Thảo luận:Việt Nam/Lưu 2

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Ngochai691 trong đề tài Hình

Quốc kỳ, quốc huy sửa

Tôi nghĩ quốc kỳ và quốc huy nên được dời đến bài riêng thay vì vào bài chính. Hai phần này ít liên quan đền nội dung của bài. Nguyễn Hữu Dng 19:33, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghĩ như Dụng. Vietbio 20:41, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nội dung tôi muốn dời:

Quốc kỳ sửa

Quốc kỳ hình chữ nhật. Nền cờ màu đỏ, giữa nền cờ là một ngôi sao vàng 5 cánh. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng; sao vàng tượng trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, hoặc đại diện cho 5 giai cấp: công nhân, nông dân, trí thức, binh línhthanh niên. Quốc kỳ Việt Nam được ấn định theo điều 5 pháp lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 5 tháng 9 năm 1945.

Quốc huy sửa

Quốc huy hình tròn, được bao quanh bởi 2 bó lúa màu vàng đối xứng nhau, tượng trưng cho nền nông nghiệp Việt Nam; 1 bánh răng nằm trên giao điểm của 2 bó lúa, tượng trưng cho nền công nghiệp của đất nước. Ở trung tâm là mặt tròn màu đỏ, trên đó có vẽ một ngôi sao vàng 5 cánh, hàm nghĩa giống với quốc kỳ. Phía dưới quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, trên đó có dòng chữ tiếng Việt: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Quốc huy được ấn định theo điều SL/254 pháp lệnh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 14 tháng 01 năm 1956.

Nhà nước hay chính quyền? sửa

Xin hỏi là có văn bản, tổ chức quốc tế nào phân VN ra thành hai nhà nước sau năm 1954 không? Hiệp định Geneve không chia VN thành hai nhà nước. Theo tôi nên phân biệt giữa chính quyền và đất nước. Hai khái niệm này không đồng nhất với nhau.

Không nên coi VNDCCH và VNCH cũng như CHMNVN là một nước, đó chỉ là những chính quyền khác nhau của một đất nước duy nhất.

thảo luận quên ký tên này là của Vo quoc tuan (thảo luận • đóng góp).

Tôi đồng ý với bạn, "nên phân biệt giữa chính quyền và đất nước". Nhưng bạn cũng chú ý phân biệt giữa "đất nước" với "nhà nước". VNDCCH và VNCH là những nhà nước/chính quyền khác nhau đã tồn tại trên đất nước Việt Nam. Avia (thảo luận) 09:57, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đoạn về Quốc phòng sửa

Tôi lùi đoạn sau vì thấy vô lý quá:

Việt Nam sở hữu một lực lượng Quốc phòng tương đối mạnh so với toàn thế giới (Tổng Quân số thường trực xếp thứ 7 trên thế giới - Chỉ sau CHND Trung Hoa, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Nga, CHDCND Triều Tiên) với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.

Năm 75 mà nói vậy thì còn được. Bây giờ mà nói "trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bậc nhất Đông Nam Á" thì ai mà tin được. Đề nghị cung cấp dẫn chứng nguồn trước khi đưa đoạn trên trở lại bài.

Tmct 13:47, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Việt Nam đứng thứ 10 theo số quân tại ngủ, 3 theo số quân dự bị, và ba mươi mấy theo chi phí quốc phòng. Xem en:List of countries by size of armed forces. Nguyễn Hữu Dng 15:32, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình sửa

 tại sao bản đồ VN ko có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa Ngochai691 (thảo luận) 13:49, ngày 15 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Huy Phúc sửa

Tôi vừa lùi lại sửa đổi của Huy Phúc; bạn ấy đã đưa một số thông tin mới vào bài mà chưa thảo luận:

  • Chính quyền miền nam điều khiển bởi những người không chống Pháp - chắc là đúng
  • Chính quyền miền Nam thực hiện chính sách tiêu diệt những người Việt Minh và gia đình họ, đỉnh cao là luật 10/59 - thông tin một chiều, nếu nhắc đến điều này thì cũng phải nhắc đến việc Việt Minh và VNDDCH thủ tiêu các đối thủ, đàn áp phong trào Nhân văn - Giai phẩm, và thực hiện cuộc Cải cách ruộng đất có rất nhiều sai lầm.

