Thảo luận:Xu hướng tính dục

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi P.T.Đ trong đề tài Tiêu đề: xu hướng tình dục hay xu hướng tính dục

Tiêu đề: xu hướng tình dục hay xu hướng tính dục sửa

@Tư Mã Tần Quảng: Soha này lỗi thời rồi, theo sách Từ điển tiếng Việt của giáo sư Hoàng Phê ghi nhận, "Dục tình" chứ không có "Dục tính", "Dục tình" có nghĩa là Như tình dục, còn "Tính dục" nghĩa là Biểu hiện tâm sinh lý giới tính, và "Tình dục" nghĩa là Quan hệ tính giao Love in Angels (thảo luận) 10:44, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Love in Angels: Theo như trang web này Nhân cách và xu hướng tình dục thì "xu hướng tính dục" là một bộ phận của "xu hướng tình dục". Tức là "xu hướng tình dục" bao gồm 4 "xu hướng tính dục" (XHTD) là XHTD khác giới, XHTD cùng giới, Xu hướng lưỡng tính dục (hấp dẫn với cả 2 giới), Không có hấp tính dục với bất cứ giới nào (asexual). Bài viết này nói về "Thiên / Khuynh hướng tình dục" tức là bao gồm cả 4 xu hướng tính dục trên chứ không chỉ nói riêng về một xu hướng tính dục nào trong bài viết cũng có thể thấy vì vậy bài viết này phải đổi thành "Xu hướng tình dục" mới chính xác.

Ngoài ra, theo như trang web của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bài viết Làm thế nào để đánh giá xu hướng tình dục của mình? họ có nêu rõ:

Xu hướng tình dục là thuật ngữ dùng để chỉ cảm xúc, tình cảm, sự thu hút của con người với các đối tượng ở giới tính cụ thể. Xu hướng tình dục của con người được chia làm 3 loại như sau:

Heterosexual (dị tính): chỉ những người bị thu hút bởi các đối tượng khác giới

Bisexual (song tính): chỉ những người bị thu hút bởi cả 2 giới

Homosexual (đồng tính): chỉ những người chỉ bị thu hút bởi các đối tượng cùng giới

Xu hướng tình dục liên quan đến cảm xúc, ý thức của một người và có thể không thể hiện rõ trong vẻ bề ngoài hoặc hành vi của người đó. Một người có thể bị hấp dẫn bởi những người cùng giới hoặc khác giới, nhưng có thể chọn không hành động theo những cảm xúc này... Nói chung, đây là trang web của người người nghiên cứu, làm việc trong ngành y, vì vậy không thể có chuyện họ dùng từ sai được, nhất là toàn bộ bài viết của họ đều sử dụng Xu hướng tình dục chứ không phải Xu hướng tính dục.

Tóm lại, cả hai trang web đều cho ta thấy: "Xu hướng tính dục" là một bộ phận của "Xu hướng tình dục" (hiểu đơn giản "Xu hướng tình dục" là cha, còn "Xu hướng tính dục" là con). Thiên / Khuynh hướng tình dục đóng vai trò như Alias của Xu hướng tình dục. Do đó, cần phải sửa đổi lại chính xác tên bài viết thành Xu hướng tình dục chứ không phải là Xu hướng tính dục.Tư Mã Tần Quảng (thảo luận) 18:41, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Tư Mã Tần Quảng: Viện iSee xác nhận "xu hướng tính dục", tham khảo tại [1] Love in Angels (thảo luận) 00:26, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Love in Angels: Có một số vấn đề từ tập tin bạn chia sẻ:

Thứ nhất, nguồn đó đã quá cũ từ năm 2012.

Thứ hai, khái niệm họ đưa ra cực kỳ rối: Xu hướng tính dục là một trong bốn yếu tố tạo nên tính dục. Giống như kiểu "con" là một trong bốn yếu tố tạo nên "con".

