Thái thượng hoàng

Em không rõ quan niệm chung trên WP như thế nào, nhưng theo em ngôi vị thượng hoàng dù không phải king, emperor thì cũng là 1 hình thức vua (monarch). Thượng hoàng viết đầy đủ là Thái thượng hoàng đế, cũng đủ cho thấy là có ngôi vua rồi, chứ các vương tước trong hoàng tộc thì không bao giờ được chữ "hoàng đế" trong danh hiệu đầy đủ của mình. Mà nếu thượng hoàng đã là 1 dạng vua rồi, em có đề xuất trường hợp Sùng Hiền hầu (Vốn không rõ tên húy) chắc nên đổi thành Lý Cung Hoàng cho hợp lẽ. Bây h nói "thượng hoàng Lý Cung Hoàng" nghe lọt tai chứ "thượng hoàng Sùng Hiền hầu" nghe trất quất quá, chẳng khác gì "hoàng đế Lệ Đức hầu", "hoàng đế Hôn Đức Công"... Huống hồ các thượng hoàng chết cũng được sử dùng từ "băng" như hoàng đế vậy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 16:05, ngày 14 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Xem trong bài Thiện nhượng thấy có nhiều phát hiện đáng chấn động về sự thật của việc Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, Thuấn truyền ngôi cho Vũ. Xem ra người VN ngày xưa khi tìm hiểu về 2 nhân vật này, dường như chỉ đọc qua sách Nho chứ chưa có điều kiện tiếp cận các tài liệu trái chiều khác. À, mà anh này, anh có nhiều tài liệu sử TQ, anh thấy có tài liệu mô tả Thành Thang, Cơ Xương, Cơ Phát tôn vinh Thuấn, Vũ là "tiền bối", là "tấm gương" này nọ không? Không khéo 2 ông Thuấn, Vũ này lại chính là "tiền lệ" cho 3 ông kia thật đấy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 19 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

1 số vấn đề

  • Nếu Trúc thư kỷ niên đúng, thì không ai khác ngoài Thành Thang, Cơ Phát mới là những người làm theo Thuấn, Vũ. Trong bài Thiện nhượng cũng có phần nói đại loại "Thuấn, Vũ Thang, Phát là kẻ cướp ngôi, mà lại được người đời ca ngợi" Tùy cảm nhận từng người nhưng em có cảm nhận các tài liệu phản biện này đúng hơn; vì 1) nó có xác định địa danh lịch sử rõ ràng hơn (có đề cập mộ Đan Chu, mộ Thuấn...); 2) các tài liệu này giống kiểu được dùng để mô tả lịch sử hơn; Khổng Tử thật ra là nhà hiền triết, ông chỉ dùng lịch sử và thần thoại như những phương tiện dẫn dắt để truyền giảng đạo lý (hơn là để tường thuật lại lịch sử). Ở Ấn Độ ngày xưa Phật Thích-ca khi giảng về đức độ cần có của quân vương cũng sử dụng các chuyện thần thoại về Chuyển luân thánh vương như 1 phương tiện (người Ấn xưa tin CLTV là có thật) để giáo huấn.
  • Có lần em nghe anh nói thời kỳ nhà Tống suy yếu, nhà Lý cũng không còn các vua giỏi nữa đến không xâu xé đất Tống. Em thấy nhà Lý sau các minh quân từ Thái Tổ đến Nhân Tông, vẫn còn có Thần Tông và Anh Tông không đến nỗi tệ, cùng những thái úy có tài có tâm là Dương Anh Nhị, Tô Hiến Thành đấy chứ. Kể cả Đỗ Anh Vũ tuy đạo đức có khuyết điểm nhưng có khả năng cũng là người tài ba. Có lẽ tại nhà Lý khi đó bị phân tâm với Chiêm Thành ở phương nam, Chân Lạp ở hướng tây và các bạo động trong nước (từ sau Lý Nhân Tông trở đi hay có kẻ mạo xưng con vua cũ hoặc theo phe thái tử cũ làm loạn) nên mới không dám "tính chuyện" với phương bắc.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:39, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhà Lý mà có được 1 Lê Thái Tông, Gia Long hay ít nhất là Lê Tương Dực, thì chắc số mệnh của Đỗ Anh Vũ sẽ khác :)))Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:21, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chống quân Minh

  • Em đọc trong bài chiến tranh Minh-Đại Ngu thấy có nói số quân Minh trong trận đánh đầu tiên (trận bắt Thiêm Bình tại biên giới) là 5000 người. Nhưng nếu thật sự như vậy thì tướng cầm quân của Tàu là Hoàng Trung quá giỏi: chỉ từng đó quân mà ban đầu đã đánh tan quân chủ lực nhà Hồ và đưa cả 4 tướng chỉ huy cấp cao của Đại Ngu lên bàn thờ (theo Toàn thư 4 tướng này là chỉ huy các quân như Tả Thần Dực, Tam Phụ, Chấn Cương, thị vệ... - vốn là các đội quân chính quy; các tướng này phải thân chinh chứng tỏ toàn bộ các đạo quân dưới quyền họ đều tham chiến). Đang khi kết quả chung cuộc của trận đánh (không nói kết quả chung của cuộc chiến) cho thấy tay tướng này là hạng xoàng. Thêm vào đó Toàn thư viết số quân Minh là 10 vạn, không phải là 5000 người. Em không có Minh thực lục trong tay nên không thể kiểm tra số quân theo tài liệu của Minh; nhưng nếu như bài viết này dựa vào nguồn của Trần Trọng Kim, em nghĩ chắc chắn ông Kim sai. Không thể có chuyện 5000 quân Minh lại dễ dàng đánh bại các cánh quân chủ lực lớn của Đại Ngu do các đại tướng trực tiếp chỉ huy như vậy.
  • Đọc về Giản Định đế và cuộc kháng chiến của ông; em nghĩ ông này là con của Trần Nghệ Tông, nên đã từng bị ám ảnh bởi thái độ thiếu quyết đoán, nhu nhược, ba phải của cha mình (mà đã để lại những hậu quả xấu cho đế nghiệp triều Trần). Vì vậy, khi đối xử với Đặng Tất sau trận Bô Cô, ông muốn tỏ ra thật quyết đoán, thật thẳng tay, không tạo bất cứ cơ hội nào cho những sự trì hoãn và do dự. Ông không ngờ rằng ông đã đi theo 1 cực đoan đối nghịch với cực đoan của phụ hoàng ông (và kết cục cũng tai hại không kém).
  • Tranh cãi giữa Giản Định đế và Đặng Tất có lẽ là 1 "hình thức sơ khai" của các tranh chấp giữa phái tướng bảo thủ và các nhà quân sự theo học thuyết Blitzkrieg của Đức trong WW2. Trong đó phe bảo thủ giống Đặng Tất òn phe Blitzkrieg giống vua Giản Định.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:08, ngày 24 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

4 tướng này bị chết, bởi 1 nguyên nhân rất đơn giản, là quân Minh có súng xịn. Đây là điều cơ bản của 3 thời Bắc thuộc, Minh thuộc và Pháp thuộc của người Việt. Là thua về khoa học kĩ thuật.

Nên Minh nó chiếm Đại Việt trong vòng có mấy tháng, từ khi lập quốc chưa khi nào quân đội TQ làm được điều ấy.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 13:40, ngày 26 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

  Xin chào Trungda, chúc bạn những ngày Tết vui vẻ và một năm mới tốt lành.

Thông điệp này thúc đẩy tình cảm trong cộng đồng và hy vọng nó sẽ giúp bạn thấy ấm áp hơn đôi chút. Hãy lan tỏa tình yêu trên Wiki bằng cách gửi lời Chúc mừng năm mới đến một thành viên khác, một người bạn tốt, hoặc chỉ là một thành viên bất kỳ nào đó mà thôi, dù cho đó có thể là người mà bạn đã từng có bất đồng trong quá khứ.
Wikipedia là dành cho tất cả mọi người! Chúc mừng năm mới và cảm ơn bạn đã dành nhiều công sức viết bài, duy trì và hoàn thiện Wikipedia. Từ: Langtucodoc (thảo luận)

Lan tỏa thông điệp này bằng cách chèn {{thế:Chúc tết 2}} vào trang thảo luận của thành viên khác với một thông điệp thân thiện.

UCBVCL

Mời bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/243 Ida. Xin cảm ơn. --Albert Einstein 11:57, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ngày này năm xưa

Mời bạn vui lòng cho ý kiến tại Thảo luận Wikipedia:Ngày này năm xưa/02/02. Có một cụm từ hơi khó hiểu và hiện các mục này đang được copy lại ở nhiều trang web khác. ~ Violet (talk) ~ 15:09, ngày 2 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhờ bác bỏ thêm Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viênđây để mọi người cùng theo dõi và bỏ phiếu. Cảm ơn! Nguyentrongphu (thảo luận) 01:56, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Thái Tổ

Bác là chuyên gia viết về lịch sử Việt Nam. Có bài chất lượng kém mà đòi làm BVCL. Mời bác vô Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Lê Thái Tổ cho ý kiến. Cảm ơn! Nguyentrongphu (thảo luận) 01:09, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một số vấn đề

  • Mời anh xem xét và giải đáp cho em thắc mắc về quân số quân Minh trong trận đánh mở màn với nhà Hồ, mà em nêu ở mục Chống Minh phía trên. Cám ơn anh!
  • Anh có tài liệu nào nói về các chiến thắng địa phương của quân dân Đại Việt trong cuộc chiến thời Nguyên Phong (1258), như kiểu đây, đây hoặc đây không? Em nghĩ các thông tin ấy có thể khá bổ ích vì tư liệu về cuộc chiến này từ phía VN lẫn TQ là rất hiếm và rời rạc! Cám ơn anh lần nữa.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:20, ngày 20 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh! Có lẽ đây là cách người Minh tô vẽ trận này thành 1 "thất bại vinh quang" giống như người Anh đã làm với Trận Corunna, trận Dunkerque và người Pháp đã làm với trận Bir Hakeim. Nếu số quân Minh chỉ nhiêu đấy (5000 người) thì quân đội nhà Hồ quá tồi tệ, vì sự có mặt tại chỗ của 4 đại tướng chỉ huy các binh đoàn chủ lực chứng tỏ toàn bộ các binh đoàn này đều tham gia trận đánh, và quân Minh đã "lấy ít địch nhiều" tiêu diệt cả 4 đại tướng nhà Hồ. Em nghĩ cần ghi thêm số quân trong Toàn thư vào bài để đối chiếu.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:55, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cái vấn đề chức vụ với tước vị của vua chúa Việt Nam

Mong anh Trungda bỏ ra chút thời gian tham gia thảo luận này Wikipedia:Thảo luận#Tước vị và chức vụ của các vua chúa Việt Nam đang không thống nhất (hơn 50 vị có hai ba kiểu ghi khác nhau), cái vấn đề này nó rất quan trọng, vì tôi chợt nhận ra có một thành viên trong năm vừa qua vừa sửa toàn bộ cách ghi infobox của vua chúa Việt Nam thành không đúng theo cái từ điển nào cả (vì theo tôi chức vụ hoàng đế thì hoàng đế của nước nào, chứ không có thể có hoàng đế của triều đại nào được do triều Lê hay triều Tây Sơn đâu phải là một quốc gia đâu). Trước đó nếu tôi nhớ không lầm là Ti2006 hay nhóm Wikipedia ở Pháp (Paris...) thêm infobox rất chuẩn xác theo công thức hoàng đế + quốc gia, nhưng một thành viên mới tạo tài khoản lại đi sửa lại lành hoàng đế + triều XXX gần như toàn bộ, nhưng không gặp bất kỳ sự phản đối nào.

Nếu chấp nhận luôn thì thành ra cái kiểu "nghe cũng đúng đúng", lâu dần lại được chấp nhận thành một cái sự thật có nguồn gốc từ Wikipedia thì rất có hại cho danh tiếng của dự án. Rất mong có sự tham dự của anh--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:45, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi vừa có ý kiến phản hồi tại mục này. Mong anh tiếp tục cho ý kiến để chốt phần vua thời kỳ có hai quốc hiệu.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:14, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn

Có một thành viên đang xóa vài ông chúa ở chúa Trịnh và cả chúa Nguyễn, kiến thức của tôi thì Trịnh Cối đã được trao quyền hai tháng, thực tế đã là chúa Trịnh còn Nguyễn Ánh cũng đã xưng chúa theo thừa kế danh hiệu các chúa Nguyễn nên không có lí do gì bảo là hai người này không phải là chúa được. Còn Trịnh Kiểm đúng là hơi quá, vì ghi nhận ông này là chúa Trịnh luôn thì Nguyễn Kim cũng phải ghi thành chúa Nguyễn cho đúng vậy. Không biết ý kiến anh thế nào, mong anh tham gia thảo luận tại Thảo luận Thành viên:Tran Ai Quoc Vietnam#Đề nghị giải thích lý do.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:28, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mông-Việt 1258

  • Anh Trungda ơi, hiện tại các sách, báo và trên WP của mình có bản đồ nào thể hiện vị trí của Đại Việt, Đại Lý và miền nam Tống năm 1254-1259 không anh? Lý do em hỏi thế là vì, sau khi xem một cuộc tranh luận về bài chiến tranh Mông-Việt 1258, em phát hiện ra có một chỗ đã bị một số người hiểu lầm, đó là kiểu gì thì Mông Cổ cũng chỉ mượn đường Đại Việt để đánh Tống chứ không chiếm Đại Việt. Thực tế nếu xem kỹ lại sách có dẫn nguồn từ Nguyên sử, sẽ thấy rất rõ rằng Mông Cổ muốn đánh Đại Việt để mượn đường từ Đại Lý đến châu Ung, Quế (Tống), nhưng sau khi bỏ Thăng Long, họ tháo chạy về thành Áp Xích (Đại Lý) chứ không phải là cứ cắm đầu mà tiến vào Tống. Thực tế là vậy, không đòi hỏi nhiều lý luận mất công. Vậy không biết có bản đồ nào thể hiện vị trí tương quan của Đại Việt, Đại Lý và Nam Tống không, để người xem nắm rõ được đâu là Đại Lý, đâu là Nam Tống, và Mông Cổ năm 1258 đã phải lui về điểm xuất phát (Đại Lý) chứ không mượn được đường của Đại Việt để vào Ung, Quế.
  • Về trận chiến này, xem chừng An Nam chí lược của Lê Tắc còn xuyên tạc nghiêm trọng hơn cả các sách Kinh thế đại điển tự lục, Nguyên sử của TQ. Bên Tàu còn thừa nhận Mông Cổ đã phải rút quân, cử sứ đi "chiêu an" thì bị vua Trần trói tay đuổi về (phải thắng mới dám làm thế!), riêg An Nam chí lược ghi vua Trần "chịu hàng".
  • Trên thực tế An nam truyện, Nguyên sử không ghi lại chuyện "giặc Bụt", và sứ đến để đòi vua Trần vào chầu chứ không phải để "trả nước". Và thời điểm gửi sứ đó là lúc quân Mông Cổ đã về Vân Nam.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:57, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Về Trần Dụ Tông, mặc dù đây là vị vua có khá nhiều "phốt" nhưng cũng đáng khen là có tinh thần "tự hào dân tộc" cao được thể hiện qua bài thơ duy nhất của mình: khi muốn đề cao vua tổ sáng lập của mình, Dụ Tông đã chọn mục tiêu so sánh là Đường Thái Tông chứ không làm 1 bài kiểu "Sáng nghiệp Lý Trần 2 Thái Tông/Kia xưng Thiên Thành, ta Nguyên Phong/Vũ Đức thì chết, Yên Sinh sống...".Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:46, ngày 24 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tiếng Hán và các nhân vật Việt Nam

Từ 12 năm qua đây là một vấn đề rất đau đầu của Wikipedia tiếng Việt. Vì cứ có người thêm, một thời gian lại có người xóa, nay mời anh thảo luận cho có đồng thuận áp dụng lâu dài, tránh hao tổn sức lực vô ích cho Wikipedia tiếng Việt tại: Wikipedia:Thảo luận#Việc thêm chữ Hán vào sau tên các nhân vật lịch sử VN. Chân thành cảm ơn anh trước.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:35, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vua Việt thời Xuân Thu

  • Em hơi thắc mắc là vì sao sau khi đánh bại quân Việt, Ngô vương Phù Sai không sáp nhập luôn nước Việt vào địa đồ của Ngô đi, để cho Câu Tiễn có cơ hội phục thù mạnh như vậy :-? Dù Phù Sai có thời đã bắt sống Câu Tiễn nhưng hình như ko hề có ý định sáp nhập nước Việt.
  • Anh có thể xem hộ em bài Lộc Dĩnh được viết dựa trên nguồn nào không? Em cảm thấy rất khó tin, vì thời buổi đó các vua chư hầu TQ đánh nhau mở đất, cốt để giành cái ngôi bá chủ cho mình chứ có phải "yêu nước, thương dân" gì đâu, mà bài viết như tuyên truyền chính trị còn sót lại của nước Việt ấy :-?