Tôi nghĩ đối với đề tài nhạy cảm như thế này, cần phải thảo luận trước khi thêm bớt nội dung bài.

Nguyễn Hữu Dng 16:59, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả lời sửa

Vấn đề khác nhau, nhân văn giai phẩm và thành phần bị đấu tố trong cải cách rộng đất không phải là người nhà của chính quyèn miền nam. Như vậy, hai cuộc trên có thể gây ra mâu thuẫn xã hội, nhưng không phải gây ra mâu thuẫn hai miền nam bắc, mà gây ra mấu thuẫn trong nội bộ miền bắc. Điều này dẫn đến những thay đổi xã hội miền Bắc, không dẫn đến Kháng chiến chống Mỹ.

Nhân văn và cải cách sai thì liệu dẫn đến bao nhiêu mâu thuẫn.???

Còn ngụy, đi chặt đầu những người Việt Minh còn lại, tra tấn gia đình những người tập kết. Ngụy thành lập được chính quyền vì đâu, néu không có việt minh dánh duổi Pháp thì những kẻ lưu vong, những kẻ ăn lương Pháp làm gì ???. Chính quyền ngụy xây dựng nên từ những thành phần không tham gia đánh Pháp và những kẻ theo Pháp đánh Việt Minh. Những kẻ đó chặt đầu Việt Minh, tra tấn gia đình Việt Minh, đó là nguyên nhân làm những kẻ đó bị lịch sử dẫm nát.

Huyphuc1981 nb 21:09, ngày 19 tháng 5 năm 2007

Tại sao không có thông tin gì về động/thực vật trong phần địa lý sửa

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, gần đây lại phát hiện được bò tót trâu rừng khổng lồ:

http://www.indianaturewatch.net/displayimage.php?id=2540

http://youtube.com/watch?v=-QMHbdw0a9k

http://www.laodong.com.vn/Home/khoahoc/2007/1/20926.laodong

http://youtube.com/watch?v=KG7tgRN2UNc

Tôi nghĩ đây là 1 đặc điểm nổi bật của Việt Nam, xứng đáng được đề cập trong bài.

thảo luận quên ký tên này là của 203.220.146.34 (thảo luận • đóng góp).

Tất cả mọi người có thể đóng góp cho Wikipedia khi theo đúng quy luật và đưa ra các nguồn dẫn chứng. Mekong Bluesman 14:01, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Kinh tế thị trường sửa

Nước ta đã vào WTO nhưng chưa được (tất cả các nước trong) WTO công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, chúng ta đang phấn đấu theo lộ trình đã cam kết để được WTO công nhận, khi đó ta mới tiếp cận được tất cả các quyền lợi trong tổ chức này. Khi WTO công nhận Nước ta có nền KT thị trường hoàn chỉnh nghĩa là KT thị trường ở nước ta không khác gì với KT thị trường ở nước khác, nếu có điểm khác thì họ không công nhận. Kinh tế TT ở các nước không có định hướng XHCN, KT thị trường ở nước ta có định hướng XHCN, khi được WTO công nhận rồi thì cụm từ "định hướng XHCN" chỉ là cái danh nói trong nội bộ thôi, ngay bây giờ trên diễn đàn chính thức của WTO chúng ta cũng không bao giờ sử dụng từ "định hướng XHCN". Vậy trong bài này bỏ cụm từ "định hướng XHCN" đi là hợp lý.