Thứ ba, nguồn tài liêu là tài liệu chính thức của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ nhưng họ chỉ là người dịch, không thể chắc chắn dùng từ đúng với chuyên môn, như những người người nghiên cứu, làm việc trong ngành y học được.

Có rất nhiều nguồn:

Nguồn thứ nhất là từ những người làm nghiên cứu, làm việc trong ngành y, họ sử dụng xu hướng tình dục chứ không phải tính dục. Như trang web của Vinmec, MEDLATEC.

Nguồn thứ hai là từ các trang báo lớn như MSN, Tuổi trẻ Online, (có cả trang kênh 14 nhưng trang này bị phốt nhiều không muốn dùng).

Nguồn thứ ba là trang từ điển Glosbe cũng dịch "Sexual orientation" là xu hướng tình dục và thiên hướng tình dục.

Nguồn thứ tư là tại Chương 9: Thiên Hướng Tình Dục của cuốn sách "Thực Tế Về Hoạt Động Tình Dục Ở Con Người" - tác giả: George D. Zgourides, Bác Sĩ - Christie S. Zgouride cũng được dịch và sử dụng xu hướng tình dục chứ không phải tính dục.

Nguồn thứ năm là trang báo Báo sức khỏe đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế cũng sử dụng xu hướng tình dục.

Nói tóm lại, như đã giải thích ở bên trên, xu hướng tính dục là "con" của xu hướng tình dục, hiện tại bài viết này sai quá sai khi lấy "con" thay mặt cho "cha", rất nhiều nguồn có uy tín đều đã khẳng định và sử dụng điều đó, thậm chí cả Bộ Y Tế cũng sử dụng xu hướng tình dục thay vì tính dục. Bạn có thể coi các trang web của các bệnh viện kia là sai nhưng bạn không thể nói trang báo của Bộ Y Tế cũng sử dụng từ chuyên môn sai được.Tư Mã Tần Quảng (thảo luận) 04:25, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Tư Mã Tần Quảng: Web của Bộ Y tế dịch sai, Bisexual mà dịch "Lưỡng tính" là sai hoàn toàn, Bisexual mới là Song tính, theo Viện iSEE, Vietnam Youth Alliance, v.v... thuộc cộng đồng LGBT gọi Sexual orientation là Xu hướng tình dục là sai hoàn toàn, Xu hướng tính dục mới là đúng, Xu hướng tính dục bao gồm Xu hướng tình dục và Xu hướng tình cảm. Mấy trang mà bạn đưa ra đều nhờ Google Dịch kể cả Bộ Y tế, Google Dịch dịch không đúng về Bisexual là "Lưỡng tính" và Sexual orientation là "Xu hướng tình dục", bạn có thể tham khảo [2] nhé. Love in Angels (thảo luận) 04:43, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Love in Angels,Tư Mã Tần Quảng: Tôi không đồng ý với bạn Love in Angels. Web của Bộ Y tế một đất nước rõ ràng đáng tin cậy hơn một trang facebook. Trong khi bạn Từ Mã Tần Quảng đưa ra rất nhiều nguồn đáng tin cậy từ các báo chính thống và các cơ quan chính thức, bạn Love in Angels chỉ đưa ra 2 nguồn rất yếu: facebook và google drive. B nhắn gửi 12:42, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi là thành viên cũng tham gia dịch thuật một số bài y tế, nhận thấy thuật ngữ "xu hướng tính dục" có lẽ được sử dụng phổ biến trong học thuật hơn, dù thuật ngữ "xu hướng tình dục" vẫn có một sự hiện diện nhất định. Mọi người có thể tham khảo một số ví dụ:

  1. Trương Hồng Quang. (2019). Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ Luật học. Học viện KHXH.
    "...Lý thuyết về xu hướng tính dục, bản dạng giới: Đây là hai lý thuyết rất quan trọng đối với việc nghiên cứu cơ sở lý luận về người LGBTI...." (trang 28)
  2. Vũ Hoàng Hiếu. (2018). Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại: từ ẩn ức đến tự sự. Luận án Tiến sĩ Văn hóa học. Học viện KHXH.
    "...Cùng với dị tính và song tính, đồng tính là một trong ba dạng chính của thiên hướng tính dục..." (trang 1)
  3. UNDP, USAID. (2014). Là người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở châu Á: Báo cáo quốc gia Việt Nam - Tổng hợp và phân tích môi trường pháp lý và xã hội cho các cá nhân, tổ chức xã hội dân sự của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)
    "...Sexual orientation and gender identity (Xu hướng tính dục và bản dạng giới)..." (trang 4)
  4. Hội đồng Anh. (2020). Báo cáo Nghiên cứu Thế hệ Trẻ Việt Nam.
    "...ngày càng có nhiều các biểu tượng văn hóa đại chúng như các diễn viên cởi mở thể hiện xu hướng tính dục và bản dạng giới của mình..." (trang 23)
  5. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. (2020). “Giáo viên nói tôi bị bệnh” - Những rào cản đối với quyền giáo dục của thanh thiếu niên LGBT ở Việt Nam.
    "...Xu hướng tính dục (Sexual Orientation): Định hướng về khát khao tính dục hay tình cảm của một người. Thuật ngữ này tả một người cảm thấy có sự hấp dẫn chính đối với người đồng giới tính hay khác giới tính, hoặc với cả hai giới, hay các lựa chọn khác..." (trang iii)
  6. Bác sĩ Hồ Đắc Duy. (2008). Đôi điều cần biết về đồng tính luyến ái. Báo Sức khỏe và Đời sống
    "...Chúng ta vẫn hay dùng lẫn 2 khái niệm tính dục với tình dục. Tính dục là bản năng giới, là khái niệm phản ánh quan hệ tính giao giữa 2 cá thể (cùng hoặc khác giới) vừa chứa đựng những yếu tố tạo nên phần hữu hình và cả phần vô hình của mỗi loài. Tình dục chỉ dành cho con người bao gồm: ham muốn tình dục và hoạt động cái ham muốn đó..."
    "...Khuynh hướng tính dục là một trong 4 yếu tố tạo nên tình dục của loài người, đó là sự hấp dẫn về mặt tình cảm và thể chất của người này đối với người khác. 3 yếu tố còn lại là giới tính, bản sắc và ứng xử..."
  7. Bộ Y Tế. (2020). Quyết định 3133/QĐ-BYT Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục
    "...MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG GIỚI TÍNH, GIỚI VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC
    Dị tính: Là người có xu hướng tính dục với người khác giới
    Đồng tính: Là người có xu hướng tính dục với người cùng giới
    Song tính: Là người có xu hướng tính dục với cả hai giới mình..."

P.T.Đ (thảo luận) 14:01, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

P.T.Đ Cám ơn bạn. Ở trên có một trích dẫn phân biệt giữa "tình dục" và "tính dục". Tôi muốn hỏi P.T.Đ là hai từ "xu hướng tình dục" và "xu hướng tính dục" có hai nghĩa phân biệt (như "tình dục" và "tính dục") không, hay chỉ là hai cách dùng từ để chỉ cùng một khái niệm? Chẳng hạn bạn Love in Angels có nói là "xu hướng tính dục" bao gồm "xu hướng tình dục" và "xu hướng tình cảm". B nhắn gửi 14:06, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Buiquangtu: Tôi không chắc chắn vì không có chuyên môn khoản này. Quan điểm của tôi thì "xu hướng tình dục" và "xu hướng tính dục" đều là "Sexual orientation". Nhưng khi dịch thuật sẽ có sự tuyển lựa từ ngữ hợp lý cho phù hợp với định nghĩa gốc của khái niệm, 1 từ của ngữ gốc có thể dịch thành nhiều từ của ngữ đích tùy trường hợp, đây là điều bình thường trong dịch thuật. Vì đây cũng là một khái niệm tương đối mới, và tùy quan điểm/cách nhìn nhận mà người/tổ chức khi dịch sẽ chọn ra từ vựng dịch theo hướng đó. P.T.Đ (thảo luận) 14:17, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vậy có lẽ mong hai bạn Tư Mã Tần Quảng và Love in Angels lựa theo tình huống để tìm được đồng thuận viết bài, vì có vẻ hai bạn đều quan tâm tới chủ đề này. B nhắn gửi 14:28, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tư Mã Tần Quảng: @Buiquangtu: @P.T.Đ: Mời hai bạn đọc phần bài viết của mình bên dưới.