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:40, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quan hệ Bulgaria - Tàu

Cảm ơn Trungda đã gắn biển, đúng là bài này đã không được dẫn nguồn nào. Nay tôi đã thêm một số nguồn, mời Trungda vào xem lại. - jan Win (tl~đg) 09:00, ngày 15 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu viết tắt của mấy vua Việt Nam

Không biết anh có tài liệu nào đáng tin cậy về thụy hiệu viết tắt của các triều vua Việt Nam không. Vì một thành viên một mục đích đang cố thêm vào thụy hiệu đầy đủ vào tất cả infobox của các vua Việt Nam, tôi tin rằng việc này không phù hợp do nó làm infobox bị thiên lệch qua chữ Hán và không còn mang tính tóm tắt nữa. Nhưng rất cần tài liệu để có thể phản biện lại cho chính xác.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:27, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Việt-Xiêm (1833-1834, 1841-1845)

Anh Trungda ơi, không biết trong các tài liệu của anh có đề cập gì về nội dung 2 cuộc chiến này qua góc nhìn của sử Thái Lan không? Em đã thử tra Google Books theo tiếng Anh và dùng Google dịch để đọc bài về vua Rama III và các tướng chỉ huy trận chiến trong wik tiếng Thái, thấy họ toàn là ca ngợi các nhân vật nầy đã đàn áp được cuộc khởi nghĩa Anouvong và giữ được 1 phần quyền bảo hộ Campuchia mà thôi, không hề đề cập đến chiến sự với ngưởi Việt. Phải chăng người Thái muốn dấu diếm ém nhẹm đi luôn trận thảm bại của mình? p/s Thông thường các phe viết sử hay có xu hướng hạ thấp, viết sơ lược các trận thua và thổi phồng các trận thắng; mấy ông Thái giấu luôn thì có lẽ thua thảm lắm rồi :VTi2008(Thảo luận, đóng góp) 02:03, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em nghĩ việc Quốc sử di biên không đề cập có lẽ do nó được nho thần viết ra, mà từ thời xưa văn thần đã có truyền thống "đầu tư" ít thời gian cho các mảng quân sự. Như Đại Việt Sử lược chẳng hạn, em thấy họ chỉ đề cập (mà chưa kể là đề cập khá ngắn) những trận chống ngoại xâm lớn, và những trận viễn chinh bắt, giết vua địch, còn đâu những cuộc chiến nhỏ hơn với Chiêm Thành, Chân Lạp họ đều không nói tới. Em vừa tìm được ở đây có người dịch một số đoạn sử Thái viết về trận Rạch Gầm-Xoài Mút và trận 1833-1834, xem ra quân Thái rất đề cao chiến thuật của quân Việt. Tiếc là hình như sách này chưa dịch ra tiếng Anh, em không tìm được trong Google Books.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:18, ngày 8 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời tham gia thảo luận

Chào bạn Trungda, Tôi thấy bài về Pháp Luân Công trên wiki không trung lập, các lý do, các sự thật về Pháp Luân Công tôi đưa ra tại mục thảo luận bài viết này, rất mong bạn vào cùng nhau thảo luận phản biện. Chân thành cảm ơn bạn, chúc bạn may mắnبنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 10:47, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Toàn thư

Hồi đầu đọc sách ĐVSKTT em thường ngạc nhiên các sử thần soạn giả là của thời Lê, mà sao lại dám phê bình các vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, và Hiến Tông là "đa nghi hiếu sát", "đam mê tửu sắc", "công trình thổ mộc vượt quá quy mô"... này nọ. Nhưng bây giờ tra kỹ thì mới thấy phần từ sau khởi nghĩa Lam Sơn là do nhóm Phạm Công Trứ biên soạn, mà người này nổi tiếng là trung thần của họ Trịnh. Nên suy cho cùng Toàn thư vẫn ko khác các bộ sử triều Nguyễn, đó là chỉ có "bản triều" của mình (Lê Trung Hưng, mà thực chất là chúa Trịnh) là ko nhận 1 lời phê phản biện nào, trừ các vua Lê chống Trịnh, bị giết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:20, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hình như theo Tống sử thì các thụy hiệu Thái Tổ, Thái Tông... của thời Lý chỉ đến thời Lý Thánh Tông mới xuất hiện, ông ấy đặt thụy hiệu kiểu Trung Hoa cho cha, ông để tỏ rõ ý chí muốn ngang hàng với Trung Hoa. Điều này các bộ sử VN không nói gì. Có ông sử gia Tây đã ngờ rằng chính Lý Thánh Tông mới là vua "mở nền chính thống" của nước Việt, mà Lê Văn Hưu gán việc này cho Đinh Bộ Lĩnh để hạ thấp nhà Lý, tâng nhà Trần lên. Không biết thực hư thế nào :-?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:05, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Trong Cương mục, chỗ nói về Lê Thánh Tông đặt 6 bộ, Tự Đức phê: " Do cái bệnh sính thay đổi". Em nghĩ chắc đây là cách "mượn gió bẻ măng" để đả kích những người đương thời muốn canh tân, chứ một vị vua sùng nho như Tự Đức thì khó lòng mà "phê" Lê Thánh Tông được.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:33, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đã xóa Bản mẫu:Tổ chức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lí do Bản mẫu:Tổ chức Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới là cách viết đúng. Nhưng tên nước theo hiến pháp 2013 là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". (bản scan Hiến pháp có tại đây). Việt Hà (thảo luận) 16:53, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC) Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 02:13, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hỏi

A lô?? Bác giúp e tý được không?? Hancaoto (thảo luận) 13:24, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn có biết

Bạn có biết lần 2 tuần này chưa được cập nhật nên tôi tạo trang Wikipedia:Bạn có biết/2017/Tuần 22/2 từ Bạn có biết lần 1 để có cái hiện lên Trang Chính, bác vào cập nhật giúp. Xuân (thảo luận) 05:43, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Translating Ibero-America is back! Come and join us :)

Dear Trungda
Hope this message finds you well :) On behalf of Iberocoop we are happy to announce that our culture contest is back! It is aims to improve articles regarding our local culture in many other Wikipedias as possible ;) Please find the contest page here Hope to seeing you participating!
Hugs! Anna Torres (WMAR) (thảo luận) 16:49, ngày 4 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tục tư trị thông giám

Em có tra mấy trang phiên âm được vài đoạn của sách này, vừa mô tả theo kiểu "quân Nguyên ở Thăng Long bảy ngày, Nhật Cảnh đến xin nội phụ, rồi lui quân về", lại vừa kể các lần vua Trần và vua Tống trao đổi sứ thần sau năm 1258. Em không hiểu ông tác giả nhà Thanh nghĩ gì mà lại "khinh thường" Mông Cổ đến thế, nếu thực Đại Việt đã "nội phục" Mông Cổ rồi thì làm sao qua lại với Tống dễ dàng được vậy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:47, ngày 9 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhưng ít ra để làm được vậy thì nước nhỏ đó phải hoàn toàn độc lập và ko phải "nội phụ" ai chứ, đúng ko anh? Chứ như Cao Ly khi thần phục Liêu là phải cắt quan hệ với Tống, rồi khi thần phục Mông Cổ thì Liêu đã bị diệt rồi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:08, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Translating Ibero-America is back! Come and join us :)

Hi!

Iberocoop has launched a translating contest to improve the content in other Wikipedia related to Ibero-American Culture.

We would love to have you on board :)

Please find the contest here

Hugs!--Anna Torres (WMAR) (thảo luận) 00:03, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nam (quận)

Em mới dịch bài này, nhưng không đủ sức bổ sung và hoàn thiện. Anh xem hộ em xem có gì cần chỉnh sửa không với. Mà em nghĩ có thể thêm chút nội dung của bài "Vấn đề Kinh Châu" vào.--Hiếu 10:51, ngày 14 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cảm ơn anh đã đáp lại, thực ra em còn định dịch phần địa lý và địa giới đại khái của từng huyện nữa, nhưng mà cuối cùng nản không dịch. Ngoài ra, em đã tìm được thông tin về Trọng Tương vấn Hán. Cố sự này là phần mở đầu của bộ Tam quốc chí bình thoại, được xem là một trong những nguyên liệu cơ sở để La Quán Trung viết lên Tam quốc diễn nghĩa. Thế nhưng nó chắc chắn không phải thơ. Nên em nghĩ có hai khả năng, một là có người Trung Quốc diễn giải truyện thành thơ, hoặc là đây chính là dịch từ bài thơ tổng kết (mặc dù em chưa tìm được bản mềm nào của bộ sách này) nếu có (có thể bài thơ tổng kết là sáng tác của LQT, vì em khôgn tìm đọc đc văn bản). Khả năng hai là các dịch giả Việt Nam sau khi tiếp xúc với văn bản qua nghe hoặc đọc (vì người TQ có phong cách bình thư, thuyết thư) nên đã sáng tác lại thành thơ lục bát, như thế có thể xem như mang hơi hướng Truyện Kiều hay Nhị độ mai.--Hiếu 10:43, ngày 4 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Anh đổi hướng hộ em bài này với, Hào Hải Đông thành Hác Hải Đông. Đợt trước (và thậm chí bây giờ) em vẫn vô cùng khó chịu vì cái đám "Cuồng Hoa", "Cuồng phương ngữ Nam Bộ" đó. Chữ 松 là Tùng 100%, chẳng liên quan gì tới chữ Tòng cả, một cái tên sai bét nhè ra nhưng lại được làm thành tên bài. Ok, làm tên bài không sao, nhưng khi thêm phiên âm đúng vào thì lại lùi sửa một cách vô lý. Cái kiểu có một BQV vô điều kiện "bảo kê" nên hống hách đó quả thật khiến người "tâm tro ý nguội". Xóa thông tin kiểm chứng, xóa nguồn dẫn, lùi sửa không lý do, thảo luận chưa chấm dứt đã tự tiện kết luận là bản thân đúng,... Quả thật nhiều lúc em tự hỏi là cái lũ lúc đó mà bản thân cố gắng thảo luận, biện giải thông tin, chứng minh cho chúng thấy đó, là người hay với chó?

Sau một thời gian tìm hiểu, nói thật chữ 武, chữ duy nhất được phiên âm là Võ trong 5-7 cái từ điển Hán Việt từ xưa và nay đó, nhiều khả năng là từ thuần Việt, hoặc ít nhất là du nhập từ tiếng Quảng. Nó có thể là sáng tạo vô cùng lớn của cha ông ta, với việc phân biệt võ nghệ với vũ nghệ (múa). Thế nhưng những nhân vật lịch sử người TQ họ Vũ đa số họ sống ở miền Hoa Trung Hoa Bắc. Tất cả họ đều là Wu chứ không phải là Wo. Có một đạo lý đơn giản như thế, em thấy trừ việc họ là người hải ngoại ra thì chắc không có lý do nào giải thích về độ vớ vẩn vô điều kiện đó. Một họ khác nữa là họ Khâu, sau khi tìm hiểu, em đã phát hiện ra là không có họ Khưu, hay đúng hơn nó khả năng lớn là một họ "Thuần Việt" như Huỳnh, Võ, Lò. Và chữ được cho là họ Khưu đó thực ra là họ Khâu sau khi nhà Thanh ép người họ Khâu phải kiêng húy.

Kế tiếp còn vấn đề họ Lã với Lữ. Một nhóm người thì lấy cớ tiếng Việt đọc thế nào để tên thế đó, nhưng Diepphi thì lại lợi dụng điều ngược lại để đổi tên bài từ Lã thành Lữ vì "họ người TQ". Đúng là mọi sự điên đảo đảo điên. Ức chế khó hết. Em vẫn còn nhớ cái dòng đầy khiêu khích khi lùi sửa của cái tên đó, Thusinhviet, "sao không làm gì đó có ích hơn". Vô cùng buồn cười khi kẻ mang tư tưởng hẹp hòi lại nói thế.

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

BCB

Hi bạn, có lẽ để tuần này DHN hoặc bạn kiểm chứng và chọn ý giúp (chưa thấy DHN nhỉ). Mình chuồn đây. Dạo ni vướng mấy việc gia đình (đêm thứ 6 thì trắng đêm chăm ông nhạc sau phẫu thuật tại bệnh viện, hôm nay thì về quê đám giỗ giờ đang đau hết cả đầu :D). Chúc một tuần mới mọi an lành! Hôm nào off đê. Lâu lắm rồi! Việt Hà (thảo luận) 17:18, ngày 18 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguyên-Việt-Chiêm 1285

Năm 1285 khi đòi Vua Trần gửi quân, tiếp tế giúp đánh Chiêm Thành, dường như các tướng Mông Cổ đã quên mất việc "nhử mồi" Đại Việt băng cách kích động tham vọng lãnh thổ của Đại Việt với nước Chiêm. Không rõ điều này cho thấy Mông Cổ ngoại giao quá dở, hay chăng Đại Việt đã quá cảnh giác trước bài học về liên minh Tống-Mông diệt Kim, hay là quan hệ Việt-Chiêm lúc đó đang quá tốt đẹp?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:01, ngày 22 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đây là lần duy nhất mà Đại Việt và Chiêm hợp mưu chống phương Bắc, hoàn toàn khác các cuộc chiến trước (1075-1077) và sau (1400-1407)!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:09, ngày 23 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Tương Dực

Đến nay em vẫn hơi ngạc nhiên với nhân vật này, vì là 1 ông vua lấy ngôi 1 cách chính nghĩa, buổi đầu trị vì khá tốt, có nhiều chính sách hay, mà sao đến nửa cuối lại trở nên sa đọa, tàn bạo như vậy? Có lẽ Trịnh Duy Sản chỉ là 1 kẻ thù vặt và tham quyền lợi, mới giết Tương Dực để trả thù 1 mâu thuẫn lôi thôi nào đó thôi, chứ nếu Trịnh Duy Sản và những người tương tự là hiền thần thật thì lẽ ra phải giúp được vua trị nước lâu dài, yên ổn rồi chứ. Thật đáng tiếc cho những vị vua "trung hưng" như Trần Nghệ Tông, Lê Tương Dực, khi lên ngôi mang lại đầy hứa hẹn thế mà vì những lý do khác nhau mà danh tiếng ko vẹn toàn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:57, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không rõ "mực" đó là những thành phần bất hảo nào khiến Tương Dực "đen" anh nhỉ? Khi đó chế độ khoa cử đang rực rỡ, trong triều Tương Dực cũng có nhiều người giỏi như Nguyễn Văn Lang, Lương Đắc Bằng, Lê Tung,..., cho nên em có ngờ rằng Trịnh Duy Sản thật ra là thành phần bất hảo, sau giết vua cũng là thù vặt cá nhân mà thôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:20, ngày 4 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Anh Tông

Không biết khi vua Lê Anh Tông nghe lời 2 người khuyên lánh đi Nghệ An, ông ấy còn nhớ tới bài học Lê Chiêu Tông bỏ ngõ kinh sư để rồi Mạc Đăng Dung lập hoàng đệ Xuân (và từ đó khống chế triều đình) không nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 09:53, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu lúc đó Anh Tông mà đầu hàng Mạc thì tất yếu là Trịnh sẽ có đủ lý + cớ mà lật đổ nhà Lê và --> Nhà Trịnh!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:57, ngày 9 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trong việc chấp nhận quan hệ cộng sinh với nhà Lê để giữ quyền bính, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng có lẽ đã chấp nhận 1 mạo hiểm, đó là họ Trịnh sẽ không bao giờ có cơ hội lên ngôi Hoàng đế. Thứ nhất, là nếu quan hệ Lê-Trịnh tốt đẹp, đưa đất nước đi lên, thì các thành quả của Trịnh mặc nhiên sẽ được thừa nhận là thành quả của Lê (mà nếu muốn giành ngôi Hoàng đế thì Trịnh phải chứng tỏ uy tín của mình hơn Lê). Thứ hai, là nếu quan hệ Lê-Trịnh xấu đi, kinh tế suy sụp, thì các phong trào nổi dậy sẽ chĩa mũi giáo trực tiếp vào Trịnh, mà phong trào "phù Lê diệt Trịnh" là điển hình. Dường như điều này chứng minh cho việc Toàn thư khen những Lê Thế Tông, Lê Thần Tông,... là vua giỏi và chê những Lê Anh Tông, Lê Kính Tông là vua dại; và điều này cũng khiến vị vua yểu mạng Lê Trung Tông được làm Vũ Đế của nhà Lê.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 10 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một cách tốt để hạn chế nạn quyền thần, đó là trao người tôn thất làm những chức lớn, truyền thống này đã có từ thời Lưu Bang phong các con làm vưa chư hầu cho đến khi công ty gia đình trị ngày nay. Em cũng thắc mắc vì sao nhà Lê không lập một đội ngũ tướng lĩnh tôn thất tài ba, vốn đã rất thành công ở thời Lý, Trần và kể cả thời Hồ với Tả tướng quốc Trừng. Trước 3 vua thời suy vong, loạn lạc mà anh nêu, thật ra trước đó các công thần đã có thể phế, giết Lê Nghi Dân và tôn lập Lê Thánh Tông, chủ cho biết là triều đình Lê phụ thuộc vào công/quyền thần cỡ nào.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:06, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cũng thấy trong 27 nhà Lê, chỉ có 7 vua là giỏi (trong đó Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông văn võ toàn tài; Nhân Tông, Hiến Tông, Túc Tông thì giỏi giữ ổn định; Tương Dực có nhiều "phốt" nhất). Mà xét kỹ từng thế hệ, Thái Tổ, Thái Tông chưa lập được 1 thế hệ tôn thất-tướng lĩnh giỏi, vì cả 2 vua này đều chết khi các con mình hoặc là còn nhỏ, hai là đã bị phế. Đến Thánh Tông thì hình như ông thấy mình "đủ dữ" để giới võ tướng phải sợ rồi (bằng những cách mà anh đã nêu), nên muốn định hướng các con theo hướng văn trị hơn là võ công, mà Hiến Tông chọn Túc Tông Thuần nối ngôi cũng vì phẩm chất văn trị của Thuần. Điều này cũng khó hiểu, vì Thánh Tông "đa nghi" với công thần nhưng lại ko "nâng sức đề kháng" của các tôn thất của mình. Đáng tiếc vì họ Lê có 1 số nhân vật có tố chất cầm quân, trị nước rất giỏi (như Thái Tông vị thành niên đã ức chế quyền thần, đánh dẹp Di địch; Tương Dực 14 tuổi biết đánh đổ bạo chúa...) mà lại ko được phát huy. p/s Nếu lời tố của Mạc với Minh là đúng, thì hình như Anh Tông mới là vua đầu tiên của Lê trung hưng!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:40, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận

Chào bạn, mời bạn vô Wikipedia:Thảo luận#Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở của nhân vật, theo các bạn có nên không và cho biết ý kiến của mình. Cảm ơn bạn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:29, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Dịch thuật

Người Việt Nam thường ít người biết rành rọt tiếng Anh từng ly từng tý, tôi thấy bài viết chỉ sai sót dịch thuật có đôi chút mà có hôm bạn đặt biển chất lượng kém đến 30 bài viết, trong đó có bài viết của người tự đánh dấu tuần tra lùi sạch sửa đổi thiện ý của IP 103.xxx.xxx gì đó. Bạn nên xem xét lại cách đóng góp của mình. Thân ái. Zanyhe (thảo luận) 15:29, ngày 14 tháng 7 năm 2019 (UTC).Trả lời

