Thảo luận:Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Violetbonmua trong đề tài Trang chủ của TTXVN

Độc lập trực thuộc sửa

"Cơ quan độc lập trực thuộc chính phủ"

Không phải trực thuộc trái nghĩa với độc lập sao? Đây là nghịch hợp (oxymoron)? Nguyễn Hữu Dng 04:01, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
VNTTX trực thuộc thẳng Chính phủ Việt Nam và không còn nằm trong Nha Thông tin nữa.--An Apple of Newton 04:08, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Như vậy tại sao không viết ""Cơ quan trực thuộc thẳng (từ) chính phủ"? Vì, như Nguyễn Hữu Dụng viết bên trên, "độc lập" và "trực thuộc" có nghĩa trái ngược với nhau. Mekong Bluesman 10:56, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi hiểu người viết "độc lập trực thuộc" muốn diễn tả ý là VNTTX trở thành 1 cơ quan riêng, nhưng viết như vậy không chính xác. Tôi đã sửa lại là "cơ quan trực thuộc chính phủ", đó cũng là cách gọi chính thức. Cơ quan trực thuộc chính phủ nghĩa là thủ trưởng cơ quan ấy chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhưng ông ta / bà ta không phải thành viên chính phủ, tức là thấp hơn bộ trưởng. Nhân tiện, "trực" đã có nghĩa là "thẳng" rồi. Avia (thảo luận) 12:21, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK--An Apple of Newton 03:00, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ở Việt Nam, từ "độc lập" và "trực thuộc" dùng trong quản lý hành chính có ý nghĩa riêng của nó và không hề trái ngược nhau. Ví dụ, có Trung tâm A, thuộc bộ X, nhưng trung tâm này không có con dấu pháp nhân riêng, thì được gọi là : Trung tâm A là đơn vị trực thuộc bộ X. Còn có Trung tâm B cũng thuộc bộ X, nhưng lại có con dấu pháp nhân riêng, thì khi đó sẽ gọi là : Trung tâm B là đơn vị độc lập trực thuộc bộ X. Casablanca1911 03:07, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trung tâm A, thuộc X quản lý, nhưng X giao cho A (cơ chế) được quyền tự hạch toán về kinh tế (lời ăn lỗ chịu) hoặc khoán biên chế (ngân sách). Hàng năm A phải nộp cho X một khoản phí gọi là "quản lý phí", nếu khoán ngân sách thì thôi. A có hoặc không cần có con dấu pháp nhân riêng (tất nhiên nên có), thì được gọi là: A là đơn vị (được quyền) độc lập về mặt tài chính, trực thuộc X quản lý. Như thế, có vấn đề gì xảy ra, tuỳ theo sự việc cụ thể, A sẽ chịu tội trước X theo cơ chế và có thể chịu tội luôn trước Luật pháp. 666.666.666 04:16, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Casablanca1911 viết "từ "độc lập" và "trực thuộc" dùng trong quản lý hành chính có ý nghĩ riêng ...". Như vậy thì phải giải thích rõ bằng 2, 3 câu, không nên viết chỉ một câu và mong là người đọc sẽ hiểu câu đó dùng các nghĩa đặc biệt của 2 từ đó. Thí dụ, khi tôi viết "tôi là người giầu nhất thế giới" và chỉ mong là người đọc sẽ hiểu "giầu" trong câu đó không có nghĩa là "giầu (tiền)" mà có nghĩa là "giầu (ý tưởng)" thì làm sao một người đọc bình thường hiểu?! Mekong Bluesman 04:35, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thì tôi đã viết câu trên và sợ mọi người không hiểu nên đã đưa ra một ví dụ sự khác nhau do việc có hay không sở hữu con dấu pháp nhân đó. Tương tự như câu trên của MB, có kèm theo câu thí dụ ở sau thì mọi người hiểu luôn ra ý MB định nói là gì.

Còn tôi hạn chế không giải thích nhiều xung quanh một vấn đề, vì càng giải thích lại càng có nhiều vấn đề có người sẵn sàng nhảy vào "thảo luận" ngay lập tức các câu nói của tôi.

