Thảo luận:Thiếu Lâm danh gia

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Silviculture

Bài này đưa vào theo tiêu chuẩn nào? Xem chỉ có 1 hit. Lưu Ly 05:42, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vấn đề là chữ "Danh gia" tôi tra Goolge bị trùng với... "đánh giá". Bạn tra thử "Thiếu Lâm"+"danh gia" xem sao, ra được nhiều hits hơn đấy chứ, ví dụ: http://thieulam.jimdo.com/tin_tc.php , http://www.viendu.com/bai%20viet/vohoc/TrungHoaVoSu-GSVuDuc.htm Còn nếu tra Hán tự: "少林名家" tôi thấy ra 1740 hits tính cả cái bỏ đi. Chưa kể, nếu tôi biết âm bạch thoại của chữ này dưới phiên âm latinh và gõ vào chắc chắn sẽ ra nhiều nữa. Tuy nhiên, đồng ý rằng có thể nó chưa thỏa mãn tiêu chuẩn nào và các bạn hoàn toàn có thể xóa bỏ mục từ vì điều này, bởi rằng đây ko phải là một võ phái chỉ là tên gọi quy ước trong đồng đạo võ lâm để chỉ các dòng phái có nguồn cội từ Thiếu Lâm nhưng phân biệt với hệ thống Thiếu Lâm phái chính tông ở chùa (có ý nghĩa của một thể loại?). Biên soạn mục từ này, tôi nhằm mục đích tránh những tản mạn không cần thiết khi người ta đua nhau viết các mục từ Thiếu Lâm Tự (võ), Thiếu Lâm Phúc Kiến, Thiếu Lâm Nam phái, Thiếu Lâm chân truyền gì gì đó nhưng cuối cùng chả hiểu mấy cái loại Thiếu Lâm đó thuộc về cái gì. Mục từ này, tôi cho rằng hoàn toàn có thể đưa ra như một thể loại để chỉ tất cả những môn phái nào đó có gắn với chữ Thiếu Lâm ở đầu nhưng không phải là môn hiện vẫn đang được dạy tại chùa Thiếu Lâm Khương Việt Hà 13:24, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phải tra "Thiếu Lâm danh gia" mới biết được kết quả đúng, còn nếu tra "Thiếu Lâm"+"danh gia" thì ra kết quả sai vì nó liệt kê nhưng trang có Thiếu Lâm và danh gia nhưng chẳng liên quan gì đến nhau cả.

Với chỉ 1740 hit "少林名家" ở 1 quốc gia hơn 1 tỷ dân thì nó càng không đủ tiêu chuẩn.

Do đó với vi.wiki nó không đủ tiêu chuẩn, nếu không xoá bài này, người ta sẽ cho là Wikipedia đã tạo ra cách dùng đó!? Lưu Ly 13:39, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi dùng Google cho "Thiếu Lâm danh gia" thì tìm được 2 hit [1]. Do đó, không đủ tiêu chuẩn. Mekong Bluesman 02:18, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị giữ lại mục từ này vì: vấn đề không phải đây là một tổ chức (một võ phái cụ thể) để check google mà đây là một thuật ngữ võ học chính xác nhất để chỉ tất cả những hệ thống có gốc từ Thiếu Lâm, nhưng không còn nguyên bản như cái hệ phái hiện vẫn được dạy bên trong chùa Thiếu Lâm. Theo nghĩa nào đó, Thiếu lâm danh gia là thuật ngữ đồng nghĩa với thuật ngữ "Chi phái Thiếu Lâm", "Hệ phái Thiếu Lâm". Tính không phổ dụng của thuật ngữ, theo tôi, có thể xét đến ở các góc độ này: Thứ nhất, võ Thiếu Lâm quá phổ biến, đến mức cái nào cũng có thể cho là có nguồn gốc từ Thiếu Lâm không cần phải thêm chữ chú giải võ phái trong tên gọi (ví dụ chữ "Danh gia"). Thứ hai: bản chất của võ thuật và các thuật ngữ của nó vốn đã là không phổ dụng. Thứ ba, tính tự cường của các võ sư, không ai chịu thừa nhận môn phái mình hay kỹ thuật của mình chỉ có hơi hướng của Thiếu Lâm chứ không phải là nguyên bản, nguyên gốc. Dù có thể 100% các võ phái đang được dạy hiện nay chỉ có chút chút Thiếu Lâm mà không còn là Thiếu Lâm phái chính tông, vẫn không ai chịu thừa nhận điều này. Thuật ngữ Thiếu Lâm danh gia khá phổ biến trong cuốn tạp chí về võ thuật ở Việt Nam: "Sổ tay Võ thuật", mà tài liệu tham khảo cuối bài là cái điển hình tôi dựa vào đó để biên soạn nội dung bài này. Nếu không có một tên gọi chung, hay chí ít một tên để chỉ một thể loại các võ phái có nguồn gốc từ Thiếu Lâm tự, tôi thấy rằng sẽ khó tránh khỏi những tranh cãi bất tận thế nào mới là võ Thiếu Lâm chính hiệu và thế nào là võ Thiếu Lâm đã được biên soạn, cải tiến trong dân gian, như chính tình trạng lộn xộn tên gọi hiện nay cho thấy: nào là Thiếu Lâm Hồng gia, Thiếu Lâm chân truyền, Thiếu Lâm Phật Sơn Vịnh Xuân Quyền, Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm Bạch miêu phái, Thiếu Lâm Hắc miêu phái, Thiếu Lâm Danh gia Nam tông Phúc Kiến v.v. gì gì đó nhưng thử hỏi trong đó có bao nhiêu phần trăm là kỹ thuật Thiếu Lâm chính hiệu? Khương Việt Hà 06:23, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Thiếu Lâm danh gia" là từ chuyên ngành, do đó, không áp dụng Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào được, vì tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các cá nhân hoặc tổ chức thôi. Casablanca1911 02:07, ngày 2 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây là lĩnh vực tôi hoàn toàn không biết nên không thể có ý kiến chính xác nên giữ hay không. Nhưng những trường hợp này thì không nên căn cứ số hit của google. Điều quan trọng nó cung cấp thông tin gì cho người đọc và độ chính xác của thông tin. Cũng nên chú ý sẽ có bao nhiêu người cần thiết những thông tin như thế. Xin bạn Khương Việt Hà chú ý, nhiều khi không nên chạy theo những gì mình thích quá, nếu nó không phù hợp và bị xóa bỏ thì thật lãng phí.