Bạn Nambh. Thầy giáo giảng như thế nào đưa vào Wiki giống y như thế thì không nên.Hung oanh 09:32, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Kinh tế thị trường là trái tim, là đặc trưng cơ bản nhất của CN Tư bản. CNXH đích thực không có chỗ đứng cho KT thị trường, bao nhiêu cuộc Cải cách, Chỉnh lý, cải tạo Tư sản, chỉnh đốn Văn hóa và Chiến tranh…, bao nhiêu người đã hy sinh hoặc khốn khổ chỉ vì mục đích đào thải KT thị trường ra khỏi mô hình xã hội Xã hội chủ nghĩa. Tôi có dịp hỏi chuyện một số các cán bộ lão thành, các cụ đều nói : “ở Việt nam đâu còn CNXH, nói XHCN vậy chứ nội dung đâu còn gì, thay hết cả rồi..” KT thị trường gắn thêm cái đuôi “định hướng XHCN”chỉ để cho đỡ ngượng mồm và, chỉ trong giai đoạn nhất thời an ủi một số thành phần trong xã hội đã từng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ và xây dựng CNXH mà thôi. Xã hội VN bây giờ chưa hẳn là Ngô, cũng chẳng phải là Khoai, đầu Ngô, Mình sở, muốn tiến lên nhưng lại dụt dè sợ vì lo cho quyền và lợi của một nhóm người.

Khiên cưỡng gắn cái đuôi “định hướng CNXH” vào KT thị trường, chẳng khác nào bắt Trâu, Bò ngồi xổm nhậu thịt chó chấm mắm tôm vậy.

Trong bài này không nên gắn đuôi cho KT thị trường vì vốn dĩ nó không có đuôi.Bi~~

Quan điểm thế nào là tùy bạn, còn "kinh tế thị trường định hướng XHCN" là một cụm từ chính thức được nêu trong cương lĩnh của ĐCSVN, chính sách của Chính phủ VN... nên trong bài này đưa vào là cung cấp thông tin cho người đọc. Avia (thảo luận) 08:39, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các nước trên thế giới không xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN thì đâu có đồng nghĩa là Việt Nam không xây dựng được đâu. Bạn nói kinh tế thị trường là không có đuôi thì phải có dẫn chứng. Bạn đã biết gì về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nói vậy. Bendigo 17:34, ngày 25 tháng 6 năm 2007

Việt Nam vs. CHXHCN Việt Nam sửa

Đọc bài này để thấy lịch sử Việt nam có từ hàng ngàn năm, từ rất lâu rồi, trải qua nhiều triều đại, nhiều chế độ cai trị, và địa lý Việt Nam cũng có từ lâu rồi. Nhưng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam thì mới có gần đây, chỉ khi có đảng CSVN lãnh đạo, các tiểu đề mục: chính trị, đối ngoại, kinh tế... đều thuộc về CHXHCN Việt Nam chứ không thuộc về Việt Nam ngàn xưa. Tôi sủa đề mục Chính trị thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để toát lên ý trên.

Hơn nữa các bạn sủa bài sao không cho một lời giải thích?

Cân tiểu ly 16:04, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đầu bài đã ghi rõ ý đó, không cần thiết nhắc lại cho dài dòng. Mời bạn xem cuộc thảo luận về việc đổi tên bài ở trên. Nguyễn Hữu Dng 16:19, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Việt Nam và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là hai sự kiện khác nhau. Cái thứ nhất nó nói lên ý thức tổ quốc tách biệt và đối kháng với nước Tàu ở phương Bắc. Cái thứ hai nó tiêu biểu cho một loại quyền lực chính trị độc đảng (xẩy ra ở VN) dựa vào thế lực của CS Bolchevik thuộc Đệ Tam Quốc Tế mà loài người ngày nay đã đào thải nó.

(Tiêu đề này nó cô đọng và biểu hiện cái ý chí cùng khuynh hướng của Wikipedia tiếng Việt này)

Đào Công Khai72.130.64.56 14:20, ngày 11 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

My God! This is more than hair splitting. Following the reasonings of Cân tiểu ly and Đào Công Khai, does it mean that English Wikipedia have to change the name of the article "United States of America" to "The Republican-led United States of America"? What do they call the US in the United Nations, in the Olympics, in the WTO...? Do they have to change its name as soon as there is a change in the party of the newly elected President of the US?
Theo logics của Cân tiểu ly và Đào Công Khai bên trên thì Wikipedia tiếng Việt có phải đổi tên bài "Hợp Chúng Quốc Mỹ châu" thành "Hợp Chúng Quốc Mỹ châu do Đảng Cộng hòa lãnh đạo", bài "Pháp" thành "Cộng hòa Pháp do Liên minh cho một Mặt trân Phổ thông lãnh đạo"... không? Và mỗi lần thay đổi đảng chính quyền thì bài cho quốc gia đó phải đổi tên không?
Ngoài ra, Đào Công Khai viết "Tiêu đề này nó cô đọng và biểu hiện cái ý chí cùng khuynh hướng của Wikipedia tiếng Việt này" là có nghĩa gì? Xin giải thích.
Mekong Bluesman 19:46, ngày 11 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài viết được chọn sửa

