Thảo luận Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA/Lưu 2

Lưu 2:

Re:Chiến cuộc năm 1972 sửa

Cảm ơn bạn đã viết bài, tôi sẽ bắt đầu tranh thủ chỉnh bài ngay khi có thời gian. Tmct (thảo luận) 09:22, ngày 3 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn xem lại lỗi chính tả trong bài này thấy nhiều quá --Y Kpia Mlo (thảo luận) 04:58, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hôm nay tôi mới có thời gian đọc bài. Tôi thấy cấu trúc đã khá ổn rồi. Còn một chút này:

  • Danh mục viết tắt không nên có, tôi sẽ sửa bằng cách không viết tắt một số và chú thích viết tắt một số khác ngay tại chỗ.
  • Một số đoạn toàn gạch đầu dòng (không tính đoạn lực lượng tham chiến) nên chuyển thành văn thường vì có vẻ văn Wikipedia không khuyến khích gạch đầu dòng.

Về thắc mắc bạn viết về chuyện nguồn kiểm chứng. Bạn cứ dùng nguồn Việt Nam thoải mái nếu nó là tài liệu đã xuất bản (sách/báo). Bạn không phải ngại, vì (1) theo nguyên tắc Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy thì đó là các nguồn dùng được, (2) chính sách Mỹ cũng dùng nguồn của VN. Tmct (thảo luận) 10:11, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn đừng khách sáo. Hướng dẫn các thành viên mới là nhiệm vụ của tôi. Hơn nữa, Wikipedia là của cả cộng đồng. Giúp bạn cũng là giúp tôi.
Tôi đang vừa đọc vừa chỉnh thì thấy có một điểm nữa: Wikipedia chỉ được tổng hợp thông tin chứ không được suy diễn (Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố), do đó trong bài viết, chúng ta nên tránh đưa suy diễn cá nhân, nhận xét cá nhân vào bài, tránh để văn phong có vẻ như là người viết tự suy diễn nhận xét. Cái này không dễ quen ngay đâu, bạn cứ từ từ quan sát. Một ví dụ là tôi đã xóa các cụm "như vậy" và đang nghĩ là có lẽ cần chú thích rõ ràng hơn về nguồn của các nhận định ở sau đó.
Tạm vậy thôi, bài dài quá, tôi vẫn chưa kịp đọc hết. Tmct (thảo luận) 11:19, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn đừng lo bài dài, nếu cần thì sau này có thể tách sang các bài con. Tôi có điền một số yêu cầu dẫn chứng, nhờ bạn tìm giúp. Ngoài ra, tôi đoán câu "bằng kinh nghiệm lịch sử của bản thân, VNDCCH hiểu rằng đồng minh Trung Quốc đã bán đứng mình, " là nguyên nghĩa từ nguồn Lưu Văn Lợi và đã ghi là đánh giá của tác giả này (do đánh giá này chỉ là 1 trong các luồng quan điểm). Nếu không phải từ nguồn này nhờ bạn tìm nguồn và sửa giúp.

Về link [[]], bạn không cần phải làm nhiều liên kết lặp nhau (Ví dụ rất nhiều [[Tư lệnh]]). Với mỗi khái niệm, trong bài chỉ cần 1 vài liên kết là đủ.

Tmct (thảo luận) 11:37, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn về vấn đề tên bài, tên bài theo tôi thấy là quá chung chung, Chiến cuộc năm 1972 ở đâu? Nếu không đọc nội dung người đọc sẽ không biết là ở Việt Nam, hay toàn thế giới, hay ở đâu đó như...Somalia chẳng hạn :) Tân (thảo luận) 11:42, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972 sửa

Bài bài này nếu bạn tích cực sửa chữa thì chú ý đến lỗi chính tả, tôi thấy nhiều lỗi quá. --Y Kpia Mlo (thảo luận) 08:36, ngày 28 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tính mở của Wiki sửa

Nếu ta khóa các bài bị cho là "nhạy cảm" mà không có lý do xác đáng thì còn gì là "bách khoa toàn thư mở" nữa? Hiện nay các bảo quản viên đang dùng một số biện pháp để phát hiện các tài khoản phá hoại và lấy địa chỉ IP của chúng để thông báo với ISP của chúng. NHD (thảo luận) 11:55, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về tiêu chuẩn về độ nổi bật của những bài viết trên Wikipedia, bạn nên tham khảo và thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay thế "tiêu chuẩn" bằng "độ nổi bật". Đây là một quyết định của cộng đồng chứ không phải của riêng ai. Còn về các thảo luận lạc đề, bạn có thể nhắc nhở hay thẳng tay xóa các thảo luận không liên quan gì về nội dung bài. NHD (thảo luận) 12:15, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thiếu tướng Hoàng Phương sửa

Tướng Phùng Thế Tài nhớ nhầm đấy! Ông Hoàng Phương được phong thiếu tướng tháng 4 năm 1974, cùng lúc với Phùng Thế Tài.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 05:42, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên thật là: Hoàng Đình Tý (1924 - 2001). Trung tướng (1982) Duyphuong (thảo luận) 13:48, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Re: Khóa sửa

Kiểu phá hoại như Smooth thì bán khóa cũng vô dụng thôi. Bán khóa chỉ có tác dụng không cho người mới mở tài khoản hay không có tài khoản sửa đổi. Kiểu của Smooth là mở tài khoản nằm vùng, để yên vài ba ngày, rồi bắt đầu phá hoại. Tôi có thể khóa luôn trang thảo luận và trang thành viên của bạn, nhưng việc này có nghĩa là không ai có thể thảo luận với bạn trừ các bảo quản viên. Nay ta đã tăng cường các biện pháp chống phá hoại, cấm các tài khoản nằm vùng và cấm các IP proxy mà chúng dùng cho nên chúng sẽ khó phá hoại hơn. NHD (thảo luận) 06:27, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã khóa trang thành viên của bạn với thời hạn là một tháng, và đồng thời cũng không cho trang thảo luận của bạn bị đổi tên trong vòng một tháng. Tuy nhiên, tôi không khóa luôn trang thảo luận của bạn vì các thành viên khác có thể có nhu cầu thảo luận với bạn. NHD (thảo luận) 06:35, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam sửa

Tôi vẫn tranh thủ có thời gian để đối chiếu số liệu 2 bên để hạn chế sai sót trong những bài về chiến tranh Việt Nam (như Trận An Lộc chẳng hạn). Nguyên tắc của tôi là bên nào điều binh thì số liệu binh lực của họ là chính xác nhất, còn số liệu đối phương thường chỉ là dự đoán.

Về quân hàm XÔ viết tôi sẽ up lại.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 06:47, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái ảnh Lê Đức Thọ thì tôi up lên từ năm 2005, bây giờ tìm nguồn thì cũng chịu chết. Tôi chỉ nhớ là tôi scan từ bìa sách, hình như là Tiếp xúc bí mật hay sao đấy.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 13:46, ngày 5 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trích dẫn sửa

Bác Minh Tâm này, khi trích dẫn sách, bác nhớ ghi số trang nhé. Không cả quyển sách dài ai mà biết bác lấy thông tin chỗ nào.

Người như bác ở Wiki hơi kiếm đấy. Những người nhiều tuổi ở Việt Nam thường không thạo máy tính lắm nên ít tham gia. Thành viên Wiki đa phần lớp trẻ, một số còn lang thang hoặc định cư ở nước ngoài. Trẻ thì nhanh nhạy với cái mới, nhưng hiển nhiên là kiến thức không bằng lớp già được. Vậy chúc bác viết nhiều bài tốt, khó khăn gì cứ hỏi mấy người cũ. Họ tham gia lâu rồi nên nhiều cái thành thạo hơn bác.

Thực tình viết trên Wiki đôi khi còn hữu ích hơn viết sách ấy chứ. Nhiều cuốn ở Việt Nam in 500 bản rồi đâu mất, chẳng biết có ai đọc không. Wiki thì càng ngày càng đông khách, tương lai luôn sáng lạn. Vui với bác vài câu thôi.-- Triều Tiên nhân  03:57, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mà cuốn nào tham khảo nhiều thì bác chỉ cần ghi tác giả và số trang, chi tiết thêm ở phần Thư mục tham khảo phía dưới. Giống bài Thế Lữ này.-- Triều Tiên nhân  03:59, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bài Thế Lữ người khác viết đó. Tôi lâu lắm (và từ khi dùng tài khoản này) chưa viết bài nào. Những bài ngày đầu tham gia thì ngô nghê hơn bác nhiều. Thành viên:Ctmt quan tâm cũng lĩnh vực với bác, lại trung lập, có kinh nghiệm. Khó khăn gì bác cứ hỏi. Tôi thỉnh thoảng mới vào ngó qua các bài thôi.-- Triều Tiên nhân  04:33, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc bác chưa viết xong. Phần Sau chiến dịch Linebacker II vẫn trống mà. Thành thực đọc bài của bác tôi thấy được sự nghiên cứu nghiêm túc. Những người đơn giản chỉ thích tìm hiểu lịch sử chắc không thể (hoặc rất ít người) viết được như vậy. Có vài điểm về trình bày, xin nhắc bác chút. Không rõ bác viết bài bằng gì, trực tiếp hay trên phần mềm khác, nhưng các dấu huyền có vị trí khác với mặc định của Wiki, ví dụ chữ "hòa" của bác thành chữ "hoà". Cái này thì không sai nhưng như vậy đôi khi liên kết tên bài sẽ không đúng. Các chú thích bác cũng nên thống nhất, ngay sau dấu câu, đừng thêm dấu cách. Cuối cùng, nguồn tham khảo càng chính các càng tốt, ví dụ ghi trang 90-100 cũng hơi khó cho ai muốn kiểm chứng. Chỉ là một vài thói quen nhỏ nhưng có ích hơn thôi.

Một điều nữa, thấy bác chăm chỉ sửa giúp về hình ảnh. Chắc vì viết bài đau đầu nên chuyển sang "lao động chân tay". Nhưng mà hình ảnh, bản quyền tương đối phức tạp. Bác cần tìm hiểu ít nhiều trước, không thì loạt sửa đổi đó sẽ không hiệu quả lắm. "Lao động chân tay" cũng có khá nhiều việc khác, ví dụ xếp thể loại, tạo các bài sơ khai với thông tin cơ bản, Wiki hóa... Hoặc bác vào bếp pha một tách cà phê, khi thoải mái lại viết tiếp.

Ở Wiki có mục bài viết chọn lọc. Khi bác viết xong, chắc tôi sẽ xin phép đề cử. Khi đó nhiều người nhận xét kỹ càng hơn, bác sẽ tránh được các lỗi nhỏ lặt vặt. Còn sửa trình bày chắc sẽ có người làm miễn phí ngay.-- Triều Tiên nhân  09:56, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có thích món đó nhưng dạo này họ cứ kêu có dịch tả nên đành nhịn. Wiki có anh Việt Hà hay viết về ẩm thực, nhưng gần đây ít tham gia. Bài đấy để viết tốt cũng kha khá công sức đấy. Bác hỏi vậy chắc bác cũng thích rồi. Hay bác nâng cấp bài đó đi.-- Triều Tiên nhân  10:22, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Wiki cũng như nhiều nơi khác, có những người thích tranh cãi dù không rõ mục đích gì. Với những ý kiến như "Đề nghị bổ sung lý lịch gia đình! Ví dụ: cha mẹ sinh năm, làm gì? anh chị em ruột?", bác đừng xa đà vào thảo luận cùng. Chỉ mất thời gian mà không đem lại kết quả gì.-- Triều Tiên nhân  10:44, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
(Một lần nữa) Wiki cũng như nhiều nơi khác, vấn đề Chiến tranh Việt Nam không dễ gì để tìm được tiếng nói chung. Bài của bác chắc chắn sẽ gặp phải các ý kiến về thái độ trung lập vì đề tài này rất nhảy cảm. Nhưng khó mà thành công mới đáng quý. Tôi sẽ nhờ Thành viên:Tmct, Thành viên:DHN... cùng đọc bài. Điểm nào chưa được chúng ta cùng thảo luận và sửa đổi.-- Triều Tiên nhân  05:34, ngày 8 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý do sử dụng hợp lý của Hình:SAM-2 map of Hanoi 12-1972.jpg có tranh cãi sửa

Cảm ơn đã tải lên Hình:SAM-2 map of Hanoi 12-1972.jpg. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" có thể không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, và đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.

Nếu hình được xác nhận rằng không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. Tân (thảo luận) 05:06, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý do sử dụng hợp lý của Hình:Rada phong khong mien Bac 12-1972.jpg có tranh cãi sửa

Cảm ơn đã tải lên Hình:Rada phong khong mien Bac 12-1972.jpg. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" có thể không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, và đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.

Nếu hình được xác nhận rằng không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. Tân (thảo luận) 05:06, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giải thích mấy cái hình ảnh 1 tí sửa

  1. Cái nàycái này không phải là tác phẩm nghệ thuật 2 chiều. Cái chữ nghệ thuật 2 chiều là nói một cách văn hoa, thực tế nó bao gồm tranh vẽ, phù điêu trên tường,... không phải là tượng, kiến trúc nhà, (là 3 chiều) v.v. Bức tượng Phật là một tác phẩm 3 chiều nên người chụp có quyền giữ bản quyền. Điều đó cũng dễ hiểu khi người chụp có một phần sáng tạo trong cách chọn góc chụp, bố cục ánh sáng, trong khi đối với tác phẩm 2 chiều, người ta chả có sáng tạo gì ngoài công chụp cả.
  2. Cái này không đúng ở điều thứ ba, một IP nào đó đặt tiêu bản vì anh ta nghi ngờ điều thứ ba này (trước đó nó dùng tiêu bản {{PVCC-Việt Nam}} chính là để khẳng định điều thứ ba), anh thay bằng {{PD-US-1996}} thì không làm sáng tỏ hơn điều gì cả.

Thân. Tân (thảo luận) 04:17, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Anh có hiểu nhầm chỗ này "đã thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc vào ngày 1 tháng 1, 1996." Phạm vi công cộng (hay thuộc về công chúng theo cách gọi của Luật tác quyền Việt Nam) là nói đến tình trạng bản quyền của một công trình đã hết hạn bản quyền hoặc tác giả của nó hiến chúng cho mọi người thoải mái làm gì thì làm với nó, việc trưng bày công cộng không đồng nghĩa với việc đó. Luật tác quyền Việt Nam ghi là tác phẩm nhiếp ảnh sẽ thuộc PVCC 50 năm sau khi công bố nó, nhưng không phải cái gì ở Việt Nam cũng đưa lên Internet hoặc không phải ai cũng rảnh để tìm xem báo nào đăng nó lên. Tóm lại là bực mình. Anh có biết là tấm hình Hồ chủ tịch đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 mà đã phải bị xóa ở Commons vì có thành viên nào đó yêu cầu bằng chứng về việc công bố, tôi không cãi được, nên bị xóa không?. Còn tấm hình hiện nay, là do tôi tìm ra bằng chứng rằng những tờ tiền cách đây 50 năm đã sử dụng hình ảnh này nên mới tránh khỏi tình trạng một trong những nhân vật nổi tiếng nhất Việt Nam phải đi lấy hình của Đức để gắn vào. Tân (thảo luận) 04:39, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đề nghị Bác tỏ ra có kiến thức và tìm hiểu thế nào là "thuộc phạm vi công cộng", trước khi sửa đổi và dán giấy phép vô lý tại cả trăm hình ảnh như vừa rồi. Tôi đã phải hồi lại tất cả, trở lại tình trạng trước đó. Nếu bác còn tái phạm, đề nghị Bảo quản viên cảnh cáo hay là tạm khóa thành viên này. Không phải là khó khăn, nhưng cần tỏ ra công bằng như đối xử với những thành viên khác, khi họ phạm sai lầm tương tự. --92.230.49.137 (thảo luận) 14:04, ngày 8 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

IP sửa

Dùng IP là công khai, vì qua IP, bác có thể xét xem người đó từ đâu, và xét những hoạt động của người đó interwiki. Ở Wikipedia này, việc lặp 1 tên thành viên hay cả 100 tên thì có khó khăn gì, chỉ mất vài chục giây, nhưng qua cái tên Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA (hay là nay mai làm tên nào khác) người ta biết được cái gi ? Vậy ai công khai và bí ẩn hơn ai ? Bác chỉ cần thấy tôi làm đúng, nói đúng hay sai, còn quan trọng gì là cái tên hay IP ? 92.230.49.137 (thảo luận) 13:18, ngày 8 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Thảo luận#Thay đổi kiểu trình bày của chú thích. Cám ơn!--222.254.71.178 (thảo luận) 04:55, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Wikisource sửa

Tôi đoán là bạn vẫn dùng tài khoản này được. Bạn thử bấm vào link này xem có thấy tự động đăng nhập không. Wikisource hoạt động đại khái cũng như Wikipedia. Tmct (thảo luận) 12:05, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu không thấy tự động đăng nhập, Bác có thể hợp nhất tất cả tài khoản làm một : Special:MergeAccount , nhập nick và vào trang đó là xong. Bây giờ thì bác có thề dùng 1 nick đi khắp nơi trong wiki, kể cả các phiên bản ngôn ngữ khác, không cần đăng ký, cũng như đăng xuất và đăng nhập nữa.--92.230.49.137 (thảo luận) 12:16, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sửa đổi tại bài Nguyễn Tiến Trung sửa

http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguy%E1%BB%85n_Ti%E1%BA%BFn_Trung&diff=2112338&oldid=2111425 Bạn có muốn nói gì không?The Impeccable (thảo luận) 12:03, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tay này là cớm chìm đấy, cẩn thận khi thảo luận với hắn, rũ tù có ngày. 222.252.111.208 (thảo luận) 17:04, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thành viên 222.252.111.208 có "đóng góp" đặc biệt là vu vạ tôi một câu, sau đó viết lăng nhăng vài điều làm bẩn trang của Ti2008 rồi chuồn. --Sam-2MT 12:14, ngày 17 tháng 7 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Lùi sửa sửa

OK, bạn lùi sửa đổi để khôi phục nguyên trạng thảo luận đó cũng ko vấn đề gì. Vì tôi thấy IP nói trên thực hiện hàng loạt các sửa đổi dạng "rác", nên thực hiện chế độ lùi sửa đổi toàn bộ một cách tự động, mà không xem kỹ có thể giữ lại sửa đổi nào hay không! Việt Hà (thảo luận) 17:28, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bác Minh Tâm khờ vừa thôi. Làm gì có quý bà nào ở đây. Chỉ là một kẻ thường xuyên phá hoại thôi. Thái độ tốt nhất là bác mặc kệ nó, không quan tâm gì, nó sẽ tự chán. Việc đối phó dành cho BQV vì họ có những công cụ mạnh hơn.--123.17.192.88 (thảo luận) 17:28, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bạn 123.17.192.88 không biết là Minh Tâm dùng chữ quý bà với lý do khác sao ? Còn bạn Minh Tâm không phải là khờ mà là quá khờ, bám vào những vu cáo nhỏ nhất (của cả 1 IP chuyên phá họai) để chứng minh cho luận cứ của mình. Không được chuyện thì đi mét má, với bằng chứng vớ vẩn. Chừng đó đủ nói lên tầm hiểu biết và tư cách của Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA. Tôi thấy không cần phải bình luận gì thêm 85.183.147.75 (thảo luận) 00:18, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Đoạn trên bị gạch vì mang tính công kích cá nhân. Tân (thảo luận) 03:42, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng ý với 123.17.192.88! Sự phá hoại trên Wikipedia chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày, việc dọn rác vẫn được tiến hành thường nhật và sự phá hoại đó không đáng để chúng ta bận tâm. Việt Hà (thảo luận) 17:33, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không đáng bận tâm mà quá nửa đêm phải đi dọn rác, khổ thân! Liebesapfel đang quay lại đó! 222.252.114.163 (thảo luận)
Minh Tâm-T41-BCA không cần quan tâm đến những lời dọa kiểu như trên. Có người đang lạm dụng sự khét/nổi tiếng của người khác.
Khi có phá hoại thì sẽ có người dọn, phá hoại kiểu gì thì cũng tẩy đi được. Chúng ta chẳng cần để ý ai là kẻ phá hoại, cũng chẳng cần quan tâm khi nào sẽ có người phá hoại.
Tmct (thảo luận) 12:41, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dụng ý của mọi phá hoại chính là làm đối tượng bị phá hoại bận tâm. Nhưng, với vài ngàn phá hoại tôi đã xóa và vài trăm tài khoản đã khóa trong quá trình tham gia wiki ko thường xuyên của bản thân, nhớ sao xuể và nhớ làm gì, huống gì nói là bận tâm! Đơn giản trong suy nghĩ của cá nhân tôi đó chỉ là một thao tác dọn rác.

Sửa đổi của trang này bị revert liên tục trong một thời gian ngắn buổi sáng hôm nay. Tôi cho rằng Minh Tâm-T41-BCA nên nghĩ đến việc đề nghị bqv bán khóa trang để các IP và thành viên mới không lạm dụng, tránh cho trang thay đổi gần đây bị tràn ngập. Việt Hà (thảo luận) 06:21, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Soạn một cái thảo luận rồi lại vù luôn nên tôi ko bán khóa trang cho bạn kịp và đã có bqv giúp bạn làm điều đó. Còn tôi..., trước tôi học trường ĐHTH HN (nay là ĐHKHXH&NV) bạn ạ!Việt Hà (thảo luận) 10:19, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khoá trang thảo luận sửa

Tôi đã bán khoá (khoá với IP và thành viên mới) trang này 1 tháng theo yêu cầu của bạn. conbo trả lời 08:52, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi sửa

Thấy bác đầu tư cho bài này tương đối sâu, có một số thông tin trao đổi thêm với bác. Theo bảng thống kê lực lượng như trên thì tổng số quân của VNDCCH + MTDTGP là khoảng nhiêu vậy bác, nếu tính tối thiểu một sư đoàn là 10.000 quân, thì tổng số quân tham chiến năm 1972 là tới 170.000 quân à. ASM (thảo luận) 05:18, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vâng, đó cũng là cách hay. Sắp tới chắc tôi cũng chú thích thêm lực lượng tham gia của VNDCCH + MTDTGP khoảng 120.000 quân theo nguồn của một sử gia phương Tây. Thời gian tới chắc phải tham gia cùng bác mảng CTVN cho vui vậy, ASM (thảo luận) 05:36, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông tin về chưa từng kết hôn sửa

Theo tài liệu của Hồ Chí Minh sửa

  • Đầu năm 1947, Bác sĩ Vũ Đình Tụng, trí thức Công giáo, Giám đốc Nha Y tế Bắc Bộ và có con trai hy sinh trong chiến đấu. Hồ Chí Minh đã viết thư cho ông:
"Thưa ngài
Tôi được báo cáo rằng con giai ngài đã oanh liệt trong chiến đấu.
Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất đi một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần của họ vẫn luôn luôn sống mãi với non sông Việt Nam.
Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thuợng đế và Tổ Quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ Quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.
Ngài đã đem món của cải quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây chắc ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn ngài và gửi ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
Tháng 1 năm 1947
Hồ Chí Minh[1]
  • Ngày 16 tháng 7 năm 1947, tại Việt Bắc, trong bản dự kiến các câu trả lời cho các câu hỏi của một nhà báo của hãng thông tấn Reuters về đời tư của mình; Hồ Chí Minh viết: "Ngài đã hỏi, tôi xin dẹp sự khiêm tốn lại một bên mà đáp một cách thực thà: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một điều ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được độc lập, thống nhất, dân chủ".[2]

Một số tài liệu và thông tin khác sửa

Tại Hội thảo khoa học quốc tế về Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông và đón nhận Nghị quyết của Tổ chức Văn hóa giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc tại Hà Nội từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 3 năm 1990. Có đại biểu đã đề cập đến đời sống độc thân của Hồ Chí Minh:

  • Josephine Stenson (sinh viên sau đại học tại Trường đại học Florida Atlantic) trong bài tham luận "Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử tiến bộ của phụ nữ" đã dẫn tập hồi ký "Tôi sống cạnh Hồ Chí Minh từ những ngày đầu khởi nghĩa" của thiếu tá Allison K. Thomas, chỉ huy biệt đội "Con nai" và là tham mưu trưởng đại đội Việt- Mỹ, chịu trách nhiệm huấn luyện quân sự cho Việt Minh có đề cập đến những tâm sự của Hồ Chí Minh với ông này. Khi được hỏi: Tại sao Chủ tịch không lấy vợ, không lập gia đình. Hồ Chí Minh trả lời: Khi còn trẻ phải đi hoạt động cách mạng, khi giành được độc lập thì đã già nên không dám tính chuyện đó. Trước khi tôi ra đi, tôi có yêu một người con gái, người con gái đó cũng rất yêu tôi, Nhưng phải dừng lại về chuyện yêu đương, sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó đang ở đâu, còn hay mất.[3]
  • Một đoạn khác cũng trong tham luận của Josephine Stenson đề cập đến vấn đề này: "Vào năm 1919, Hồ Chí Minh đã rất kiên quyết trong các phát biểu về quyền bình đẳng của phụ nữ. Nhưng cho đến lúc đó và sau đó, chưa có người phụ nữ nào buớc vào cuộc đời Người như là một người bạn riêng tư, bạn gái tâm tình hoặc vợ."[4]

Ngược lại thời gian 45 năm truớc đó. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, bà Nguyễn Thị Thanh, chị ruột Hồ Chí Minh ra Hà Nội thăm ông. Trong khi tâm sự, bà Thanh hỏi: "Chị hỏi thật cậu, việc gia đình riêng của cậu thế nào rồi". Ông nghiêm nét mặt lại, lấy tay khoát và nói rằng: "Việc đó không thể được. Từ trước đến nay chưa bao giờ nghĩ đến việc đó và cũng không thể nghĩ đến việc đó được". Sự việc trên đây đã được một trong những người bảo vệ Hồ Chí Minh thời kỳ đó ghi lại trong hồi ký của mình. [5][6]

Trong kháng chiến chống Pháp, sau phiên họp Hội đồng Chính phủ chiều 24 tháng 4 năm 1948, Hồ Chí Minh mời cơm các thành viên Chính phủ. Sau bữa ăn, ông vui miệng kể lại chuyện bôn ba ở hải ngoại. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đặt câu hỏi với Hồ Chí Minh về việc lập gia đình riêng của ông và được ông trả lời: "Mình cũng chẳng thần thánh gì, cũng như tất cả mọi người thôi. Nhưng với hoàn cảnh đã qua và hiện nay, còn có điều kiện nào mà nghĩ đến chuyện lập gia đình. Không phải là đạo đức, mà là phải chịu đạo đức đó thôi. Nhưng chưa lo được gia đình nhỏ thì ta hãy lo cho gia đình lớn đã vậy".[7][8]

Ngày 19 tháng 5 2007 ký giả Mỹ Trang của báo Vietnamnet viết "Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai đã nhiều lần hỏi Hồ Chí Minh về chuyện lập gia đình và khuyên ông nên "yên bề gia thất". Hồ Chí Minh đã bộc bạch tâm sự rằng trong những năm tháng hoạt động tại nước ngoài, ông cũng đã được nhiều người để ý đến nhưng phần vì phải giữ bí mật, phần vì hoài bão lớn lao còn chưa thực hiện được nên không tính đến hạnh phúc riêng tư. Khi Cách mạng thành Tám thành công, với cương vị người đứng đầu chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông lại càng không có thời gian lo cho hạnh phúc riêng của mình. Đến năm 1954, khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi thì cả Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều muốn ông sẽ có hạnh phúc gia đình nhưng ông cho rằng mình đã lớn tuổi, không thích hợp với việc này nữa. Cố thủ tướng Chu Ân Lai rất hiểu và càng thêm trân trọng, khâm phục người bạn Việt Nam của mình đã vì cách mạng nên cả đời không tính chuyện riêng tư, không lập gia đình, không hề có con cái". [9]

Thông tin xung quanh tin đồn NĐM là con ruột HCM sửa

Đoạn tin đồn này đuợc sửa lại như sau. Hãy thảo luận về điều kiện đưa vào.--Sam-2MT 09:01, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)--

Tháng 4 năm 2001 sau khi ông Nông Đức Mạnh nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX. Trong một cuộc họp báo sau khi đại hội Đảng bế mạc, một phóng viên Mỹ (của tờ San Jose Mercury News) đã đề nghị ông khẳng định tin đồn nói rằng ông là con của Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư trả lời: "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ."[10]

Sau đó, năm 2002, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên ông dành cho đại diện báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam, phóng viên tờ tuần báo Time đã một lần nữa quay lại chủ đề trên trong một cuộc phỏng vấn có nội dung như sau:

Câu hỏi: Tôi đánh giá rất cao những gì mà Ngài đã làm được cho Đảng và cá nhân Ngài. Tôi sẽ không hỏi câu này, nếu như tôi không phải là phóng viên. Nếu có gì không phải thì xin Ngài thông cảm cho tôi. Trong suốt cuộc đời làm chính trị của Ngài có rất nhiều lời đồn đại. Tôi chỉ muốn Ngài xoá đi những tin đồn đó mãi mãi. Trên tinh thần cởi mở và hiểu biết nhau hơn, tôi xin hỏi Ngài là: Ngài Hồ Chí Minh có phải là cha ruột của Ngài không?
Trả lời: Tôi cũng nghe được một số ý kiến như vậy từ phía các nhà báo nước ngoài. Tôi xin khẳng định là không phải như thế. Sau Đại hội Đảng IX, cũng có người hỏi tôi như vậy. Tôi trả lời rằng tôi có bố mẹ ở quê nhưng đã mất sớm. Hàng năm tháng ba âm lịch (tết thanh minh của Việt Nam) tôi về quê để tảo mộ bố mẹ tôi. Tôi còn có em trai, em gái tôi ở quê. Tôi cũng không biết lý do gì mà người ta bảo tôi như vậy.
Câu hỏi: Lý do để người ta vẫn còn đồn đại là câu trả lời của Ngài khi đó vẫn còn gây mơ hồ cho họ?
Trả lời: Nhưng mà hôm nay, tôi đã trả lời rồi thì bà còn thấy mơ hồ không?
Câu hỏi: Chắc là không ạ. Như vậy, tôi có thể hỏi tên thật của cha mẹ Ngài không ạ?
Trả lời: Được, tôi có thể trả lời. Bố mẹ tôi đều đã qua đời. Bố tôi tên là Nông Văn Lại, mẹ tôi tên là Hoàng Thị Nhình, nếu dịch ra tiếng phổ thông là Hoàng Thị Gái. Để xác minh điều này không khó, về quê tôi hỏi ai cũng biết. Còn về khuôn mặt hơi giống, thì trên đất nước Việt Nam có rất nhiều người giống nhau. Tôi nói rằng tất cả người dân Việt Nam ai cũng là con, cháu của Bác Hồ. Chúng tôi đều coi ông là người cha già của dân tộc Việt Nam. [11][12].

Với những tài liệu đã được công bố chính thức trong tiểu sử của ông Nông Đức Mạnh: sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn. [13] và các tài liệu đã được công bố về thời gian Hồ Chí Minh về nước ngày 28 tháng 1 năm 1941 tại cột mốc số 108 (cũ) thuộc bản Pắc Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;[14][15][16] những tin đồn về việc ông Nông Đức Mạnh là con ruột của Hồ Chí Minh được chứng minh là thông tin bịa đặt.

Chú thích

  1. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 5. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2001. trang 40. (Bản gốc đánh máy, có chữ ký và tư ấn lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I. Bản chụp lại lưu tại Viện Hồ Chí Minh).
  2. ^ Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 5. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2001. trang 171.
  3. ^ Nhiều tác giả. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về Hồ Chí Minh nhân dịp 100 năm ngày sinh của Nguời. Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hà Nội. tháng 5 năm 1990. trang 185.
  4. ^ UNESCO và Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. Hội thảo Quốc tế về Chủ Tịch Hồ Chí Minh. NXV Khoa học xã hội. Hà Nội. 1990. trang 143.
  5. ^ Hồ Quang Chính. Bác Hồ gặp anh chị ruột (Hồi ký). NXB Nghệ An. 1997. trang 18.
  6. ^ Báo Nhân dân. Số 10515. ngày 19 tháng 5 năm 1984. bản lưu trữ tại Thư viện quốc gia CHXHCN Việt Nam.
  7. ^ Trần Đức Hiếu. Một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2007. trang 113.
  8. ^ Lê Văn Hiến. Nhật ký của một Bộ trưởng. NXB Đà Nẵng. 1995.
  9. ^ Mỹ Trang (tổng hợp từ "Tin nhanh Trung Quốc" và "Nhật báo thế giới"). Ký ức "nguời hàng xóm" về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vietnamnet. 19-5-2007.[1]
  10. ^ BBC (22 tháng 4, 2001). “Modernising leader for Vietnam”.
  11. ^ [2]
  12. ^ Time Asia, We Don't Want to Keep Secrets Anymore 22 tháng 1, 2002
  13. ^ Lý lịch của Nông Đức Mạnh tại Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  14. ^ Từ điển Bách khoa Việt Nam. NXB Từ điển Bách khoa. Tập 2 (E-M). Hà Nội. 2002. trang 325.
  15. ^ Hoàng Trang - Nguyễn Khánh Bật. Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2003. trang 78.
  16. ^ Bài Khu di tích Pác Bó trên http://www.caobang.gov.vn cho biết ông qua biên giới tại địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tại cột mốc số 108.


Tham khảo

Quay lại trang của thành viên “Minh Tâm-T41-BCA/Lưu 2”.