--Sparrow 16:35, ngày 3 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin bạn Khương Việt Hà chú ý, nhiều khi không nên chạy theo những gì mình thích quá, nếu nó không phù hợp và bị xóa bỏ thì thật lãng phí, cảm ơn thiện chí của Sparrow đã nhắc nhở. Thực sự, con người ta sẽ không thể làm những gì người ta ko thích, đúng ko ạ? Cũng may mắn, từ khi tôi quay trở lại Wiki từ đầu năm tới giờ, viết hàng trăm mục từ mới, mới chỉ bị xóa bỏ hai mục từ về hai tác giả chưa đủ tiêu chuẩn (do mới vào lại wiki, chủ quan chưa đọc kỹ điều kiện đưa vào), và bài này đưa ra biểu quyết xóa nữa là 3. Còn thì...tôi ủng hộ những phản biện, và tôi cũng tập bảo vệ ý kiến của mình. Có lúc ko bị các thành viên biểu quyết xóa bỏ thì lỗi máy tính, lỗi wiki tôi cũng bị xóa bỏ nhiều lần rồi, như hôm trước tôi biên soạn mục từ Ueshiba Morihei mấy lần gần xong lại bị lỗi mất sạch, đến mức rất nản. Về mục từ Thiếu Lâm danh gia này, tôi lại một lần nữa chủ quan là vì khi đưa lên, trong tạp chí võ thuật khá uy tín của Việt Nam là Sổ tay Võ thuật thuật ngữ này đã khá quen thuộc, nên tôi không check các điều kiện khác Khương Việt Hà 09:35, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu Khương Việt Hà không tin đủ vào ý kiến của mình để bảo vệ nó và, do đó, thuyết phục người khác thì những người hoàn toàn không biết, như tôi, sẽ không bao giờ học được thêm những gì mới.
Tôi nghĩ là không nên quá "bảo thủ" và nhắm mắt cãi nhau về ý kiến của mình như một số người đã làm gần đây nhưng nên có đủ lòng tin để bảo vệ quan điểm của mình (và giúp người khác, nếu không chấp nhận, nhìn và hiểu được quan điểm đó).
Cái khó là sự biết khi nào là "đủ" và khi nào là "đi quá". Cái khó đó thì tôi tin là một thành viên làm việc tại đây lâu như Khương Việt Hà biết. Do đó, hãy thuyết phục tôi (tôi đang lung lay và sắp đổi ý rồi).
Mekong Bluesman 12:49, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Rất thành thực cảm ơn Mekong Bluesman. Thực ra, tôi cũng chưa hẳn là "không tin đủ vào ý kiến của mình để bảo vệ bài viết", mà tôi cố gắng có cái nhìn trung dung, đánh giá đúng đóng góp của mình và cái mình còn thiếu sót. Như trên đã nói: thiếu sót của tôi là hơi chủ quan khi tôi đã quen khái niệm lại cứ nghĩ mọi người cũng quen, vì vậy cho rằng đề tài này có ích và quyết định đưa bài lên khi chưa check thêm thông tin về nó (ví dụ thử kiểm tra Google xem khái niệm phổ biến đến đâu, mặc dù không cho rằng đó là điều kiện đưa vào bắt buộc của bài). Còn thì tôi chưa hề thôi thỉnh cầu giữ lại bài này. Dĩ nhiên, nếu các thành viên biểu quyết xóa bài và bài sẽ bị xóa, tôi cũng không vì thế mà quá tiếc, hay quá nản. Trong cuộc đời ngắn ngủi và phù du này, cái được và cái chưa được, cái tồn tại và cái không tồn tại, giữa chúng chỉ là những lằn ranh mỏng manh đôi khi không quan trọng mấy Khương Việt Hà

"...cái được và cái chưa được, cái tồn tại và cái không tồn tại, giữa chúng chỉ là những lằn ranh mỏng manh đôi khi không quan trọng mấy". Namaste... Mekong Bluesman 19:44, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Khi tôi thêm cái tiêu bản tiêu chuẩn vào, dĩ nhiên trước đó tôi đã đọc nội dung của bài và nhận thấy, bài được viết một cách nghiêm túc. Tuy nhiên tôi không thể có tài liệu chuyên ngành để khẳng định được nó (cụm từ) sử dụng như thế nào và các thành viên Võ thuật cũng không thấy thảo luận gì về những khái niệm thuộc chuyên ngành này. Bài vẫn chưa xoá, và xin mời các thành viên tiếp tục thảo luận. Lưu Ly 06:50, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn Khương Việt Hà cho rằng cụm từ Thiếu Lâm Danh Gia của mình dùng là đúng thì tôi không phản bác hay đưa ra ý kiến gì. Nhưng có một điều là trong các tài liệu võ thuật của người Trung Hoa viết bằng tiếng Trung và tiếng Anh mà tôi đã đọc chưa hề nghe qua rằng người Trung Hoa dùng cụm từ này. Chỉ có tài