Thảo luận Thành viên:G.G/Lưu 25.1.2006

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi G.G trong đề tài Sư tử Wiki

Chào G.G sửa

Tôi mới đi vắng mấy hôm, em...nhớ tôi hay nhớ wiki mà...bắn tin hoài vậy? Tốt bụng lo chi lỗ vốn. Giúp tôi, người khác sẽ giúp lại em. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", tôi không rành mấy chữ này, có phải là 1 chùa cũng làm sư, bán chùa rồi thì sư vẫn còn không vậy?Trần Đình Hiệp 01:34, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Muốn tui chọc giận hay chọc chửi đây? Trả lệ phí rồi tui chọc cho.Trần Đình Hiệp 07:37, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Viết giúp sửa

Làm ơn viết giúp: Các thể loại văn chương. Tôi sẽ trả công đầy và đủ.Trần Đình Hiệp 03:19, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

:Hay cho G.G, giỏi cho G.G (đv)có người chui vô mền rồi còn bị lôi dậy.Trần Đình Hiệp 09:40, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thêm việc sửa

Nếu anh rảnh rỗi tham gia Thiền uyển tập anh, mong được xem qua câu hỏi này giúp Gr: Ở Trung Quốc có kiểu "nhà Nho tài tử" không, ví dụ như Đào Tiềm, Tô Đông Pha... có thể giống một số Nhà Nho tài tử Việt Nam như: Chu Mạnh Trinh, Tản ĐàTrần Đình Hiệp.Cám ơn anh nhiều. Gr

Hỏi chi mà ác dữ. Câu này tôi chịu thua không đáp được. Thử tìm thì thấy được từ Tài tử Nho nhân nhưng nghĩa hoàn toàn cổ điển. Từ Tài tử hiện nay hình như có nghĩa khác với nghĩa cổ. Ví dụ: Nam ca sĩ Ngọc Bảo vào Nam hát các bài của Đoàn Chuẩn & Từ Linh, hát rất đặc biệt, phăng nhiều, nhanh chậm hoàn toàn nghịch điệu. Ông tự gọi là "ca sĩ tài tử" và như tôi hiểu là chữ tài tử trong đây có nhiều nghĩa khác nữa (lãng mạn, bất cần đời, nhấn mạnh tính tự do nghệ sĩ... thậm chí bán chuyên nghiệp?). Đặc biệt là đoạn văn tôi tra chữ Hán có liên quan với Thiền sư Duy Tín và câu "...kiến sơn hoàn thị sơn, kiến thuỷ hoàn thị thuỷ". Máy hiện chữ Hán được thì tôi trích nguyên câu cho xem. Trần Đình Hiệp là Tài tử Nho nhân? :D --Baodo 14:52, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chào G.G., phải làm thất vọng cô em rồi vì không thấy references cho "tài tử" người Hoa trong các văn bản hiện có. Đi thọt Trần Đình Hiệp hôm nay xem, không biết chừng hôm nay anh ta được ai đó tiếp sức, hay là ngủ qua đêm "tâm địa phát minh", ứng đáp G.G. được? Nhưng sao không viết tiếp Đạo giáo giúp đi, không lẽ nào đợi tôi nữa? Bí rồi, đang chờ cứu! Tôi đang làm bài Ấn Độ giáoKinh điển Phật giáo theo lời yêu cầu, mời G.G. góp tay luôn,... và nếu được giúp chỉnh cú lại những bài trong Thể loại:Thiền sư Việt Nam, đó là kết quả của sự hợp tác của huynh đệ Bảo & Hiệp đấy, đang rất muốn cộng thêm người thứ ba vô, đố G.G. là ai:D. Một ngày vui vẻ! Thân mến --Baodo 00:41, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ồ, hạ sơn rồi sao; tưởng G.G. xuống núi rồi về nhà nghỉ cuối tuần luôn chứ! OK, chúc vẫn chưa trễ: Chúc G.G. một mùa Giáng sinh vui vẻ & hạnh phúc! --Baodo 10:24, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tích hợp vs. bao gồm sửa