Còn theo như 6.9 giải thích thì tôi lại không hiểu, đơn vị A là đơn vị hạch toán độc lập về kinh tế trực thuộc X quản lý mà có thể không có dấu riêng là như thế nào, hạch toán như thế nào ? Casablanca1911 12:00, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Con dấu có thể cần thiết khi giao dịch. Nếu không cần giao dịch có thể bỏ qua. Hoặc nếu giao dịch mà đối tác không cần con dấu cũng bỏ qua, con dấu không bằng chữ ký. Xem lại trong cơ quan, ai ký và ai đóng dấu là rõ. 666.666.666 13:57, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhưng ý tôi muốn hỏi về kinh tế, về việc đóng thuế, khai báo doanh thu với cơ quan nhà nước, liệu có độc lập không khi không có con dấu ? Casablanca1911 15:14, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vẫn độc lập.666.666.666 00:10, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu các cơ quan Việt Nam làm sao mà giao dịch khi không có con dấu, chưa nói đến chuyện hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Đúng là trong cơ quan thì thủ trưởng/giám đốc ký, văn thư đóng dấu, nhưng ra khỏi cổng cơ quan mà không có con dấu thì vứt! "Con dấu không bằng chữ ký", cái này ở đâu đâu bên trời Tây, hoặc trong nội bộ các công ty nước ngoài tại VN! Tôi đi công chứng bản sao một chứng chỉ đào tạo (training certificate) do công ty nước ngoài cấp, công chứng viên nhất định không chứng với lý do chỉ có chữ ký không có con dấu, nên chứng chỉ đó không có giá trị pháp lý! Cái chứng chỉ đào tạo thì chỉ có thể nộp cho các Phòng Tổ chức (Phòng Nhân sự), chứ làm sao có thể đem đi gian lận thuế được (ví dụ vậy), nhưng ông ta nhất định không chứng nhận cho tôi! Avia (thảo luận) 02:51, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Casablanca1911 đang lái sang vấn đề kinh tế, không phải là "quản lý hành chính" đơn thuần nên mới trả lời vậy. (ví dụ: khi đăng ký kinh doanh, chưa có con dấu cũng đăng ký được. Khi có giấy đăng ký rồi, việc thích đi làm con dấu hay không là tuỳ. Có người cần, nhưng có người chả cần). Nhất là những doanh nghiệp mini. 666.666.666 02:59, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu đúng như 6.9 nói thì bây giờ tôi mới biết là các doanh nghiệp độc lập có thể không cần đến dấu pháp nhân. Casablanca1911 03:40, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng. Con dấu được sử dụng trong các Doanh nghiệp thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các Doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi đã có giấy phép thì có quyền mở tài khoản riêng và đăng ký con dấu. Đơn vị độc lập là Hộ kinh doanh, tuỳ mức độ dao dịch, họ có quyền lựa chọn đăng ký con dấu hay không, không bắt buộc.666.666.666 03:48, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhưng trong trường hợp đơn vị độc lập đó thuộc cơ quan nhà nước thì phải có dấu riêng chứ ? Casablanca1911 04:09, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Được quyền đăng ký con dấu. Nếu không có dấu, sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào. 666.666.666 04:28, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Số điện thoại sửa

Do Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin, nên nhưng thông tin về địa chỉ, số điện thoại...các Cơ quan trực thuộc TTXVN cũng cần loại bỏ. Lưu Ly (thảo luận) 01:43, ngày 1 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trang chủ của TTXVN sửa

Trong phần liên kết ngoài đề cập Trang chủ chính thức của TTXV nhưng truy cập vào chỉ thấy toàn tiếng Anh, không tìm được liên kết nào có thể đưa về tiếng Việt (chỉ có trang vietnamplus trực thuộc TTXVN là có TV và các phiên bản tiếng khác). Có ai hiểu vì sao không? ~ Violet (talk) ~ 16:15, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trang tiếng Việt là trang chính http://www.vietnamplus.vn/
Bên dưới có ghi:Website khác: Vietnam News;...http://vietnamnews.vnagency.com.vn/
Xem phần giới thiệu http://www.vietnamplus.vn/staticpages/about.html#intro
Báo điện tử VietnamPlus (http://vietnamplus.vn) là trang duy nhất ở trong nước cung cấp những thông tin mới nhất, tin cậy bằng bốn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha) về tình hình Việt Nam và thế giới, là cầu nối để độc giả khắp nơi trên thế giới hiểu về Việt Nam và con người Việt Nam.
Website dịch vụ của TTXVN tại địa chỉ http://news.vnanet.vn là cổng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tin (bằng bốn ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha), ảnh, báo, tạp chí, tin đồ họa, sản phẩm nghe nhìn.
Lưu Ly (thảo luận) 16:18, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn, trang http://news.vnanet.vn bắt buộc phải đăng nhập mới được xem nội dung tin: "Người dùng đăng ký xem và tra cứu loại thông tin nào thì chỉ được quyền xem loại thông tin đó và phải trả tiền cho số lượng thông tin đã xem." (!!!). Đó giờ thấy các báo khác trích đăng lại chỉ dùng nguồn vietnamplus. Vì phần liên kết ngoài hiện nay hơi rối, nhờ bạn chỉnh lại giúp cho dễ hiểu hơn. ~ Violet (talk) ~ 16:35, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Theo tôi thì cái TTXVN này nó có nhiều cơ quan đại diện, Phân xã, Báo, Tạp chí...nên tìm khái niệm "Trang chủ chính thức của TTXV" là bó tay :D. Lưu Ly (thảo luận) 16:41, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
@_@! Nhưng mà để cái trang toàn tiếng Anh thấy nó kì kì sao ấy. ~ Violet (talk) ~ 16:43, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tui sửa đại là:

Chắc không ai xét nét nữa mô :D. Lưu Ly (thảo luận) 16:51, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Rứa mà mà xét gì nữa hè. ~ Violet (talk) ~ 17:16, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Thông tấn xã Việt Nam”.