liệu của người Việt Nam sử dụng như vậy. Ngay các võ phái Trung Hoa cũng chưa bao giờ xưng danh như thế, chỉ trừ tác phẩm Nam Quyền Toàn Thư của quyền sư Trương Tuấn Mẫn, dịch giả Thiên Tường, là dùng cụm từ Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến. Bạn hãy xác tín lại điều này bằng những nguồn tài liệu do chính các học giả Trung Hoa đưa ra và các võ phái xưng danh với những nguồn tài liệu bằng hình ảnh hay phim tư liệu thì sẽ thuyết phục được. Thứ hai, có rất nhiều võ thuật tự xưng có nguồn gốc từ Thiếu Lâm, điều đó ai cũng biết, còn võ Thiếu Lâm hiện đang dạy tại chùa thì chỉ còn có ngôi chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam là còn, các ngôi chùa dạy Nam Bắc Thiếu Lâm không còn nữa. Chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đã xuất bản bộ sách Thiếu Lâm Quyền rất nhiều do Thích Vĩnh Tín đang trụ trì viết lời dẫn (bạn có thể tìm mua tại nhà sách Sông Hương số 94 đường Nguyễn Thị Minh Khai P.6, Q.3), phim tài liệu về chúng bằng tiếng Trung Quốc do Trung Quốc sản xuất cũng bán rất nhiều tại Hà Nội (Cửa hàng PHƯƠNG DUNG- SỐ 282 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội (gần cổng trường Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội). hay liênlạc ĐT số: 0983085644 hoac 04-2180551 theo địa chỉ liên lạc Pham Thi Hoa - Số 1 Ngõ 392 đường Kim Giang) có thể làm tài liệu sống cho thấy đặc trưng của loại quyền thuật này khác với các loại quyền thuật Nam Bắc Thiếu Lâm (hay bạn có thể vào www.youtube.com gõ tên bài quyền bằng phiên âm tiếng Anh để xem), hoặc bạn có thể ra đường Huỳnh Thúc Kháng tại Sài gòn để tìm các phim tư liệu về võ thuật Trung Quốc và Lý Liên Kiệt do chính người Trung Hoa làm tài liệu sẽ rõ. Tôi chưa bao giờ thấy một văn bản tài liệu nào có đủ uy tín thật sự chứng minh quan điểm của bạn. Tuy nhiên võ Thiếu Lâm muốn nhận ra không mấy khó khăn vì tuy nhiều môn quyền đủ chủng loại nhưng mỗi một thời có những đặc trưng riêng thể hiện trên kỹ thuật của bài quyền đó, đó chính là nguồn tài liệu rõ ràng nhất chứ không cần tra khảo các loại tài liệu viết nhiều lắm cũng có thể nhận ra. Viết về một môn võ nào đó ít nhất bạn phải có tập luyện qua một ít chứ không nên chỉ đọc sách rồi viết thì khó thuyết phục được người khác và dễ bị phản biện. Tất nhiên tôi không nói ý kiến của bạn sai. Nhưng bạn phải có đủ tư liệu dẫn chứng thì tốt hơn. Tôi đã ở trong lĩnh vực này rất lâu (gần 30 năm) mà cũng chưa nghe qua vị võ sư nào dùng thuật ngữ này. Không hiểu vị nào lại xướng lên cụm danh từ này để tạo ra mâu thuẫn. Giới võ thuật cũng chưa có ai dùng danh từ này cả, chỉ có tài liệu mà bạn dẫn ra có ý kiến đó mà thôi, mà tài liệu này lại do người Việt Nam viết thì không hiểu nhóm môn phái nào xưng danh như vậy. Tôi chưa thấy các võ phái Trung Hoa nào xưng danh như vậy, kể cả bên ngoài giới võ thuật và các học giả Trung Hoa, thậm chí nhà văn Kim Dung hay viết hư cấu cũng chưa hề dùng thuật ngữ này. Đã vậy bạn lại còn cho là đây là một thuật ngữ võ học chính xác nhất để chỉ tất cả những hệ thống có gốc từ Thiếu Lâm, nhưng không còn nguyên bản như cái hệ phái hiện vẫn được dạy bên trong chùa Thiếu Lâm. Theo nghĩa nào đó, Thiếu lâm danh gia là thuật ngữ đồng nghĩa với thuật ngữ "Chi phái Thiếu Lâm", "Hệ phái Thiếu Lâm" (?) thì thật tình là chỉ có bạn và tài liệu nào đó trong "Sổ Tay Võ Thuật" in, mà bạn có biết rằng trên tập san "Sổ Tay Võ Thuật" cũng không thiếu gì những bài viết tào lao không có dẫn chứng, chẳng hạn bài "Tiểu La Hán Thảo" nào đó có hình chụp hẳn hoi trên tập san này và cho rằng đây là bài quyền Thiếu Lâm, trong khi tôi đã tập luyện bài này sát nguyên bản bài của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam thì chẳng thấy dính dáng gì một động tác nào cả, dĩ nhiên tôi có đầy đủ tài liệu quay tại chùa để chứng minh là bài Tiểu La Hán Thảo này là tào lao, hơn nữa danh từ gọi các bài quyền của Thiếu Lâm dùng từ Thảo lại thêm một điều tào lao nữa vì trong hệ thống quyền thuật Thiếu Lâm không có danh từ Thảo bao giờ (đây là danh từ của các võ phái Việt Nam mới dùng), còn về các hệ phái Thiếu Lâm lưu truyền ngoài chùa thì các môn quyền đó có xác nhận là được sáng tác tại chùa và xưng danh tận nguồn gốc xuất xứ, chẳng hạn Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia (Shaolin Jow Gar) có nguồn gốc ở Quảng Đông thì ai cũng biết là được sáng tác bên ngoài chùa, đâu có sự mạo nhận