Thảo luận:Thuật ngữ thiên văn học

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Thaisk trong đề tài Heliacal rising/setting
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tham gia sửa

Chắc cũng có người như tôi được đọc nhiều tài liệu thiên văn học, nhưng thường không được đọc một bài ở nhiều ngôn ngữ để dịch từ hay để kiểm chứng cách dịch của mình là đúng. Chúng ta có thể giúp nhau ở đây.

- nếu bạn không biết dùng bảng thì nên tham gia bằng cách viết nào cũng được ở trang thảo luận này, người khác sẽ giúp bạn điền vào bảng. Ví dụ: Tôi không biết tinh vân là gì?
- nếu bạn biết dịch song ngữ Anh Việt thì điền vào bảng, nếu có nội dung ghi chú thì càng tốt. Xem Thuật ngữ thiên văn học.
- nếu bạn chỉ biết thuật ngữ tiếng Anh cũng cần điền vào bảng cọc tiếng Anh theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh, các cọc khác để trống. Ví dụ:

H

Tiếng Anh Tiếng Việt Ngôn ngữ khác/ Ghi chú
hadron ? ?
horizon chân trời ?
- nếu bạn không biết nghĩa tiếng Anh mà chỉ biết thuật ngữ thiên văn học nào đó bằng tiếng Việt hay bằng ngôn ngữ quốc tế thông dụng khác, nhất là tiếng Ý, Đức, Pháp bạn hãy ghi vào cọc Ngôn ngữ khác/ Chú thích vào bảng theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh, các cọc khác để trống.

T

Tiếng Anh Tiếng Việt Ngôn ngữ khác/ Ghi chú
? ? thiên hà
tektile ? ?

Mong bạn cùng góp ý kiến. Thaisk 20:28, ngày 31 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Kêu gọi sửa

Tập tin:Tudien.JPG
Bìa từ điển

Mảng thiên văn học của vi.wikipedia còn rất nghèo nàng so với các phiên bảng ở các ngôn ngữ khác. Tôi nghĩ các nguồn thông tin đáng tin cậy rất nhiều, nguồn các thành viên muốn tham gia viết cũng không ít, cái khó nhất nhiều người thiếu một quyển tử điển thiên văn học trên mạng để tiện dùng. Mong mọi người nhiệt tình tham gia bài này vì chất lượng của nó càng cao thì số lượng và chất lượng bài viết trong lĩnh vực thiên văn học cũng sẽ lên cao.

Thaisk 19:42, ngày 31 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn nào có điều kiện ra hiệu sách mua cuốn từ điển thiên văn học Anh-Việt đã được xuất bản mang về bổ sung thêm thông tin vào bài này thì tốt quá. Casablanca1911 07:47, ngày 10 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghi ngờ về sự tồn tại của cuốn từ điển thiên văn học Anh-Việt bạn nói lắm :-), có thực thì đãi e-cà_phê ngay. Tôi không ở Việt Nam nên không thể đi xem các cửa hàng sách để biết có hay không. Mà xem các từ điển Anh- Việt khác thì các thuật ngữ thiên văn học được dịch "dân dã lắm". Trong một thảo luận tôi có nghe nói về cuốn Bách khoa toàn thư thiên văn học, có lẽ là được dịch từ sách nước ngoài, có cuốn này thì hay.

Tôi thấy rất tiếc là không có một nhà thiên văn kể cả chuyên hay nghiệp dư tham gia vi.wiki cả. Theo tôi các thuật ngữ thiên văn học mới, gây lúng túng cho các nhà những nhà ngôn ngữ học không nhiều, các thuật ngữ phổ thông mới là đại đa số nhưng không biết tìm ở đâu. Nếu ta có được thuật ngữ thiên văn học đại cương trong các giáo trình đại học ở Việt Nam thì tuyệt vời. Theo thói quen ở nước ngoài tôi sẽ mò vào các website của các trường đại học, tìm liên lạc và viết thư xin giúp đỡ xem sao. Thaisk 19:34, ngày 19 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi vừa chụp lại bìa cuốn từ điển đó. Từ điển này có khoảng 65.000 từ, xuất bản khoảng giữa năm 2006. Tôi đang đợi e-cà phê của bạn đây. ;) Sử dụng quyển này thì đỡ mất công mày mò, tranh luận. 08:41, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Suýt quên e-cà_phê của bạn, tôi tự tay nấu đấy. Nhưng chưa cho đường đâu, phải để coi nội dung của nó cái đã :-). Thaisk 07:37, ngày 23 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong tách cà phê trên của bạn mà có cả trăng, sao, Ngân hà...thì hay quá rồi ;) Bạn lại bắt tôi ngồi đợi để cho thêm đường vào thì lâu quá ;( đến khi nào bạn mới coi tận mắt được quyển từ điển này ? Chắc khi đó trăng, sao, Ngân hà trong tách cà phê trở thành cát bụi hết rồi. Thân mến. Casablanca1911 09:56, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