Mời tham gia Thảo luận

Chào bạn, mời bạn xem Wikipedia:Thảo luận#Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính và cho biết ý kiến của mình. Cảm ơn bạn.
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 05:52, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Biểu quyết

Chào bạn. Trân trọng mời bạn tham gia Biểu quyết tạiː Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính/biểu quyết. Xin cám ơnǃ
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:57, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hai vua Lê

Vừa rồi đọc lại về nhà Tiền Lê thì e chợt có cảm nhận: Lê Tương Dực của Hậu Lê khá giống Lê Long Đĩnh của Tiền Lê. Cả hai đều đánh trận giỏi và có 1 số thành tựu nội trị nhưng đã nhiều tài thì cũng ko kém phần "lắm tật", và đều giữ ngôi ko đc lâu. Và có lẽ hạng Khương Tiểu Bạch, Lý Long Cơ phải hơn 2 vua Lê này vì dù 2 người kia cuối đời cũng chìm đắm tửu sắc nhưng ko bị tiếng xấu là "tội ác" rõ ràng như 2 ông Lê, và người hiểu sử 1 cách cơ bản thường nghĩ Khương, Lý là "minh quân". Anh thấy sao?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:49, ngày 22 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Giữa Tần vs Đinh thù em cho là "Tần" nhỉnh hơn 1 xíu vì thống nhất những nước chư hầu lớn khó hơn dẹp các hùng trưởng địa phương, nhưng Lê Lợi vs Lưu Bang thì công đánh dẹp của Lưu tất ko bằng vua Lê chống quân Minh hùng mạnh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:26, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Sâm cũng là dạng giống 2 vua Lê trên, nhưng thành tựu võ công, văn trị của Trịnh rõ nét hơn, ít giết bừa hơn và hình như may mắn hơn cho nên "chết lâu" hơn, đá hẳn hậu quả sang 2 con của mình.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:47, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chu Chiêu vương

Anh có các tài liệu nào khác nói về nhà Chu và đặc biệt là ông vua này ngoài Sử ký Tư Mã Thiên không? Em không biết Tư Mã Thiên viết sao nhưng en.wiki trích dẫn 1 số tài liệu hiện đại dựa theo Tả truyện, Lã thị Xuân thu, Trúc thư kỉ niên mô tả cái chết của ông này đẫm máu hơn như trong bài của wiki mình mô tả nhiều. Mà Trần Duệ Tông cũng vậy: hình như các vua ngày xưa khi tổ tiên mình chết trận thì thường nói là "đi tuần bị chết đuối" cho đỡ hổ thẹn, chắc bắt đầu từ vụ Chu Chiêu vương này.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:51, ngày 28 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có 1 số sử gia hiện đại còn dẫn các di tích khảo cổ nói Chiêu vương đã chinh chiến rất nhiều với nước Sở ở phía Nam, mà theo Tả truyện hay Trúc thư gì đó thì "thiên tử" chết đuối và "sáu quân" đều bị tiêu diệt. Cho nên hình như đây là 1 nỗi nhục lớn đầu thời Chu, Sử ký nói Chiêu vương "có nhiều thiếu sót" là chắc là chinh chiến nhiều quá nên chuốc lấy bại vong.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:11, ngày 1 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý Thái Tổ - Lê Đại Hành

Anh có nghe về bài văn ngự chế này chưa? Em không biết có đáng tin hay không (em hơi nghi ngờ vì nó mang tựa Bài ngự chế bia ký về công tích vị Thái tổ họ Bùi của Hoàng đế Thái Tổ triều Lý, trong khi miếu hiệu Thái Tổ chỉ xuất hiện sau khi Lý Công Uẩn mất)? Nếu đáng tin cậy thì không ngờ Lý Thái Tổ nhìn nhận về Lê Đại Hành không "sáng sủa" như 1 số người từng nghĩ.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:42, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cũng thấy lạ là Lý Thái Tổ là ông vua sùng Phật giáo, mà các nghi lễ đề cập trong bài này như lễ tang "Bùi Thái Tổ" chẳng hạn, không hề thấy có yếu tố Phật giáo (mà Nho giáo nhiều hơn). Và cái tước Trinh Quốc công thì lại nghe giống với kiểu tước hiệu do Lê Thánh Tông đặt từ năm 1471.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:05, ngày 11 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Minh-Việt-Chiêm

Bữa trước em có nghe anh nói Chu Đệ hiếu chiến nhưng không "đánh An Nam, phá luôn Chiêm Thành" như Lưu Phương. Theo phỏng đoán của em thì dù Chu Đệ hiếu chiến và nhà Minh của ông ta mạnh hơn nhiều nhà Tùy thời Dương Kiên, Lưu Phương,... nhưng cũng vào thời Chu Đệ, các kẻ thù của Trung Quốc (Việt Nam, Mông Cổ...) mạnh hơn thời trước. Đơn cử là Chu Đệ mấy lần đánh Mông Cổ mà không thu được kết quả quyết định. Cũng vậy, Minh dù diệt được Hồ Quý Ly nhưng ngay sau đó đã phải đối phó nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ của tộc Việt (chỉ vài tháng sau khi hai Hồ thua là Trần Ngỗi đã lên ngôi), nên Minh phải bận đàn áp các phong trào này và không rảnh tay đánh Chiêm.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 17 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cho nên đúng là lịch sử cần được nhìn ở góc độ khách quan. Nếu nhìn sử theo quan điểm của chủ nghĩa dân tộc, thì rõ là khó ai nhìn ra được cái tài của Hồ, Trịnh, Mạc như anh đã nêu. Ngoại trừ Hồ còn có chút "công danh" là có đợt đánh thắng Chiêm thành và chống Minh anh dũng, còn Trịnh mất sứ mệnh "mở cõi" về tay Nguyễn. Dù các đối thủ của Trịnh quả là mạnh và có phần khó hơn các đối thủ của Nguyễn, các đối thủ Chiêm, Lạp, Xiêm của Nguyễn lại không phải người Việt nên Nguyễn hầu như luôn ghi điểm hơn Trịnh trong mắt người dân tộc chủ nghĩa.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:38, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Tùng

Em đọc Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản này (1) ghi rất rõ Trịnh Tùng "bức vua thắt cổ chết", đơn giản và rõ ràng. Nhưng sang bản này (2) lại có 1 đoạn văn lạ lùng, nhằm che dấu hành động "giết vua" của họ Trịnh:

"Ngày 12 tháng 5, chúa ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan. Chúa thân bưng mâm vàng trầu cau [22a] bước ra, khóc mà nói rằng: "Thời kỳ họ Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình. Tôi tôn phò ba triều, thân trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã bảy mươi. Nay nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này"...
Các thần liêu văn võ ai cũng phẫn uất. Nguyễn Danh Thế, Lê Bật Tứ, Nguyễn Duy Thì đều kiên quyết nói: "Con bất hiếu thì phải giết, vua vô đạo thì phải phế" và xin cho Xuân được tự tử. Lại theo việc trước đây Y Doãn Hoắc Quang đã làm [bắt giam vua]. Các triều thần đều theo lời bàn đó. Chúa nói: "Đây là việc lớn, các ông chớ nên khinh suất". Nguyễn Danh Thế xin bắt Trịnh Xuân, bãi hết quan tước, binh quyền, giam vào nội phủ. Chúa nghe theo. Giết nghịch đảng là bọn Văn Đốc. Nhà vua thì xấu hổ, nói với hoàng hậu rằng: "Ta còn mặt mũi nào mà gặp vương phụ nữa", bèn [22b] tự thắt cổ, rồi băng.
Chúa nghe tin rất sửng sốt, thương xót. Sớm hôm sau gọi các bề tôi vào nói: "Tai biến của trời không phải vô cớ mà sinh ra, không ngờ nay lại thấy việc này. Nên làm sao bây giờ? ". Các quan đều nói: "Thánh thượng chí đức. Nhà vua làm điều vô đạo, tự dứt với mệnh trời, thì lễ tang tế nên tước giảm bớt đi". Chúa bảo: "Lòng ta không nỡ". Bèn sai vẫn dùng lễ đối với thiên tử. Triều đình bàn không nên đưa vào thờ ở thái miếu mà lập một điện riêng để thờ cúng, dâng thuỵ là "Giản Huy Đế" táng ở lăng Bố Vệ."

Không rõ vì sao 1 bộ Toàn thư lại có 2 bản khác nhau như vậy? Phải chăng bản (2) là do sử thần thế hệ sau thêm thắt vào bản (1) để che dấu tội ác của họ Trịnh?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:55, ngày 24 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo em có 1 sự thật khiến Trịnh hay bị hạ thấp so với Nguyễn, đó là Nguyễn được điều kiện lịch sử đưa đẩy để mở đất về phương Nam, hoàn tất bản đồ chữ S, xác lập chủ quyền Hoàng Sa,... Việc mất đi danh tiếng lịch sử này chắc cũng là hậu quả của việc Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn không đánh dứt điểm được Nguyễn. Ngày nay, so ra giữa 2 Lê (Tiền Lê + Hậu Lê), Lý, Trần, Hồ, Mạc, Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn thì quả thật Trịnh thuộc hạng khá mờ nhạt vì không có chiến tích mở cõi, đánh ngoại xâm, có lẽ không phải các chúa không giỏi mà là không có điều kiện.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:02, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo anh, về tính cách, cách cai trị, thành bại,... giữa Ung Chính nhà Thanh và Minh Mạng nhà Nguyễn có liên quan gì với nhau không? Em thấy hai vua đều cứng rắn, quyết định và chống tham nhũng mạnh nhưng dường như Ung Chính vẫn được ngườI TQ ca ngợi nhiều hơn người VN đối với Minh Mạng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:27, ngày 31 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thực ra em thấy vua Lê Hồng Đức cũng có 1 số phẩm chất giống 2 nhân vật trên, cứng rắn với anh em và bầy tôi, chống tham nhũng quyết liệt, mở rộng bờ cõi. Nhưng có lẽ vua Lê sinh đúng thời (thế kỷ 15: chế độ Nho giáo đang phát huy hiệu quả; kẻ thù Chiêm Thành đã suy sụp; nhà Minh không còn dám gây sự) nên để lại danh thơm hơn hai vua Thanh, Nguyễn ở trên.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:51, ngày 5 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận

Chào anh Trungda, hiện tại, em đang mở một cuộc thảo luận về việc sử dụng tên nước "Đông Timor" hay "Timor-Leste" tại Wikipedia:Thảo luận#Đông Timor hay Timor-Leste. Anh là thành viên lâu năm với hiểu biết rộng và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Wikipedia, xin mời anh cho ý kiến. Cảm ơn anh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:48, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Khiêm vương Mạc Kính Điển

Phải chăng đây là vị tướng tôn thất lỗi lạc nhất trong lịch sử nước Nam kể từ sau thời Hồ Nguyên Trừng?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:56, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có lẽ lịch sử về Duy Mật sẽ hấp dẫn hơn và "tiểu thuyết" hơn nếu như ông xưng đế giống Lưu Bị. Nhưng ông không làm thế. Phải chăng vì ông sợ Trịnh Doanh lấy cớ là ông phản nghịch, không trung thành này nọ (với vua Ý Tông, Hiển Tông đang tại ngôi) và từ đó cô lập ông?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:25, ngày 16 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nam Bắc triều

  • Về nhà Mạc, chung quy em thấy các sử quan nhà Lê viết về "ngụy Mạc" là khá khách quan, đặt vào cảnh họ là triều đại bị Mạc cướp ngôi. Trước đó, sử viết về thời Lý chứa đầy rẫy phê phán của Lê Văn Hưu, ông sử quan nhà Trần; sử về nhà Trần cũng chứa nhiều chỉ trích mạnh của Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên thời Lê. Trong khi đó Đại Việt Sử ký Toàn thư, Đại Việt thông sử hầu như toàn hạ thấp nhà Mạc bằng hình thức, gọi là "ngụy Mạc", gọi các vua Mạc bằng tên cúng cơm..., nhưng viết về hành trạng của các vua Mạc, các tướng Mạc thường không "nhận định", mà đã nhận định thì có nhiều chỗ rất khách quan, như chỗ nói về thành tựu nội trị của Mạc Đăng Doanh, về tài cầm quân của Mạc Kính Điển, Nguyễn Quyện,... Chứng tỏ thời Lê nền giáo dục phát triển, sử thần được đào tạo rất tốt.
  • Riêng chuyện vua Trang Tông sai Trịnh Duy Liệu đi cầu viện nhà Minh, em nghĩ chưa thể xác định đây có phải ý xấu hay không. Lúc này nhà Minh quốc lực đã đi xuống, không còn như thời Chu Nguyên Chương, Chu Đệ nữa, mà ngay cả thời Chu Đệ cũng không dám tiến xuống Chiêm Thành. Phải chăng vua Lê tính "tọa sơn quan hổ đấu" để Minh với Mạc choảng nhau thấm mệt đã rồi tiến quân ra Bắc diệt Mạc đuổi Minh về nước?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:00, ngày 19 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Tây Sơn đen đủi nhưng câu chuyện của Nguyễn và Tây Sơn có lẽ vẫn luôn hấp dẫn hậu thế hơn chuyện của Mạc-Trịnh, vì từ sau năm 938, Đinh, Mạc, Trịnh là 3 triều đại duy nhất không đánh 1 trận nào với ngoại bang. Tây Sơn thậm chí ngắn ngủi hơn cả Mạc, nhưng về chiến công chống ngoại xâm thì quá lừng lẫy.
  • Về Nguyễn Ánh, có thể thông cảm không anh? Vì ông ta xử Nguyễn Quang Toản ác hơn Trịnh Tùng xử Mạc Mậu Hợp, nhưng thật ra ông ta có nhiều mối thù với Tây Sơn hơn là Trịnh với nhà Mạc. Theo sử thời Nguyễn thì Tây Sơn quật lăng mộ tổ tiên và cha ông ta, với lại chúa bị giết (Phúc Thuần) là người chú rất thương ông ta. Với lại 25 năm vừa chiến đấu vừa lưu vong của Nguyễn Ánh khốn đốn, ú tim hơn cuộc chiến của Trịnh diệt Mạc.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:00, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Công nhận bài viết của ông đó có chỗ nói hơi quá, như cái ý "Đức năng thắng số" chẳng hạn. Vì ngày xưa nhiều người tàn bạo như Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn,... rất tàn bạo nhưng được "thiên thời" nên giành được thiên hạ đó thôi. Rồi về "đức" thì Mạc Kính Điển rất tận trung với những ông vua mà mình nói là tôn phò, nhưng phải thua Trịnh Tùng, người giết Lê Anh Tông, đó thôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 23:48, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB

Chào Trungda. Hai hôm nay mình vướng chút việc thi cử (nâng ngạch), thi xong lại ngồi với mấy anh chị em đồng nghiệp. Về nhà rồi mà mệt quá ko gượng nổi nữa. Ngoài ra, tuần tới mình có khi lại nhập viện phẫu thuật, ko online thường xuyên được. Rất mong Trungda giúp đọc bài mới trong tuần để chọn ý cho BCB. Cảm ơn nhiều lắm. Việt Hà (thảo luận) 13:48, ngày 24 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phòng bv điều hòa hỏng, bn đông, ngột ngạt ko ngủ đc, đang nằm vạ vật dùng máy tính bảng rà nhanh xem có cùng ông làm bcb đc ko :) Việt Hà (thảo luận) 17:15, ngày 1 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Giang, Trịnh Doanh

Xem ra tác nhân chính để có cuộc đảo chính của Trịnh Doanh không phải là Trịnh Giang, mà chính là tay hoạn quan Hoàng Công Phụ. Trịnh Giang dù kém tài, ăn chơi trác táng,... nhưng có vẻ không ham quyền cố vị lắm, sẵn sàng nhượng quyền cho Trịnh Doanh. Chỉ có tên Hoàng Công Phụ hiếp chế mà các đại thần theo Trịnh Doanh mới buộc phải đảo chánh để trừ cái "gai" Công Phụ này.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:22, ngày 28 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hình như "thượng hoàng" Lê Ý Tông nhỏ tuổi hơn "vua cháu" Lê Hiển Tông thì phải? Chú nhỏ hơn cháu là chuyện thường nhưng thượng hoàng nhỏ hơn vua là chuyện độc đáo.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:07, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Xem ra dù danh hiệu thượng hoàng được sử dụng nhiều lần nhưng chỉ trong thời Trần, Hồ, Mạc là những thời duy nhất Thượng hoàng cầm quyền cai quản việc nước. Thời Lê trung hưng, ngôi Thượng hoàng, Thượng vương có vẻ như 1 dạng an ủi, "đền bù" để xoa dịu cho mấy ông vua, chúa mất ngôi, hoàn toàn ko có thực quyền.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:30, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em thấy Trịnh Cương chết ở tuổi đó cũng đâu quá sớm so với thời bấy giờ đâu anh. Ngày xưa Trần Anh Tông lúc chết mới 44 tuổi nhưng cũng có được người kế thừa xứng đáng là Trần Minh Tông đó thôi. Ngoài ra Nguyễn Phúc Khoát chết cũng không quá trẻ so với thời ông ta nhưng thời thế vẫn đưa đẩy Phúc Thuần nhỏ tuổi, kém năng lực lên ngôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu đúng mấy ông chúa Trịnh sau Trịnh Căn hưởng lạc thật, thì chắc ông Cương, ông Doanh vừa hưởng lạc nhưng vừa có nhiều đại thần có năng lực và trung thành, có thể sai bảo, nên tuy hai ổng hưởng lạc nhưng tình hình đất nước khá ổn, không có hiện tượng nào xấu lắm. Còn ông Giang, ông Sâm dùng những người không tốt nên hưởng lạc 1 cái là suy ngay. Đặc biệt ông Sâm suy yếu sau khi Hoàng Ngũ Phúc chết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 10:02, ngày 3 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Lớp đại thần thời Trịnh Cương, Trịnh Doanh còn có những văn thần có năng lực ấn tượng như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Quý Cảnh,... Theo em Lê Quý Đôn có thể có kiến thức học vấn rộng nhưng năng lực quản lý việc nước có vẻ không chắc chắn như mấy tay này. Về Lê Hiển Tông, nếu lúc đó Nguyễn Huệ kịp tiêu diệt Nguyễn Ánh, và vua Lê cứ như Hiển Tông, thì không khéo đất nước sẽ thống nhất dưới 1 cục diện"vua Lê, chúa... gì đó" thôi.
  • Em không hiểu sao triều đình Lê Trịnh đến thập niên 1780 tuyệt nhiên ko còn 1 mống nào sánh ngang với mấy ông Công Hãng, Quý Cảnh, Công Thái,... trên. À có 1 nét chấm phá nữa đó là Trịnh Cương, Trịnh Doanh có những người vợ tốt, ăn đứt tuyên phi Đặng Thị Huệ của Trịnh Sâm.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:18, ngày 4 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tranh chấp ở bài Nguyễn Ánh