nào, hơn nữa đã là môn đồ Thiếu Lâm chẳng lẽ họ không có quyền sáng tác, chùa Thiếu Lâm luôn khuyến khích các môn đồ làm điều đó mà ai ai cũng biết, bạn có biết là bài Tiểu Hồng QuyềnĐại Hồng Quyền chỉ có một lộ được sáng tác trong chùa, còn lộ 2 thì được sáng tác bên ngoài chùa nhưng sau đó chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam lại mang nó về và tích hợp luôn vào chương trình huấn luyện (xin xem Thiếu Lâm Bách Khoa Toàn Thư, tập 1 Các Bài Quyền Thiếu Lâm Căn Bản, nguyên tác Thiếu Thất Sơn Nhân, dịch giả Hồ Tiến Huân, nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội, nhà sách Hoa Niên phát hành số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Quận 3, Tp. HCM ). Như vậy võ Thiếu Lâm và các môn đồ Thiếu Lâm rất đông và có nhiều người sáng tác, sự tồn tại của nó đã hơn 1500 năm nay rồi thì sự biến đổi là điều không tránh khỏi. Nếu nói như bạn ngày nay đi tìm đâu là kỹ thuật duy nhất được sáng tạo tại chùa thì nói thật ngay các vị đại sư trong chùa Thiếu Lâm chưa chắc đã xác định được vì nhiều tài liệu cũng đã thất tán do chiến tranh loạn lạc. Cũng giống như nói rằng Nho Giáo của Trung Hoa thì có Hán Nho, Tống Nho nhưng chẳng lẽ có thêm danh từ Việt Nho (?), Nhật Nho (?) và Đại Hàn Nho (?) nữa thì thật không hiểu nổi vì ai mà chẳng biết đạo Nho đã bị biến đổi khi truyền bá khắp nơi Á Đông này. Chúc bạn luôn có tinh thần làm việc thoải mái tốt hơn và có những đóng góp tích cực hơn.Shaolin Kungfu 09:45, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

1. các tài liệu võ thuật của người Trung Hoa viết bằng tiếng Trung và tiếng Anh mà tôi đã đọc chưa hề nghe qua rằng người Trung Hoa dùng cụm từ này: Như trên đã nói, tôi tra ra 1740 hit "少林名家" trên Google, chắc chắn nguyên ủy thuật ngữ ko phải là của người Việt Nam. Tra "Thiếu Lâm danh gia" tôi thấy có hit: http://thieulam.jimdo.com/kynh_national_geographic.php Chi phái Nam Tông Phúc Kiến. Thêm vào đó, tôi biết thuật ngữ "Danh gia" trong tiếng Trung rất phổ biến và tỷ lệ không hề nhỏ trong số đó là nói về võ thuật.
2. Viết về một môn võ nào đó ít nhất bạn phải có tập luyện qua một ít chứ không nên chỉ đọc sách rồi viết thì khó thuyết phục được người khác và dễ bị phản biện. Thành thật mà nói thì tôi cũng may mắn học qua một ít, nhưng đó ko phải là nghề nghiệp của tôi và tôi cũng chưa có nhiều thì giờ để theo đuổi đến tận cùng. Vì vậy, như rất nhiều người... tôi buộc phải đọc sách để viết nhiều thứ, chứ ko thể cái nào cũng chờ đến lúc được nhìn tận tay day tận mắt mặc dù nếu được thế thì tốt hơn. Dĩ nhiên, Wikipedia có những thành viên sâu sắc, am hiểu chuyên môn nào rồi tập trung vào viết chuyên môn đó (như bạn sửa Thiếu Lâm (võ) chẳng hạn) sẽ là một may mắn lớn nhưng không phải bao giờ cũng được như vậy. Thêm vào đó, tôi vẫn tin rằng kiến thức của bạn, mà tôi đánh giá rằng rất sâu sắc, cũng chỉ là một hạt cát trong đại dương kiến thức của chính môn võ mà bạn đã viết đã sửa (Bài Thiếu Lâm (võ) chắc chắn bạn chưa học hết các bài, các chi phái của nó, sao bạn vẫn chấp bút?).
3. Tập san "Sổ Tay Võ Thuật" cũng không thiếu gì những bài viết tào lao không có dẫn chứng. Tôi đồng ý với bạn về điểm này. Hơn 10 năm đọc tờ này đến giờ tôi chứng kiến nhiều lần viết rất lung tung, thậm chí vi phạm bản quyền (ví dụ loạt bài của Lão võ sư Trần Tiến về điểm huyệt giải huyệt và các đòn đánh dứt điểm, chữ "thảo" trong ví dụ mà bạn đưa ra). Tuy nhiên, trong đó cũng có nhiều bài đọc được với tư cách là một tạp chí có thương hiệu tại Việt Nam. Nhưng "Tận tín thư như vô thư" ai cũng biết vậy bạn ạ. Hàng ngàn bài tôi đã đọc trong tạp chí này, chẳng phải bài nào cũng đáng để tôi đưa lên như một tài liệu tham khảo.
4. Bạn lại còn cho là đây là một thuật ngữ võ học chính xác nhất để chỉ tất cả những hệ thống có gốc từ Thiếu Lâm, nhưng không còn nguyên bản như cái hệ phái hiện vẫn được dạy bên trong chùa Thiếu Lâm. Theo nghĩa nào đó, Thiếu lâm danh gia là thuật ngữ đồng nghĩa với thuật ngữ "Chi phái Thiếu Lâm", "Hệ phái Thiếu Lâm. Đây là câu tôi dùng trong thảo luận, một đề nghị và nhận xét chứ ko đưa vào bài chính. Mà ý tứ của thuật ngữ này ko phải là do tôi nghĩ ra, đó là cái nằm trong tài liệu tham khảo mà cuối bài tôi đưa lên. Bài Thiếu Lâm danh gia này tôi ko bịa ra, chỉ biên soạn lại nội dung có sẵn trong tài liệu tham khảo đã dẫn, mà tôi nhận thấy đáng tin cậy và nghiêm túc, theo cách hiểu cách viết của tôi.
