Untitled sửa

Tôi đổi Tác phẩm chính thành Tác phẩm vì nhạc sĩ Văn Cao viết không nhiều, và những tác phẩm ấy lại là những tác phẩm vượt trội của nền thanh nhạc Việt Nam thời đầu. --Baodo 11:00, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

chìm xuồng sửa

Giống văn chương chat quá :p. --Á Lý Sa| 08:22, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Á Lý Sa có thể giải thích cho tôi "chìm xuồng" là gì không? Nếu là không được nhắc đến nữa thì tại sao lại phải viết hai lần? Mekong Bluesman 09:38, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Chìm xuồng" là tiếng lóng để chỉ một sự việc bị quên lãng (vô ý - do lâu ngày hoặc không được chú ý, hay cố ý - do bị ém nhẹm). Không rõ ý của Mekong Bluesman khi nói "viết hai lần." --Á Lý Sa| 09:52, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Vì nguyên văn câu đó là "...sau đó cuộc thi không hề được nhắc tới nữa, coi như "chìm xuồng"." Nếu "chìm xuồng" là "không được nhắc tới nữa" thì câu đó thành ... <tôi để Á Lý Sa fill in the blanks>. Mekong Bluesman 11:46, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Anh Á Lý Sa chê văn chat, văn nói thì đúng. Tôi lặp lại là có ý nhấn mạnh khía cạnh nực cười của vụ này: thi sáng tác quốc ca là việc lớn, mà người ta bỏ lơ luôn không xét thưởng, tặng giải, tổng kết... gì cả. Avia (thảo luận) 09:45, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

"chìm xuồng" là một từ hay được dùng trên báo chí, nó có nghĩa là một vụ việc gì đó "có vấn đề" nhưng bị cho "chìm xuồng", không nhắc tới nữa. Nếu cho thêm vào dấu ngoặc kép thì chính xác linhbach 09:49, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nực cười hay không thì có lẽ dành phần cho người đọc, bài viết chỉ cần miêu tả là đủ. --Á Lý Sa| 09:52, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nếu "chìm xuồng" có nghĩa của "không được nhắc tới nữa" có thêm tính chất nực cười trong nó thì sao chúng ta không viết "...sau đó cuộc thi bị coi như "chìm xuồng"" hay "...sau đó cuộc thi bị "chìm xuồng""? Mekong Bluesman 11:50, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trao đổi về một chữ sửa

Câu ...thi sáng tác quốc ca, nhưng không bài nào có giá trị, bạn Duongdttt thêm 1 chữ "hơn" thành ...nhưng không bài nào có giá trị hơn. Tôi hiểu ý bạn là "không bài nào có giá trị hơn bài Tiến quân ca". Tôi thì nghĩ rằng những bài dự thi đó không những không hơn được bài Tiến quân ca, mà thậm chí còn thua xa nữa, nếu có bài nào khả dĩ dùng được thì người ta đã đem thay ngay bài Tiến quân ca rồi.
Một chi tiết bên lề nhưng đáng chú ý, là Hiến pháp 1946 ghi rõ: "Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca.", nhưng Hiến pháp 1980 lại ghi: "Quốc ca Việt Nam do Quốc hội quy định.". Điều đó hẳn không phải là ngẫu nhiên, mà là lúc đó người ta vẫn trù tính thay đổi quốc ca, ghi như vậy để đơn giản thủ tục. Hiển nhiên ra 1 nghị quyết thay đổi bài quốc ca thì giản dị hơn nhiều so với sửa 1 điều trong hiến pháp.
Tuy nhiên, nghĩ kỹ thì cả 2 ý của tôi và của bạn đều là suy đoán cả, nên tôi sẽ cắt luôn đoạn "nhưng không bài nào có giá trị", trừ khi có ý kiến có thể tham chiếu được.
Avia (thảo luận) 02:04, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