@Tư Mã Tần Quảng: Tôi nghĩ chúng ta nên tập trung giải quyết vấn đề "xu hướng tính dục/tình dục". Những thuật ngữ khác nên thảo luận trong những khu vực phù hợp hơn. Tôi đã cung cấp một số phản biện, trong đó có cả một văn bản quyết định mới đây (17 tháng 7 năm 2020) của Bộ Y Tế nhắc đến khái niệm này, nên theo tôi là chọn thuật ngữ "Xu hướng tính dục". P.T.Đ (thảo luận) 14:53, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tư Mã Tần Quảng: @P.T.Đ: Mình đã đọc một số ví dụ mà bạn đưa ra bên trên. Mình không đọc toàn bộ nhưng mình và nhiều trang khác như Vinmec đã giải thích "xu hướng tình dục" giống như "cha" của "xu hướng tính dục", tức là "xu hướng tình dục" (cha) bao gồm ít nhất 3 xu hướng tính dục (con) là Dị / Đồng / Song Tính. Còn ở ví dụ 7, ngay đầu văn bản: MỤC LỤC -> Phần Phụ lục -> Phụ lục 1c. Một số khái niệm về đa dạng giới tính, giới và xu hướng "tình" dục. Còn ở gần cuối, văn bản ghi là: Phụ lục 1c MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG GIỚI TÍNH, GIỚI VÀ XU HƯỚNG "TÍNH" DỤC... Xong bên dưới họ liệt kê các xu hướng tính dục ra, vậy chắc chắn là phần mục lục đúng, ở phần cuối này, họ chỉ liệt kê các "xu hướng tính dục" của "xu hướng tình dục" ra thôi vì nếu họ ghi là xu hướng tình dục dị tính, xu hướng tình dục đồng tính, xu hướng tình dục song tính ở đây thì lại thành họ sai vì bản chất xu hướng tính dục "là tập con của" xu hướng tình dục.

@Tư Mã Tần Quảng: Vấn đề ở đây là bạn đang "chắc nịch" suy diễn theo logic mà tự bạn cho là đúng ("xu hướng tình dục" giống như "cha" của "xu hướng tính dục"?) từ một số nguồn tự xuất bản (không qua bình duyệt chuyên môn, một số thông tin ở các website bệnh viện chưa hẳn do người có chuyên môn viết nên). Hiện tôi chỉ thấy các tài liệu chuyên môn sử dụng đồng thời "xu hướng tính dục" và "xu hướng tình dục" để chỉ "Sexual orientation" (việc chọn thuật ngữ nào thì tùy quan điểm của chuyên gia), còn nếu tách ra cha con theo suy diễn của bạn thì thuật ngữ quốc tế (tiếng Anh) của cả hai là gì? Và tạm thời xu thế cho thấy "xu hướng tính dục" có phần phổ biến hơn, xuất hiện cả trong văn bản luật của Bộ Y Tế. Vì vậy tôi xin phép bảo lưu ý kiến và dừng tranh luận. P.T.Đ (thảo luận) 16:06, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lưỡng tính, song tính và liên giới tính sửa