Tôi thấy bài Việt Nam cũng khá chi tiết đấy, sao không đề cử là bài viết được chọn nhỉ ? Tower 09:02, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vì:
  • Bài này ít khi không được sửa (hãy xem lịch sử sửa đổi và các thảo luận bên trên sẽ thấy)
  • Khi mang ra sẽ tạo ra thêm tranh cãi và bút chiến "sửa-đi-sửa-lại"
  • Phần "Lịch sử" quá chú ý vào thời gian trong thế kỷ 20
  • Và, cái này sẽ làm ngạc nhiên cho nhiều người, bài này thiếu hình ảnh đại diện cho Việt Nam (vì không muốn làm quá ngạc nhiên nên tôi đã gạch dưới từ "đại diện").
Mekong Bluesman 15:49, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tóm tắt sửa chữa ngày 17/8/07 sửa

Tôi sửa một ít phần Việt Nam#Chính trị, tóm tắt như sau:

  • Sắp xếp lại để câu không bị gãy do có hình chèn vào giữa
  • Bỏ liên kết ngoài đến trang BBC về đa số là đảng viên (dead link), chuyển liên kết kia thành tham khảo, mở thêm mục tham khảo
  • Sau năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất theo hiến pháp... là chưa chính xác vì tôi nhớ đến tận năm 1986 (không nhớ chính xác) Hiến Pháp mới có sự thay đổi như vậy.
  • Bỏ chữ độc quyền lãnh đạo. Để duy nhất ai cũng hiểu, nghĩa tương đương độc quyền mang tính chỉ trích từ ngay trong bản chất.

Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:35, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cho tôi hỏi sửa

Tại sao người viết lại để một biểu tượng hình văn miếu trước chữ Hà Nội trong phần thủ đô Việt Nam. Biểu tượng đó có ý nghĩa gì? Không có một văn bản nào cho rằng nó là biểu tượng riêng của Hà Nội và theo ý kiến riêng của tôi thì không nên đặt biểu tượng đó vào bài viết, không có lí do gì để đặt một biểu tượng ở đó. Có bạn nào đồng ý với ý kiến của tôi không? Ngài Hói 04:49, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Địa lý sửa

Việt Nam nằm trong vòng đai nội chí tuyến, vì thế ở nước ta chỉ có hai mùa mà thôi. Miền bắc có mùa hè : nóng ẩm; đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông ẩm ướt.Thuật CĐSP Đồng Nai 00:37, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ai học Địa lý cũng đều biết, mùa là phần thời gian của năm, nhưng có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Những đặc điểm này phụ thuộc vào lượng bức xạ Mặt trời trên một đơn vị diện tích bề mặt đất, cũng như độ dài ngày so với đêm. Sở dĩ có sự khác biệt về lượng bức xạ và độ dài ngày đêm tại mọi nơi trên bề mặt trái đất là do trục Trái đất nghiêng và hướng không đổi khi Trái đấy quay quanh Mặt trời. Đây chính là nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái đất. Tuy nhiên, tính chất mùa không biểu hiện đồng đều ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái đất. Chỉ có các nước nằm trong vành đai ôn đới mới có bốn mùa rõ rệt.