Hiện nay, bài viết Gia Long đang có tranh chấp khiến BQV khóa bài, bắt nguồn từ việc thành viên Lão Ngoan Đồng xóa hàng loạt đoạn viết của mình. Mình thấy bạn là thành viên lâu năm, có uy tín về mảng lịch sử Việt Nam, nhờ bạn thẩm định những đoạn mình viết bị Lão Ngoan Đồng xóa ở đó. Nếu thông tin nào là chính xác, trung thực thì nhờ bạn khôi phục, chưa chính xác thì bạn cứ bỏ. Như vậy thì hai bên cũng đỡ phải tranh cãiMolaskt (thảo luận) 09:31, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

À mà những đoạn bị xóa ở đây nhé: https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gia_Long&type=revision&diff=31762315&oldid=31749687Molaskt (thảo luận) 09:55, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Cán

Nhân vật này chết yểu, không để lại dấu ấn, nên người nghiên cứu sử ít để tâm. Song 2 tháng người này làm chúa thật là 1 giai đoạn rất đặc biệt: vua bù nhìn mà chúa cũng bù nhìn. Đây là chúa bù nhìn thứ hai sau Trịnh Giang từ khi bị sét đánh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:13, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chào bác. Hiện tại tôi đang đem bài này ra biểu quyết rút sao vì thấy chất lượng bài không còn tương xứng với tiêu chuẩn một bài viết chọn lọc như hiện tại và đã lâu không thấy ai nâng cấp bài. Là một trong những thành viên cho phiếu đồng ý tại cuộc biểu quyết bình chọn bài này làm bài chọn lọc cách đây mười năm, hy vọng bác dành chút thời gian qua cho ý kiến.Ah Gim (thảo luận) 07:51, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re:YCCP

Xin chào BQV Trungda hiện tại tôi cùng một số thành viên đang tham gia tuần tra bài viết mới. Xin BQV cấp quyền Tuần tra viên cho nick chính của tôi là Ngochue456 để có thể đánh dấu tuần tra các bài viết mới tạo. Xin cảm ơn.→Enock4seth (talk) 03:08, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông

Hai nhân vật này có lẽ giống nhau nhất trong các triều đại Việt Nam: lên ngôi vào thời bình, được sử thần khen là làm văn vật thay đổi tốt đẹp và đều đánh Chiêm Thành, Ai Lao. Cả hai ông đều rất sùng bái quốc giáo của triều đại mình, vua Trần mộ Phật, vua Lê dùng Nho. Và đều trọng dụng hiền tài.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:30, ngày 12 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cũng thấy vua Lê không có cơ may được núp bóng 1 ông bố vĩ đại như vua Trần, nhưng quả thực về võ công diệt Chiêm thì thời thế thuận lợi cho vua Lê hơn. Thời vua Trần, Chiêm còn mạnh và vừa mới đánh bại quân Nguyên; thời vua Lê Thánh Tông, Chiêm đã suy suyển sau cuộc chinh phạt năm Thái Hoà. Và hai ông này đều là cha của người cuối cùng được gọi là "vua giỏi giữ cơ đồ" của triều đại mình, dù Minh Tông nhà Trần thọ hơn Hiến Tông nhà Lê và nhà Trần biết đoàn kết tôn thất hơn nhà Lê. Kể cả mấy vua tệ của nhà Trần cũng không có ông nào giết hàng loạt tôn thất. Đây là 1 điểm rất độc đáo của nhà Trần.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:29, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vương Quán (Tam Quốc)

Xin hỏi vì sao bạn lại chọn âm Quán, thay vì Quan? Tôi đang dự định viết bài về các nhân vật trùng tên, nên có chút băn khoăn.--Diepphi (thảo luận) 12:57, ngày 12 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư ngỏ về vấn đề bài Nguyễn Ánh/Gia Long

Kính gửi anh Trungda,

Tôi viết mấy dòng này với tư cách là cũng biết nhau lâu thiệt lâu trên cái Wikipedia này, dù thực sự chắc sẽ khó có cơ hội gặp mặt nhau ngoài đời.

Đầu tiên tôi xin nói về bài viết này, là một quá trình tích lũy và phát triển lâu dài của nhiều thành viên Wikipedia. Anh cũng góp phần không nhỏ, định hình cho khung bài viết, cho cái tinh thần của bài qua tranh cãi rất lớn từ mười năm trước. Khi đó tôi cũng có mặt ở đây, nên còn nhớ rất rõ, lúc đó có Tmct đã đứng ra làm trung gian giải quyết và khiến mọi việc êm đẹp. Để rồi sau đó, nhiều thành viên tích lũy, để rồi bài viết trở thành "khá ổn" như đến gần đây (dĩ nhiên, nó vẫn có nhiều vấn đề chứ chưa thực sự tốt, theo thước đo của tôi)

Tôi với anh, có thể có những quan điểm khác nhau về nhân vật trong bài viết. Tôi thì chỉ quan tâm bài viết này chất lượng, có thể làm tham khảo về một nhân vật đã chết gần ba trăm năm nhưng tranh cãi và tình cảm của dân tộc vẫn mang nhiều sắc thái khác nhau mỗi khi được nhắc tới. Thêm vào đó, tôi kỳ vọng rất nhiều là bài viết sẽ là hình mẫu của cách viết bài khoa học tự thân Wikipedia tiếng Việt làm nên, chứ không phải là đi dịch từ bất kỳ ngôn ngữ nào khác.

Đó là lý do cả mấy năm, tôi thường xuyên sưu tập, và viết thêm mỗi khi được tiếp cận tài liệu mới, kiểm tra các đoạn thêm vào của nhiều thành viên khác. Nên việc bài viết bị cố làm giảm chất lượng đi, bởi một thành viên thực sự chưa bao giờ có những cách tiếp cận học thuật đúng đắn và bị cấm hơn vài chục lần, quả thực là điều đáng buồn của cộng đồng Wikipedia. Tôi cảm thấy công sức của nhiều thành viên không hề được tôn trọng.

Ở mặt khác, từ mấy năm gần đây, nhiều thành viên có kiến thức sâu rộng về lịch sử trên Wikipedia đã không còn hoạt động nữa. Trong nhóm "học sĩ" cãi nhau 10 năm trước, giờ chắc chỉ còn tôi với anh là vẫn còn quan tâm và vẫn còn hoạt động. Tôi quan điểm khi có tranh cãi, rất rất khó để ai có thể ra đi với 100% điều mình mong muốn. Cho nên tôi thực sự hy vọng có thể có được một sự thỏa hiệp lần thứ 2 với anh vì tôi nghĩ anh có thể còn ở đây vài chục năm nữa chứ không rời đây đâu xa. Đó là lý do tôi đã chờ phản hồi của anh trong thời gian cực dài, nhưng nếu có thể khiến bài ổn định và phát triển được 10 năm nữa thì thực sự rất đáng.

Vì vậy, tôi viết dài dòng mấy dòng này, rất hy vọng anh quay trở lại tham gia, đưa ra các đề nghị, thảo luận, tranh biện và có thể nhường một tí để cộng đồng có thể đạt được một cái gì đó "trung dung nhất có thể".

Kính thư, Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:22, ngày 20 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Nhân Tông

Có ông nào đó viết bia ca ngợi Lê Nhân Tông, nói vua "không thích xây dựng, không ham săn bắn, không gần thanh sắc". Trong thời quân chủ mà ông ấy viết thế, sao mà liều lĩnh quá vậy? :((Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:13, ngày 25 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ý em nói là viết vậy đụng chạm Thánh Tông (và cả Hiến Tông sau này), may là Thánh Tông không hạch tội "xúc phạm tiên đế" rồi bãi chức luôn. Về Lê Nhân Tông thì em tin rằng sự giáo dục tốt này là nhờ có Trịnh Khả, 1 vị đại thần khá cứng rắn nhưng không chuyên quyền thô thiển như Lê Sát trước đây. Trịnh Khả cũng dùng pháp luật nghiêm, nhưng tỏ ra là người có lòng thành với vua hơn Lê Sát, cho nên Lê Nhân Tông không có nhu cầu phải ra tay khử ông giống như Thái Tông khử Lê Sát ngày trước.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:34, ngày 27 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài ca ngợi Lê Nhân Tông đó nguyên là viết trên văn bia Mục Lăng (Lam Sơn) nữa anh ạ, Toàn thư chỉ việc chép lại thôi. Người viết là Nguyễn Bá Kỷ, em đọc ở đâu đó thấy ông này làm thượng thư, mất năm 1465. Như vậy trong thời gian ông viết bia này, chắc chắn Thánh Tông phải biết. Và ông đã không bị sao dù "không gần thanh sắc" không phải lợi thế của cả Thái Tông lẫn Thánh Tông.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 09:13, ngày 27 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

"Giận"

Em "giận" các bộ sử nhà Lý vì dung lượng viết về mỗi triều vua đã ngắn rồi, mà lại dành rất nhiều chữ cho những việc như dâng thú lạ cho vua, đua thuyền, các điềm lành,... tạo cảm giác là việc nội trị thời Lý rất dễ dàng, rung đùi. Có lẽ chính sự "đánh lừa" này đã khiến nhiều người nói đọc sử thời Lý thấy nhẹ nhàng hơn thời Lê, Nguyễn về sau. Rõ ràng để thời kỳ từ Lý Thái Tổ đến Lý Nhân Tông được Ngô Sĩ Liên coi là thời "nước giàu dân đông" thì 4 đời vua này cùng các thái hậu, đại thần,... phải có nhiều chính sách rất hay, rất nhân bản,... chứ ko thể sơ lược như mình đang biết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:53, ngày 30 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đúng là sử nhà Lý đã sơ sài, mà sử các thời từ Khúc đến Tiền Lê còn sơ sài hơn. Theo sử gia Tạ Chí Đại Trường thì Đinh Tiên Hoàng đã chọn bà ni sư Trương Ma làm tăng lục ghi chép các việc của triều đình, song hình như các tác giả thời đó còn ảnh hưởng văn hóa của Nam Á nên ghi chép rất ngắn, dành nhiều không gian cho những câu sấm bí truyền và có nhiều chi tiết có thể mang tính ẩn dụ.
Dù có nhiều tranh cãi quyển Đại Việt sử lược là viết trước hay sau thời Lê Văn Hưu, em nghĩ quyển này phải là viết trước. Vì nhiều chính sách lớn của triều Lý không được chú trọng, mà những chuyện như dâng con hươu này, con rùa nọ,... cho vua lại chiếm rất nhiều chỗ. Lê Văn Hưu là nhà Nho được đào tạo có bài bản, chắc chắn ông không thích điều này. Và đọc kỹ sử nhà Lý sẽ thấy 1 số thông tin gần đây nói Lý Thần Tông ham hưởng lạc là sai, vì vua Lý nào cũng thích điềm lành cả.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 00:57, ngày 2 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Như vậy, tuy tên sách là Đại Việt sử lược nhưng có lẽ người soạn sách này chỉ có mục đích duy nhất là tóm lược lại Đại Việt Sử ký thôi, không hề có ý nghiên cứu sâu hơn hay là viết thêm về giai đoạn Thịnh Trần. Quan hệ giữa 2 cuốn Sử ký và Sử lược này có lẽ giống Đại Nam thực lục với Quốc triều chính biên toát yếu của nhà Nguyễn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:44, ngày 3 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận

Chào anh Trungda. Em biết chủ trương của anh là gọi Vũ Tùng thay vì Võ Tòng và Vũ Tắc Thiên thay vì Võ Tắc Thiên. Nhưng sự việc này không chỉ dừng lại ở việc đọc sao cho đúng nữa. Em đã để lại lời nhắn thảo luận trên Thảo luận thành viên:Vuhoangsonhn, em cũng mời anh cho ý kiến tại trang thảo luận bài Võ Tòng trước khi có những động thái biên tập tiếp vào bài này. Mong sớm nhận được phản hồi của anh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:01, ngày 2 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB

  Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Thân Lợi mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Potterhead (thảo luận) 07:59, ngày 3 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý Thường Kiệt

Nhìn kỹ cuộc chiến Tống-Việt 1075-1077, ta thấy tuy nhà Tống là triều đại tương đối yếu so với mặt bằng lịch sử TQ, nhưng việc của Lý Thường Kiệt thật không dễ chút nào. Ông đem 10 vạn quân đi đánh châu Ung, Khâm, Liêm, cánh quân bộ 6 vạn người là chiến quá nửa, vậy mà hầu hết các tướng chỉ huy cánh quân này sau đều làm phản. Không hiểu sao đã thắng ngay trên đất Tống rồi mà còn phản, mới đâu phải như Trần Kiện, Trần Ích Tắc sau này đầu hàng khi Đại Việt đang lép vế đâu. Cho nên em phỏng đoán rằng Lý Thường Kiệt nhắn được sự hiếu chiến nhưng không kiên định về chính trị của nhóm tướng này, mà ông cho chiến dịch đánh đất Tống có xác suất mạo hiểm khá cao, nên lỡ nhóm tướng này có chết đi thì cũng không phải là tổn thất lớn lắm. Nhưng cách hiểu này có lẽ cũng chưa phải vì trong số đó có Thân Cảnh Phúc là phò mã và là trọng thần cơ mà.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:33, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý Đạo Thành

Thật là đã "giận" rồi lại còn "giận thê thảm hơn nữa khi thấy, sử nhà Lý đã ít rồi, nhưng với các nhà lãnh đạo lớn như Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông ta còn nắm được khá đầy đủ, còn với 1 người có thể đã đóng vai trò rất quan trọng như thái sư Lý Đạo Thành thì hầu như không có 1 mẩu thông tin nào. Hình như có thần phả gì đó nói ông sinh năm 1053, trong khi chính sử là ĐVSL ghi rõ năm 1054 ông đã là Thái sư rồi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:55, ngày 8 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đây là 1 nhân vật rất tầm cỡ, chắc chắn phải hơn cả Tô Hiến Thành. Tô Hiến Thành giúp rập vua nhỏ thời bình, còn ông Lý Đạo Thành giúp vua nhỏ trong thời mà Tống lẫn Chiêm đều quấy phá, và có lẽ đã có rất nhiều chính sách hay ảnh hưởng tới sự cường thịnh của Đại Việt. Toàn thư hầu như không nói gì về công trạng của ông, trong khi Cương mục khi chép chỗ ông chết có nói ông là người đức độ - ko biết Cương mục tham khảo Lê Tung hay Thần phả nữa? Ngoài ra sách Lịch triều hiến chương loại chí của PHC có lẽ cũng cố tham khảo thêm về Lý Đạo Thành, em cũng ko biết ông dùng tài liệu TQ hay văn bia, thần phả,... gì nhưng nếu có thì hoặc ông, hoặc những văn bia, thần phả,... ông dùng đã bị lỡm đến mức vô tình xúc phạm tới người được gọi là "hoạn quan Lý Thượng Cát"![Thành viên:Ti2008|Ti2008]](Thảo luận, đóng góp) 00:05, ngày 9 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quả thật, nhờ có Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt mà dù Lý Nhân Tông nhỏ tuổi nhưng tình hình vẫn không khác gì nếu Lý Thánh Tông còn sống. Việc đào tạo, ký thác người giỏi để giúp đỡ con mình có lẽ là thành tựu lớn cuối cùng của vị vua lớn Lý Thánh Tông. Sau này Lý Anh Tông dù không oanh liệt lắm nhưng đã được ông Ngô Sĩ Liên ca ngợi rất xác đáng: "Trong việc phế lập, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể gọi là không thẹn với việc gánh vách".Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:59, ngày 14 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cha của Lý Thái Tổ

Hôm trước tình cờ mình có đọc bên en.wiki có bài về nhân vật en:Lý Thuần An trong đó có dẫn một số nguồn tiếng Trung khẳng định ông này là con của một ông tể tướng bên Tàu và di cư sang Việt sinh ra Lý Công Uẩn. Không biết bên Trungda có tài liệu tiếng Việt tương tự nói về nhân vật này không? Vì theo mình đọc sử xưa cũng chẳng cho biết gì về tổ tiên nhà Lý cả, chỉ tôn là Hiển Khánh vương (trong khi ba mẹ lại được Hoàng thái hậu dù vương bế hơn hoàng). Không biết có bí mật gì ở đây không.--TT 1234 (thảo luận) 09:58, ngày 12 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Để tìm thêm thông tin mở rộng phần thân thế Lý Thái Tổ. Thái Nhi (thảo luận) 06:48, ngày 14 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Vua Trần

