Thảo luận:Vàng

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi MuDavid trong đề tài "Bốn số 9" và "vàng y"
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Dự án Nguyên tố hóa học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nguyên tố hóa học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nguyên tố hóa học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Định hướng sửa

Làm ơn cho thêm 1 trang định hướng của vàng được không? Newone 04:52, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xem câu đầu của bài. Nguyễn Hữu Dng 05:01, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài này có câu "...với hàm lượng vàng chủ yếu là 999,9% hay ..." đây chắc là viết sai vì có chất gì mà hơn 100% nguyên chất được. Mekong Bluesman (thảo luận) 02:47, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc sửa

Vàng không thể có nguồn gốc trầm tích hoặc nhiệt dịch như nhiều giáo trình nói. Theo tôi (" All that glitters is not gold" - Vietnam Economic new N. 14 april 7 -1995)vàng có nguồn gốc nội sinh kiểu á núi lửa, liên quan với các khối xâm nhập nông á núi lửa thành phần bazơ-kiềm, tuổi trẻ ( từ Paleogen- 20 triệu năm trở lại đây. Có 2 loại mỏ: 1- Mỏ vàng ven các họng núi lửa: vàng nằm trong dăm, cuội dung nham núi lửa và tiêm nhập vào các khe nứt, mặt trượt và hang hốc của đá vây quanh; tốt nhất là trong ranh giới của đá thạch anh với các họng núi lửa, đai, mạch tiêm nhập. Vì vậy, thuật ngữ" thành hệ vàng - thạch anh", hoặc "vàng sulfua đa kim - thạch anh" là không đúng thực tế. Thạch anh cổ hơn vàng và chỉ có vàng trong đới tiếp xúc với diabas hoặc họng núi lửa trẻ thành phần bazơ-kiềm. 2- Mỏ vàng tàn tích: dăm, cuội, dung nham núi lửa chứa vàng và quặng khi bị phun trào lên mặt đất sẽ bị phong hoá tại chỗ; phần trên mặt bị laterit hoá ( tạo thành đá ong chứa vàng), phần sâu hơn dưới mực thuỷ tĩnh, dung nham núi lửa bị kaolinit hoá, hỗn hợp chứa vàng và quặng này sẽ thành khối đồng nhất: dăm, cuội, cát, sét, kaolin chứa vàng. Người ta nhầm khối này thành vàng trầm tích sa khoáng. Kiểu mỏ này phân bố trên mặt đất, lòng thung lũng, trong các hang đá vôi trên mọi độ cao, dưới lòng sông, biển và đại dương./. Lê Huy Y

Vàng có nguồn gốc nội sinh kiểu á núi lửa. Chúng liên quan ( theo tôi) về nguồn gốc với các khối xâm nhập nông á núi lửa, thành phần bazơ-kiềm, tuổi trẻ ) từ Paleogen trở về đây. Tất cả vàng đãm đang và sẽ khai thác trên thế giới đều là vàng nguyên sinh, chúng nằm ngay trong đá mẹ ( dăm, cuội dung nham núi lửa,đá mạch diaba, trong ranh giới tiếp xúc hoặc tiêm nhập vào khe nứt, mặt trựot của đá vây quanh, hoặc bị phong hoá tại chỗ tạo ra vàng tàn tích. Khái niệm này cho phép tìm các mỏ vàng một cách khoa học, chủ độn và dễ hơn tìm nước cho sinh hoạt ở Trung du và miền núi, nhất là các cao nguyên đá vôi.Lê Huy Y

"Bốn số 9" và "vàng y" sửa

Tiệm vàng ở Việt Nam ngoài "vàng Tây" cũng bán "vàng bốn số 9" và "vàng y". Hai từ đó không xuất hiện trong bài viết đây, nên không thể biết có nghĩa là gì. Ai có thể giúp? MuDavid   09:03, ngày 12 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Vàng”.