Xin xem trả lời. Chúc Giáng Sinh vui ve:p Nguyễn Thanh Quang 12:06, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phiên bản hiện tại đang dùng chữ "tích hợp", tiếc là tôi chưa vẫn "tâm phục khẩu phục" cách dùng đó. Nguyễn Thanh Quang 23:56, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Em thích tích hợp hay bao gồm? NNTT 03:17, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Em nói vậy có nghĩa tôi phân tích không đến nỗi nào chứ? (đóng, mở), ít nhất có 2 người có cũng quan điểm chung. OK, đóng mở.NNTT 03:58, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hạ sơn sửa

Hạ sơn? Trần Đình Hiệp 04:50, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chào thành viên lười biếng. H là đâu vậy?NNTT 05:43, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đây là Chào thế giới. Nho Nhân Tài Tử.NNTT 06:01, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hồn và xác sửa

Tôi định phán một câu xanh rờn như sau: Thiền uyển tập anh có phần hồn của nhà Lý và phần xác là nhà Trần nhưng hình như hơi thô, không mang tính nhân văn. Em sửa giúp nếu như đồng ý quan điểm này.NNTT 08:18, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sorry.NNTT 01:30, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nói bóng gió quá ta, không hiểu... sửa

Anh Baodo giao nhiều việc bự quá, e rằng G không kham nổi (Thành viên lười biếng). Nếu thấy Glàm ổn ổn thì anh ừ cho một tiếng, G sẽ kết thúc luôn (đã hoàn tất ở w).

Cho tôi xin mà G.G.,... cứ nói "thân đó", là gì? Tôi ngây thơ quá (nhưng vẫn "vô số tội"), không hiểu gì. Về việc làm, dĩ nhiên là hoan nghênh với một tràng pháo tay và... pháo chân luôn! Chỉ có điều mấy hôm nay hơi bận và... cũng đi ngủ sớm nên không "đấu khẩu" online với các bạn được. Sẽ đi xem lại cũng như góp ý những bài G.G. đưa vào sau. Còn chuyện "giao việc": Đâu có ai dám giao đâu, cổ động để làm công quả thôi... mà nghĩ thật là phục TTNH kiêm Đào Hoa Đảo chủ kiêm "bảo vệ", kiêm "Anh hùng bàn tham khảo" TRẦN ĐÌNH HIỆP thật đấy... Còn cái "lười biếng" của G.G. bán đấu giá chắc chắn đủ tiền ăn cả đời, dám không?:D...--Baodo 20:50, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Khoan đi sửa

Khoan đi đã người đẹp ơi. Lâu ni lặn mất tiêu đâu vậy, em có khẻo không, ăn úng bình thàng chứ?陳庭協 09:01, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Online sớm quá ta sửa

Chào G.G., có biệt danh mới có biết chưa? Ai đó nói ở trang tôi là Sư Tử (hay làm "Gr.Gr."!!!), mà thấy đúng thiệt:D. Đọc thư rồi, cười chết đi được. Sẽ đáp sau. Thỉnh cầu đến đọc Thích Quảng Đức của anh LĐ vừa làm xong; đọc thấy không được "xé" cho đã tay (có người dám thách thật!). Thân mến --Baodo 00:27, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC) (P.S. Đoán là hôm nay Anh hùng sẽ bị đè...)Trả lời

S­ư tử chỉ biết: gầm, thét, rống và ăn thịt người thôi; không biết xé, phá... dù iu các động từ đó lắm. Online sớm nhưng giờ mới quay lai computer đây nè. Chiều nay G sẽ thăm Mãn Giác TS trước cho bà con (đặc biệt là a.B) Xuân Thu cho vui. G đi ăn trưa đây. Chúc anh vui hơn chút xíu. G.G 05:04, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Humour sửa

Gr đang mù mờ khi đụng tới hai chữ u mặc đây Baodo ơi! Sao nó lại có thể vừa sâu lặng vừa trào lộng được? (chỉ Hán tự mới phân biệt?).

