Thảo luận:Tiến quân ca

(Đổi hướng từ Thảo luận:Tiến Quân Ca)
Bình luận mới nhất: 6 tháng trước bởi 2405:4802:1D99:CAC0:981A:59E9:133C:65A7 trong đề tài Bản cũ

Untitled sửa

bản này nghe không được hùng tráng cho lắm,mọi người thấy sao nếu tôi thay bằng bản nhạc như thế này[1].không biết có vi phạm bản quyền hay luật của wiki không,mong mọi người giúp đỡJspeed1310 (thảo luận) 14:50, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi chưa quen cách sửa mong bạn nào sửa dùm phần link qua Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa -> Việt Nam Cộng Hòa 203.162.3.146 03:26, 21 Dec 2004 (UTC)

Hoàn cảnh ra đời sửa

Xin bạn nào biết cho thêm thời gian nào bài này được nhạc sĩ Văn Cao soạn thảo?

Và nếu có thể cung cấp thêm dữ liệu về lý do hoàn cảnh, hay bài nhạc đã vượt qua bao nhiêu bài nhạc khác trong kì tuyển tìm quốc ca? (nếu có)

"Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều." :-D. --Á Lý Sa 15:09, 6 tháng 8 2005 (UTC)
Ah! Anh có biết tôi và nhiều người nữa thích nhạc Văn Cao lắm hông? Nếu có ngưòi chia sẻ dữ liệu cho nhiều người biết thì hay biết mấy.

Làng Đậu 15:24, 6 tháng 8 2005 (UTC)

  • Văn Cao: Tại sao tôi viết Tiến quân ca
  • Quốc hội khoá I (1946) đã quyết định lấy Tiến quân ca làm Quốc ca. Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946), Điều 3 ghi “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I (từ 15 đến 20 tháng Chín 1955) đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của Quốc ca, như hiện nay. [2]

--Avia 02:16, 8 tháng 8 2005 (UTC)

Xem thêm sửa

Đây là hai lời của bài hát được sử dụng chính thức ở miền nam Việt Nam giai đoạn 1948-1975bài hát được sử dụng chính thức ở miền nam Việt Nam giai đoạn 1975-1976do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác, ( không được sự đồng ý của tác giả ), có nên lập thêm trang về hai bài hát này không nhỉ ? thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.47 (thảo luận • đóng góp).
Nếu bạn có đủ thông tin về hai bài này thì xin mời tạo trang riêng cho chúng. Nguyễn Hữu Dụng (Thảo luận) 05:36, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bản cũ sửa

Theo Tri Tân tạp chí số 203 thứ năm tháng 6 năm 1945 thì bản ban đầu của bài ca này là:

Đoàn quân Việt Minh đi chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước
Súng đàng xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù
Thắng gian lao đoàn Việt lập chiến khu
Thề phanh thây uống máu quân thù
Tiến mau ra xa trường, tiến lên!
Cùng thét lên, trí Trai là đây nơi ước nguyền!
Đoàn quân Việt Minh đi, sao vàng phấp phới
Giắt giống nòi quê hương qua lầm than
Cùng chung sức kiến thiết xây đời mới
Đứng đều lên, gông xích ta đập tan
Dù thây tan xương nát không sờn
Gắng hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Võ trang đâu, lên đường hỡi ai!
Lòng chớ quên Bắc sơn, cùng Đò lương, Thái nguyên.
Vậy không biết tôi có thể đưa bản đầu tiên này vào được không ? Cho thấy được bản ban đầu của bài ca Llevanloc (thảo luận) 16:27, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
mình thấy cũng được mà – 2405:4802:1D99:CAC0:981A:59E9:133C:65A7 (thảo luận) 13:21, ngày 21 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Cái này tốt đấy, tuy nhiên phải xác định đây có phải là bản ban đầu không (Hay là còn bản nào sớm hơn) và phải có nguồn (bạn có tạp chí đó trong tay không, hay dẫn từ một nguồn khác)? conbo trả lời 16:32, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi có cả đủ bộ tạp chí đó trong tay nhưng là bản Ebook định dạng pdf. Tuy nhiên chụp rõ từng trang do một người trong một forum sách scan lại Llevanloc (thảo luận) 16:34, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chắc là trang sachxua? Bạn nên cắt ra trang đó với trang bìa báo, up lên một host ảnh miễn phí nào đó (photobucket, imageshack...) để làm dẫn chứng phòng khi có người hỏi. Vì thông thường thì dẫn ra tờ báo là đủ để người ta vào thư viện tham khảo. Tuy nhiên tờ này đã cũ, không phải thư viện nào cũng có, vả lại ở Việt Nam không phải ai cũng có thói quen vào thư viện để kiểm tra lại. conbo trả lời 16:42, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng vậy Llevanloc (thảo luận) 16:44, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