  • Văn Cao đúng là nhạc sĩ tài ba, còn viết là thi sĩ và họa sĩ tài ba là sai, mà chỉ nên viết ông còn là thi sĩ và họa sĩ (ban thử xem ông có tác phẩm thơ ca hoặc tác phẩm hội họa gì là nổi bật đâu?!Duongdttt 15:48, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

"Năm 1979 o tai Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng cuoi cung không mang lại kết quả.....rat tiet" Đoạn cuối là mơ hồ, vì có thể hiểu là không mang lại kết quả tối hậu nhưng cũng có thể có kết cuc

  1. cuộc thi không công bố kết quả
  2. cuộc thi không được nhắc tới nữa

Avia (thảo luận) 04:10, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cuộc thi không được nhắc tới nữa thì có thể là chuyện thường tình vì:
  • Chuyện đã xảy ra, không cần mỗi ngày/tháng/năm báo chí phải đăng lại
  • Sau sự kiện đó người ta chưa tổ chức thêm một cuộc thi khác nên chưa có ôn lại quá khứ (nếu như SEA Games thì mỗi kì người ta có thể nhắc lại những kì trước)
  • Vì không có kết quả nên không có kết quả để nhắc
Nếu Avia không phản bác các ý trên hợp lý thì có thể bỏ "không được nhắc tới nữa". --Docomo (Thảo luận Thành viên:Docomo) 05:00, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)camll docmo ngay 30Trả lời

Đây không phải là 1 cuộc thi tầm thường, mà là thi sáng tác quốc ca. Dẫu sao, tôi không có ý nói cuộc thi đó được nhắc tới hôm nay, mà là hồi đó kia. Hồi đó (1979-1980...), tôi đọc báo hàng ngày thấy có đăng những bài dự thi, rồi bỗng nhiên im ắng luôn. Điều đó nói lên rằng người ta đã không chọn ra nổi 1 bài hát khả dĩ, cũng đồng nghĩa với việc khẳng định giá trị bất hủ của bài Tiến quân ca. Chính vì ý nghĩa "làm nổi bật giá trị của bài Tiến quân ca" mà tôi muốn viết cho rõ như vậy. Tuy nhiên, có thể cuộc thi có kết quả công bố ở đâu đó, không phổ biến rộng rãi, tôi hy vọng là có người biết sẽ nêu lên. Avia (thảo luận) 00:23, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

  • Chúng ta đã xảy ra bất đồngvì thêm vào đó những câu bình luận gây tranh cãi,hai bên đã sửa đi sửa lại nhiều lần, mình quyết định không sửa nữa và dành phần sửa cho bạn.Nhưng chúng ta nên thống nhất chung ý kiến: Chỉ đưa thông tin mang tính sự kiện mà không cần bình luận gì! --Duongdttt 04:39, ngày 01 tháng 12 năm 2005 Đồng ý. 2 ý tôi đã viết là 2 sự kiện, không có bình luận. Tôi chỉ bình luận trong phần thảo luận này, cũng không ngoài mục đích giải thích vì sao tôi lại kiên trì bảo vệ mấy ý có vẻ không đáng kể. 06:45, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ phải nói rõ lả Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc Quốc ca hiện nay của Việt Nam, chứ không nói chung chung là Quốc ca của nước Việt Nam được. Ở những giai đoạn khác, và trong tâm thức khác của nhiều người, nước Việt Nam có bài quốc ca khác.

thảo luận quên ký tên này là của 203.210.221.7 (thảo luận • đóng góp).

Ở đoạn thứ nhất về bài hát này (về việc sáng tác), nội dung đã nói đây là quốc ca của VNDCCH.
Ở đoạn sau (về chuyện đổi quốc ca) thì đã viết rõ là năm 1981. Tại thời điểm năm 1981 chỉ có một nước Việt Nam, do đó chỉ có một "quốc ca Việt Nam", do đó không cần chú thích nữa. Tmct 08:00, 5 tháng 10 2006 (UTC) o doan dau la viet ve viec sang tac noi dung

19 tháng 8 sửa

Trích nguyên văn: "Ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông chỉ huy dàn nhạc hát bài Tiến quân ca công khai tại nhà hát lớn Hà Nội trước cuộc biểu tình của toàn dân giành lại chính quyền trong tay thực dân Pháp." Chi tiết này mâu thuẫn với nội dung trong bài Chiến tranh Đông Dương trong đó cho biết thời điểm 8/1945 người Pháp không nắm quyền ở VN mà là Nhật với chính quyền Trần Trọng Kim. Seforadev 05:00, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hình đẹp quá sửa

Tấm hình đẹp quá tôi sợ người ta không cần nghe nhạc cũng phải ưa Văn Cao vì cái hình này, giá mà nó chia 1/1000 vẻ đẹp cho tấm hình đầu tiên trong mục Truyện Kiều thì hay biết mấy Quycuocthat 09:25, ngày 26 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thể loại sửa

Văn Cao được xếp vào thể loại Người Hải Phòng (ông sinh ở Hải Phòng) mặc dù quê ông ở Nam Định, vậy thể loại xếp theo nơi sinh hay quê quán? tieu_ngao_giang_ho1970 16:01, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hiện tại xếp theo cả hai. Avia (thảo luận) 02:18, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lãnh tụ ca???? sửa

Năm 1949 ông được lệnh{{cần dẫn chứng}} viết bản Lãnh tụ ca, nhưng bản này ít được nhắc đến (kể cả từ phía chính quyền Việt Nam hiện nay).

Đó là bài nào vậy? Tôi google "lãnh tụ ca"+"Văn Cao" [1] chủ yếu chỉ thấy chính trang này và các đoạn giống hệt, còn lại là bài "Lãnh tụ ca" của Lưu Hữu Phước.

Hay cái "lãnh tụ ca" này định chỉ đến bài là "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" (Người về đem tới ngày vui mùa thu nắng toả Ba Đình với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời) của Văn Cao? Nếu đúng thì phải xóa đoạn "không được nhắc đến", vì nó quá nổi tiếng, google ra trên 1000 hit. Tmct 15:24, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn tham khảo sửa

Bài không có một nguồn tham khảo nào cả? Lưu Ly 15:38, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xem thêm "Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng"-Mượn danh nhà thơ để xuyên tạc.Lưu Ly 15:41, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét về Văn Cao sửa

Không nên đưa nhận xét của Xuân Diệu trong "những bước đường tư tưởng", hoặc có thể đưa 1 đoạn văn khác đoạn này. Vì đoạn này rất là phiến diện, người đọc không hiểu tại sao Xuân Diệu lại chê bai Văn Cao như thế, họ chỉ bị đập vào mắt bởi những từ mà Xuân Diệu sử dụng sau rất nhiều điều minh chứng trước đó. Xiaoao (thảo luận) 11:44, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì có link đến toàn văn nên không sao, người đọc có thể tự kiểm tra ngữ cảnh. Ngoài ra, trong bản toàn văn, phần "trước đó" chỉ có:
Mặt trận tư tưởng, tinh thần, mặt trận văn hoá văn nghệ quả thật là xung yếu, tinh tế! Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự....
Và đó không phải "minh chứng". Nói chung đọc đoạn này tôi cũng không hiểu gì.
Theo bạn nên thay bằng đoạn nào trong bài đó?
Tmct (thảo luận) 12:20, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu Xiaoao sợ thông tin chưa rõ ràng thì có thể bổ sung. Tôi thấy nhận xét này rất có giá trị. Nó giúp người đọc biết được một giai đoạn, vì lý do này, lý do khác, các nghệ sĩ đã nói về nhau như vậy.