Ở phương Tây thì khởi điểm 4 mùa là 4 ngày : xuân phân(21/3), hạ chí(22/6), thu phân(23/9), đông chí(22/12). Còn ở phương Đông các tiết lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông là những tiết bắt đầu một mùa mới nhưng cũng là tiết kết thúc mùa cũ, cụ thể như sau :

  • Mùa xuân : Từ ngày 5 tháng 2(lập xuân) đến ngày 6 tháng 5(lập hạ), giữa mùa xuân là ngày Xuân phân- 21 tháng 3.
  • Mùa hạ : Từ ngày 6 tháng 5(lập hạ) đến ngày 8 tháng 8(lập thu), giữa mùa hạ là ngày Hạ chí- 22 tháng6.
  • Mùa thu : Từ ngày 8 tháng 8(lập thu) đến ngày 8 tháng 11(lập đông), giữa mùa thu là ngày Thu phân-23 tháng 9.
  • Mùa đông : Từ ngày 8 tháng 11(lập đông) đến ngày 5 tháng 2(lập xuân), giữa mùa đông là ngày Đông chí-22 tháng 12.

Do nước ta nằm ở vị trí từ 8độ30phút bắc lên đến 23độ23phút bắc, Việt Nam luôn nhận được một lượng rất lớn của bức xạ Mặt trời. Chúng ta nhận thấy điều đó trong những ngày hè nóng như bốc lửa và ngay những ngày đông cũng cảm thấy hơi ấm của nó sau mây. Mặt trời quanh năm bận rộn đi lên phía bắc lại xuống phía nam đường xích đạo nhưng không bao giờ vượt quá vĩ tuyến 23độ27phút của mỗi bán cầu. Đấy là vĩ tuyến dừng chân của Mặt trời trong vận động biểu kiến - vận động nhìn thấy được nhưng không có trong thực tế. Các nước nằm trong phạm vi của hai vĩ tuyến ấy đều được gộp trong vành đai khí hậu nóng. Nước ta là trong những nước ấy.

Như đã nói ở trên, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, một năm chỉ có hai mùa mà thôi. Ở đồng bằng Nam Bộ, trong khoảng tháng 3 đến đầu tháng 5 đây là thời kỳ khô và nóng, chỉ họa hoằn mới có một vài ngày dịu mát. Trái lại, ở miền Bắc lúc này vừa lạnh, vừa ẩm ướt; những đợt gió Đông Bắc cuối mùa từ miền áp cao Xibia xa xôi có thể tràn về miền Bắc cho tới giữa tháng 4. Cảnh mưa phùn rả rít, phủ kín bầu trời bằng màn mây dày đặc đã trở thành biểu tượng mùa xuân ở miền Bắc.. Gọi đó là mùa xuân thì quả là gán ép gượng gạo!

Thuật CĐSP Đồng Nai 00:59, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Những thông tin về khí hậu miền Bắc Việt Nam có 4 mùa anh có thể tham khảo tại [1], [2], [3], [4]. An Apple of Newton thảo luận 01:59, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như đã thảo luận ở trên, các nước nằm trong vành đai nhiệt đới(0 đến 10 vĩ độ bắc và nam) có đặc điểm

  • Độ cao của Mặt trời lúc giữa trưa xê dịch từ 47 độ đến 90 độ
  • Độ dài của ngày và đêm thay đổi từ 10 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút
  • Có 2 mùa trong năm với mức độ chênh lệch ít về nhiệt độ.

Việt Nam là trong những nước ấy.

Trong khoảng tháng 3 đến đầu tháng 5 đây ở miền Bắc vừa lạnh, vừa ẩm ướt; những đợt gió Đông Bắc cuối mùa từ miền áp cao Xibia xa xôi có thể tràn về miền Bắc cho tới giữa tháng 4. Cảnh mưa phùn rả rít, phủ kín bầu trời bằng màn mây dày đặc đã trở thành biểu tượng mùa xuân ở miền Bắc. Gọi đó là mùa xuân thì quả là gán ép gượng gạo!

Hơn thế nữa,Trong bài:"Tại sao khí hậu miền bắc nước ta lại có 4 mùa rõ rệt?"-GS.Nguyễn Lân Dũng (Theo Kiến Thức Ngày Nay Online; Trong thông tin về khí hậu miền Bắc Việt Nam có 4 mùa tại [4] An Apple of Newton thảo luận 01:59, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC).. Tác giả còn viết "Gần đường Xích đạo thì quang(sic) năm chỉ là mùa Hạ. Vùng cực Bắc hay cực Nam luôn luôn là mùa Đông lạnh lẽo."(sic).

Ai cũng biết, tại xích đạo, ngày và đêm luôn luôn bằng nhau, không có hiện tượng mùa như tác giả đã viết.

Thuật CĐSP Đồng Nai 03:32, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mùa sửa

Khái niệm "mùa" theo tôi, nó hoàn toàn mang nghĩa tương đối. Ví dụ, hoa mai thường nở vào mùa xuân (biểu tượng của mùa xuân), thế nhưng có những năm không có hoa mai vì nó đã nở từ trước từ mùa đông năm ngoái, vậy năm đó không có mùa xuân chăng. Lưu Ly 03:51, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trang viết chỉ nói chuyện khoa học mà thôi. Mùa xuân chỉ có ở các nước ôn đới và các nước nằm trong khu vực cận nhiệt đới. Xin nhắc lại cho bạn hiểu, nước ta chỉ có hai mùa mà thôi. Muốn hiểu rõ về khí hậu, mời bạn đọc giáo trình Địa lý Tự nhiên đại cương của Subaev hoặc giáo trình Thiên nhiên Việt nam của cố giáo sư Lê Bá Thảo.Thuật CĐSP Đồng Nai 04:42, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy những trang của An Apple of Newton kể ra ở trên là không khoa học sao? Lưu Ly 05:06, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ viết những gì chính xác thôi. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ những vấn đề mình chưa rõ hãy đọc những giáo trình mà tôi đã giới thiệu. Muốn hiểu kỹ nữa bạn đọc thêm giáo trình của giáo sư Vũ tự Lập(đây cũng là giáo trình chính thức dạy trong các trường đại học).Tôi không phê bình những bài báo đó, mới liếc qua tôi thấy có bài viết sai về vườn Quốc gia. Ví dụ : Vườn quốc gia Cát Tiên(Đồng Nai). Không phải vườn quốc gia Cát Tiên ở Đồng Nai như bài báo đó viết đâu(xin trích dẫn để bạn cho vui).Thuật CĐSP Đồng Nai 07:13, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo bạn là chính xác, còn theo những người khác thì điều người ta viết cũng không sai. Nếu bạn có nguồn dẫn viết khác, xin vui lòng bổ sung vào bài. Xin nhớ, bổ sung chứ đừng xoá đi. Lưu Ly 07:38, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong khoa học chỉ có đúng hoặc sai, chứ không có vừa đúng vừa sai-xin nhắc cho bạn biết. Tôi đã đơn cử ví dụ về Vườn Quốc gia Cát Tiên đó. Xin nói cho bạn nắm vững vấn đề này : Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trên đất của 3 tỉnh : Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước; Không phải Vườn Quốc gia Cát Tiên(Đồng Nai) như bài báo đã viết mà bạn giới thiệu với tôi. Không thể dựa vào một vài bài báo mà coi đó là kim chỉ nam-bạn hiểu ý tôi chứ. Qua trao đổi, tôi biết là bạn không am tường về khí hậu. Tôi mới tham gia vào Wikipedia được một ngày, nên có những cái chưa rành, mong bạn thông cảm.Thuật CĐSP Đồng Nai 08:23, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy thì bạn nên tìm hiểu cách làm việc của wiki; ví dụ viết:
  • Miền Bắc Việt Nam có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông theo nguồn dẫn X. Nhưng có tài liệu cho rằng:
  • Miền Bắc Việt Nam chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Chú thích: Tài liệu Y
Còn câu chuyện đúng hay sai, am tường hay không am tường thì đây không phải là chỗ để tranh luận.
Lưu Ly 08:35, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Miền bắc Việt Nam chỉ có hai mùa : mùa mưa và mùa khô. Viết như vậy rất sai về khoa học. Khi nói về khí hậu của một khu vực nào đó, người ta phải nói về tương quan nhiệt ẩm.Thuật CĐSP Đồng Nai 09:55, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mời bạn đề xuất cách viết mà theo bạn là đúng. Lưu Ly 10:34, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ồ tôi đã thấy, bạn viết: vì thế ở nước ta chỉ có hai mùa mà thôi. Miền bắc có mùa hè : nóng ẩm; đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông ẩm ướt. Vậy miền Bắc ko có mùa xuân và thu? và còn miền nam thì sao? Lưu Ly 10:37, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi viết thì đúng, vì bạn không hiểu địa lý nên viết lại ý người khác lại sai. Bạn đọc mà cũng chẳng hiểu, bắt tôi giải thích mải chắc tôi từ bỏ tham gia vào trang này. Tôi viết : "Miền bắc có mùa hè : nóng ẩm; đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông ẩm ướt.". còn bạn viết :"Miền Bắc Việt Nam chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.". Bạn biết bạn viết sai chỗ nào không? Nói đến khí hậu người ta phải nói tương quan nhiệt-ẩm. Lần sau tôi sẽ không giải thích như đi dạy học trò đâu. Vì ở đây là góp ý cho Bách khoa toàn thư mà. Còn bạn hỏi khí hậu ở miền nam ư? Miền nam cũng có hai mùa : Một mùa nóng ẩm; một mùa không mưa ít nóng hơn hoặc có thể nói như sau : Nam bộ nóng quanh năm, có hai mùa : một mùa mưa và một mùa khô(lưu ý là nóng quanh năm).117.4.190.200 11:51, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wikipedia không phải là nơi tự tạo ra kiến thức mà chỉ viết những điều gì đã xảy ra (có nguồn dẫn chứng) như anh Lưu Ly nói ở trên. Ai tìm được tài liệu nào (có thể kiểm chứng được) về việc miền Bắc chỉ có 2 mùa thì ghi thêm vào đại loại như: "theo xxx (có nguồn trang web), miền Bắc VN chỉ có 2 mùa...". Chưa giải thích được đã dọa bỏ không tham gia không phải là cách làm việc những người đang tham gia của Wikipedia. An Apple of Newton thảo luận 12:46, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vừa viết ẩu, vừa không thành câu...lại còn đòi giải thích sửa

