Thảo luận:Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Huỳnh Nhân-thập trong đề tài DNB

DNB sửa

@Daovietthanh: Tôi đang nghi ngờ về độ nổi bật của bài viết này, bác có thể cho ý kiến của bác về vấn đề này không? Nếu bác không có phản ứng hay phản đối nào trong 1 ngày, tôi sẽ cho gắn biển {{dnb}}. - jan Win (tl~đg) 08:29, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Huỳnh Nhân-thập: Trường cấp 3 có tiếng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, thành tích cao, tương tự trường hợp trường Đại học Hoa Sen. P.T.Đ (thảo luận) 07:33, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Huỳnh Nhân-thập: Đây là ngôi trường cấp ba lớn nhất TP. Hồ Chí Minh. Một trường cấp 3 rất nổi tiếng, có khá nhiều học sinh, phụ huynh có con học cấp 3 ở TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Cà Mau,... biết đến Trường Nguyễn Khuyến, và còn rất nhiều tỉnh thành khác ở miền nam và cả miền bắc, miền trung, Tây Nguyên. Trường này đã trở thành hiện tượng từ năm 2007 khi rất nhiều phụ huynh kéo về nộp đơn xin học. Một điểm đáng nói của ngôi trường là kỷ luật cực kỳ nghiêm khắc.
Một vài tờ báo gọi trường là "lò luyện thủ khoa của cả nước" vì với một trường tư thục mà lượng thủ khoa đáng nể. Năm 2014, học sinh lớp 12 toàn trường đậu vào 87 trường đại học trên cả nước thì trong đó 47 trường có thủ khoa là học sinh trường này. Trong các kỳ tốt nghiệp THPT 2011, 2012, 2013, 2014, các Thủ khoa THPT TP. Hồ Chí Minh đều là học sinh Nguyễn Khuyến. Từ năm 2015, bắt đầu tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia, năm 2015, Nguyễn Thông - học sinh lớp 12A1 Nguyễn Khuyến là Thủ khoa Khối A của cả nước - 29,5 điểm và Hồ Trung Tín cũng là lớp 12A1 là thí sinh duy nhất có điểm 10 Vật lý trên cả nước. Nguyễn Khuyến là ngôi trường cấp 3 có lượng giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh đông nhất cả nước. Doanh thu mỗi tháng đạt trên dưới 50 tỷ đồng, mỗi năm doanh thu hàng trăm tỷ đồng. Cục trưởng Cục Kháo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo Mai Văn Trinh từng nhắc đến trường này trong một bài phỏng vấn sau kỳ thi tuyển sinh Đại học.
Mình nghĩ bạn sẽ thấy độ nổi bật của bài viết khi mình hoàn thành xong nó. Cảm ơn bạn!
Thành viên:Daovietthanh (thảo luận) 10:00, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
  Đồng ý Trường này được báo chí nhắc đến khá nhiều. - jan Win (tl~đg) 08:17, ngày 19 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bố cục sửa

Tôi thấy bài viết này nên tập trung vào chủ đề ngôi trường hơn là nói về Lê Trí Viễn, ta nên rút gọn phần nói về ông Viễn lại do chủ thể của bài viết này là ngôi trường chứ không phải Lê Trí Viễn, dù ông Viễn là một người có ảnh hưởng quan trọng đến trường. - jan Win (tl~đg) 03:43, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

@Daovietthanh: Ông Viễn đã có cả bài viết riêng rồi, ở bài viết này ta chỉ nên nói thật ngắn gọn về ông chứ không cần phải nói quá chi tiết. - jan Win (tl~đg) 03:46, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Huỳnh Nhân-thập: Mình đã điều chỉnh lại bố cục phần này Thành viên: Daovietthanh (thảo luận) 04:52, ngày 17 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
  Bài đã khá tốt! - jan Win (tl~đg) 08:14, ngày 19 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, Thành phố Hồ Chí Minh”.