Dầu dừa tinh khiết tươi lạnh là một loại dầu ăn, được chiết tách từ nước cốt dừa tươi. Ở các nước có khí hậu nhiệt đới thì dừa là một loại cây rất phổ biến, thường có nhiều ở Philippines,Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam,...

Trong đời sống hằng ngày tại các nước này, dầu dừa rất quen thuộc đối với người dân và được sử dụng nhiều để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Thường thì họ sẽ thêm vào các món ăn hoặc làm đẹp,...

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DẦU DỪA

Dầu dừa được làm từ trái dừa nhưng có nhiều cách khác nhau để chiết xuất ra dầu, với mỗi phương pháp sẽ tạo ra những loại dầu dừa có tính chất khác nhau.


Hiện nay có 4 phương pháp làm dầu dừa phổ biến, sử dụng những cách thức và các bước thực hiện 1. Lên men (wet-process) 2. Ép nóng (dry process) 3. Ép lạnh (dry process) 4. Chiết ly tâm (wet process). Từ lâu, các hộ gia đình đã làm ra dầu dừa từ phương pháp lên men, đây được xem là cách thủ công đơn giản nhất để tạo ra dầu. Sữa dừa đông được lấy từ việc chắt lọc cơm dừa nhuyễn tươi. Tiến hành ủ sữa dừa để lên men trong các thùng lớn, qua thời gian, sữa dừa sẽ được phân tách thành 3 lớp là đạm rắn, chất lỏng và dầu. Sau đó bắt đầu vớt phần dầu ra và lọc lại qua rây. Nhưng vẫn còn nhiều nước lẫn trong phần dầu này, nên buộc phải đun sôi để loại bỏ phần nước này. Nhược điểm của phương pháp này là khi dầu được đun ở nhiệt độ cao làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng và thời gian để bảo quản không được lâu

2. Ép nóng (dry process) . Một trong những phương pháp phổ biến nhất để chiết xuất dầu dừa là ép nóng cơm dừa. Cơm dừa được sấy khô trước khi đem đi ép nóng rồi sử dụng nhiệt và áp suất cao để chiết xuất nhanh chóng ra dầu. Thành phẩm là lượng dầu thô với màu sắc đậm, cần được tinh chế, tẩy trắng, lọc lại trước khi sử dụng. Nó thường được gọi là dầu tinh chế, vì đã trải qua nhiệt độ cao nên chứa ít chất dinh dưỡng, sử dụng trong nấu ăn là chủ yếu. 3.Phương pháp ép lạnh Cũng tương tự nhue phương pháp ép nóng, cách làm dầu dừa bằng ép lạnh cũng sử dụng cơm dừa sấy khô nhưng đơn giản hơn phương pháp ép nóng. Phần cơm dừa sau khi được sấy khô ở nhiệt độ thấp khoảng 40 độ C, hoặc ở nhiệt độ cao khoảng 80 độ C, sẽ được đem đi ép để chiết xuất ra dầu dừa. Với việc sấy khô cơm dừa ở nhiệt độ thấp sẽ giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn ở nhiệt độ cao. Kết quả của quá trình ép lạnh là cho ra hỗn hợp dầu dừa còn lẫn chất đạm và chất xơ của cơm dừa, vì thế cần phải lọc qua rây một lần nữa để lấy phần dầu.

4. Chiết ly tâm (wet process). Phương pháp được xem là tiên tiến nhất và giữ được tinh chất dầu dừa một cách trọn vẹn và gia tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng đó chính là phương pháp ly tâm tách lạnh. Cũng như phương pháp ép lạnh, phương pháp ly tâm sử dụng nước cốt của cơm dừa. Phần nước cốt này chỉ chứa khoảng 30 – 40% dầu dừa ( trong dừa Bến Tre thành phần này khoảng 33-35%). Sau đó pha sữa dừa với nước với tỉ lệ chuẩn và khấu đều. Bước tiếp theo là ủ hỗn hợp nước cốt dừa cho lên men. Sau gần một ngày, hỗn hợp sẽ tách thành 5 lớp, lớp đầu là bã dừa, thứ 2 là dầu dừa, thứ 3 là bã dừa, sữa dừa đã lên men lẫn dầu dừa., lớp thứ 4 là nước đã lên men và thứ 5 là cặn và bã dừa. Cuối cùng là chúng ta chỉ cần múc lượng dầu dừa và lọc qua rây để thu được thành phẩm.

Công dụng của dầu dừa: Sử dụng trong thức ăn và đồ uống, là nguyên liệu để nấu ăn, thêm vào các thức ăn và đồ uống, giúp làm giảm Cholesterol, giúp ngủ ngon, điều trị tiêu hóa,, tăng cường hệ miễn dịch, đem lại làn da khỏe khoắn. Hỗ trợ làm đẹp, là thành phần trong các chất làm đẹp, xóa mờ nếp nhăn, ủ làm mềm tóc. dưỡng mi, dưỡng ẩm cho da và môi, tẩy da chết...


Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất như Sắt: 0.04 mg, Vitamin E: 0.09 mg, Vitamin K: 0.5 µg, Phytosterol: 86 mg, Tổng số axit béo no: 86.5 g, Axit béo không no 1 nối đôi, Axit béo không no nhiều nối đôi. Lượng chất dinh dưỡng còn phụ thuộc vào phương pháp tạo ra dầu dừa. Dầu dừa lên tinh khiết tươi lạnh được làm ra từ việc lên men tách lạnh là phương pháp giữ nguyên lại chất dinh dưỡng và tăng thêm nhiều các chất có lợi khác..
Quay lại trang của thành viên “Danquynhngoc/Nháp”.