5. Giới võ thuật cũng chưa có ai dùng danh từ này cả, chỉ có tài liệu mà bạn dẫn ra có ý kiến đó mà thôi, mà tài liệu này lại do người Việt Nam viết thì không hiểu nhóm môn phái nào xưng danh như vậy. Bạn xem lại link chi phái Phúc Kiến tôi tìm ở trên. Riêng một chi phái võ thuật như cái gọi là Thiếu Lâm danh gia Nam tông Phúc Kiến chi lưu có thể viết một bài trên Wiki và đủ điều kiện đưa vào chứ?
6. chùa Thiếu Lâm luôn khuyến khích các môn đồ làm điều đó mà ai ai cũng biết. Mãi sau này chùa Thiếu Lâm mới cho phép điều đó, chứ ko hề khuyến khích. Các chiêu thức Cầm nã thủ tượng hình động tác của bọ ngựa (đường lang) do Vương Long sáng tác khi lưu lạc ngoài dân gian đời Khang Hy, khi đưa về chùa nhà sư trụ trì bày tỏ ý nghĩ rằng biết sư đệ tập luyện, cải thiện võ công, nhưng rõ ràng những chiêu thức như vậy ông ko mong đợi gì nó nằm trong hệ thống chính tông. Các tác phẩm của Kim Dung cũng cho thấy Thiếu Lâm Tự hoàn toàn là một hệ thống tương đối khép kín ko chấp nhận võ công ko phải của bản phái, hoặc võ công đã được sửa đổi, cải biên sai lệch ý của tiền nhân.
7. Ví dụ Nho Giáo của Trung Hoa... nếu so với Thiếu Lâm thì phải là Thiếu Lâm Việt, Thiếu Lâm Nhật, Thiếu Lâm Hàn. Ví dụ so sánh hơi khập khiễng (thành thật xin lỗi bạn!) vì một bên là một hệ thống các kỹ thuật, chiêu thức có thể xác tín (thực), một bên là hệ thống các quan điểm xã hội (chính tri, đạo đức v.v.) (ảo).
8. Cảm ơn lời chúc của bạn ...luôn có tinh thần làm việc thoải mái tốt hơn và có những đóng góp tích cực hơn. Tôi vẫn chưa bao giờ thôi thoải mái và tích cực đóng góp trong cõi đời này, tất nhiên ko chỉ cho Wikipedia.
Gì nhỉ, tóm lại thảo luận này sẽ đi về đâu? Theo ý kiến tôi là đề nghị giữ lại mục từ. Nhưng... như thảo luận trên bạn có đọc, tôi cũng nói rất rõ ràng rằng nguyện vọng được giữ bài là ý kiến cá nhân tôi, với tư cách người biên soạn đưa bài đó lên. Còn bài xóa hay giữ thì nó phụ thuộc kết quả biểu quyết của mọi người và tôi hoàn toàn thoải mái bất kể bài sẽ bị xóa hay được giữ. Trân trọng!

Khương Việt Hà 08:20, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trước hết tôi xin cảm ơn bạn đã trả lời thảo luận của tôi. Về ý kiến của bạn rằng: tôi vẫn tin rằng kiến thức của bạn, mà tôi đánh giá rằng rất sâu sắc, cũng chỉ là một hạt cát trong đại dương kiến thức của chính môn võ mà bạn đã viết đã sửa (Bài Thiếu Lâm (võ) chắc chắn bạn chưa học hết các bài, các chi phái của nó, sao bạn vẫn chấp bút?) thì tôi nay xin trả lời như sau: Tất nhiên là ý kiến của bạn đúng như vậy, nhưng như tôi đã viết thì viện nghiên cứu võ thuật Trung Quốc đã thống kê có khoảng trên dưới 500 bài quyền (có tài liệu ghi chỉ khoảng 100) thuộc hệ thống Thiếu Lâm Quyền. Tất nhiên không ai bỏ công ra học hết những thứ đó, và lịch sử võ thuật cũng cho biết qua nhiều tài liệu (bạn tự tìm đọc vì tôi không thể dẫn ra hết ở đây) rằng tuy đứng trước một rừng võ như vậy nhưng các môn đồ Thiếu Lâm vẫn biết rằng chỉ cần học một vài công phu trong số đó đến nơi đến chốn là cũng (tạm gọi) là đủ một kiếp người rồi. Còn ý kiến bạn cho rằng kiến thức của tôi chỉ là hạt cát ngay chính trong bộ môn võ Thiếu Lâm thì thôi xin thưa với bạn rằng võ Thiếu Lâm chưa phải là một lĩnh vực gì đó mênh mông (như nhiều người nghĩ) mà nó cũng có giới hạn vì võ thuật là do con người nghĩ ra, mà con người thì là hữu hạn, đứng trước vũ trụ con người mới thật sự là một hạt cát, nhưng khi đó thì con người mới cảm thấy sợ hãi rằng mình là một thực thể cô độc trong vũ trụ biết bao! Vậy mà con người cứ tìm cách chém giết nhau trên mảnh đất hạn hẹp này! Đó mới là điều đáng nói! Và Võ Thuật ra đời là để rèn luyện con người chứ không phải để tranh tài cao thấp tiêu diệt nhau. Tuy rằng tôi học võ thuật Thiếu Lâm (của Trung Hoa), nhưng tôi vẫn là người Việt, và tôi cũng không (và cũng chưa bao giờ) thích tán dương môn phái của mình theo học và cho rằng đó là môn võ hoàn hảo tuyệt đỉnh như một số người vì võ thuật đối với tôi chỉ là một cách giải trí hữu ích mang lại sức khỏe và tăng cường thể lực chống lại bệnh tật. Cho nên cũng chưa bao giờ tự hào hay tự mãn về điều này. Còn lý do tại sao tôi viết (dù tôi không học hết được võ Thiếu Lâm) thì đó không phải là động cơ của tôi, mà ban đầu tôi chỉ viết bổ sung cho các bạn của tôi thuộc môn đồ Hồng Quyền ở Hà Nội cho đầy đủ rồi từ đó dẫn ra nhiều vấn đề hơn khiến tôi cứ phải bổ sung, mặc dù tôi chưa học hết nhưng những gì tôi viết là do tôi có đầy đủ những nguồn mà tôi liệt kê và trình bày ra những gì mà tôi khám phá về Thiếu Lâm Quyền bởi vì nghiên cứu võ thuật là thú giải trí của tôi song song việc tập luyện, nên những gì tôi viết ra chưa hẳn là tôi đã tập luyện qua, nhưng tôi có những căn bản nhất định đủ để tìm ra những gì cơ bản nhất của nó (tất nhiên còn có nhiều điều cần phải tìm hiểu khám phá thêm). Chỉ có điều cách viết của tôi không muốn có tính chủ quan nên tôi đưa ra hết những gì có thể làm nguồn tham khảo để các bạn cùng khám phá với tôi, và cũng để thưởng thức chơi cho vui nữa. Riêng cụm danh từ mà bạn đưa ra, tôi cũng đã tham khảo qua nguồn của bạn, và bạn cho rằng danh từ này không phải là một võ phái, theo tôi đây là danh từ chỉ hẳn một võ phái hẳn hoi vì cụm danh từ này đã hàm ý xưng danh "Thiếu Lâm Danh Gia Nam Tông Phúc Kiến" vì nó cho biết nguồn gốc xuất xứ, mà bạn cũng có ý kiến xác nhận như vậy "Riêng một chi phái võ thuật như cái gọi là Thiếu Lâm danh gia Nam tông Phúc Kiến chi lưu có thể viết một bài trên Wiki và đủ điều kiện đưa vào chứ?". Như vậy rõ ràng là danh từ này không bao hàm các bộ môn của các môn đồ Thiếu Lâm sáng tạo thành dòng quyền thuật riêng của các nhà (hay các "Danh Gia"), điều này cho thấy rằng chính bạn vẫn chưa thống nhất ý kiến của mình là đây là một võ phái hay bao hàm các võ phái của các môn đồ Thiếu Lâm sáng tác bên ngoài chùa (nên mang họ của các môn đồ sáng tạo ra nó). Thứ hai, bạn cho rằng đây là danh từ phổ biến trong tiếng Trung, nhưng tôi chưa thấy tài liệu võ thuật nào dùng nó, có thể rằng một vài người nào đó xướng lên, nhưng hiển nhiên rằng chưa có đủ người nhìn nhận ý kiến này là đúng (vì thực tế chưa ai thấy nó tồn tại), như vậy bài viết của bạn chỉ có thể là nguồn tham khảo gợi ý thêm mà thôi chứ chưa đủ tiêu chuẩn xác tín trong giới võ thuật (theo nghĩa trong bài viết của bạn) chứ đừng nói ra bên ngoài. Tại sao vậy? Theo tôi, bạn nên tìm quyển "Nam Quyền Toàn Thư" mà tôi đã dẫn vì trong đó viết rất đầy đủ về các "Danh Quyền" và các "Danh Phái" thuộc dòng Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến (hiện nay tại kênh truyền hình VTV1 Hà Nội lại đang công chiếu lần thứ 2 bộ phim truyền hình nhiều tập do Trung Quốc sản xuất tựa đề là Nam Thiếu Lâm vào khoảng 12 giờ trưa) chứ không hề dùng cụm từ "Danh Gia" theo nghĩa của bạn.

Bạn viết rằng Mãi sau này chùa Thiếu Lâm mới cho phép điều đó, chứ ko hề khuyến khích và cho rằng Các tác phẩm của Kim Dung cũng cho thấy Thiếu Lâm Tự hoàn toàn là một hệ thống tương đối khép kín ko chấp nhận võ công ko phải của bản phái, hoặc võ công đã được sửa đổi, cải biên sai lệch ý của tiền nhân thì đó là ý kiến của bạn và nhà văn Tra Lương Dung (Kim Dung), lịch sử Thiếu Lâm Quyền cho thấy chính viên Đại Tướng Thích Kế Quang đã ảnh hưởng đến Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền như thế nào, hơn nữa xa hơn về quá khứ là Triệu Khuông Dẫn (Tống Thái Tổ nhà Tống) đã cải biên Thiếu Lâm Quyền đó, rồi La Hán Thập Bát Thủ thật ra chỉ có 18 động tác tay (thủ pháp) ban đầu rồi bị chính các môn đồ võ tăng Thiếu Lâm bổ sung thêm thêm 9 đường nữa thành 10 đường, rồi bài Tâm Ý Bả là bài đầu tiên chỉ có 6 động tác bị bổ sung lên thành mấy chục đường nữa, mà tôi cũng nói thêm cho bạn biết rằng riêng bài Tiểu La Hán Quyền ngay tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam cũng được dạy thành hai ba phiên bản khác nhau mà trong tay tôi hiện đang lưu giữ. Tất cả những điều đó cho thấy ngay tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam quyền pháp cũng được dạy hết sức lộn xộn và xin bạn xem thêm các tài liệu phóng sự do phóng viên Binh Nguyên của báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh sang tận chùa ở Trung Quốc đề điều tra và viết bày tỏ nỗi thất vọng lớn lao như thế nào về các sư phụ tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam qua danh hiệu "Võ Lâm Thái Sơn Bắc Đẩu" của môn phái Thiếu Lâm. Bài báo này có đăng trên báo Tuổi Trẻ Online và bạn có thể search trên google.com. Nói tóm lại, trong nhiều tài liệu do các võ sư Việt Nam viết, thậm chí cả người Trung Hoa, cũng có nhiều tài liệu được viết