U mặc hiểu theo từ biểu ý 幽默, lối dùng trong cổ văn thì thật là "Tịch tĩnh vô thanh" (Từ Hải), nhưng Tân Hoa văn dùng để phiên âm (!) từ humour của tiếng Anh, nên nó mới có nghĩa "khôi hài, trào phúng, tâm tình". (De Francis & Từ Hải: 幽默 yōumò* n. humor). Vậy thì u mặc trong tiếng Việt chỉ được dùng với nghĩa "thâm trầm tĩnh mịch". Nhất trí? --Baodo 12:18, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Về phần "Cáo tật thị chúng" sửa

Nhờ G.G. diễn rộng những điển tích, nguồn gốc của những từ chuyên chút xíu vì bài Mãn Giác ở đây đứng độc lập, người đọc trên Wiki khó nắm được tất cả những khái niệm căn bản của nhà Thiền (và Phật giáo nói chung) trong một bài, một phần phân tích quá chuyên như vậy (chú giải trong ngoặc cũng được). Ngứa tay muốn sửa, nhưng chưa nắm ý hết, để hỏi G.G. những điểm sau đây trước cái đã.

  • Vô bố úy là chỗ nào khi đáo, khứ, đầu, đuôi cứ thuận theo lẽ nhân tình mà đuôi đầu, khứ, đáo? Cái phúc trung lưu khai, lạc của mai hoa (đào hoa, xuân hoa...) là cái nhãn tiền tự nhiên nhi nhiên hẳn người cũng không phải chờ ta mới thấy.

Nên giải thích từ Vô bố uý hay đưa một link đến bài Vạn Hạnh, bài kệ có câu Nhậm vận thạnh suy vô bố uý. Thú thật là không hiểu cái "phúc trung lưu khai lạc". Phúc trung lưu là gì? (hỏi vì hai từ nghịch đi sau là khai và lạc)

Nhưng bảo rằng:
  • Xuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khai
thì bỗng nhiên sự đến sự đi, sự khai sự lạc không còn là nghi vấn, không còn chỗ rỗng của lời nói, cái huyền của khái niệm, cái bất thực của tri thức mà bày ra trước mắt một bữa tiệc nhân sinh như chỉ thẳng vào chiếc rổ chứa cá (chớ lâu nay vẫn tưởng chứa hư không!)

Huyền hay huyễn? Và ví dụ rổ chứa cá... thỉnh cầu lấy ví dụ khác có được? (nhà Phật, thường trai mà;))

Không có mới cũng chẳng có cũ, không có đi cũng chẳng có về; vì thế đáo hay khứ cũng chỉ là một chỗ mà chỉ cần khởi tâm trí tuệ thì bỗng dưng được con mắt sáng mà nhìn, mà nghe, mà cảm nhận cái thi vị của cuộc đời sau những tột cùng vô biên sinh sinh lão lão.

Không có mới cũng chẳng có cũ, không có đi cũng chẳng có về nhìn sơ qua có vẻ như trích từ bài kệ Bát bất của Long Thụ:

Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất xuất.

Nếu muốn hiểu là câu trích dẫn thì nên sửa chút và cho ref. đến Long Thụ, không muốn cho là trích thì ghi chú trong ngoặc, vì trong bài kệ của sư Mãn Giác chỉ ám thị cõi "bất sinh bất diệt" (hoặc như G.G. viết "không mới cũ") ấy thôi, không nói ra một cách minh xác. Nên giải thích, nếu không thì có lẽ khó hiểu cho người yêu văn chương nhưng không rành Thiền/Phật học.

Có con mắt thứ nhất mở ra phía sau trước nhìn vào chốn sinh linh mà lời rằng: đừng bảo, đừng nói, đừng ngộ nhận, chớ lời, chớ chắc, chớ đoan... vì còn con mắt thứ hai dành cho kẻ Xuân Thu biết vui thú du xuân bốn mùa sẽ có được:
  • Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Và muôn vàn con mắt không phô diễn.