Em cám ơn anh vì lời chúc! Em cũng rất mừng khi việc bình chọn 2 bài vua Trần do em mở rộng và Chibaodoanle đề cử đã thành công. Rất may cho chúng ta, dù triều đại này trước thế kỷ 15 nhưng Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đã ghi lại khá nhiều, dù không nhiều lắm nhưng vẫn còn phong phú hơn hẳn các bộ sử về nhà Lý, và cũng nhờ ông Hà Văn Tấn công phu sưu tập tài liệu của Trung Hoa về thời này. Và em cũng rất vui khi có nhiều bạn thành viên của WP tận tình hỗ trợ việc nâng cấp và bình chọn 2 bài này! Chúc anh khỏe mạnh và thành công trong những dự định của anh ở ngoài đời và WP :))) Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:11, ngày 19 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu tính thượng hoàng của triều Trần như 1 đế hiệu thì Trần Thái Tông (ở ngôi 1225-1277) và Trần Minh Tông (1314-1357) phải nằm trong số những vua tại ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, sau Lý Nhân Tông và trước Lê Thánh Tông. Việc tính mấy vị vua Trần này thậm chí còn có giá trị hơn Lê Hiển Tông (ngắn hơn Trần Thái Tông; lâu hơn Trần Minh Tông) vì vua Lê chỉ hoàn toàn là hư vị.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 20 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Lịch sử chiến tranh Việt-Xiêm

Anh ơi, em vừa tra Đại Nam thực lục thấy có đoạn năm 1705 Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân đánh quân Xiêm và vua chư hầu Chân Lạp là Nặc Thâm ở Sầm Khê. Trong bài Lịch sử chiến tranh Việt-Xiêm không có đề cập. Không biết chuyện nắm 1705 này có đưa vào bài được không?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Biểu quyết về tên Vũ Tắc Thiên trong bài Võ Tắc Thiên

Chào bạn, mời bạn tham gia biểu quyết về tên Vũ Tắc Thiên ở [1], có nên ở trong bài hay không.  A l p h a m a  Talk 08:57, ngày 8 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Minh Hiếu Tông

So với mặt bằng triều Minh vốn rất nhiều vua hung bạo, thì đây là 1 ông vua khá ôn hòa, không có tội ác lớn, lại không có nhiều thê thiếp. Không hiểu sao sống lành mạnh vậy mà chết sớm quá nhỉ? Điều này rất tai hại vì sẽ làm cho các vua khác nghĩ: "À, có lành mạnh cũng chết sớm thôi? Vậy hoang dâm có sao đâu?"Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:13, ngày 14 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Xem ra ít có triều đại nào có được liên tiếp 5 vua/chúa đầu trưởng thành, ở ngôi khá lâu và có năng lực như triều Trần, hay dòng họ chúa Trịnh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:52, ngày 16 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ủa anh, các chính sử đều ghi Lý Long Bồ làm phản ở Trường Yên, bị Lý Thái Tông đánh bại rồi tha chết mà. Sao bài viết về ông hiện nay lại coi ông là 1 trong những người có công đưa Thái Tông lên ngôi nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:49, ngày 19 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Anh nói cái này làm em mới nhớ. Tên 7 gian thần trong bài Thất trảm sớ, hồi trước em có thắc mắc, hóa ra là lấy từ bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải. Công nhận các phim ảnh, tiểu thuyết lịch sử là 1 phương tiện tốt giúp người trẻ có hứng thú hơn với lịch sử, nhưng mặt trái của nó là thường dễ bị nhận lầm thành lịch sử chính cống!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:11, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin/2017

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin/2017. Xin cảm ơn bạn rất nhiều iu miu (thảo luận) 14:36, ngày 14 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trần Dụ Tông

Ông vua thứ 7 nhà Trần có sự nghiệp có vẻ giống Chu Hậu Chiếu bên nhà Minh. Hai ông này đều có năng lực không tệ, Dụ Tông làm thơ hay, thời Dụ Tông quân Chiêm chưa lấy được Hóa châu (sang thời Nghệ Tông quân Chiêm mới vào Thăng Long liên tục); Hậu Chiếu cũng đánh được Mông Cổ và các cuộc khởi nghĩa. Nhưng hai ông này dành thời gian quá nhiều cho các trò vui tốn kém, lại còn sống buông thả nên mất sớm không con nối.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:39, ngày 31 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời


https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Tin_nh%E1%BA%AFn_cho_b%E1%BA%A3o_qu%E1%BA%A3n_vi%C3%AAn#Ngu%E1%BB%93n_h%E1%BB%A3p_l%E1%BB%87_?

Nhờ Trungda giải quyết dùm. Rondano (thảo luận) 18:14, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tôi học kinh tế nhưng vẫn viết sử ào ào còn được nhiều người khen là có đột phá. :D Bạn chắc là được đào tạo bài bản về sử nên mới tinh thông như vậy, cứ thử viết mảng kinh tế xem. :DRondano (thảo luận) 16:08, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời


Biểu quyết tên nước Đông Timor/Timor-Leste

Wikipedia có khá nhiều bài viết liên quan đến nước Đông Timor/Timor-Leste, tuy nhiên, tên nước này vẫn còn nhiều tranh cãi, khi thì Đông Timor, khi thì Timor-Leste, khiến cho việc đặt tên bài vẫn thiếu sự nhất quán, thiếu tính khoa học cần có của một bách khoa toàn thư.

Năm vừa rồi, chúng ta đã có thảo luận với sự tham gia của nhiều thành viên, chúng ta đã suy xét ở nhiều góc độ khác nhau của vấn đề, tại Thảo luận:Timor-Leste và tại Wikipedia:Thảo luận/Đông Timor hay Timor-Leste.

Để chốt lại vấn đề, chúng ta sẽ tiến hành một cuộc biểu quyết về tên gọi nước này. Vì anh/chị/bạn là người đã trực tiếp đóng góp ý kiến tại thảo luận trên, lá phiếu anh/chị/bạn rất cần thiết để vấn đề này được giải quyết triệt để. Xin hãy đến Wikipedia:Thảo luận và cho ý kiến. Xin cảm ơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:09, ngày 13 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Xóa trang Vũ Đình Huỳnh?

Cho tôi hỏi tại sao xóa trang Vũ Đình Huỳnh của tôi chỉ với lý do chất lượng kém? tôi đang trong quá trình tìm lai các tư liệu về ông Ngoại mình và tạo nên trang đó , nếu có chất lượng kém cũng tại tôi chưa thành thạo sử dụng cách tạo trang trên Wiki. Mong anh hiểu và thông cảm! 1 nhân vật thư ký của Bác Hồ bị tẩy xóa khỏi lịch sử nước nhà!

Anh xóa những dữ liệu về ông Ngoại tôi nhưng con cháu tôi sẽ tiếp tục công việc mà tôi đang dang dở! Trân trọng! thảo luận quên ký tên này là của Radeoncd (thảo luận • đóng góp).

Lại nói Lê Tương Dực

Nếu không so với các vua nước khác hay triều Tiền Lê mà chỉ nhìn vào bối cảnh riêng của ông này, em thấy ông ấy thừa hưởng cả những điểm mạnh lẫn điểm yếu của tổ tiên. Tiếc là ông khá buồn thả và không lường trước được bản ngã của Trịnh Duy Sản, thành ra cái điểm mạnh giống tổ tiên (giỏi văn giỏi võ, năng lực lãnh đạo bộc lộ ở tuổi "teen", trọng giáo dục) thì ông chưa phát huy đến đâu mà các điểm yếu thì lại để lại hậu quả nặng nề. Xem trong phần bản kỷ về Lê Thái Tông có nhận định của Vũ Quỳnh, sử quan thời Tương Dực, hình như ông Quỳnh ca ngợi Thái Tông 1 phần vì thấy Tương Dực khá tương đồng với Thái Tông thì phải.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 09:37, ngày 25 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Em thấy ông Oanh cũng khá cứng đấy chứ, việc giết 5 người Lê Đĩnh Chi và đánh Trịnh Duy sản là điển hình. Chẳng qua Sản may mắn hơn các quan bị trị thời hai ông Nguyên Long và Tư Thành thôi. Thời Nguyên Long và Tư Thành cai trị giỏi, đất nước yên ổn ko có ai làm loạn để kiểu người như Sản đục nước thả câu.
Ông Tư Thành khá giống Triều Tiên Thế Tông, 1 vua Nho giáo có tầm cỡ tương đương bên Triều Tiên cùng thời. Hai ông này rất nhiều con nhưng phần đông khá yếu, chết sớm. Cho nên lời phê của Vũ Quỳnh với Tư Thành không mang nghĩa Tư Thành "hoang dâm" như Lê Tuấn, Lê Oanh, nhưng chắc ý của Vũ Quỳnh theo nghĩa ngày nay là: "Tiếc rằng vua không biết sinh đẻ có kế hoạch, nên sức khỏe hao mòn để bệnh nặng".

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:23, ngày 27 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Ngoài chuyện "trụy lạc" còn cái Cửu Trùng Đài: trước đây thời Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông cũng xây cất khá nhiều. Thời Thái Tông có 1 anh thợ phẫn nộ bị Lê Sát chém, thời Thánh Tông có sử quan phê "công trình thổ mộc vượt quá quy mô", nhưng cũng chưa hề gây thù oán lan rộng như cái Cửu Trùng Đài. P/s Kết quả trận bóng vừa rồi tiếc quá hay anh?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:13, ngày 28 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

  • Team của em bàn nhau rằng nếu VN cứ giữ hoà với Uzbek để vào penalty, thì dễ phát ý đầy đủ kỹ năng bắt bóng tuyệt vời của Tiến Dũng. Nhưng hình như vì khả năng chịu đựng thời tiết mùa đông TQ thấp hơn Uzbek nên ở thời điểm viện binh của Uzbek vào thì đội Mr Park đã quá mệt nên không đề phòng kịp.
  • Oh, em vừa để ý 1 chi tiết là Lý Thường Kiệt đánh Ung, Khâm, Liên cũng vào mùa đông. Sử sách không ghi đội quân của Lý Thái uý nhờ đâu mà đứng vững trong mùa đông có tuyết của TQ nên không bị như Napoleon năm 1812 ở Nga?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 10:53, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chuyện của Lê Thánh Tông với Trần Phong có liên quan gì đến nhà Trần cũ không nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:36, ngày 6 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cứ như kiểu Trần Phong nắm 1 bí mật gì đó khiến nhà vua cần thấy phải loại trừ ấy. Từ đầu đã thấy mối quan hệ 2 người có vấn đề. Trong khi sử không hề chép là Trần Phong có âm mưu ám sát vua.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:37, ngày 8 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Em có đọc cái chuyện Trần Phong kể tội em trai mình cho Lê Thánh Tông. Có lẽ Trần Phong đã tỏ ra thật thà, ngay thẳng, chí công vô tư, mà không ngờ lại bị nhà vua dùng nghĩa anh em để bật lại. Thật sự không thể lường được sự bí hiểm của ông vua này.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:53, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tin nhắn từ Rakhoi 8x

Kính chào bạn Trungda,

Tôi là Phan Hoàng Linh, một thành viên của Wikipedia Tiếng Việt.

Tôi gửi tin nhắn này cho bạn vì mong muốn được bạn - một Bảo quản viên của Wikipedia Tiếng Việt quan tâm đến tình trạng tài khoản của tôi trong tương lai, khi thời gian sắp tới tôi sẽ bắt tay vào việc bổ sung thêm các thông tin còn thiếu vào một số bài viết theo quy định của Wikipedia.

Tôi xin giải thích lý do vì sao tôi phải gửi tin nhắn này cho bạn:

Tôi là một người mới sử dụng Wikipedia mặc dù đã tạo tài khoản cách đây khoảng 9 tháng. Ngày 08/12/2017, trong quá trình biên tập bài viết 'Pháp Luân Công tại Việt Nam' tài khoản của tôi đột nhiên bị một tài khoản Bảo quản viên tên Alphama cấm vĩnh viễn vô thời hạn vì lý do: "Phá hoại: vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC, liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền".

Những lý do này là vu khống và áp đặt cho tôi vì vậy tôi đã gửi Đơn Chống án đến Hội đồng Trọng Tài và đã được gỡ cấm một thời gian sau đó.

Trong Đơn chống án, sau khi trình bày và chứng minh với Hội đồng Trọng Tài vì sao ‘lệnh cấm’ của Alphama là áp đặt và vi phạm các quy định của Wikipedia, tôi đã nêu ra sự lo lắng của mình về việc có sự xuất hiện của giới Dư luận viên trà trộn trong hàng ngũ Bảo quản viên của Wikipedia Tiếng Việt để dẫn lái bài viết theo hướng có lợi cho họ.

(Chi tiết Đơn chống án: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam#L%E1%BB%87nh_c%E1%BA%A5m_li%C3%AAn_quan_%C4%91%E1%BA%BFn_b%C3%A0i_vi%E1%BA%BFt_"Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam")

Do vậy, tôi đã viết một bài viết có tên “Nội dung trên Wikipedia Tiếng Việt bị DLV kiểm duyệt” để chia sẻ những lo lắng của mình.

3 ngày sau khi tôi đăng tải bài viết bên trên trong Facebook cá nhân và tài khoản Wikipedia của tôi được gỡ cấm khoảng 5 tiếng. Một tài khoản nặc danh có tên Chương Thụy đã nhắn tin đe dọa tính mạng tôi với nội dung: “Cẩn thận có ngày tụi tao đâm chết mày đấy !”

Sự việc bị đe dọa sát hại này tôi đã trình báo với Cơ quan Công an để bảo vệ an toàn cho tính mạng của mình: https://www.facebook.com/notes/linh-phan/%C4%91%C6%A1n-tr%C3%ACnh-b%C3%A1o-g%E1%BB%ADi-c%C6%A1-quan-c%C3%B4ng-an-vv-b%E1%BB%8B-m%E1%BB%99t-nh%C3%B3m-%C4%91%E1%BB%91i-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-s%C3%A1t-h%E1%BA%A1i/1811489962255666/

Ngày 28/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã chuyển đơn cho Phòng PA88 để giải quyết theo quy định của pháp luật. Phiếu chuyển đơn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1829732403764755&set=pb.100001840391832.-2207520000.1517192880.&type=3&theater

Như tôi có trình bày trong đơn trình báo, tôi nghi ngờ rằng giới Dư luận viên hoạt động trong các bài viết về Pháp Luân Công trên Wikipedia là Dư luận viên của Phòng 610 Trung Quốc, một cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc và nước ngoài. Bởi vì những bổ sung thông tin của tôi vào bài viết “Pháp Luân Công tại Việt Nam” trên Wikipedia đã vô tình gây cản trở cho các hoạt động tuyên truyền của Phòng 610 cho nên tôi đã bị cấm tài khoản bất hợp pháp và bị đe dọa tính mạng như vậy.

Do đó, trong thời gian sắp tới, tôi sẽ quay lại Wikipedia để tiếp tục đóng góp kiến thức của mình vào các bài viết về Pháp Luân Công trên Wikipedia, là lĩnh vực mà tôi rất am hiểu. Tôi mong quý bạn, cũng là một Bảo quản viên của Wikipedia Tiếng Việt sẽ chú ý đến tình trạng tài khoản của tôi nếu tôi bị một số tài khoản Bảo quản viên tương tự như Alphama thực hiện một lệnh cấm bất hợp pháp một lần nữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 03:30, ngày 29 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Tin_nh%E1%BA%AFn_cho_b%E1%BA%A3o_qu%E1%BA%A3n_vi%C3%AAn#Thusinviet_x%C3%B3a_th%C3%B4ng_tin_c%C3%B3_ngu%E1%BB%93n

Trungda cho ý kiếnRondano (thảo luận) 07:45, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cha con Lê Lợi

Theo Đại Việt Thông sử, Lê Lợi khi sống chỉ xưng là đại vương. Vậy đặt ra những vấn đề:

  • 1429: Lê Tư Tề được phong quốc vương, như vậy từ thời điểm này phải chăng Lê Lợi là "thượng hoàng", Lê Tư Tề là vua, Lê Nguyên Long là thái tử? Và Lê Tư Tề là vị vua thứ 2 nhà Lê, Lê Lợi là 1 trong các thượng hoàng/thượng vương nước Việt? Lê Lợi theo cách của họ Hồ, lên ngôi được 1 năm đã nhường ngôi?
  • 1434 hoặc sau đó: Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông thì chưa có thông tin, sử nói Lê Thánh Tông bắt đầu xưng Hoàng thượng, vậy Thánh Tông mới là hoàng đế đầu tiên của Đại Việt thời Lê?

Chúc anh năm mới mạnh khoẻ, an lạc!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:34, ngày 18 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cám ơn lời chúc của anh! Mong anh cũng luôn thành đạt và may mắn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:06, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Danh hiệu "động chủ" này, có người phỏng đoán nó nói lên truyền thống của họ Lê xuất thân từ người Mường (Thanh Hóa). Trong sử chép từ Lê Lợi tới Lê Oanh đều xưng vậy, chỉ trừ mỗi Lê Bang Cơ, Lê Nghi Dân Lê Thuần. Không biết 3 vị vua này không xưng động chủ hay là sử quan không/quên chép?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:59, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Vua Lê Ý đứng trên thế khách quan, không phải con cháu trực tiếp của cả Lê Oanh lẫn Lê Tuấn, nên đã truy tôn 2 người này làm Tương Dực đế, Uy Mục đế. Nghĩa là hợp pháp hoá ngôi vua của cả 2 người này dù họ giết nhau để đoạt ngôi. Vậy mà sao sau Lê Thánh Tông, từ Hiến Tông trở đi không có ông vua nào tặng đế hiệu cho Nghi Dân nhỉ? Vì họ đều là con, cháu, chắt trực tiếp của Thánh Tông?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:01, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Vậy thì chắc đơn thuần là các vua từ Hiến Tông trở đi "quên" Nghi Dân luôn rồi :)))Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:06, ngày 3 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

"Tháng 6 nhuận, ngày 16 [1474], giết Hà Nghiễm. Vua dụ bọn Thái bảo Kỳ quận công Lê Niệm rằng: "Hà Nghiễm chết, có ba điều bất hạnh: Phép chưa đáng đã bị giết oan, đó là nỗi bất hạnh của Hà Nghiễm. Vô tâm giết bừa, tự mang tiếng xấu, đó là điều bất hạnh của trẫm. Bấy giờ Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm, Thị lang Hà Nghiễm, Trần Tuân hay lấy người làm quan nơi xa chuyển bổ về chổ gần gũi, thuận tiện, lấy người ở nơi nước độc chuyển bổ về nơi đất tốt, nên mới sai Vũ Nhân Hòa đem bọn Hoàng Nhân Thiêm, Hà Nghiễm, Trần Tuân đến hỏi. Trẫm bị bệnh cảm rồi quên mất, bọn Nhân Thiêm chưa được hỏi đến mà Hà Nghiễm đã chết, thế là điều bất hạnh."