theo văn phong thể loại tiểu thuyết hóa hoặc ca ngợi nên khó lòng dùng làm tài liệu tham khảo thật sự. Tôi thích viết dưới dạng khảo sát rồi miêu tả lại theo lối tả thực và phần còn lại để cho độc giả tự tìm tòi và làm việc chứ không muốn chủ quan, tôi để sẵn nguồn tham khảo để tra khảo bài viết của tôi mà (!). Điều cuối cùng tôi muốn nhắn đến bạn bằng câu nói nổi tiếng của người Trung Hoa mà nhân vật Hoắc Nguyên Giáp (do diễn viên Lý Liên Kiệt (Jet Li) thủ vai) nhắc lại trong bộ phim cùng tên (Fearless)rằng Dĩ Võ Hối Hữu (dùng võ thuật để kết bạn). Xin chúc sức khỏe của bạn và hy vọng chúng ta sẽ có dịp thảo luận nhiều hơn. Shaolin Kungfu 08:54, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến của tôi: không xóa bài Thiếu Lâm Danh Gia để làm nguồn tư liệu bổ sung tại wikipedia nhưng tác giả của bài viết phải sửa lại nội dung một chút về phong cách diễn đạt và cú pháp sao cho bài có thể đủ tiêu chuẩn làm nguồn tài liệu khảo sát thêm chứ không thể viết dưới dạng văn phong của văn chương như vậy được. Vì đây là bài viết thuần túy về kiến thức nên cần viết dưới dạng phong cách ngôn ngữ văn bản chuyên khảo thì đúng với nội dung của nó hơn. Nếu không đủ nguồn dẫn chứng, tác giả chỉ cần cho biết nội dung được trình bày theo nguồn tài liệu nào chứ không phải là ý kiến của mình và đây chỉ là nguồn tài liệu gợi ý mà thôi vì giới võ thuật không sử dụng danh từ này phổ biến, danh từ phổ biến hơn là "Danh quyền" và "Danh phái" và không có chữ Thiếu Lâm trước hai từ này, hoặc là gọi đích danh Thiếu Lâm Hồng Gia (Shaolin Hung Gar) hay Thiếu Lâm Bạch Mi (Shaolin Pak Mei) (xin hiểu là giới võ thuật toàn thể thế giới chứ không phải giới võ thuật giới hạn trong một nhóm cộng đồng Việt Kiều Hải Ngoại đã đăng tài website này hay giới võ thuật ở tại Việt Nam). Nếu có điều gì sơ sót và thất thố xin chân thành cáo lỗi Shaolin Kungfu 16:45, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có lẽ tôi cũng sẽ ko biết nói gì nhiều hơn ở đây sau khi đọc bài trả lời dài và nhiệt tình (!) của anh, tôi chỉ muốn nói thêm một chút, rằng: Thứ nhất, ko phải là ...vẫn chưa thống nhất ý kiến của mình là đây là một võ phái hay bao hàm các võ phái của các môn đồ Thiếu Lâm sáng tác bên ngoài chùa như anh nói. Tôi đã nói rất rõ ràng từ mở đầu của trang thảo luận, rằng bài có ý nghĩa của một thể loại. Còn ví dụ về Thiếu Lâm Danh gia - Nam tông Phúc Kiến tôi đưa link cho anh tham khảo, chỉ để trả lời anh khi anh bảo chưa bao giờ gặp thuật ngữ này và giới võ lâm cũng chưa ai nói thế, thì tôi chỉ ra là đã có người nói thế rồi. Ví dụ đó cũng nói thêm rằng một chi phái như vậy cũng có thể viết được một bài đủ điều kiện đưa vào, huống gì là một thể loại Danh gia (bởi chúng ta ko thể biết trên toàn thế giới có nơi nào còn tiếp tục dùng chữ Danh gia bằng các ngôn ngữ khác nhau của họ nữa hay ko). Thứ hai, nếu không đủ nguồn dẫn chứng, tác giả chỉ cần cho biết nội dung được trình bày theo nguồn tài liệu nào chứ không phải là ý kiến của mình, thì tôi cũng đã nói ở trên đại ý rằng tôi "biên soạn bài dựa trên tài liệu có sẵn, một tài liệu tôi thấy viết nghiêm túc, chứ ko phải bịa ra thuật ngữ này" và tài liệu đó tôi ghi rõ ràng trong mục tài liệu tham khảo của bài (Nguyễn Phúc Hạnh...). Anh gửi email cho tôi theo địa chỉ email trong trang thành viên của tôi, tôi sẽ repply tài liệu tham khảo đó dưới dạng bản scan hoặc chụp lại. Thứ ba, anh đề nghị tôi phải sửa lại nội dung một chút về phong cách diễn đạt và cú pháp sao cho bài có thể đủ tiêu chuẩn làm nguồn tài liệu khảo sát thêm chứ không thể viết dưới dạng văn phong của văn chương như vậy được thì tôi cũng xin mạo muội thú nhận với anh rằng rất khó sửa vì "văn là người". Giá như được anh sửa giúp thì hay biết mấy, còn tôi khó có thể sửa được. Tự bản thân tôi thấy bài đó có thể không đủ tiêu chuẩn đưa vào, có thể còn sơ lược, nhưng dứt khoát không phải là một bài viết thiếu nghiêm túc hay văn phong không bách khoa. Mỗi con người trong xã hội là một phần của xã hội, ko ai có thể viết giống ai và ko ai có thể đề nghị người khác phải giống như mình được (trên wiki thì "có thể" ở phương diện rằng nếu anh ko hài lòng với bài nào đó, anh có thể sửa. Nhưng cái sửa của anh có thể được chấp nhận có thể không). Ý kiến riêng tôi cho rằng, ko chỉ thông tin mà