ABC sửa

Khi nào xong thì tôi nghĩ cần sắp xếp lại theo thứ tự chữ cái tiếng Việt; cột tiếng Anh để sau cột tiếng Việt. Nếu không e là bài này mang tên "thuật ngữ thiên văn học Anh Việt" thì đúng hơn. 203.160.1.42 12:32, ngày 14 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý với ABC quá đi chứ, nhưng phần thuật ngữ thiên văn này trong vài thế kỉ tiếp chắc không kế thúc được. Mục đích của nó hiện tại là tìm cách dịch số lượng vô hạn các thuật ngữ thiên văn học ngoại ngữ sang tiếng Việt Nam và mình sẽ còn đi sau thế giới trong lĩnh vực này lâu dài. Đấy là ta mới thu thập các thuật ngữ tiếng Anh, trong tương lai gần đây sẽ xuất hiện các thuật ngữ thiên văn học từ các ngôn ngữ của các cường quốc vũ trụ mới như Trung Quốc, Brasil..., số lượng thuật ngữ càng tăng và càng phong phú. Thaisk 19:54, ngày 19 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là bài nên được giữ theo thứ tự ABC của tiếng Anh. Tôi sẽ giải thích tại sao...
Bài này có mục đích phục vụ cho người viết hơn là cho người đọc (vì có rất ít người gõ "thuật ngữ thiên văn học" vào ô t`im kiếm. Trong khi đó, các người viết về các đề tài của thiên văn học, nhất là khi dịch từ tiếng Anh, sẽ dùng bài này rất nhiều. Chúng ta nên làm sao cho việc viết các bài đó dễ hơn.
Mekong Bluesman 23:35, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vòng trong/Vòng ngoài sửa

Các từ terrestrial planetJovial planet mà dịch thành "hành tinh vòng trong" và "hành tinh vòng ngoài" thì sẽ chỉ đúng cho các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Gần đây, với sự khám phá của nhiều hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, thì các phrase vòng ngoài và vòng trong không có nghĩa nữa.

Ngoài ra, tôi nghĩ là universal time nên được dịch thành "giờ chuẩn", vì "giờ quốc tế" là international time.

Mekong Bluesman 23:57, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi hoàn toàn đồng tình với Mekong Bluesman ở cả 3 điểm. Thaisk 15:21, ngày 2 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thêm hộ siêu thiên hà, quần thể thiên hà, quần tụ thiên hà? Newone 10:34, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

inter: liên hay giữa sửa

Nên dịch inter = liên hay giữa các Ví dụ interplanetary medium vật chất liên hành tinh hay giữa các hành tinh Tương tự sẽ có: liên sao, liên thiên hà v.v...

Thaisk 22:42, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giữa chỉ các vật chất có vị trí ở giữa các hành tinh
Liên chỉ các vật chất ở giữa nhưng có thể hiện các mối liên kết, ràng buộc với các hành tinh đó.

Vây, nếu vật thể nhắc tới chỉ có vị trí ở giữa thôi mà chưa thấy, chưa chứng minh được các ràng buộc với các hành tinh kia thì nên dùng là giữa? Newone 01:32, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thiên văn học thiên hà sửa

Có nhiều cách dịch của các thuật ngữ về các cấu trúc lớn của thiên hà. Tôi đưa vào cọc tiếng Việt trong bảng ở trang Thuật ngữ thiên văn học thuật ngữ thường sử dụng nhất theo tra cứu Google. Các bạn cho ý kiến và theo dõi một số sửa đổi tôi sẽ thực hiện ở các bài liên quan.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 09:16, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Spherical astronomy thiên văn thiên cầu sửa

Mong các bạn giúp dịch thuật ngữ này spherical astronomy

Hiện nay tôi thấy hay dùng: thiên văn thiên cầu, thiên văn cầu... Sẽ có thưởng :-)

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:47, ngày 12 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thưởng thì không quan trọng lắm, nhưng theo tôi thì là thiên văn (học) mặt cầu. Vương Ngân Hà 14:03, ngày 12 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

www.netencyclo.com sửa

Không hiểu sao www.netencyclo.com lại "cõm được" được cả bảng thuật ngữ thiên văn học sang trang của họ [1] Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:47, ngày 12 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Heliacal rising/setting sửa

Theo tôi thì heliacal rising có nghĩa là mọc lúc Mặt Trời mọc còn helical setting là lặn lúc Mặt Trời mọc còn acronychal rising/setting là mọc/lặn lúc sẩm tối (hoàng hôn). 203.160.1.59 (thảo luận) 13:12, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các nghĩa của Heliacal rising/setting tôi tham khảo từ en:Heliacal rising và một cuốn từ điển thiên văn học viết bằng ngôn ngữ địa phương. Các nội dung này thống nhất với nhau. Còn về acronychal rising/setting thì tôi thấy có nhiều khác biệt trong định nghĩa. IP 203.160.1.59 có thể cùng liệt kê một số định nghĩa không? Tiếng Anh của tôi rất kém, bạn dịch sang tiếng Việt thì tốt nhất. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:12, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Thuật ngữ thiên văn học”.