Anh có tài liệu nào cụ thể hơn về vụ này không? Chính xác Nghiễm chết do sinh bệnh rồi chết, hay các quan quân áp giải tự ý giết, hay Thánh Tông giết rồi dấu đi?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:32, ngày 5 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Lâu nay người ta nhìn "vị vua vĩ đại" này có vẻ "chung chung", cho nên ông vua này không thu hút nhiều người bằng những ông gây ý kiến đa chiều như Quang Trung, Nguyễn Ánh (1),... 2 ông này thu hút nhiều người cùng đóng góp tạo nên những bài viết rất dài trên WP là 1 ví dụ. Hoặc hình ảnh của Hán Cao Tổ, Hán Vũ Đế (2) mà anh nói cũng thế. Còn với Lê Thánh Tông trong vô thức ai cũng nghĩ là vị vua lớn, nhà văn hóa lớn, nói chung là tích cực toàn diện,... nên bài viết về người này 1 thời gian dài khá sơ khai, vì chỉ kể những điều tốt đẹp, sưu tầm lời ca ngợi thì sẽ không phong phú, đa chiều bằng các trường hợp (1), (2) trên. Không ngờ đọc sử về Lê Thánh Tông mới biết đây cũng là hình ảnh 1 ông vua chuyên chế phương Đông tài giỏi, siêng năng nhưng cũng tham vọng, tàn nhẫn, không khác Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Thanh Thế Tông,... Cho nên em cho rằng những ai quan tâm đến sử nên nghiên cứu kỹ hơn về bản kỷ Thánh Tông trong Toàn thư, không nên quá để ý những lời "có cánh" ở cuối bản kỷ, để có 1 tiểu sử đầy đủ hơn về nhân vật này.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:55, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia biểu quyết về khả năng khóa trang mới

  Xin chào Trungda! Trân trọng mời bạn tham gia cuộc thảo luận quan trọng về đề xuất "Thêm mức khóa mềm "duyệt sửa đổi" cho Wikipedia tiếng Việt" tại: Wikipedia:Thảo luận/Thêm mức khóa mềm "duyệt sửa đổi" cho Wikipedia tiếng Việt.

Mức khóa mới sẽ giúp các bảo quản viên Wikipedia khóa trang, nhưng không gây cản trở đến khả năng sửa đổi của người dùng trong suốt thời gian khóa.

Rất mong bạn dành thời gian đọc kỹ đề xuất và các trang tài liệu có liên quan đã dẫn ra trong đề xuất trước khi tiến hành cho ý kiến.


Thông điệp này được gửi bởi Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy qua công cụ Đặc biệt:Nhắn tin cho nhiều người. Nếu không muốn nhận những tin nhắn tương tự trong tương lai, bạn có thể thêm mã [[Thể loại:Trang từ chối nhận tin nhắn]] vào cuối trang thảo luận của mình.

Bình chọn BCB

Chào anh Trungda, đã lâu không thấy anh ghé thăm khu vực bình chọn BCB cho tuần mới. Nếu có thời gian, mời anh quay lại hỗ trợ, đóng góp của anh thật quý báu! Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:04, ngày 10 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Trần Nghệ Tông

Không ngờ em đọc Nam Ông mộng lục thấy Hồ Nguyên Trừng viết khá nhiều về ông này. Như chúng ta đã biết, Nghệ Tông là vị vua "có công" trong việc đẩy mạnh chuyển giao quyền lực từ nhà Trần sang nhà Hồ, nên ông Hồ Nguyên Trừng dành rất nhiều lời ca ngợi tô hồng Nghệ Tông tốt như ông Bụt. Cả những thủ đoạn, lời nói đạo đức giả của Nghệ Tông ra vẻ ăn năm "làm trái lẽ vua tôi" khi lật đổ vua (Trần/Dương Nhật Lễ) mà Nguyên Trừng cũng ghi lại 1 cách rất tin tưởng. Thật ra Nghệ Tông cũng khá giống Lê Tương Dực, lên ngôi tưởng chừng bằng việc "điếu phạt" chính nghĩa nhưng cuối cùng lại "đập phá triều đại" theo kiểu khác.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:26, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Có vài truyện viết về "Thánh Vương", "Nhân Vương" nhà Trần đấy chứ anh, nhưng đa phần là bình thơ. Nhưng cái đáng tiếc là cả Đại Việt Sử ký Toàn thư lẫn Nam Ông mộng lục đều không đi sâu vào tác động của chính sách các vua thời đó đến xã hội. Toàn thư và Nam Ông mộng lục đều chép khá nhiều mẫu chuyện về hành xử đạo đức của Trần Minh Tông/Minh Vương nhưng không thể tạo cho mình hiểu vì sao thời ông làm Thượng hoàng lại có nhiều năm đói kém, Ngô Bệ nổi dậy, thua Ai Lao, Chiêm Thành.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:34, ngày 16 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời
  1. Có thể vì 1) Nguyên Trừng quá biết ơn dòng Trần-làm-vua vì nhờ dòng này cha ông ta mới được nước nên ông ta không dám khen dòng Ích Tắc đối thủ của dòng Trần chính tông; 2) Ích Tắc là cha của Hữu Lượng, kẻ thù nhà Minh mà ông ta đang phục vụ.
  2. Sách của ông ta nhiều chỗ lại tăng cường thêm những câu chuyện truyền thuyết như xá lợi Trần Nhân Tông bay vào tay áo Trần Minh Tông, hay Trần Anh Tông mộng thấy nhà sư chữa bệnh. Giá như ghi rõ hơn về những việc thật, chính sách thật của các đời vua này thì tốt hơn. Nhưng Lê Tắc viết về Phụng Hiểu cũng vậy đó anh.
  3. Việc Nguyên Trừng với Nhật Lễ em chịu thua. Nhưng điều em chắc chắn WP để tên bài này là Dương Nhật Lễ không phải do ông ta đổi sang họ Dương mà do họ Trần không thừa nhận ông ta là vua. Thời gian ông ta làm vua, rõ ràng nhà Trần vẫn tồn tại, ông ta cho các con lớn của Minh Tông làm thái tể, tướng quốc đó thôi.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:47, ngày 23 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Vua thiếu nhi

Chào anh, mới đây em có thấy anh đổi thể loại Ấu quân thành Vua thiếu nhi với lời giải thích là "không Hán hóa". Đây là một sự cáo buộc đáng buồn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:12, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Lại Lê Thánh Tông

Đọc Hoàng triều quan chế (1471), mới thấy ý đồ của người chép ĐVSKTT khi thuật lại những lời nói đầy tính chất "Doanh Tần" của vị vua sùng Nho nhất thời Lê. Trong 1 trong 2 bài chiếu ban ra sau khi xử tử Trần Phong, Lê Thánh Tông cũng bộc lộ 1 nguyên nhân là "dám phê trẫm đặt quan hiệu của nhà Minh mà làm trái thông chế của quốc triều" cũng khá giống cách "Lý Tư" khuyên "Doanh Tần" chôn sống những nhà nho không chịu thay đổi, đòi theo quy chế nhà Chu. Chưa kể ở đầu lại có nhận xét so sánh Thánh Tông với Hán Vũ Đế nữa. Không biết ông vua sùng Nho này khi còn sống có biết rằng trong nhóm sĩ phu Nho học chữ nghĩa, kinh sử đầy bụng dưới trướng mình kia, sẽ có nhiều người ví mình như Tần Hoàng, Hán Vũ không nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:56, ngày 28 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đặt thuỵ hiệu cho ông này là Thánh Tông nghe cứ như là 1 điềm báo; vì quả thật từ năm 1497 đến năm 1789 triều Lê không còn ông vua nào xứng đáng với miếu hiệu này nữa. Chỉ có giá mà là Thánh Tông Vũ Hoàng đế thì đủ bộ hơn. Ngoài ra theo ý riêng của em thì có 1 số option khác cũng ok như Thế Tông Vũ Hoàng đế, Thế Tổ Vũ Hoàng đế, Thánh Tổ Vũ Hoàng Đế =))) Tầm vóc của vị vua này có thể làm nên 1 "tổ" thứ 2 của triều Lê giống như Minh Thành Tổ với triều Minh vậy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:49, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC) Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:49, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Hình như khi đặt miếu hiệu Thiệu Trị là Hiến Tổ, nhà Nguyễn muốn tạo ra 1 cặp Thánh-Hiến mới cho giống Hồng Đức, Cảnh Thống đời Lê. Nhất là sự nghiệp Thiệu Trị cũng khá giống Cảnh Thống nhà Lê.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:54, ngày 6 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Share your experience and feedback as a Wikimedian in this global survey

WMF Surveys, 18:19, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Hồ Quý Ly

  • Trong thời gian Thuận Tông và Thiếu Đế còn làm vua, thì những danh xưng Phụ chính Cai giáo Hoàng đếQuốc tổ Chương hoàng đã bộc lộ ý đồ của nhân vật này. Danh hiệu Phụ chính nhưng toàn để chữ "hoàng", "hoàng đế" ở vị trí cuối! Chứng tỏ lúc này thế Quý Ly mạnh lắm rồi và chỉ còn thăm dò những người chống đối còn lại thôi. Hình như ông ta còn lập Hán Thương làm thái tử khi Thiếu Đế còn tại vị nữa cơ
  • Mà sử cũng ko chép sau khi lên ngôi Quý Ly truy tặng Nguyễn Đa PhươngPhạm Cự Luận 1 tước công thần nào. Quý Ly có vẻ cực kỳ độc đoán, tệ với cấp dưới không thua hoặc hơn cả Lê Thánh Tông; những thân tín của Quý Ly như Nguyễn Đa Phương, Phạm Cự Luận và Phạm Khả Vĩnh đều bị ông ta trừ bỏ trước khi lên ngôi, đặc biệt Phạm Khả Vĩnh - kẻ đã sát hại Thuận Tông theo lệnh Quý Ly - không biết làm sao đã ghét Quý Ly đến mức kết bè đảng với Trần Khát Chân??!! Có thể Ngô Sĩ Liên nói đúng: không có Trần Nghệ Tông thì Quý Ly chết từ đời nào.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:37, ngày 10 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Xem loạt phim hoạt hình Khát vọng non sông chiếu trên VTV1 thấy nhà sản xuất rõ là không muốn đưa Hồ Quý Ly vào ngôi điện các anh hùng của nước Việt, mặc dù nhiều sử gia muốn đánh giá cao ông ta.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:08, ngày 15 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

  • Ông Tạo nghiên cứu có chọn lọc, biết thông tin nào nên tin, thông tin nào không nên tin từ sử cũ. Nhiều người khi muốn "tô hồng" cho Hồ Quý Ly thì "bác" hoàn toàn sử cũ là bias này nọ; nhưng thực chất các thành tựu của vua Hồ mà ta biết đến cũng từ quốc sử đó thôi.
  • Nói thêm về các cải cách, bài viết này trên trang Nghiên cứu lịch sử có phân tích cải cách tiền giấy gây ra nhiều phiền phức vì thời đại đó tiền giấy thiếu giá trị trao đổi và lưu trữ, dễ dẫn đến lạm phát. Ngoài ra việc hạn chế số gia nô có thể hạn chế sức mạnh của quý tộc nhà Trần nhưng có tạo "công ăn việc làm mới" tốt đẹp cho số gia nô này không? Điều này cho thấy tài chính trị của Hồ Quý Ly cũng không phải quá cao.
  • Tài quân sự Quý Ly thấp nhưng nếu có tướng tài dưới trướng Quý Ly vẫn có thể chiến thắng. Vụ 1377 ông ta chỉ huy quân tải lương, không trực tiếp tham chiến, quân tinh nhuệ đã bị bao vây, tiêu diệt, thì ông ta phải rút về, có thể thông cảm được. Năm 1382 có Đa Phương đánh tan quân Chiêm ở cửa Thần Đầu; năm 1402 mở đất về châu Thăng Hoa Tư Nghĩa.
  • Về dùng người không ông vua khai quốc nào tệ bằng; Lưu Bang, Chu Nguyên Chương,... hẹp hòi nhưng lên ngôi rồi mới giết, còn Quý Ly chưa thành đã giết cả 3 Đa Phương, Cự Luận, Khả Vĩnh rồi.
  • Từ những dữ liệu này em e rằng ông ta khó thể làm địa vị của Chu Công, Tô Hiến Thành,... (chưa muốn nói tới Lý Thường Kiệt) ở thời điểm Trung Quốc đang thịnh trị, quân sự lại có Trương Phụ hổ báo.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:58, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Nghe như Herostratos đấy nhỉ? =)))Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:16, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Không biết lịch sử có diễn ra khác đi nếu như nhóm Thái bảo Trần Hãng, Tướng quân Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh làm cái việc của Đinh Điền, Nguyễn Bặc công khai dấy quân trước đây? Về tài quân sự, rõ ràng Quý Ly không phải là Lê Hoàn và cũng không được lòng tướng sĩ như thế.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:00, ngày 26 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Sau trận Trần Khát Chân đại thắng Chiêm Thành (1390), năm 1391 Hồ Quý Ly không hiểu duyên cớ nào "đi tuần" đất Chiêm. Chắc là muốn "trục lợi" từ chiến thắng của Khát Chân để lấy lại uy tín sau thất bại bẽ bàng ở sông Lương 139. Vậy mà lại đại bại nữa! Sử không chép rõ tương quan lực lượng, không rõ lúc này thực lực quân sự của Chiêm Thành còn mạnh, hay lại là 1 bằng chứng nữa cho "độ lầy và bựa" của Quý Ly?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 10:53, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Reminder: Share your feedback in this Wikimedia survey

WMF Surveys, 01:18, ngày 13 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Your feedback matters: Final reminder to take the global Wikimedia survey

WMF Surveys, 00:27, ngày 20 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

BCB

Cuối tuần này và tuần sau (đến 9 tháng 5) tôi sẽ có việc bận và sẽ không lên mạng được (ở giữa biển khơi). Mong Trungda và các thành viên khác giúp cập nhật vào mục này. NHD (thảo luận) 01:03, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Trungda đã giúp sức hôm nay. Khu phố nhà mình bị sự cố cháy nổ ngoài cột mất pha điện từ chập tối. Mãi khuya muộn mới có điện trở lại. Ko kịp đọc bài BCB. Việt Hà (thảo luận) 16:59, ngày 29 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Lê Thánh Tông, Thanh Thế Tông

  • Em thấy 2 vị vua này cùng tuổi thọ với nhau mà kiểu chết có gì đó hao hao nhau. Gần trước lúc chết vẫn làm việc siêng năng, đùng 1 cái bệnh trở nặng rồi mất. Nhưng chuyện của Thanh Thế Tông gây nhiều nghi vấn và giả thuyết hơn, có lẽ vì Thanh thực lục không ghi lại, và cũng vì giữ bí mật việc chọn người kế ngôi. Lê Thánh Tông trước lúc chết còn kịp "ngồi tựa ghế ngọc, chỉ định hoàng thái tử nối ngôi". Nhưng may mắn chúng ta còn đọc được đoạn viết của Vũ Quỳnh và được nhóm Phạm Công Trứ chép lại; nếu không có đoạn này chắc đến nay người ta sẽ nghi vấn giả thiết đủ loại về cái chết của Lê Thánh Tông như người TQ đã làm với Thanh Thế Tông.
  • Hai ông này khá giống nhau về trí óc thông minh, kỹ năng tổ chức, quản lý, sự siêng năng, coi trọng tiểu tiết và cứng rắn với anh em, quan lại. Vua Thanh có khoan dung tôn giáo hơn. Vua Lê đánh trận hay hơn nhưng cũng 1 phần do kẻ thù Chiêm Thành "dễ xơi" hơn kẻ thù trên du mục của nhà Thanh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:53, ngày 17 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Mới nói vài câu về ông Hồ bạn đã nổi nóng lên. Xin lỗi đã xúc phạm thần tượng của bạn.:D Lumiraty (thảo luận) 03:15, ngày 20 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Khi nào có dịp dẫn tôi đi ăn thịt cầy nhéLumiraty (thảo luận) 03:20, ngày 20 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BB%95i_m%E1%BB%9Bi&type=revision&diff=40603789&oldid=40596685

Khi nào có luật đưa vào cũng được. Khả năng hoạch định chính sách yếu như vậy chẳng trách cứ nghèo mãi. Từ khi VN độc lập đến nay chưa bao giờ tự hoạch định chính sách không cần sự cố vấn và chịu áp lực từ bên ngoài. Đó là độc lập kiểu gì ?Hisonan (thảo luận) 13:06, ngày 9 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

BCB

Cuối tuần này tôi có việc không thể vào cập nhật Wikipedia được. Mong Trungda và các thành viên tích cực giúp cập nhật trang BCB. Cảm ơn. NHD (thảo luận) 17:19, ngày 3 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chuyện khó hiểu

"Sử ký“, “Tần Sở chi tế nguyệt biểu” xác minh ghi lại: “Tháng 9, năm 202 TCN, vua chém tướng quân Chung Ly Muội của Hạng Vũ“. Điều này chứng tỏ Chung Ly Muội bị Hán Cao Tổ bắt vào tháng 9 năm 202 TCN. Còn việc buộc tội Hàn Tín “mưu phản” được ghi chép vào năm 201 TCN. Vì vậy, khi Lưu Bang dùng kế đi săn ở Vân Mộng, Chung Ly Muội đã chết hơn một năm rồi, không tồn tại khả năng Hàn Tín vì bảo vệ mình mà ép buộc Chung Ly Muội tự sát."