cách truyền thông tin cũng rất quan trọng, tín, đạt, nhã luôn đúng cho mọi trường hợp, dĩ nhiên liều lượng của mỗi thứ khác nhau tùy theo chủ đề được viết (anh xem mấy mục từ như Xứ tuyết, Vạn diệp tập, Truyện kể Genji, Akutagawa Ryunosuke v.v. thuộc lĩnh vực văn chương tôi viết bằng phong cách khác, còn các mục từ như Rau sắng, Cô nhắc, Chả rươi v.v hay lĩnh vực võ thuật với Võ phục, Đá bay, Kiềm dương tấn, các bài võ cổ truyền Việt Nam v.v. đương nhiên là khác. Dù vậy, chúng vẫn có điểm chung là các bài dạng từ điển với văn phong của một cá nhân). Còn tôi sẽ ko thể viết theo cách của anh, như trong bài Thiếu Lâm (võ), một bài có tính chất tiểu luận hơn là một bài bách khoa thư vì tham vọng đưa quá nhiều nội dung vào khiến bài nhìn hoa cả mắt, không phổ thông với tuyệt đại đa số cộng đồng wiki (tiếc rằng chuyên môn của anh có thể ko thuộc lĩnh vực văn học hay văn hóa học, nếu ko tôi sẽ gửi anh đọc chơi cho vui những bài tôi đã viết và đăng tạp chí, đó là văn chính luận với từng câu từng chữ đều phải nói có sách mách có chứng, 10 trang viết thì chú thích trên 40 tài liệu tham khảo, nhưng làm sao đưa nó vào wikipedia được?). Thành thật xin lỗi anh nếu trong phần trả lời trên đây tôi có điều gì thất thố, vì tôi đoán chắc chắn anh cao tuổi hơn, là bậc cha chú của tôi! Khương Việt Hà 15:44, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi xin trả lời ngắn gọn lại ý kiến của tôi thế này cho bạn hiểu: vì đây là bài viết dưới dạng tài liệu võ thuật, cho nên nó có thể không có tính phổ thông như ý kiến của bạn, nhưng theo tôi, ít nhất nó nên là tài liệu có thể sử dụng làm nguồn tham khảo được (tôi đã đưa ra rất nhiều quan điểm và ý kiến về võ Thiếu Lâm của các Võ Sư thiếu sự xác tín, thậm chí không có tài liệu để dẫn chứng hay khảo sát, kể cả tài liệu của bạn cũng chỉ là ý kiến riêng của vị Võ Sư kia mà thôi, toàn thể cộng đồng giới võ thuật ở Trung Hoa không dùng danh từ này). Nếu bạn viết với phong cách ngôn ngữ như trên, tôi nghĩ, nếu những người trong giới võ thuật muốn lấy bài này làm tài liệu tham khảo sẽ rất khó cho họ vì họ không tra thêm được gì thêm nữa và không tìm kiếm đủ nội dung thông tin cần thiết phù hợp với bài viết đó, mà độc giả thì đang "đói" thông tin, tất nhiên là tôi cũng hiểu bài viết của tôi như vậy là rất dài, nhưng không thể lược bỏ đi những nội dung đó vì đó là tôi đã tóm tắt hết những gì cần tóm tắt sau khi tôi đã khảo qua các tài liệu của nhiều người viết chung một đề tài này. Ý của tôi là muốn cung cấp cho các bạn "đủ" thông tin về lĩnh vực mà các bạn cần, xin lưu ý là "đủ" theo nghĩa của phạm vi nội dung của bài chủ yếu đi sâu vào phần quyền thuật nhiều hơn là võ thuật (tôi không viết về các loại binh khí), vì võ Thiếu Lâm nổi tiếng nhờ quyền thuật hơn. Tôi cũng không có tham vọng có trình bày thật nhiều, đây chỉ là tài liệu dưới dạng "Khảo Sát" cho nên càng cung cấp nhiều (nhưng phải đủ lượng cần thiết) càng có lợi cho độc giả để khảo sát.

Cuối cùng tôi xin kết thúc phần thảo luận của tôi và xin chúc các bạn vui vẻ khỏe mạnh khi tham gia vào đây. Tôi sẽ không viết gì ở đây nữa vì tôi không có thời gian nhiều, thứ hai tôi chỉ viết dưới dạng "tài liệu tham khảo" nên cũng không có những đầu tư cho những đề tài khác, đó là bản tính của tôi thích nghiên cứu kỹ lưỡng, tôi cũng có những lĩnh vực khác mà tôi rất thích nghiên cứu nhưng tôi tự thấy chưa đủ "chín" để viết (lĩnh vực mà tôi hay đọc và nghiên cứu là Triết học và Tôn giáo, Ngôn ngữ học, đôi lần tôi định viết cho wiki bài về Phép Biện Chứng (Biện Chứng Pháp), Tu Từ HọcNgữ Dụng Học, Cấu Trúc Ngữ Nghĩa nhưng không có đủ thời gian vì tôi rất bận). Xin cảm ơn bạn Khương Việt Hà đã trả lời và thảo luận. Đây là địa chỉ e-mail của tôi: tran_bich_dung@yahoo.com để bạn gửi tài liệu cho tôi hay để thảo luận thêm những vấn đề khácShaolin Kungfu 08:25, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi bài này hoàn toàn đử điều kiện để giữ lại. Có thể có Thể loại Thiếu lâm danh gia để xếp các bài viết về các gia phái thiếu lâm nổi tiếng. Nếu như mọi người cho rằng căn cứ vào google để xóa bài này thì sẽ là một sự sơ xuất lãng phí. Mọi lý do để giữ lại thì theo tôi anh Hà đã trình bày khá đầy đủ.--silvi 14:28, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Thiếu Lâm danh gia”.