Xin chào بنفش من شما را دوست دارم
chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!
Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.
Wikipe-tan chào mừng bạn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 250 phiên bản ngôn ngữ.

Wikipedia tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.291.948 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây đều không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Xin chú ý đến việc xây dựng các trang cá nhân của bạn, hãy nói một chút về bản thân và sở thích của bạn tại đó. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Thông tin kiểm chứng được
Một trong ba điều cơ bản nhất của Wikipedia.
Sách hướng dẫn
Sổ tay hướng dẫn từng bước làm quen Wikipedia.
Không đăng nghiên cứu chưa công bố
Điều cơ bản thứ hai của Wikipedia.
Chỗ thử
Nơi viết nháp của bạn.
Thái độ trung lập
Điều cơ bản thứ ba của Wikipedia.
Hình ảnh
Phải làm thế nào để chèn một hình ảnh vào bài viết?
Quy định quan trọng
Những điều mà bạn bắt buộc phải tuân thủ.
Phòng thảo luận
Nơi thảo luận chung của cộng đồng Wikipedia.
Sự văn minh
Cách bạn ứng xử với cộng đồng Wikipedia.
Mọi người đều muốn giúp đỡ bạn!
Nơi giải đáp các câu hỏi liên quan đến Wikipedia.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình máy tính thực chất là trang thảo luận của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận. Tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết, tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.

Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích cho Wikipedia tiếng Việt để xây dựng nó trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất của nhân loại.

TuanminhBot (thảo luận) 05:18, ngày 21 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cảnh báo sửa

Nếu bạn tiếp tục chọn không gian Thảo luận phát triển làm nơi để diễn thuyết, phân tích, hay tuyên truyền ... nơi là nội dung đóng góp, bạn sẽ bị cấm. Đây là cảnh báo lần cuối.  A l p h a m a  Talk 16:58, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đề nghị bổ sung đoạn viết sau vào bài Pháp Luân Công sửa

Trong bài chính có đoạn: Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo công khai lần đầu tiên về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở thành phố đông bắc của Trường Xuân, Cát Lâm. Trong tiểu sử tâm linh của mình, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm Quan Jue, người kế vị thứ 10 của Đại Pháp Phật giáo, và một đạo sĩ Đạo giáo với bí danh Đạo sĩ thực sự tu tại dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Đại Pháp được cho là kết quả của việc tái tổ chức và ghi lại những giáo lý đã được các vị này dạy cho Lý.[1]

Đoạn muốn bổ sung: Trong tác phẩm Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là khí công thuộc Phật Gia không liên quan Phật Giáo[2]. Trang web của Pháp Luân Công cũng khẳng định như vậy [3].

Thành đoạn sau:

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo công khai lần đầu tiên về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở thành phố đông bắc của Trường Xuân, Cát Lâm. Trong tiểu sử tâm linh của mình, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm Quan Jue, người kế vị thứ 10 của Đại Pháp Phật giáo, và một đạo sĩ Đạo giáo với bí danh Đạo sĩ thực sự tu tại dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Đại Pháp được cho là kết quả của việc tái tổ chức và ghi lại những giáo lý đã được các vị này dạy cho Lý.[4] Trong tác Phẩm Pháp Luân Công Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là khí công thuộc Phật Gia không liên quan Phật Giáo [5]. Trang web của Pháp Luân Công cũng khẳng định như vậy [6] <references >