Còn thông tin về Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất nên đưa xuống dưới. Văn Cao là nhạc sĩ nổi tiếng bậc nhất, tác giả quốc ca, Giải thưởng Hồ Chí Minh là quá đủ thông tin cho phần mở đầu rồi.--195.83.178.10 (thảo luận) 10:54, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Những "dẫn chứng" tôi nói không phải là ở gần đó mà là nói trước đó. Theo tôi nên đưa 1 đoạn nào có đóng có mở, vì chê bai kiểu này khác với nhận xét bình thường. Trích 1 dòng như thế giống như chỉ xén cái môi trề của người ta trong bức ảnh mà bỏ lên vậy. Đó là 1 cách gây ấn tượng nhưng cách này hơi thấp. Nếu bận quá chưa thấy 1 đoạn nào khác thì đình lại 1 thời gian để tìm ra cũng đâu có sao Xiaoao (thảo luận) 14:19, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi cũng cho rằng không nên viết đoạn đó vào. Nếu tác giả vẫn muốn thì nên ghi chú rõ xuất xứ, chính xác - cụ thể. Nhận xét đó làm hỏng vẻ đẹp của bài, vì nhìn qua thì thấy phản cảm, nhìn kỹ thì thấy tác giả viết nó không nhằm mục đích phản ánh đời sống nghệ thuật của Văn Cao, mà bóng gió đến vấn đề Nhân văn - Giai phẩm. Nếu cần thì qui chiếu đến bài Nhân văn - Giai phẩm riêng biệt sẽ tốt hơn. Chúc Thành (thảo luận) 06:41, ngày 1 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Liên kết ngoài sửa

Tmct thử đọc lại Wikipedia:Liên kết ngoài xem giữ được những liên kết nào. Trong các phần tôi xóa có cả liên kết diễn đàn, nguồn không uy tín. Sao Tmct lại lùi sửa đổi một cách vội vàng như vậy?--195.83.178.10 (thảo luận) 11:22, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, tôi đã không xem kĩ và tưởng là các nguồn kém uy tín một chút thì vẫn dùng cho liên kết ngoài được.
Tôi lấy lại 2 link (1) Phạm Duy viết về Văn Cao tại VNexpress, (2) bài tại trang nhịp cầu âm nhạc của HTV. Tmct (thảo luận) 11:58, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình Văn Cao sửa

Hình này chắc phải của một nhiếp ảnh gia nổi tiếng vì thưc sự nó quá đẹp. Nếu ai có thông tin xin bổ sung.--123.27.180.144 (thảo luận) 05:35, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhận xét sửa

Phần này nên để lại tên người nhận xét sau lời nhận xét, không cần phải gọn ghẽ quá như vậy dễ phiền lòng người đọc vì phải click lên click xuống Xiaoao (thảo luận) 06:14, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phố Văn Cao sửa

Hình như ở Việt Nam, Văn Cao là nhạc sĩ duy nhất được đặt tên cho được phố tính tới hiện nay, phải không nhỉ?--123.17.181.68 (thảo luận) 01:57, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vừa tìm lại thì thấy có nhiều nhạc sĩ đã được đặt tên đường, hầu như tất cả đều nhạc đỏ, trừ Hoàng QuýLê Thương. Nhưng có vẻ như Văn Cao là nhạc sĩ duy nhất có đường ở Hà Nội. Hơi lạ là Nam Định lại không có đường nào mang tên Đặng Thế Phong. Đều không đỏ, nhưng Đặng Thế Phong nổi tiếng hơn nhiều so với Hoàng Quý của Hải Phòng chứ.

Danh sách trên cũng có thể chưa chính xác. Biết đâu đường mang tên đó nhưng không phải tên nhạc sĩ. Ví dụ Văn Chung chẳng hạn, tên này khá chung chung.

PS: Tập hợp thông tin này có thể bổ sung cho các bài, xin đừng xóa!--123.17.181.68 (thảo luận) 02:18, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 17 tháng 10 năm 2022 sửa

2405:4803:C87B:FD30:FDAE:FF30:7D3C:24B1 (thảo luận) 14:03, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
  Từ chối Không có lý do. – BLACKPINKIn your area 16:29, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Văn Cao”.