Tư Mã Tần Quảng: Trang web của Bộ Y Tế ghi rõ ràng là Lưỡng tính chứ không phải Liên giới tính. Hơn nữa, mời các bạn đọc lại phần Khái quát của Liên giới tính, mình trích một đoạn: Trước kia, liên giới tính được gọi là lưỡng tính hay là "thái giám bẩm sinh" (congenital eunuchs). Vào thế kỉ thứ 19 và 20, một số thành viên của cộng đồng y khoa phát minh ra một hệ thống các thuật ngữ để phân loại các đặc điểm giới tính mà họ quan sát được. Đây là lần đầu tiên con người phát minh ra một hệ thống phân loại các điển hình của liên giới tính. Người liên giới tính trước kia được phân loại thành lưỡng tính thật, hoặc lưỡng tính giả ở nữ hay lưỡng tính giả ở nam. Tuy nhiên, những thuật ngữ này không còn được dùng nữa vì những thuật ngữ có chứa từ 'lưỡng tính được coi là mang hàm ý xúc phạm khi được dùng để chỉ con người. "Lưỡng tính" giờ đây được dùng để chỉ các loài động vật hoặc thực vật có cơ quan sinh sản của cả giống đực và giống cái. Vào năm 1917, Richard Goldschmidt đặt ra thuật ngữ "liên giới tính" (intersexuality) để chỉ những đặc điểm giới tính không rõ ràng ở người.... Tức là trước đây, khi chưa được nghiên cứu thì người ta cho rằng liên giới tính cũng được gọi là lưỡng tính. Nhưng sau khi được nghiên cứu, lưỡng tính không còn được chỉ cho liên giới tính nữa. Hơn nữa, Lưỡng và Song (và Nhị) trong tiếng Việt đều có nghĩa là "hai" (ví dụ "Nhất cử lưỡng tiện" theo wiktionary có nghĩa "Làm một việc mà được hai cái lợi."), nếu ở đây trang web của Bộ Y Yế ghi Liên giới tính với khái niệm đó thì rõ ràng là họ sai từ khái niệm, nhưng vì trong tiếng Việt từ đồng nghĩa có rất nhiều, và trên hết lưỡng tính không còn được chỉ cho liên giới tính nữa nên họ ghi Lưỡng hoặc Song đều được vì nó có cùng nghĩa trong tiếng Việt. Không chỉ trang web của Bộ Y Tế, rất nhiều trang web khác cũng sử dụng Lưỡng tính là từ đồng nghĩa cho Song tính. Ví dụ như trang báo Tuổi trẻ Online, BS. Võ Duy Tâm – Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health trả lời trang web trungtamnamkhoa,...

Thực sự mình không chắc là viện iSEE kia có thực sự đáng tin không vì khi mình tìm kiếm trên Google thì không có một trang báo nào nói về họ cả. Và trang Wikipedia duy nhất mình tìm thấy là "Hiệp hội Kinh tế Sinh thái Quốc tế" cũng có tên là ISEE (nhưng chữ i viết hoa).Tư Mã Tần Quảng (thảo luận) 14:08, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Viện iSEE là tổ chức phi chính phủ Việt Nam làm việc vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội. Một số bài báo nhắc tới:
  1. Hình thành thói quen đọc sách trong giới trẻ (Báo Nhân Dân)
  2. Gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều áp lực (Báo Chính Phủ)
  3. VN hoãn dự thảo về hôn nhân đồng giới (BBC tiếng Việt)
Đây là một viện nghiên cứu lớn về khoa học xã hội tại Việt Nam. Tôi cho rằng các nghiên cứu của viện đáp ứng tiêu chuẩn dẫn nguồn của Wikipedia. P.T.Đ (thảo luận) 14:38, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tư Mã Tần Quảng: Cảm ơn bạn, tại không có bài báo nào viết, giới thiệu riêng về họ nên mình cũng không biết. Nhưng tóm lại, Lưỡng tính không còn chỉ Liên giới tính nữa. Và trong tiếng Việt, Lưỡng = Song nên việc sử dụng Lưỡng tính hay Song tính đều chỉ Bisexuality, điều này không hề sai như bạn Love in Angels đã nói bên trên!

Quay lại trang “Xu hướng tính dục”.