Đoạn trên dữ quá:-)

Một cành mai trước sân cũng khiến cho sự liên tưởng (của người đọc) đến tâm thế của kẻ như đứng một mình giữa trời đất mà rơi lệ trong Đăng U Châu đài ca của Trần Tử Ngang:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ
mới thấy con đường trung đạo cho thi thiền quả thật thênh thang vạn dặm:
Khứ (lạc, quá) ------------ nhất chi mai ------------đáo (khai, lai)
Đạo bản vô nhan sắc, nhưng ta (và ngươi) thì có thể thấy được (nhất chi mai) kia là vật của đất trời, rỗng rang độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà như vô sự. Biết đâu lâu nay người sợ hãi là sợ cái có có không không đối đãi, thì đây là vật chứng, là hiển nhiên của sinh diệt mà cũng là bất diệt. Cái giả hợp tất chịu đổi thay: còn trẻ răng trắng má hồng, lúc tuổi già răng long tóc bạc. Nhưng trong chỗ diệt diệt sinh sinh ấy có một thứ nhẩn nha ra ngoài sinh tử, và một lúc nào nhận diện được nhành mai trước sân thì tức là đang sống, đang vui đùa với ông Phật vĩnh cửu của chính mình. Tìm kiếm Phật ở bên ngoài thì cũng giống như cá chép tranh nhau nhảy ở Vũ Môn, muôn đời là sao hóa rồng được??!
Chân tánh là vô tánh. Tử-sanh ta chẳng nói. Vì "không hoa, mặc bướm để lòng chi"??

Nên đưa phần dịch Việt của Đăng U Châu đài ca vào bài và câu "Đạo bản vô nhan sắc" nên nhắc đến Thiền sư Thường Chiếu. Khúc cuối nên Wiki hoá để văn phong ít chủ quan hơn.

Hỏi đùa: "Không hoa" là Hán hay Nôm? Tu-bồ-đề nhập định thâm sâu, thiên nữ tán thán, cho hoa từ không trung rơi xuống. "Không hoa" cũng được dùng như "quy mao thố giác" trong Phật học.

Wow, G.G. viết dữ quá, chết người thật! La làng, và chạy trốn đây:D --Baodo 04:03, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chen vô nhà mình sửa

Cho G chen vào chỗ này chút xíu để mài búa cho anh Baodo chẻ củi giúp. Hì hì. Anh chạy trốn nhưng lại quên giấu cái chăn nên G rị lại đây.

  • Đã thêm phần dịch nghĩa cho "Đăng U Châu..", okey?
OK
  • "Vô bố úy" là từ câu "nhậm vận.." nhưng in nghiêng là vì: Nó được lấy từ bài kệ, nhưng nó cũng có thể được dùng trong một câu bình thường để biểu hiện một thái độ (mà thái độ này có thể nói bao trùm thần khí toàn bài-diễn nôm na). Nếu anh link tới giúp G thì càng tốt hi.
OK, Hán rộng quá anh em chết hết :P.
  • Phúc trung lưu là nói chỗ "nhãn tiền quá" nhưng sự đời qua lại thì cũng giống như hoa khai hoa lạc, toàn là cái sự đời nhỡn tiền cả (hì hì).
  • Huyền: sâu xa.
Cái này hơi có vấn đề,... nhà Thiền nhấn mạnh khái niệm sâu mầu? Cứ nghĩ sự phủ định của G.G. lan đến câu này luôn.
  • Ôi, một cái rỗ chứa cá mà sá gì, há nó chẳng phải là sinh linh như mai hoa đào hoa chăng, dụng tâm mà phân biệt Phật với chúng sanh thì sao có chỗ cho chúng sanh chen vào Niết bàn đây? (cười te tua).
Dạ thưa cô em, chỗ này đâu phải luận chuyên văn học... phải nhớ đến tính bách khoa và "conform" chút chứ. Không cự tính chất "non-conformist" của G.G. (=lập dị), nhưng nếu ghi như thế thì sẽ nghe la làng... có người cựa quậy rồi đó, G.G. đến Thảo luận:Mãn Giác mà xem.
  • Mới cũ đi lại... là của G (diễn theo nôm na của G thôi). Giờ anh B sửa cho bà con hiểu đi chớ G thì chịu rồi (hu hu). Viết cho bà con đọc hay viết cho ra chỗ nào là "nhất chi mai" thì G chỉ có thể làm được cái thứ 2 thôi. Nói thiệt 100% a.B ơi. (trả lời luôn cho phần cuối nha)
Lại trút cho tôi nữa rồi, tôi thường nhường, dành cho người, đâu bao giờ muốn giành về mình đâu, nhất là mấy chuyện này. Tính quá vị tha mà cũng không được để yên...
  • Về Thiền sư Thường Chiếu nhất trí (nhớ câu này chứ không nhớ rõ vị nào nói).
  • Còn một câu cuối cùng không trả lời, chỉ trả vốn. Chim, hoa, cây cảnh vốn sẵn ở trời đất, anh thấy sao thì được vậy.:) Gr
Dạ dạ... nhưng hôm nay đừ quá rồi, thức khuya, dậy sớm, mắt híp lại. Chắc mai đi làm về mới quậy được lại, hẹn sau nhé. Thân mến --Baodo 19:45, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Kỵ" rượu bò cạp sửa

Cám ơn G.G cho biết gã 陳庭協" kỵ " rượu bò cạp. Nếu G.G có "thù oán" gì với gã này thì để Lê thy trả thù luôn một thể. Lê Thy 04:23, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thực ra mà nói, rượu bò cạp dễ uống, nhưng uống cái rượu này vào nó dễ say. Nếu như say rượu thì giỏi lắm sáng mai là tỉnh, nhưng uống rượu mà say tình thì khó tỉnh lắm (như rượu ly bôi vậy đó). Lêthy muốn thử cứ tự nhiên. Thù oán làm chi cho tổn thọ, lấy oán báo oán, oán oán chồng chất.... 陳庭協 08:47, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

陳庭協 viết "...uống rượu mà say tình thì khó tỉnh lắm". Vậy thì nên "uống tình", cái này mà ông tỉnh được thì... tôi thua! Mekong Bluesman 09:10, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hehe, MB xui dại, cái xác đã 49kg thì cái tình cỡ 2 tạ, ăn không được (mắc cổ) huống hồ chi uống.Đừng tin MB 陳庭協 09:23, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trời ơi, sao trang của G thấy âm khí dữ vậy trời? G.G 10:32, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thêm sửa

Một tý về Trung đại, hiện đại (khoảng thời gian) vào Văn học Việt Nam giúp cho rõ ý. Đang ở chỗ đại ca, không thể tìm tư liệu, dùng máy ké mà. Lần này được ưu tiên (đang dùng bàn phím 1 tay thôi). 陳庭協 02:55, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trung ấm sửa

Chào G.G., sáng nay dậy sớm vội viết vài dòng. Thấy là chữ "phúc trung lưu" bị cự là có lí nhé, xem thử bài Trung hữu sẽ biết là không phải là phúc đâu. Có lẽ chuyển đoạn đó khác chút sẽ đúng ý G.G. Bye --Baodo 06:47, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)(P.S.: hôm nay phải đi 320km trong ngày, ngán quá!).Trả lời

Trung đại và hiện đại sửa

Đúng là wiki, hỏi nguồn hoài. Đây em [1][2]. 陳庭協 06:49, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi sai rồi, đã sửa. 陳庭協 07:06, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Im lặng la làng lớn thế LĐ biết thì mất mặt với Baodo (hay, LĐ biết mà...mất mặt với anh B???)lắm, ê này, tự sự viết thế nào: thể loại tự sự hay văn tự sự, trữ tình là viết thế nào... bắn thông tin gấp gấp để sửa tiêu bản...gửi 5000 cái online đó.陳庭協 07:18, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Em dính gì đến huynh đệ nhà ông mà sợ mất với chẳng mất. Từ sự viết thế nào là thế nào? chẳng hiếu muốn hỏi gì hết. Tự sự là thể loại, gọi chung cho thể văn xuôi (truyện, tiểu thuyết, bi, ký, chiếu, hịch...). Trả lời vậy có đúng ý người hỏi không thì...hỏi lại. Đừng sửa sai nữa là mét với mấy cô trên wiki mất điểm đó nghe. 5000 cái... không nhận, đang thừa! G.G 07:59, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thừa thì gửi cho đây ít, nhưng đây không thèm gửi và nhận online. Có nghĩa là truyện, tiểu thuyết, bi, ký, chiếu, hịch... (bổ sung cho dấu ba chấm giúp), câu đối, thư pháp...thuộc loại nào...kê lên một bảng để dễ tra cứu, mỗi món có thể viết thành 1 bài (ngắn) không?? HIỂU CHƯA?????????陳庭協 08:12, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cuối cùng thì ta cũng lừa được nhà ngươi, thật ra ta đã gửi đi 5010 cái, vừa nhận lại 5003 cái (đếm kỹ rồi), tức 7 cái nhà ngươi đã dùng. Giúp nhé, mệt quá. Ngủ đây陳庭協

Tiêu bản: Các thể loại văn chương sửa

Dưới đây dự kiến sẽ là Tiêu bản: CTLVC

Các thể loại văn chương


Dùng nút sửa để thêm vào hoặc sửa lại, ổn là trình làng. Thân mến. 陳庭協 01:29, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chưa lấy gì mà sửa? Lại chẳng hiểu! Nhưng cũng không rãnh thiệt và cần nghỉ ngơi. Hết. Gr

Mục đích: khi vào bất cứ trang thuộc thể loại Văn học nào, ta có thể dễ tìm thấy những bài viết, thể loại, loại...liên quan. Nếu không sẽ khó tìm lắm. Em chỉ cần giúp liệt kê, càng chi tiết càng tốt những loại có trong mỗi thể loại văn chương ý mà. Mèo

Theo em cái nào đầy và đủ? Thứ mới chắc hay hơn. Heo

Cái nào phổ biến ý. O Yes, 2&3. Hậu tạ.陳庭協 09:13, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khoá trên sửa

Tác gia-tác giả sửa

Ngủ không yên, thấy em đang cô đơn, nhảy vô xem thử.
Những tiêu chí (lại đụng đến tiêu chí) tác gia, tác giả phân định khó (hổng có Hội đồng thì phải). Dùng từ khác thay thế vẫn có (tuy nó không phê hơn), tác gia>tác giả; nhà văn lớn>tác giả; tác gia ≈ nhà văn lớn (hoặc thơ, hoặc...), tuỳ. Còn không, muốn phê nhất, thêm một dòng chú thích: Theo..., hết ai bàn thêm. Cấm cãi lại (dù có ấm ức).陳庭協 10:03, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nền văn học có diện tích 500m2, được cắt thành những nền nhỏ. Nền Văn học thời Hiệp và thời G.G có những nét đặc trưng...haha, hay không?
7 cái của ông đi nhầm địa chỉ. Có gì mà hứng?
Nền (văn học) không cắt bán theo cách của H đâu, nếu quả thật như vậy, G muôn đời không quay lại bục giảng (để làm hỏng học trò). G đã theo rồi, cám ơn H nhưng hơi lo xa. Một bài dạy cho tác gia không giống của tác giả đâu. Nếu G sai thì SGK phải viết lại 100%.
thấy cô đơn? học cái tài hay cãi của người Quảng từ khi nào vậy. Gồng mình mà viết tự sự, trữ tình đi, không giúp. Đi uống rượu. G.G 10:19, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đang viết nhưng viết cái khác, viết kiểm điểm, viết tờ trình...cho đi uống với, uống tình, không uống rượu.陳庭協 10:23, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)(P.S:Câu này nghe "sến" không chịu nỗi (dân Quảng đại kỵ)!!! G.G 10:30, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không can đảm... sửa

G.G. ơi, TTNH dù có phạm thượng gì nữa cũng không dám cho hắn một phát... vì lí do này đây. --Baodo 23:07, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

H run quá đi. Đấu súng dễ hơn. Bòm, một người đi tiêu...
Cô nương xem giúp chân dung. Cụng một ly nào. 陳庭協 01:21, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Người ta" dạo này tập sự để sau Tết làm Sysop, chắc không đến nỗi nào say như G.G. nói đâu. Mấy hôm nay không dám thức khuya nữa vì sáng dậy sớm không nổi! Chúc G.G. một ngày vui vẻ! --Baodo 23:37, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)­Trả lời

Người ta say thiệt mà, cả ngày hôm nay đâu thấy bóng tiền sysop??? (gió mùa đông bắc)G.G 08:57, ngày 18 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ghét bài đó quá chừng. Hổng theo nữa.陳庭協 01:37, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xem lại, nhưng bài nào? (đang lùng bùng)