Trích: https://www.dkn.tv/van-hoa/han-tin-hum-thieng-khi-da-sa-co-ky-8-cong-cao-lan-chu-oan-thau-troi-xanh.html

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:58, ngày 19 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đúng là Tư Mã Thiên cô đơn quá. Như Tư Mã Quang soạn Tư trị thông giám có hẳn 1 team 5 người (tính cả group leader Tư Mã Quang). Còn Tư Mã Thiên tự đi du hành, thu thập, biên soạn tài liệu.
Vậy theo anh chuyện Hàn Tín chưa Chung Ly Muội ở nhà là có thật không? Và liệu sự thật là Lưu Bang đã chém Chung Ly Muội hay đoạn văn đó chỉ có nghĩa là "Lưu Bang đánh bại Chung Ly Muội 1 trận lớn, chém được nhiều địch", hoặc giả có 1 Chung Ly Muội khác?

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:41, ngày 28 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tư Mã Thiên là quan thái sử, thêm nữa chuyện Hàn Tín không quá xa thời đại ông, vua Lưu Triệt và các thân vương có thể vẫn nhớ chuyện này thông qua lời kể của tổ tiên và ghi chép của sử quan đời trước. Vậy làm sao ông phải chèn thêm cả "truyện chế" vào tiểu sử Hàn Tín nhỉ? Về 3 hoàng 5 đế, thời Tam đại, Chiến quốc,... thì đúng là phải đi khắp nơi thu thập tư liệu, nhưng về chuyện đời Hán nghe người trong triều kể chưa đủ sao? Ngoài ra có 1 điều cần lưu ý đó là phần tiểu sử Trần Bình ghi khá rõ ràng về việc bàn mưu tính kế của Lưu Bang bắt Hàn Tín, nhưng không nói đến Chung Ly Muội 1 câu.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:38, ngày 29 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Trần Cảo

Hơi thắc mắc chuyện nhà Trần ngày xưa có hẳn 1 chức Nhập nội phán đại tông chính phủ đại tông chính chuyên coi việc tôn thất, hơn nữa đến thời điểm Trần Cảo khởi nghĩa nhà Trần, nhà Lê đều đã có gia phả rõ ràng. Sao dân tin ông Cảo nhiều thế?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:47, ngày 2 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

"Chiếu " của Tần Hiếu công

Chuyện này cũng lạ giống như chuyện Văn Miếu ở thập niên 1410 mới xuất hiện ở Trung Quốc, mà sử Việt ghi từ thời Lý Thánh Tông đã có Văn Miếu. Chắc Tần Hiếu công có viết 1 văn kiện cầu hiền thật nhưng đời sau mới thổi lên thành "chiếu" thôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:22, ngày 6 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

"Cầu hiền lệnh" [2].Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 09:05, ngày 6 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chuyện lập thái tử của Lê Thái Tông

Ngày xưa em từng nghĩ chuyện Lê Thái Tông lập thái tử quá sớm là vô lý nhưng bây giờ ngẫm nghĩ, có thể nó có động cơ. Trước và sau Lê Thái Tông có Trần Thánh Tông được lập thái tử ngay sau khi sinh, Lê Hiến Tông cũng 1 tuổi đã làm thái tử rồi. Chắc Thái Tông sợ nếu mình chết sớm, người nhà của Quận vương nhảy vô đòi ngôi chăng? Hoặc có ông công thần nào thấy Thái Tông có tướng chết sớm nên khuyên vua lập thái tử sớm để đề phòng tình huống này?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 10:22, ngày 18 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Có lạ gì đâu anh =))) Mấy tay đàn ông đó là người mà Thái Tông bị tiên đế "ép" phải làm việc chung, nên trong bụng Thái Tông chưa bao giờ quý mến thật sự, và sẵn sàng lạnh lùng ký án tử những người đó. Những người đàn bà kia là những người vua yêu, nên vua khó lòng không nghe. Hán Cao Đế cũng suýt lập Triệu vương Như Ý rồi còn gì, nếu không có mưu của Trương Lương.
Thánh Tông sống dai hơn Thái Tông nên mới bị vậy, mà nếu "thuyết âm mưu" đúng thì Thái Tông cũng bị đấy chứ. Nhưng em không tin lắm vì Bang Cơ đang là thái tử, đang thắng thế, lẽ nào "mẹ Bang Cơ" lại đi giết vua?
Lê Thái Tông khá giống Lê Long Đĩnh ngày xưa, Chu Hậu Chiếu ngày sau, tuổi trẻ đã tự cầm quân đánh trận, bắt Nghiễm, diệt Tông Lai, mà lại "phá sức" đến nỗi chết sớm. Trái lại nhà Lý, nhà Trịnh, nhà Nguyễn có 1 số vị bộc lộc khả năng cầm quân từ rất sớm nhưng biết giữ mạng lâu hơn. Không biết các vị Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh có bao giờ "chột dạ" khi thấy "Thái Tông Văn hoàng đế" của bản triều có 1 số đặc điểm giống các "hôn quân" ngày xưa không?

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:44, ngày 20 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quả thật, hành động của Nghi Dân vô tình đã tạo ra "chính nghĩa" cho Tư Thành. Chứ để Bang Cơ sống lâu thêm, không biết mọi sự sẽ thế nào?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:29, ngày 22 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cám ơn

Cám ơn anh Trungda đã nhiệt tình nâng đỡ, hỗ trợ các bài viết của em, đáp ứng các đề xuất của em và chia sẻ hiểu biết trong suốt mấy năm qua! Bây giờ cuộc sống của em đang có những thay đổi mới nên em xin được rời Wikipedia, và biện pháp cấm 5 tháng là biện pháp tốt nhất để cai nghiện. Thời gian tới em cũng sẽ tiếp tục đọc, nghiên cứu các sách lịch sử, nhưng với cuộc sống mới này thì phải cai bỏ tật cứ thấy WP là muốn sửa đổi là rất cần thiết. Chúc anh khỏe mạnh, vui vẻ và thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống gia đình!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:05, ngày 5 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

bàn về bài Liên hoành

Chào bạn ! mình có đọc bài Hợp tung do bạn viết, mình nghĩ bạn rất thông hiểu về lịch sử Trung Quốc thời Chiến Quốc, bao gồm am hiểu chính sách liên minh Hợp tung và Liên hoành, hai chính sách này giống như một bộ đi đôi với nhau vậy, người am hiểu Hợp tung sẽ am hiểu Liên hoành. Hiện tại mình không có điều cận tiếp cận nhiều nguồn sử liệu nên cũng chỉ viết tương đối giản đơn bài Liên hoành, đủ cung cấp thông tin tối thiểu. Mong bạn sẽ giúp sức xây dựng bài Liên hoành để cho mọi người cùng đọc cùng nghiên cứu. Thân !!! Đông Minh (thảo luận) 03:40, ngày 16 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Vậy thì thật vô lý, tài liệu hợp tung và liên hoành thường đi đôi với nhau, nếu bạn đã thấu đáo hợp tung thì không thể nói thiếu tài liệu và thiếu sự thấu đáo liên hoành. Như vậy, việc xây dựng bài hợp tung của bạn rõ ràng là rời rạc chắp vá rồi. Hôm trước mình có xem qua trang yêu cầu bài, thấy chữ Liên hoành màu đỏ chét biết ngay chưa ai viết, mình thấy có bài hợp tung nên tra người đầu tiên đã tạo trang đó là bạn định yêu cầu bạn làm luôn cho đủ bộ nhưng nghĩ lại thấy cũng kỳ, làm phiền người khác nên mình viết luôn trang liên hoành. Nếu bạn thấy không hay thì cứ xóa và viết lại, đâu có vấn đề gì. Người viết hay hơn luôn là cái lợi cho tất cả mọi người mà. Với lại, mỗi một trang wiki luôn được hướng đến việc hoàn hảo từng ngày mà. Đông Minh (thảo luận) 15:19, ngày 16 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Một ly bia cho bạn!

  mình vừa xem trang Danh sách các trận đánh trong lịch sử Việt Nam. ...GOOD JOB !... Đông Minh (thảo luận) 11:58, ngày 20 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Tin_nh%E1%BA%AFn_cho_b%E1%BA%A3o_qu%E1%BA%A3n_vi%C3%AAn#Kh%C3%B3a_b%C3%A0i_qu%C3%A1_l%C3%A2u

Tại bạn chụp mũ tui nên tui mới nói thế này chứ thật ra tui rất hâm mộ hiểu biết lịch sử của bạn. :D Lumirity (thảo luận) 18:03, ngày 30 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

BCB

 

Cuối tuần này và tuần sau tôi có việc không thể truy cập mạng được kịp thời để cập nhật trang bạn có biết. Mong Trungda và các thành viên khác giúp cập nhật trang này. Cảm ơn. NHD (thảo luận) 22:26, ngày 6 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chào Trungda. Bạn hỗ trợ giúp mình BCB chút vì mình hôm nay cũng kẹt cứng. Đang làm bài vở công việc rồi phải gửi đi gấp để ngày mai lại đi xa từ 4g giờ sáng. Hic. Việt Hà (thảo luận) 14:41, ngày 11 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cốc cốc

Khuya rồi sao bạn không ngủ, vẫn phải làm suốt à, sáng mai rồi làm tiếp !  Đ Ô N G - M I N H  Talk 17:14, ngày 11 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Một chiếc bánh baklava cho bạn!

  Mời bạn ăn bánh xem như xin lỗi hồi bữa nóng nảy chửi bạn nhé. hihi ... Tunityl (thảo luận) 16:39, ngày 14 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Vấn đề nguồn uy tín

xin hỏi bảo quản viên kỳ cựu Trungda, thế nào được gọi là nguồn uy tín, khoan nói vấn đề thụy hiệu miếu hiệu của các vị vua nhà Mạc, sẽ phân tích kỹ sau, trước hết ở các bài liên quan đến nhà Mạc trước hết tôi có bổ sung thêm 2 nguồn:

  1. Vương thất hậu duệ dữ phản loạn giả (Việt Nam Mạc thị gia tộc dữ Trung Quốc quan hệ nghiên cứu) Tác giả: Ngưu Quân Khải. Thế Giới đồ thư xuất bản công ty, 11/2012 - Đông Nam Á nghiên cứu chúng thư ISBN 9787510054129
  2. Nhà Mạc với 3 thời kỳ lịch sử và 12 đời vua Văn hiến Việt Nam: Dân tộc - Hội nhập - Nhân văn GS.TSKH Phan Đăng Nhật | Thứ Sáu, 10/10/2014 07:25 GMT +7

2 nguồn trên đều có cơ sở pháp lý, trước hết là tác phẩm nghiên cứu về nhà Mạc ở Việt Nam do học giả Trung Quốc Ngưu Quân Khải biên soạn, ở đây ông này dựa vào các sách như Thanh thực lục và Thanh sử cảo. Sau đó, giáo sư Phan Đăng Nhật của Việt Nam căn cứ vào đó để mang ra hội thảo khoa học và đều công nhận sau Mạc Kính Vũ còn có 2 đời vua nữa là Mạc Kính HẻMạc Kính Quang, sử nhà Thanh không ghi ai là Mạc Kính Vũ mà chép năm 1661 phong cho Mạc Kính Diệu chức Quy Hóa tướng quân, cuối năm đó phong cho con trai Kính Diệu là Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ. Như vậy các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ Mạc Kính Vũ chính là Mạc Kính Diệu, trong thế phả họ Mạc ở các cuốn sách này đều ghi sau Mạc Kính Diệu đến Mạc Nguyên Thanh và Mạc Kính Quang. Trong bài nhà Mạc chỉ thấy sử dụng tư liệu của Việt Nam mà bỏ qua sử nhà Thanh, 2 nhân vật này nói về sự công nhận của nhà Thanh thì chẳng khác nào nhà Minh phong cho các vua Mạc thời bắc triều và các vua Lê trung hưng sau khi tái chiếm Thăng Long, vì cớ gì mà lại xóa đi hay sử nhà Thanh không đáng tin cậy, họ bịa ra 2 đời này chăng...??? Nếu có xóa thì chỉ xóa các miếu hiệu thụy hiệu ta tạm gọi là đang tranh cãi chưa rõ ràng, chớ sao lại xóa cả 2 nguồn tham khảo mới đưa vào và tên 2 vị vua lưu vong kia, họ bị đuổi khỏi Cao Bằng nhưng vẫn tập trung bè đảng ở khu vực Long Châu Trung Quốc để quấy rối vua Lê chúa Trịnh Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 10:21, ngày 4 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

kính gửi thành viên Trungda...trong lịch sử có nhiều trường hợp tự nhận là hậu duệ vua chúa nổi dậy chỉ 1 thời gian ngắn đã bị dẹp tan rồi cũng truy tôn cho tổ tiên để đề cao chính thống và tính hợp pháp của mình, như kiểu Hàn Lâm Nhi truy tôn miếu hiệu thụy hiệu cho Triệu Phu và Triệu Bính nhà Nam Tống, hoặc Chu Nhất Quý truy tôn cho 1 số vị vua Nam Minh chẳng hạn...ở Việt Nam có lẽ cũng kiểu như vậy thôi, vì nhiều cuộc phản loạn lẻ tẻ hơn nữa các sử gia trong triều đình họ cho là giặc cỏ họ cũng chẳng thèm để ý đến...nếu nói như bảo quản viên Trungda thì những thuỵ hiệu miếu hiệu trên có thể ghi vào nhưng ở 1 mục từ để tham khảo chứ không đưa được vào hộp thông tin nhân vật hoàng gia vì nó còn đang tranh cãi, vậy thì cũng được có sao đâu, mục đích chính là truyền tải thông tin và chua rõ những thụy hiệu miếu hiệu này từ trong các tài liệu này vì những tài liệu đó cũng in thành sách được kiểm duyệt rõ ràng có có mã số IN và nhà xuất bản cụ thể, hơn nữa nó cũng là công trình nghiên cứu, còn các ông Ngưu Quân Khải hay Phan Đăng Nhật lấy nó từ đâu thì cũng khó biết mà ở đây cũng không cần tìm hiểu vì nó không phải mục đích và tôn chỉ của wiki... tiện đây tôi cũng đề cập ở đây có thêm 1 khía cạnh nữa là bách khoa toàn thư mở cho nên nếu mà kiểm soát được triệt để cũng khó, vì không phải ai cũng am hiểu lịch sử và những quy định của wiki nhất là những thành viên mới, giả như họ đọc được ở sách đâu đó rồi họ xem các bài trên wiki họ thấy thiếu là họ cứ tự nhiên đưa vào, như vậy các bảo quản viên lại mất công rà soát để dọn dẹp, thế thì cũng mệt, cứ thỉnh thoảng lại gặp quả như thế lại phải xóa phải khóa phải cấm nghe chừng thông tin sẽ bị loạn, vì nhiều bài tôi thấy tiêu bản thiếu nguồn hàng năm mà chẳng thấy ai bổ sung mà cũng chẳng thấy xóa gì cả...như vậy chẳng rõ wiki này sẽ đi đến đâu Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 08:54, ngày 8 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
vâng, trân trọng cảm ơn bảo quản viên Trungda đã tạm thời chấp nhận 2 nguồn dẫn trên, trước mắt khi hết thời hạn khóa bài tôi sẽ đưa vào những mục như qua đời gay danh hiệu chẳng hạn các miếu hiệu thụy hiệu của các vị vua nhà Mạc từ Mạc Mậu Hợp, Mạc Toàn đến Mạc Kính Chỉ và ghi rõ ràng là lấy từ các sách này...còn cơ bản là các vị vua từ Mạc Kính Cung về sau không hiểu sao giáo sư Phan Đăng Nhật lại chẳng ghi chép thuỵ hiệu miếu hiệu, tuy nhiên ở các bài viết trên mạng của tiếng Trung Quốc như: Bách Độ Bách Khoa hay Hoa Nhân Bách Khoa ...v..v.. họ lại ghi cả những thụy hiệu miếu hiệu của những vi vua này, trong đó có bài lấy nguồn dẫn từ sách Việt Nam thông sử...vậy tạm thời cứ treo biển của mấy vị vua đó, khi nào tìm ra nguồn dẫn cụ thể rõ ràng sẽ gỡ biển sau Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 08:48, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Dưới đây là 1 số trang mạng của Trung Quốc có đăng tải miếu hiệu và thụy hiệu của các vị vua nhà Mạc hậu kỳ:
  • Cao Bình Mạc Thị của Bách Độ Bách Khoa. Có điều tư liệu tham khảo của họ lại dẫn ở sách này 陈仲金.《越南史略》(或译作《越南通史》,戴可来译).北京:商务印书馆,1992年 trong khi đó xem trong Việt Nam sử lược phiên bản của Việt Nam ta thì phần Cao Bằng chỉ thấy nhắc sơ sài vài dòng.
  • Mạc triều của Hoa Nhân Bách Khoa thì không thấy ghi nguồn dẫn nào cả.
  • Mạc triều của KNOWPIA thì ghi rõ cả phần Quốc Ngữ âm Tiếng Việt, lấy nguồn dẫn ở Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, nhưng trong sách đó ở Việt Nam ta không thấy nói đến miếu hiệu thụy hiệu của các vua Mạc thời hậu kỳ.

có lẽ các miếu hiệu thuỵ hiệu này lấy trong sách của Ngưu Quân Khải thì đúng hơn, những vấn đề này cần phải tra cứu rõ để xác minh nguồn gốc, tạm thời cứ như vậy cái đã Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 07:09, ngày 11 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Danh sách nhân vật Xuân thu Chiến quốc

Em chào anh, em hiện tại đang thử làm một bài danh sách nhân vật XTCQ mô phỏng theo bài Danh sách nhân vật thời Tam Quốc. Mong anh xem thử hộ em bản nháp và cho em chút ý kiến với ạ.