BXH của cracked sửa

'Xây xác' chứ không phải là 'xây xát', đã sửa rồi cũng có người sửa lại thành xát, xây xác là lấy xác thù (mà) xây (thành) đường vinh quang, chứ xây xát là trầy trụa sơ sơ đi xức cồn i-ốt là khỏi thì lấy đâu ra "cờ in máu chiến thắng" chứ? Còn cái vụ 'hùng dũng' kia lúc khen thì để mãi chả ai ý kiến, lúc phát hiện ra là bị 'khen đểu' thì xóa xoành xoạch, như vậy là không khách quan và trung lập. Tuy nhiên tôi cũng đồng ý là xóa vì nó thực sự không đưa được thông tin nổi bật cần thiết cho bài viết majjhimā paṭipadā Diskussion 14:16, ngày 16 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

cái vụ bình chọn là vớ vẩn, đến lời bài hát còn dịch lẫn lộn sang lời 2 vốn không phải quốc ca:"For too long have we swallowed our hatred. Be ready for all sacrifices." link http://www.cracked.com/article_16735_6-national-anthems-that-will-make-you-tremble-with-fear_p2.html, không quan trọng nó khen đểu hay thật nhưng những cuộc bình chọn vô bổ và đưa thông tin sai lệch thế này không xứng đáng để đưa vào wiki, vì vậy tôi sẽ xóaHerominh (thảo luận) 02:29, ngày 18 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

cái trang cracked.com là trang chỉ chuyên đưa tin hài hước, ngay ở đầu trang cũng có ghi rõ là: “America’s Only Humor Site Since 1958 [Nước Mỹ Chỉ Có trang web Hài hước Kể Từ 1958]. Vào các mục khác thì thấy trang này còn đem nhiều thứ khác ra làm trò đùa nữa như:

nói chung 1 trang như thế này cũng chẳng cần thiết phải đem vào bài vì nó không cung cấp đc thông tin ích lợi gì.p/s:báo chí bây giờ mới biết đến chứ cái này tôi nhớ là mình đã đọc từ lâu lắm rồi,coi như là bài học cho mấy tờ báo trong nước vì cái lỗi nhanh nhảu đoảng.Jspeed1310 (thảo luận) 17:19, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bản quyền tác phẩm sửa

Tháng 6 năm 2010, bà Nghiêm Thúy Băng, vợ góa của nhạc sĩ Văn Cao, người giữ bản quyền các tác phẩm âm nhạc của ông, đã ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca cho công chúng, Đảng, Quốc hội và Nhà nước. Không rõ việc này đã được chấp thuận hay chưa (tương tự như Quốc ca Hàn Quốc)? Tranminh360 (thảo luận) 23:09, ngày 25 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Toàn văn bức thư của bà Nghiêm Thúy Băng gửi Cục Bản quyền tác giả. Tranminh360 (thảo luận) 17:45, ngày 6 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Theo như cuối bài báo thì người được hiến tặng là Quốc hội, không phải là công chúng. —  Băng Tỏa  17:23, ngày 8 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

File nhạc hỏng sửa

@Tuanminh01:,@DHN:Hình như tập tin miêu tả quốc ca trên hộp thông tin bị lỗi y hệt quốc ca VN trong bài Việt Nam. Đề nghị sửa sao cho phù hợp.HelloWord 22:37, ngày 20 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lời bài hát sửa

@Kateru Zakuro: Đăng lời bài hát lên đây là không bách khoa. Nếu bạn chắc chắn lời bài này thuộc PVCC thì qua Wikisource mà đăng. Cơ mà vì con trai của Văn Cao nói là "dàn dựng bản ghi âm phải xin phép tác giả" (mà giờ đây "tác giả" là chính phủ Việt Nam), chứng tỏ là bài hát này vẫn chưa thuộc PVCC đâu. Nếu thật sự thuộc PVCC thì chẳng cần phải xin phép ai cả. —  Băng Tỏa  16:54, ngày 8 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đồng quan điểm. Tôi nghĩ nên tạo một bản mẫu riêng cho chủ thể này chứ không thể sử dụng bản mẫu PVCC. Vì PVCC nghĩa là cá nhân/tổ chức được toàn quyền sử dụng tác phẩm đó với mọi mục đích (bao gồm thương mại) mà không phải xin phép. Điều này đúng với trường hợp ca khúc Tiến quân ca này. Nhìn vào vụ lùm xùm vừa qua, nếu tác phẩm này thực sự thuộc PVCC theo đúng chuẩn, nghĩa là theo đúng định nghĩa về PVCC, thì một đơn vị sản xuất bản ghi của bài hát có quyền thu lợi nhuận từ bản ghi của họ, vì bản ghi là tác phẩm trí tuệ riêng biệt với tác phẩm gốc. Tương tự, bản dịch của một cuốn sách đã thuộc PVCC vẫn có thể có bản quyền. Một ví dụ đơn giản, tác phẩm gốc Gatsby vĩ đại của F. Scott Fitzgerald đã thuộc PVCC, tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta được quyền đăng mấy quyển do Nhã Nam hay NXB Văn học ấn hành lên Wikisource, vì thực tế chúng vẫn có bản quyền (quyền của dịch giả). Ở những nước mà quốc ca của họ thuộc PVCC, thì ít nhất đều có một vài bản ghi đi kèm (có thể do nhà nước cung cấp) để sử dụng chung cho các dịp đặc biệt, sinh hoạt, chào cờ, các buổi lễ, trận đấu thể thao. Những bản ghi như vậy đều thuộc PVCC. Còn mấy bản ghi độc lập khác, có thêm hoa thêm bướm, đệm nhiều loại nhạc cụ, thay đổi một số tone, thêm lời rap vào thì không dùng được, vì đó là sản phẩm trí tuệ của người sáng tạo ra chúng. – Nguyenhai314 (thảo luận) 00:27, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314: Chính phủ VN có cung cấp một bản ghi Tiến quân ca để các đơn vị truyền thông có thể dùng free. Nhưng họ chỉ nói là "dùng miễn phí", không nhắc gì đến việc tạo ra tác phẩm phái sinh, tuyệt nhiên càng không khẳng định nó thuộc PVCC. —  Băng Tỏa  01:09, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vậy theo bạn @Băng TỏaNguyenhai314: thì chúng ta có nên mở đồng thuận công khai về vấn đề này không? Vì đã có nhiều lần "Gỡ xuống" rồi lại "Đăng lên". Trường hợp Tiến Quân Ca thật sự rất nhạy cảm, pháp luật không quy định rõ ràng nên gây khó khăn rất lớn trong việc trả lời câu hỏi "Tiến Quân Ca sau khi được hiến tặng cho nhân dân có thuộc về PVCC chưa, có bị ảnh hưởng bởi thời hạn bảo hộ bản quyền không và các quy định liên quan không?. Tôi đã CỐ GẮNG tìm một lý do hợp lý để đăng trên đây, chứ thật sự tìm được một thẻ bản quyền cho Tiến Quân Ca thật sự quá khó. – Kateru Zakuro (thảo luận) 11:22, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Kateru Zakuro: Bạn có thể đọc link bài báo mà Tranminh360 dẫn ở một thảo luận phía trên. Cuối bài báo, vợ Văn Cao nói là hiến tặng bài hát cho Quốc hội; cộng với việc con trai Văn Cao nói "dựng bản ghi âm phải xin phép" nên chắc chắn nó không thuộc PVCC. Khả năng cao là quốc hội giữ bản quyền. Mấy yếu tố "tặng cho nhân dân" gì gì chỉ là nói suông. Nếu họ muốn phát hành vào PVCC thì ắt đã nhờ luật sư thông cáo rồi. Chẳng có luật sư nào về quyền sở hữu trí tuệ mà lại không biết khái niệm PVCC cả. Họ mà kiện Wikipedia là chúng ta thua chắc. Bạn nên gỡ mấy tập tin bên Commons xuống. —  Băng Tỏa  01:05, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng TỏaKateru Zakuro: Nếu phải so sánh thì tôi nghĩ cái loại giấy phép "hiến tặng cho tổ quốc và nhân dân Việt Nam" nhưng "nhà nước quản lý" của Tiến quân ca có phần nào đó tương đồng với giấy phép cc-by-nc. Còn có cho phép phái sinh không thì tôi chưa rõ, cũng có trường hợp remix quốc ca hay chỉnh sửa vài nốt nhạc, chuyển đổi giai điệu thì ok, thoải mái, nhưng chỉnh sửa bậy bạ, chế lời có thể dẫn đến đi tù. – Nguyenhai314 (thảo luận) 01:56, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
Năm 2015 có một doanh nghiệp chế lời quốc ca thành "Cen ca" bị cho là "vi phạm bản quyền" ([3], [4]). Điều này có nghĩa việc tạo ra một tác phẩm phái sinh (chế lời) buộc phải xin phép. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:11, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đúng là nó hơi tương đồng với giấy phép cc-by-nc như có một chút nd nếu nhà nước không cho phép chỉnh sửa bậy bạ, chế lời.Nhưng mà Wikimedia Commons và cả Wikipedia đều không cho phép tác phẩm nc-nd, chỉ chấp nhận cc-by, nếu như vậy thì chỉ dùng thẻ "không tự do" được thôi trừ khi bản thân chủ sỡ hữu chấp nhận phát hành theo cc-by hoặc PVCC. – Kateru Zakuro (thảo luận) 02:19, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314Kateru Zakuro: Cập nhật. Trong bài này, luật sư nói là năm 2016, gia đình Văn Cao đã "hiến tặng phần nhạc và lời cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam", nhưng cái được hiến chỉ là bản nhạc viết trên giấy, không phải bản ghi âm. "Sản xuất bản ghi thì không cần xin phép chủ thể nào", nhưng ai sản xuất thì có quyền tác giả với bản ghi của mình (theo điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ). → Như vậy thì tôi hiểu là phần lời thuộc PVCC còn các bản thu âm đều có bản quyền cả. Còn với bản music sheet thì phải kiếm đúng bản gốc của Văn Cao, cái bản mà tác quyền chỉ thuộc về mỗi Văn Cao mà không có bên nào khác liên quan, thì bản đó may ra mới thuộc PVCC. Băng Tỏa  22:24, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đã gạch mấy chỗ hiểu sai sau khi đọc giải thích của Tranminh360. —  Băng Tỏa  20:27, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiến quân ca là tác phẩm thuộc về Nhà nước theo điểm c, khoản 1, điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam:

Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Hiện nay bài Tiến quân ca do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam quản lý.

Theo khoản 3, điều 27 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, việc sử dụng tác phẩm này chỉ cần tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả (ghi đúng tên tác giả, tác phẩm, không tự ý sửa chữa, cắt xét tác phẩm):

Điều 27. Sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.

Nghĩa là không cần phải xin phép, chỉ cần tôn trọng các quyền nhân thân là đủ, theo điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Còn bản ghi âm bài Tiến quân ca thuộc về quyền liên quan, độc lập với quyền tác giả.

Xem các điều 30, điều 34 và điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam:

Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

b) Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

Điều 44. Chủ sở hữu quyền liên quan

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

Tranminh360 (thảo luận) 04:26, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nghĩa là các bản ghi âm bài Tiến quân ca vẫn đang được bảo hộ quyền liên quan, thời hạn 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm được công bố, đây là quyền liên quan, độc lập với quyền tác giả. Tranminh360 (thảo luận) 04:35, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Anh ơi, anh có thời gian không thì giúp em chỉnh lại nội dung cái bảng to đùng treo trên đầu trang thảo luận này với ạ. Ở đây chắc không ai rành về luật bản quyền VN như anh~ –  Băng Tỏa  20:35, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bản ghi Tiến quân ca của Chính phủ Việt Nam được công bố năm 2006 [5], nó vẫn được bảo hộ quyền liên quan theo điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố. Năm công bố bản ghi này là năm 2006, vậy năm tiếp theo năm công bố là năm 2007, thời hạn 50 năm tính từ năm 2007 nghĩa là kéo dài đến hết năm 2057. Tranminh360 (thảo luận) 05:22, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Song Toàn Võ: Chào bạn. Mời bạn đọc thảo luận này để hiểu tại sao bản ghi Tiến quân ca do chính phủ phát hành không thuộc PVCC. Xong bạn tự đề nghị xóa tập tin bên Commons đi nhé. —  Băng Tỏa  16:13, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa À mình đã hiểu vấn đề, cảm ơn bạn đã nhắc. Song Toàn Võ (thảo luận) 05:44, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Song Toàn Võ: Hiểu vấn đề rồi thì tự đặt biển xóa File:Vietnam National Anthem Instrumental.ogg đi bạn. —  Băng Tỏa  22:33, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tiến quân ca”.