Những điều anh muốn biết, học sinh lớp 8 cũng đã được học. Tôi đã giải thích rõ nhưng anh không hiểu hoặc cố ý không hiểu đó thôi. Liếc qua vài bài địa lý trong W., tôi thấy cùng là diện tích đồng bằng sông Hồng, có nơi viết là 15.000 km2; lại có nơi là 30.000km2. Viết ẩu như thế thì người đòi giải thích, giải thích sao đây?. Mời anh hãy bình tĩnh đọc lại câu này :"Đồng Nai sẽ là một thành phố công nghiệp tương lai của Việt Nam sánh vai với Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong khu vực trở thành khu vực luôn đi hàng đầu và phát triển nhất và không ngừng đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp trong tương lai với 6 sân bay quốc tế (trở thành trung tâm Hàng không của khu vực Đông Nam Á) và 6 thành phố thuộc trung ương là: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Đồng Nai.".Viết văn như W. thì Thánh may ra mới hiểu được. Tôi là người trần mắt thịt, làm sao có thể thỏa mãn yêu cầu của anh? Thôi tạm biệt anh luôn nhé!117.4.190.200 15:12, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wikipedia có sai sót là chuyện bình thường, có sai thì mới cần sửa và phải sửa đúng. Mà sao 117.4.190.200 đang thảo luận về khí hậu miền Bắc Việt Nam lại quay sang nói về chuyện khác? Khi nào anh bình tâm lại thì mời anh thảo luận tiếp. An Apple of Newton thảo luận 15:28, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đây là một thành viên mới không dùng thời giờ tìm hiểu về Wikipedia và cách làm việc tại đây nhưng lại thích tranh cãi. Với thời gian, tôi mong ước là số thành viên như vậy sẽ giảm xuống. Nếu thành viên này có thật sự là sẽ tạm biệt thì cũng là một điều tốt cho Wikipedia vì bớt cái hao tốn về tài nguyên của Wikipedia và thời giờ của các thành viên tích cực sẽ phải dùng khi tranh cãi. Mekong Bluesman 15:40, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Việt Nam/Lưu 2”.