Phản hồi sửa

Đầu tiên, rất xin lỗi bạn vì phản hồi chậm trễ. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ có thể phản hồi vắn tắt như sau:
Về cá nhân, có thể nói tôi cũng có nhận định chủ quan khá tương đồng với nội dung về Pháp Luân Công.
Về tín ngưỡng, thực sự "ta chẳng cầu làm Phật". Mà đã cầu làm Phật, chắc chắn không phải Phật.
Và, đã là một Wikipedian, bạn đừng diễn giải, suy luận, mà chỉ cần trích nội dung và dẫn nguồn cho thông tin đó. Ở đây, nên là nguồn hàn lâm.
Có thể, phản hồi quá ngắn của tôi không thỏa mãn hết được yêu cầu của bạn. Tuy nhiên, đó là sự thành thực của tôi. Thái Nhi (thảo luận) 00:42, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn @Thái Nhi:! ở Việt Nam, Pháp Luân Công là vấn đề nhạy cảm, rất nhạy cảm, không thể có tài liệu trên các báo Đảng chứ đừng nói là báo chí Hàn Lâm (do Đảng quản lý). Nên theo tôi không cần cái gọi là nguồn hàn lâm (vì nếu có chắc nó bằng tiếng Anh), chỉ cần nguồn từ trang nội bộ của Pháp Luân Công là đủ. Cảm ơn bạn về hướng dẫn viết bài.بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 01:19, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thực ra nó cũng chẳng quá nhạy cảm lắm đâu! Tôi từng có những tiếp xúc với môn đồ PLC tại Việt Nam. Theo nhận định chủ quan của tôi, bản thân PLC hiện tại được các nguồn độc lập đề cập, đều chú ý về xung đột giữa PLC với chính quyền TQ, còn về tôn giáo (triết học, nhân sinh quan...) thì hầu như chẳng tài liệu nào đề cập (vì giáo lý không hoàn chỉnh, nếu như có giáo lý). Góp ý của tôi về cách trình bày, thì thực sự bạn không nên dùng cách so sánh để diễn giải ra mâu thuẫn trong các tài liệu của PLC; vì đây được xem như tài liệu tự nghiên cứu, không phù hợp với Wikipedia. Cách thức này rất dễ gây ra chủ quan, dẫn dắt định hướng người đọc. Đây mới thực sự là lý do mà các thành viên gạo cội muốn góp ý với bạn để thay đổi cách trình bày. Thái Nhi (thảo luận) 02:03, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn Thái Nhi, để tránh tình trạng coi là tự thêm ý kiến cá nhân, hay lấy từ nguồn không uy tín. Tôi làm như sau được không, thứ nhất tôi sẽ chỉ đưa nguồn từ các tác phẩm của Lý Hồng Chí, thêm một chút từ chính trang của Pháp Luân Công tại một số vị trí tôi cho là không trung thực (nguồn họ đưa là không trung thực, hoặc không phản ánh đầy đủ) để có cái nhìn đa chiều. Tôi chỉ mang tính đề cập đưa thông tin chứ không đưa ý kiến cá nhân. Bạn xem đoạn đề nghị phía trên @Thái Nhi:بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 03:12, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi không thạo chủ đề Pháp Luân Công nên không tham gia được nhiều. Đọc qua khác biệt giữa phiên bản mà bạn muốn đưa vào bài với phiên bản hiện tại, tôi thấy vấn đề lớn là văn phong. Bạn cần chỉnh lại cách hành văn cho trung lập hơn, tránh dùng văn phong nguyên bản như các bài báo trích dẫn, vì ở đó thể hiện quan điểm của người viết.--Trungda (thảo luận) 17:29, ngày 14 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn Đinh Quốc Toản ơi! Tôi muốn nói rõ để bạn biết, ở đây [wikipedia] không có ai rảnh rỗi để PR miễn phí cho PLC đâu. Bạn viết nội dung không đủ điều kiện rõ ràng thì phải xóa nhanh thôi. Bạn cũng đừng đi bêu rếu PLC để làm gì. Tôi thấy có ai quan tâm điều bạn nói đâu! Nếu bạn sợ ảnh hưởng đến hòa bình thế giới thì nên quan tâm đến Triều Tiên hay Trung Quốc thì hơn. PLC nhỏ bé lắm, người Việt Nam không coi trọng nó đâu. Nó cũng chẳng phát triển ở Việt Nam đâu. Vậy nhé bạn. Bạn đừng làm phiền các BQV và cộng đồng nữa nhé. Chúc bạn vui khỏe. 171.253.9.89 (thảo luận) 10:00, ngày 18 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018 sửa

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt sửa

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết sửa

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 00:08, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

  1. ^ Li Hongzhi, 9-day Lectures in Guangzhou (audio), lecture 1, 1994.
  2. ^ Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo, Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công trang 13 (phiên bản cũ)
  3. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
  4. ^ Li Hongzhi, 9-day Lectures in Guangzhou (audio), lecture 1, 1994.
  5. ^ Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo, Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công trang 13 (phiên bản cũ)
  6. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios