Thảo luận:Tesseract

(Đổi hướng từ Thảo luận Thành viên:Mongrangvebet/Khối túc phương)
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Trần Nguyễn Minh Huy trong đề tài Giải thích về tên gọi Khối túc phương

Phản đối xóa nhanh sửa

Trang này không nên bị xóa vì... --201.35.251.75 (thảo luận) 01:37, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi đã viết đúng không có gì phải xoá ! Tất cả các ngôn ngữ đều có tại sao tiếng Việt lại không ? Những từ ngữ này hoàn toàn không có gì bậy bạ nếu như mọi người muốn xem trang này : túc thừa. Từ túc này có nghĩa là số bốn !

Phản đối xóa nhanh sửa

Trang này không nên bị xóa vì... --201.35.251.75 (thảo luận) 01:44, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC) Vì trang này không đáng bị xoá, vì những từ ngữ tôi đã đặt không có gì bậy bạ. Tất cả các ngôn ngữ đều ghi lại tại sao tiếng Việt lại không. Nếu muốn xoá thì hãy xem trang này: Túc thừa. Từ túc ở đây là tiền tố biểu thị số bốn từ từ Tetra của tiếng Anh. Không có gì sai cả.Trả lời

Phản đối xóa nhanh sửa

Trang này không nên bị xóa vì... --114.69.161.189 (thảo luận) 01:45, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi phản đối vì trang này không viết gì sai cả. Những gì chúng tôi làm chỉ muốn đóng góp thêm từ vựng cho tiếng Việt thêm phong phú mà thôi.

Tên "khối túc phương" sửa

Tôi đã tra google và không có kết quả nào cho 3 chữ "khối túc phương". Wikipedia không phải nơi để sáng tạo ngôn ngữ. Mọi tên bài đều phải có đủ tiêu chí thì mới được chấp nhận. Rất hoan nghênh đóng góp của các bạn IP nhưng cần phải "nói có sách, mách có chứng". Mời các bạn tham khảo Wikipedia:Tên bàiWikipedia:Những gì không phải là WikipediaĐốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 08:21, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thẩm định chuyên ngành sửa

Nguyentrongphu Phiền bạn kiểm tra lại các từ ngữ sử dụng trong bài viết này là đúng với từ ngữ chuyên ngành toán học. Tôi copy và tra Google thì không ra kết quả, nếu cần thiết thì đặt biển clk và xóa sau 7 ngày — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 08:28, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đính chính sửa

Nè, từ ngữ sáng tạo thì cần gì phải có trên google, các bạn có thể cho chúng tôi câu trả lời tại sao tiếng Anh có thể sáng tạo từ vựng, một năm thêm vào từ điển không biết bao nhiêu từ thì tại sao tiếng Việt lại không, chúng tôi chỉ có ý việt hoá từ tesseract thành từ "túc phương" để dễ gọi hơn mà thôi thì có gì là sai. Từ tesseract có tiền tố là te- tức là tetra (tức là bốn, thì chúng tôi có từ "túc" tương ứng) còn phần còn lại là tên. Đã là từ sáng tạo thì làm sao có trên google. Tại sao tiếng Việt chúng ta không thể phong phú thêm, chúng tôi cần lời giải thích từ các bạn.thảo luận quên ký tên này là của SocuaPhat (thảo luận • đóng góp).

Đóng góp cho tiếng Việt sửa

Tiếng Việt chúng ta cũng có nét đặc trưng riêng, tại sao cứ phải dùng từ của tiếng Anh, tôi phản đối tên gọi "tesseract".thảo luận quên ký tên này là của 1.226.0.126 (thảo luận • đóng góp).

Tôi yêu tiếng Việt sửa

Tiếng Việt chúng ta tuy rằng không có nhiều từ như tiếng Anh, nhưng nó đã có lịch sử hơn 2000 năm chẳng lẽ mọi người không biết. Những gì chúng tôi làm chỉ muốn giúp cho tiếng Việt trở nên phong phú thôi, mong mọi người hiểu cho.thảo luận quên ký tên này là của 1.226.0.126 (thảo luận • đóng góp).

Tên bài sửa

Cũng như ý kiến của Mongrangvebet, không có bất kỳ nguồn nào cho "Khối túc phương"; tuy nhiên cũng không đến nỗi phải sử dụng tiếng Anh. Một số nguồn dịch nó thành "Khối siêu lập phương", kết quả tìm kiếm của "siêu lập phương"+"tesseract" cũng cho ra một vài kết quả; tuy nhiên khái niệm này lại dễ nhầm lẫn với "hypercube" và không đúng định nghĩa. Một số nguồn thì dịch thành "siêu khối bốn chiều". Theo zh.wiki thì bài này có thể được dịch thành "Khối siêu lập phương bốn chiều", phù hợp với định nghĩa "tesseract là một khối hypercube 4D" (nguồn: [1], Surfing through Hyperspace: Understanding Higher Universes in Six Easy Lessons). ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:26, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Sau khi tra nguồn, tôi vẫn giữ quan điểm tên bài nên là Tesseract. Wikipedia không phải là nơi phát minh mà chỉ viết theo thông tin đã có nguồn. Cụ thể Wikipedia không phải là nhà xuất bản những ý tưởng chưa công bố, xin trích 1 đoạn:
Bất kỳ tổ chức nào đều cũng có quy định của riêng nó, khi tham gia thì nên "nhập gia tùy tục". Nếu ai đó muốn có tên là "khối túc phương" thì cũng không quá khó, chỉ cần viết vài bài khoa học về vấn đề này, đăng trên các tạp chí có phản biện,... thì lúc đó tên bài sẽ đổi thành "khối túc phương". Xin nhấn mạnh, Wikipedia chỉ nên đi sau các thông tin đã có chứ không phải là nơi phát minh thích hợp mặc dù đôi khi Wikipedia phải bất đắc dĩ đóng vai trò này. Xin các bạn có thắc mắc phải hiểu cho tinh thần và quy định của Wikipedia, nếu các bạn tham gia ở nơi khác cũng vậy. Ngay cả như ở tiếng Anh, điều này cũng được tuân thủ như vậy.  A l p h a m a  Talk 11:45, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Alphama Tôi cũng không đồng ý tên "Khối túc phương" vì không có bất kỳ nguồn nào cả, số lượng kết quả tìm kiếm trả về = 0. Tuy nhiên vì tôn trọng người viết bài muốn dùng tên "tiếng Việt" nên tôi chỉ muốn đưa ra một vài lựa chọn khác cho tên bài. Bài này cũng chỉ mới được tạo trên en.wiki năm 2020 nên muốn có nguồn hàn lâm tiếng Việt tương ứng thì cũng hơi khó. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:50, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tên một bài có thể thay đổi, ví dụ năm 2020 thì nó tên là Tesseract, sau 5 năm nếu có nhiều nguồn uy tín đề cập đến tên "khối túc phương" thì có thể thay đổi sau. Tính đến thời điểm này, tôi nghĩ nên Tesseract là phù hợp. Một số tên khác sẽ cân nhắc, nếu không có nguồn hàn lâm thì cũng tính đến các nguồn báo chí và tính phổ biến nhất có thể.  A l p h a m a  Talk 11:54, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bài enwiki này tạo từ 2001 rồi (chắc lúc mới thành lập Wikipedia). Khái niệm đây cũng lâu lắc rồi, nếu mà chưa được dịch thì có nghĩa là tiếng Việt đang dùng từ gốc. Đơn giản là vậy. P.T.Đ (thảo luận) 16:17, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu để mỗi "Tesseract" không thôi thì nghe qua tôi cứ tưởng là tên một loài khủng long. Có nên đặt là "Khối Tesseract" hay thêm cái gì đó tương tự cho đỡ trống trải nhỉ. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 12:27, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thật ra Tesseract trong ngành tôi thì người ta luôn nghĩ đến thư viện Tesseract OCR cơ.  A l p h a m a  Talk 12:45, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tesseract này so sánh chất lượng với ABBYY ra sao nhỉ? Ở VN chỉ thấy nhắc nhiều đến ABBYY (phần mềm thương mại) chứ không thấy nhắc đến Tesseract. Caruri (thảo luận) 12:48, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tesseract này dùng để nghiên cứu là chính. P.T.Đ (thảo luận) 16:02, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tóm lại cứ dẫn ra ít nhất hai bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có dùng thuật ngữ "khối túc phương" thì giữ lại, còn không thì xóa thuật ngữ tự sáng chế này đi. Caruri (thảo luận) 12:28, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi không biết cụm từ Tesseract thể tách ra như bạn kia nói (te- tức là tetra) hay không? Nếu tách te- ra cứ cho là bốn (hay túc) đi thì đuôi "sseract" sẽ là "phương" hay sao? Nếu tách được mà dịch được hợp lý thì tôi cũng không ý kiến nữa, kiểu như công nghệ thông tin dịch từ "information technology" thì đảo ngược lại công nghệ và thông tin.  A l p h a m a  Talk 13:10, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
"túc" = 4 ? Và thậm chí các thuật ngữ"túc thừa", "thụ thừa" chẳng có sách nào nói đến, tại sao lại có bài trên Wikipedia ? Bạn có để ý cái mục "Đính chính" phía trên :"([...]tức là bốn, thì chúng tôi có từ "túc" tương ứng". "Chúng tôi" là ai? Tại sao lại "có từ "túc" để chỉ số 4"? — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 13:23, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tra thử vài từ "túc": 僳, 哫, 夙, 宿, 槭, 玉, 粛, 粟, 足, 肃... đều không có nghĩa liên quan số 4. 100% là tự chế. P.T.Đ (thảo luận) 16:13, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi thì nghe tên chỉ hình dung ra cái cục mà thằng Thanos sai Loki đi lấy trong Biệt đội siêu anh hùng thôi. Sao không để nguyên tên. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:29, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Giải thích về tên gọi Khối túc phương sửa

Có lẽ vẫn có một số bạn chưa hiểu gì về tên gọi "Túc phương" này, mọi người cũng đừng cố gắng dịch từ này sang tiếng Trung bởi vì nó thật sự không có nguồn gốc từ tiếng Trung, từ này hoàn toàn là từ sáng tạo do chúng tôi nghĩ ra và hiện nay chưa được ai công nhận. Trước hết chúng tôi thành thật xin lỗi mọi người vì đã tạo ra trang "Khối túc phương" mà không hỏi ý kiến của mọi người, chúng tôi đã vi phạm đến nội quy của wikipedia và còn có những lời lẽ xúc phạm đến mọi người nữa. Trước trang "Khối túc phương" do chúng tôi tạo ra có những trang khác như Túc thừa, Thụ thừa, Hệ vi thừa, tất cả những trang này đều do chúng tôi tạo ra và nó đều nằm trong kế hoạch đặt tên của chúng tôi. Tôi xin giải thích từng từ một để mọi người dễ hình dung, thuật ngữ "Túc thừa" hay nói đầy đủ hơn là "Túc luỹ thừa" mà từ Túc do chúng tôi tạo ra mang nghĩa là bậc bốn, cái thứ bốn, cái thứ tư. Từ "Túc thừa" này được chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Anh sang và không qua trung gian là tiếng Trung, đây là một cách chơi chữ của chúng tôi, từ nguyên tiếng Anh của từ "Túc thừa" là từ "Tetration", mà từ này có hai phần là tiền tố Tetra (nghĩa là cái thứ tư) và hậu tố -tion (hay đầy đủ là iteration nghĩa là phép lặp). Chúng tôi ngồi suy ngẫm một buổi và ra được chữ "Túc" và mượn từ "Thừa" của từ "Luỹ thừa" vì từ gốc tiếng Anh của nó "Exponentiation" (Mà trong từ này nó cũng kết thúc bằng chữ -tion, mà tiếng Việt lại kết thúc bằng chữ -thừa) và từ đó chúng tôi có tên "Túc luỹ thừa" sau đó thành "Túc thừa" như bây giờ. Từ "Thụ thừa" cũng vậy, từ nguyên tiếng Anh của nó là "Pentation", nó cũng kết thúc bằng chữ -tion, mà chữ -tion ở đây chúng tôi cho là "Thừa", và tiền tố Penta có nghĩa là cái thứ năm vậy là chúng tôi nghĩ ra chữ "Thụ" ghép với chữ trước đó là "Thừa" vậy là chúng tôi có từ "Thụ thừa", tương tự với từ "Cấn thừa" và từ "Vi thừa". Như đã phân tích từ Túc trong "Túc phương" gọi đầy đủ là "Khối lập phương túc" có nghĩa là cái thứ tư (nói đến chiều không gian thứ tư), từ nguyên của từ "Khối túc phương" là từ "Tesseract" chúng tôi đã phát hiện ra chữ Te- là viết gọn của tiền tố tetra hay tetr, và chúng tôi đã có kế hoạch đặt tên cho các từ khác như "Penteract","Hexeract" và mượn từ cuối là "Phương" để làm chuẩn (tất cả 3 chiều trở lên đều là lập phương). Chúng tôi đã giải thích rất kỹ mọi người không hiểu chỗ nào cứ việc thắc mắc. Một phần chúng tôi lo sợ chữ "Túc" sẽ trùng với chữ "Tứ" tiếng Hán nên mới làm vậy. — thảo luận quên ký tên này là của 31.215.88.14 (thảo luận)

Rất tiếc, nếu những tên này do các bạn tự nghĩ ra thì chúng rơi vào nghiên cứu chưa công bố và không thể dùng ở Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 07:10, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tesseract”.