Thảo luận:Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Cao Xuan Kien trong đề tài Trung học Sài Gòn

Trung học Sài Gòn sửa

Trường này trước 1975 là trường trung học, sau này mới thành cao đẳng. Xin giữ Thể loại:Trường trung học Sài Gòn như cũ. Cao xuân Kiên 02:16, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phần Bài chính lưu sang thảo luận: đề nghị viết lại cho đàng hoàng. Kiểu viết thiếu trung lập này không bách khoa sửa

Năm 1932, chi bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương đầu tiên được thành lập tại trường (bí thư chi bộ là ông Trần Hữu Tám). Sinh viên - Học sinh Cao Thắng hoạt động ngày càng mạnh trong phong trào mặt trận dân chủ (1936 – 1939), câu lạc bộ sinh viên - học sinh (1939 – 1940) nhằm đánh thức lòng yêu nước và trách nhiệm trước lịch sử của thanh niên học sinh - sinh viên. Đến Nam kỳ khởi nghĩa (1940), sinh viên - học sinh Cao Thắng đã rèn vũ khí phục vụ cho chiến đấu. Sổ vàng truyền thống của nhà trường còn ghi tên tuổi của những sinh viên - học sinh tiêu biểu cho các giai đoạn sôi động nói trên như: Lê Văn Lưỡng, Ka Hiêm, Tạ Văn Hảo, Trần Hữu Tám, Hồ Tố Nguyên, Nguyễn Văn Đọt, Sần Hải Quang… Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam, chín năm chống pháp là chín năm thách thức, nhiều sinh viên - học sinh của trường đã cầm súng chiến đấu, mặt đối mặt với quân thù, hoặc phục vụ ở những ngành kỹ thuật hậu cần của kháng chiến. Một số sinh viên - học sinh đã vĩnh viễn ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc như Đoàn Văn Bơ (thường vụ khu ủy Sài Gòn), Lê Văn Nhựt, Đoàn Văn Mẹo, Từ An Ri… Năm 1954, Mỹ thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm về nước. Ngày 29-6-1956 chính quyền Diệm ký nghị định thay đổi tên trường thành trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng. Theo nghị định này mục tiêu đào tạo của trường là “đào tạo kỹ thuật viên bậc trung đẳng của ngành kỹ nghệ, cùng đào luyện cho những sinh viên - học sinh, cho bậc tú tài kỹ thuật”. Từ đó, với 1.600 sinh viên - học sinh, trường Cao Thắng trở thành trường trung học kỹ thuật lớn nhất miền Nam. Do mục tiêu đào tạo như vậy nên đa số học sinh được tuyển vào trường là con em gia đình bình dân. Nên ngay từ lúc bước chân vào trường, sinh viên - học sinh Cao Thắng đã mang nhiều nỗi bất bình với những bất công trong xã hội cùng với hoài bão ước mơ “đổi đời”. Sinh viên - học sinh Cao Thắng có tinh thần đoàn kết tương ái rất cao, ghét kẻ ỷ mạnh hiếp yếu, có tinh thần nghĩa hiệp, được hun đúc trong lao động kỹ thuật nên dễ gần gũi với mục tiêu lý tưởng của Đảng, sẵn sàng hành động khi có tình thế chính trị tác động trực tiếp. Phong trào đấu tranh liên tục được phát khởi từ khi Mỹ can thiệp vào miền Nam cho đến những ngày cuối cùng của chế độ Mỹ - Ngụy từ những khẩu hiệu đòi quyền lợi học sinh đến khẩu hiệu đòi dân sinh dân chủ, chống đàn áp đến những khẩu hiệu đòi lật đổ chế độ Sài Gòn, đuổi Mỹ. Phong trào của trường luôn thể hiện là ngòi pháo xung kích của phong trào học sinh sinh viên nhất là trong những thời điểm quan trọng, quyết định của phong trào thành phố như cao trào lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương năm 1963 – 1964, cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, cao trào chống Mỹ -Thiệu những năm 1970 và tham gia khởi nghĩa khu Bàn Cờ - Vườn Chuối trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Sinh viên - Học sinh Cao Thắng được xem như lực lượng xung kích đột phá duy trì khí thế đấu tranh khi phong trào bị địch đàn áp khủng bố hay bị bọn côn đồ trấn áp. Từ những cuộc đột kích đốt bót Lê Văn Ken đến các cuộc phá vòng vây cho trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ đến việc trấn áp bọn phản động muốn chiếm lĩnh tổng hội sinh viên, tổng đoàn học sinh, lập phòng tuyến chống đàn áp bảo vệ trường. Từ đó Cao Thắng trở thành điểm hội tụ liên kết giữa các trường, chỗ dựa cho việc hình thành các trung tâm công khai chung của học sinh sinh viên thành phố mà tiêu biểu nhất là tổng đoàn sinh viên - học sinh. Một thời màu áo xanh kỹ thuật là biểu tượng khí thế đấu tranh của học sinh Cao Thắng. Nhiều sinh viên - học sinh Cao Thắng đã đứng vào các tổ chức Đảng, Đoàn, làm nòng cốt cho các tổ chức công khai, bán công khai của trường, gắn phong trào đấu tranh của trường với cuộc đấu tranh chống Mỹ của thanh niên và đồng bào Sài Gòn – Gia Định như Trần Văn Đúng, Nguyễn Kiên Trung, Nguyễn Tấn Á, Lê Văn Nuôi, Lê Thanh Đạo, Phạm Xuân Bình... nhiều cán bộ, cơ sở cách mạng xuất thân là học sinh Cao Thắng chiến đấu dũng cảm trên nhiều trận tuyến ngay cả trong các lao tù ác liệt của Mỹ-Ngụy, và nhiều người đã hy sinh trong tư thế lẫm liệt như: Bùi Minh Trực, Lê Văn Ninh, Đàm Thanh Quang...

Quay lại trang “Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng”.