trùm mật thám Đông dương, Jean Cousseau, người thường xuyên cung cấp tiền bạc cho Bảo Đại khi y thố lộ là mỗi tháng phải cấp dưỡng trên 1 triệu tỉền Đông dương 3/Nam Phương, vào tháng 10/1945 khi tiếp xúc Phạm khắc Hòe thay Bảo Đại xin tiền vợ mình, đã hỏi Hòe "Vĩnh Thụy làm gì mà cần tiền?" 4/ Jack Warner, tỷ phú Hollywood, khai là Bảo Đại đã thua ông ta 350 triệu phật lăng (francs cũ) một đêm ở sòng bài Cannes, cũng đủ thấy thói ăn chơi của cựu hoàng tốn kém biết bao nhiêu? Lấy tiền đâu mà mua tặng sinh nhật con 1 chiếc xế hộp đát tiền, thậm chí còn tậu cả một du thuyền (yatch) tráng lệ nữa chứ?Trả lời

Quay lại trang “Nguyễn Phúc Bảo Long”.