Hi. Vui lòng, biết thì giúp. Giá cao bao nhiêu cũng được. Tốt bụng lo chi lỗ vốn. Mặt mũi H hôm nay không được tươi vui.
Câu ni không hiểu ý: ai ghi phong bao? đi việc đã 陳庭協 11:07, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bùm, chấm điểm giùm cho những câu trả lời về lì xì, phong bao...? Baodo 02:20, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sợ lạc đề, thầy thách đố quá dữ: Ai ghi?. 陳庭協 03:29, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ông tổ google chưa về mà, mới cũng đưa hôm 23. Hihi. 陳庭協 03:52, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Biểu anh đi kiếm lá diêu bông dễ hơn trả lời câu hỏi đó. 陳庭協 09:36, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trốn "đại hàn" sửa

Đang ngủ mà "hắt xì", biết ngay có người quở nên lòm còm dậy:D.

  • Trung trực 忠直 là tâm trung thành (trên Trung, dưới Tâm) và ngay thẳng,... hai chữ Hán biểu ý như thế...
  • Còn tân thiên 新天 không phải hợp từ đặc biệt,... có lẽ chỉ nói là ngày mới thôi. Còn Tân thiên địa là đất mới, vùng biên cương. Có lẽ cần G.G. nói rõ ngữ cảnh hơn mới biết chính xác.

Về Trang Tử: Ha, cứ tiếp, bần cố nông này đang rình đọc đây. Bài Đạo giáo sẽ ráng bổ sung và trau chuốt câu văn cho xong trước Tết:). Bây giờ lên giường lại, bye:-). --Baodo 01:24, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao mà bất công quá vậy trời! (ngủ ngủ ngủ!!!).

  • G đọc thấy (trong từ điển): trung trực-thành phố (tỉnh) trực thuộc trung ương, còn tân thiên được dịch nghĩa hơi bị thú vị: tân-khách, thiên-trời. Khi vua die thì về làm khách của trời, diễn quốc ngữ thì ý chỉ vua băng hà! Te tua vậy mới chạy lên hỏi anh đây. Trước nay chỉ hiểu trung trực như một tính từ, biết chút ít "tân thiên địa", còn giờ thì hoảng hề hốt hề, hì hì.

P.S: coi chừng có thích khách vào uy hiếp Lão-Trang đó nghe!:)G.G 01:43, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sư tử Wiki sửa

Ngũ Đăng Hội Nguyên q. 4 như sau: »邑人翁遷貴施山下子湖創院、師於門下立牌曰:子湖有一隻狗(Sư Tử)、上取人頭、中取人心、下取人足。擬議即喪身失命。臨濟會下二僧參、方揭簾、師喝曰:看狗(Sư Tử)!僧回顧、師便歸方丈。Người trong ấp là Ông Thiên Quý cho đất dưới chân núi để sư lập nên viện Tử Hồ. Ở dưới cổng sư dựng một tấm bia ghi: Tử Hồ có nuôi một con Sư Tử, trên cắn đầu người giữa cắn lòng người, dưới cắn chân người, hễ do dự (nghĩa là lưỡng lự như Tài Tử Nho Nhân) thì bỏ mạng. Trong pháp hội Lâm Tế có hai vị tăng tham thiền, mới vừa vạch rèm, sư liền hét, bảo: Coi chừng Sư Tử! Tăng quay đầu lại nhìn, sư liền trở về phương trượng«.

Mượn lời của Thiền sư Tử Hồ Lợi Tung để viết cho G.G., nguyên là cẩu tử (tùm lum tử), đổi thành... sư tử. (:D). Một ngày bình an! --Baodo 23:34, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hình này sao giống ảnh gia đình của G.G thế nhỉ? Trông đáng yêu thật. Cám ơn a.B rất nhiều rất nhiều. Nhưng có người đâu còn chỗ mà lưỡng lự nữa a.B ơi (vì đã mất mạng ở kiếp trước rồi!!!)G.G 09:13, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhận tin sửa

Ðã nhận tin nhắn. Chúc vui vẻ.Lê Thy 02:58, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “G.G/Lưu 25.1.2006”.