Thành viên:Vuhoangsonhn/Danh sách nhân vật thời Đông Chu

--Hiếu 11:46, ngày 22 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Em cảm ơn ạ. Chúc mừng năm mới.--Hiếu 17:46, ngày 31 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Liên hoành

Vậy là sau 8 năm cuối cùng anh @Trungda: đã tìm được sách để nghiên cứu và phá được Liên hoành để thống nhất Trung Quốc rồi. Cảm ơn vì đã sửa bài ! Đông Minh ♥ 12:41, ngày 6 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

anh @Trungda: hãy xem lại đoạn này "Kế sách của nước Tần cao hơn so với 6 nước Sơn Đông và việc thực thi cũng thành công hơn" . Sao mà 6 nước tập trung ở Sơn Đông được, 6 nước vắt qua một đoạn dài Hoàng Hà chứ sao dồn một chỗ được. Địa phận nước Sở thì rộng bạt ngàn. Đông Minh ♥ 02:19, ngày 7 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lê Túc Tông

Thật khó hiểu vì sao triều đình thời đó tặng cho ông này miếu hiệu hay như vậy. Vua Lê Thuần có tố chất tốt nhưng là "một tiềm năng trẻ chưa được phát huy thì đã vụt tắt" vậy chưa thể gọi là vị vua lớn, vị vua anh minh, vị vua thành công được! Người ta cũng có thể đặt giả thuyết nếu Lê Oanh yểu mạng, chết ở tuổi 16-17 như Lê Thuần thì chưa chắc đã bị gọi là vua lợn. Nhưng bên TQ, Túc Tông là 1 miếu hiệu rất lớn, Hán Túc Tông là vị vua có thành tích nổi bật, Đường Túc Tông cũng là vua trung hưng. Còn nếu Lê Tuấn truy tôn Lê Thuần là Túc Tông cũng khó hiểu, vì việc giết Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật và Nguyễn Thái hậu cho thấy Lê Tuấn ghét Túc Tông!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:22, ngày 19 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Sở dĩ em nghi Lê Tuấn ghét Túc Tông là vì đoạn văn này trích từ bản kỷ Uy Mục Đế:

"Trước đây, khi Hiến Tông nằm giường bệnh... mẹ thứ là Kính phi không có con trai, nuôi làm con mình, có ý lập làm vua, sợ các đại thần không theo, đem vàng đút lót, nhưng Văn Lễ không nhận.
Đến khi Hiến Tông ốm nặng, Văn Lễ và Quang Bật nhận di chiếu phụ tá hoàng thái tử nối ngôi. Bấy giờ, các thân vương tranh nhau đòi lập, Văn Lễ sợ xảy tai biến trong lúc bối rối, mới vào tẩm điện lấy ấn báu truyền quốc đem về nhà, rồi cùng các đại thần văn võ lập Túc Tông lên ngôi hoàng đế. Vua [Uy Mục] căm giận lắm."

Đoạn văn này gợi ý Lê Tuấn đã muốn tranh ngôi với Túc Tông ngay từ khi Hiến Tông sắp chết!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 20:46, ngày 20 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lý giải của anh rất thú vị! Em cám ơn anh! À, hình như chữ Túc này chính là chữ Túc trong "nghiêm túc" thì phải?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 17:38, ngày 27 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Vì sao cùng 1 chữ Chiêu mà Hán Chiêu Đế và Hán Chiêu Liệt Đế lại là minh quân còn Đường Chiêu Tông, Lê Chiêu Tông lại là vua thất bại nhỉ? Ngoài ra, em nghĩ việc Lê Chiêu Tông giết Trần Chân có thể vì nhà vua đã ám ảnh với cái chết của Tương Dực nên nhân thời ra tay trước để trừ khử 1 Trịnh Duy Sản thứ 2, chứ chưa hẳn chỉ vì ông Chân họ Trần đâu.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:34, ngày 30 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Theo em thấy thì Quang Thiệu này cũng dữ dằn chả kém gì Lê Thái Tông đâu. Thái Tông lên ngôi khi còn nhỏ nhưng việc Thái Tông giết Lê Sát, Lê Ngân không khó lắm vì Thái Tông được nối ngôi đàng hoàng từ ông vua cha oai hùng của mình, ông vua cha tài trí và mạnh mẽ mà suốt đời các đại thần phải kiêng dè. Vả lại, bản thân Lê Sát đã tự hại chính mình khi ông dùng hình luật hà khắc và trù dập các công thần khác. Cho nên Lê Thái Tông nắm vững quyền lực của ngôi Hoàng đế. Còn Quang Thiệu được quyền thần lập lên sau khi chính họ đã giết chú mình, nên dĩ nhiên Quang Thiệu phải mang tâm lý bất an, lo lắng hơn rất nhiều. Dù vậy Quang Thiệu cũng như Thái Tông đã tận dụng quyền lực của mình để giết Trịnh Duy Đại, Trần Chân, Lê Quảng Độ, tuỳ tướng của Trịnh Tuy,... Quang Thiệu xui hơn Thái Tông vì thời Thái Tông, các công thần Lam Sơn có thể lộng quyền, nhưng đã qua sự giáo dục kỹ của Thái Tổ nên khó mà mang bụng phế lập, cướp ngôi. Còn thời Quang Thiệu thì rõ rồi! Em đoán rằng nếu Trịnh Duy Sản không chết dưới tay Trần Cảo, có thể Quang Thiệu sẽ làm với Duy Sản như Tần Tử Anh làm với Triệu Cao.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 10:59, ngày 3 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

BCB

 

Cuối tuần này tôi có việc bận nên nhờ Trungda và các thành viên tích cực khác giúp cập nhật mục này. Xin cảm ơn! NHD (thảo luận) 23:37, ngày 23 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Duy Sản, Chiêu Tông

  • Từ những gì em đọc và sau khi nghe anh nói, em thấy sự tương đồng khá mạnh giữa 2 vị vua Lê cách nhau xa đời nhưng có miếu, thuỵ giống nhau: Chiêu Tông và Chiêu Thống. 2 vị cha này xuất thân đều khổ sở, cha chết sớm, lên ngôi trong thời loạn, thời kỳ nhiều thế lực chính trị đánh nhau, và phải mượn thế lực này diệt thế lực khác chỉ để rồi bị quyền thần ức hiếp. Ví dụ tiêu biểu là việc "cụ Bằng trung công" trở thành Trịnh version 2.0. Hai vị vua đều có lòng khôi phục, tốt hơn nhiều vua cuối trào khác, nhưng kém tài quân sự hơn kẻ thù chính của mình. Nhưng Chiêu Thống bị coi là tội đồ vì đụng tới vấn đề dân tộc, mà cũng có thể vì Chiêu Thống đã đọc sử thấy Chiêu Tông mượn tay các thế lực trong nước vẫn không thể diệt Đăng Dung nên mới đi cầu viện "thiên triều".
  • Về Duy Sản thì em muốn so với Nguyễn Xí, Đinh Liệt vì 2 người cũng có "tội" giết vua nhưng sau lại là công thần phò tá. Em có tự đặt 1 câu hỏi để suy ngẫm: nếu Duy Sản sống đến khi Chiêu Tông trưởng thành với dáng dấp của 1 minh quân, liệu Duy Sản sẽ là Đinh Liệt, Nguyễn Xí hay là Triệu Cao, Vương Mãng?
  • Kể cả nếu Sản có cái tâm của họ Đinh, họ Nguyễn, Sản vẫn có thể lao chao đánh Trần Cảo vì sợ Chiêu Tông báo thù Tương Dực bằng cách quy tội Sản từng muốn lập Quang Trị, chắc anh còn nhớ có ông nào bị giết hồi Quang Thuận vì tội danh tương tự đó!
  • "Trịnh D Sản version 4.0" tiềm tàng không phải không có, đó chính là 3 cái người xúi Chiêu Tông giết Chân đấy. 1 trong 3 này là ngoại thích của Chiêu Tông, bản thân Sản cũng là ngoại thích của Tương Dực. Theo Lê Quý Đôn, Đăng Dung đã bịa lời giặc để khử 3 tay này!

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:56, ngày 8 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Hoàng đế nữ

Xin Trungda cho ý kiến về bài Con gái của Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế. Vị này xét ra là 1 nữ hoàng khác của Trung Quốc cùng với Võ Tắc Thiên, nhưng không có (biết) tên, cũng không có phong công chúa, được bà nội ẵm lên ngai vàng 1 ngày rồi lại phế, không biết kết cục. Trước kia Vuhoangsonhn đã đặt tên bài là Ngụy Thương Đế theo bên wiki tiếng Trung nhưng tôi thấy thông tin đó không có nguồn, với theo quan điểm của phong kiến Trung Quốc không công nhận nữ hoàng nên chắc họ cũng không truy thụy cho bà này đâu. Tôi đã đổi thành tên như hiện tại, nhưng vẫn thấy chưa ổn lắm. Theo anh thì bài này có đủ đnb để giữ lại trên wiki không, và nếu có thì nên lấy tên gì là thích hợp nhất. Cũng xin chúc Trungda năm mới khỏe mạnh và đạt nhiều thành công mới.--TT 1234 (thảo luận) 12:59, ngày 8 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Vì không (chưa) có nguồn nên tên Thương Đế sẽ không dùng được. Cảm ơn Trungda đã nhắc tôi về niên hiệu Vũ Thái. Thật ra đây là niên hiệu của Ngụy Hiếu Minh Đế. Theo Tư trị thông giám thì Hồ thái hậu cải nguyên để kỉ niệm hoàng tử chào đời (mà thực ra là con gái), rồi mấy ngày sau bà ta đã giết Hiếu Minh Đế rồi dựng hoàng nữ đó lên (không hiểu nổi Hồ thái hậu nghĩ thế nào, hay bà ta không phân biệt được con trai với con gái???). Đến sau thì bà ta đổi ngôi vua cho một cậu bé khác nhưng vẫn xài niên hiệu đó (vắt qua 3 đời vua). Nhưng xét Bắc Ngụy Hiếu Minh ĐếNguyên Chiêu đều đã có tên bài rồi nên có thể đưa Vũ Thái làm tên cho vị nữ hoàng này được đấy.--TT 1234 (thảo luận) 02:35, ngày 10 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lê Hiến Tông

  • Đọc bản kỷ về ông này, ở đoạn sắp chết, từ chỗ dự định năm sau xây cất nhiều hơn trở đi, em có cảm tưởng ông này sau vài năm yên ổn đã bắt đầu có dấu hiệu sa đọa. Rất có thể nếu ở ngôi lâu hơn sẽ bước đầu làm nhà Lê suy yếu. Anh nghĩ sao?
  • Một phần em có cảm hứng hỏi câu này là vì đọc bài thập niên 1510, em không ngờ trên WP đang có những "khám phá" động trời như Lê Túc Tông giết Lê Hiến Tông, Lê Chiêu Tông giết Lê Tương Dực,...

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:01, ngày 22 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thế còn kiểu chết của ông ấy thì sao anh?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:07, ngày 22 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Vừa giống Thái Tông, vừa giống Thánh Tông phải không anh? Dù tính cách có vẻ giống Nhân Tông hơn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:59, ngày 25 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh! Em nghĩ người này có hiểu biết lịch sử nhưng thấy Hiến Tông, Túc Tông chết sớm nên đặt giả thuyết Hiến Tông bị Túc Tông giết rồi Túc Tông bị Lê Tuấn giết á ! Nhưng giả thuyết cá nhân thì không nên đưa vào đây. Về phần em thì em có giả thuyết là Lê Túc Tông chết sớm là do... giống Minh Quang Tông!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:02, ngày 25 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nếu Cảnh Thống sống đến ngoài 50, mà Lê Thuần vẫn yếu ớt, thì Lê Thuần sẽ chết trước vua cha, nhưng như vậy thì e rằng Cảnh Thống cũng chỉ duy trì được cuộc thịnh trị đến khi mình chết thôi vì khó tìm được người có tư chất cho kế ngôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:43, ngày 27 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nhà Lê sơ thật vắn số

Xét sử Việt thời nhà Lê sơ (1428-1527) em thấy triều đại này quá vắn số. Ngó sang nhà Minh sau 67 năm thực sự thịnh trị từ Minh Thái Tổ tới Tuyên Tông (1368-1435), nhà Minh đã có dấu hiệu suy yếu từ Anh Tông, mà vẫn tồn tại thêm gần 200 năm, dân tình còn phải gánh thêm nhiều vua sa đoạ như Hiến Tông, Vũ Tông, Thế Tông, Thần Tông, Hy Tông, Quang Tông... mãi mới sụp đổ. Thậm chí những kiểu vua đốn đời như Minh Hiến Tông, Vũ Tông vẫn có hiền thần phò giúp, không thứ giặc trong ngoài nào xâm phạm được. Đang khi nhà Lê thành quả của các vua giỏi từ Thái Tổ tới Hiến Tông gầy dựng hơn 70 năm, thế mà vua quỷ, vua lợn chỉ cần 12 năm để phá sập hoàn toàn khiến Chiêu Tông, Cung Hoàng phải gánh đủ hậu quả? Tất phải có cái gì đó đã từ lâu âm thầm "gặm nhấm" nhà Lê từ bên trong và sự suy sụp từ Uy Mục tới Cung Hoàng chỉ là biểu lộ ra bên ngoài khi các điều kiện đã hội đủ. Anh nghĩ sao về vấn đề này? Em thấy rõ vua quỷ, vua lợn không phải nguyên nhân chính rồi đấy!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:39, ngày 3 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quả là các vua giỏi của nhà Lê sơ rất cứng rắn với công thần, nhưng Minh Thái Tổ, Minh Thành Tổ đều là những kẻ cai trị rất tàn độc và dã man. Thế mà nhà Minh tồn tại rất lâu, thậm chí thời các vua ăn chơi vẫn nhiều lúc có tác phong của 1 thời thịnh trị, nhất là thời Minh Hiến Tông, Minh Thế Tông, Minh Thần Tông. Có sự chặt chẽ nào đó trong cơ chế chính quyền Minh và sự lỏng lẻo tương đương nào đó của Lê, đã khiến cho nhà Minh trong các thời vua đổ đốn vẫn vững mạnh, dù cuối triều Minh có rất nhiều tướng giỏi nhưng không thấy ông nào có mưu đồ sứ quân, còn nhà Lê thì Trịnh Duy Sản, Trần Chân, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Mạc Đăng Dung ... toàn bụng dạ hiểm trở khó lường !Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 16:35, ngày 3 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Từ Lê Thánh Tông, thiết nghĩ cơ chế nhà Lê đã phải đầy đủ và vững chắc hơn cơ chế nhà Lý rất nhiều rồi, vậy mà đến Chiêu Tông lại có Nguyễn Kính, Nguyễn Áng, Hoàng Duy Nhạc nuôi cái tham vọng của Quách Bốc khi xưa.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:01, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nguyễn Kính, Nguyễn Áng cũng liên kết với Trịnh Tuy lập Lê Do, Lê Bảng làm vua đó, chỉ tiếc Trịnh Tuy không phải là đối thủ của Mạc Đăng Dung.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:54, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • Sự tiết tháo đó của Nguyễn Kính sẽ khiến Trần Chân phần nào thơm lây, vì hậu thế sẽ có cách nói Nguyễn Kính là người rất tốt chỉ tại vua Lê Y hôn ám nên Nguyễn Kính mới đánh phá như vậy.
  • Trịnh Tuy chắc cầm quân giỏi nhưng có vẻ không thích hợp địa vị sứ quân nghênh ngang 1 cõi.
  • Theo anh việc 3 người kia bị dâng lên bàn thờ Trần Chân có sự nhúng tay của Mạc Đăng Dung không? Đại Việt Sử ký Toàn thư không nói như Lê Quý Đôn cho là có.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:28, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lê Ý khởi binh chống Mạc Đăng Dung

Đây là một nhân vật rất độc đáo. Con của công chúa, nhưng lại xưng họ Lê, lại tên Lê Ý, nghe rất giống Lê Y, xưng niên hiệu Quang Thiệu, sau vài trận đánh còn được dâng hoàng bào. Theo anh nghĩ có phải ông này được lòng người để có được thắng lợi bước đầu như vậy là vì ông ta xưng là Lê Chiêu Tông còn sống không? Đây là kiểu chống phá triều đại mới xuất hiện khá nhiều trong sử Việt và phương Tây, như thế này. Vì nếu chỉ đơn thuần là dùng niên hiệu Quang Thiệu để tỏ lòng trung với nhà Lê thì không thể xài hoàng bào. Dù Lê Ý về lâu dài không có đủ năng lực và vận may nhưng có lẽ ông là người đầu tiên giáng cho Mạc Đăng Dung 1 thất bại nặng trên chiến trường, sau 10 năm cầm quân thắng dồn dập.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:11, ngày 7 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lê Thuần Tông

Lê Duy Mật đặt nghi vấn rằng Lê Thuần Tông bị Trịnh Giang đầu độc chết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:42, ngày 10 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Hồng Đức 1471

Khi bạn đã lỡ mang danh là nhà bảo trợ của Nho gia, muốn đưa ra cải cách mà gặp thử thách giống như Doanh Tần trước đây, nhưng không thể đốt sách chôn nho như Doanh Tần :)))Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:08, ngày 1 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

BCB

 

Cuối tuần này tôi có việc bận nên nhờ Trungda và các thành viên tích cực khác giúp cập nhật mục này. Xin cảm ơn! NHD (thảo luận) 05:20, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

BCB

Cảm ơn các đóng góp của Trungda trong mục Bạn có biết trong tuần mấy qua. Tôi có việc muốn nhờ Trungda: cuối tuần này tôi có việc bận cho nên không thể lên mạng cập nhật mục này được. Mong Trungda và các thành viên tích cực khác giúp làm việc này. Cảm ơn nhiều! NHD (thảo luận) 03:50, ngày 31 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cảm ơn các đóng góp của Trungda trong mục Bạn có biết trong tuần mấy qua. Cuối tuần này và tuần tới tôi sẽ có việc bận tiếp (đi châu Âu) cho nên không thể lên mạng cập nhật được - nhờ Trungda và các thành viên khác tiếp tục phối hợp cập nhật trang này. Cảm ơn nhiều! NHD (thảo luận) 06:50, ngày 4 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thư mời Biểu quyết

Thư mời tham gia biểu quyết cộng đồng

Chào bạn,

Bạn nhận được thư mời này với mục đích mời gọi bạn đến tham gia và đóng góp ý kiến trong cuộc biểu quyết về tình trạng dịch thuật máy móc (Chất lượng kém) và những vấn đề liên quan đến nó, một vấn đề nghiêm trọng đến chất lượng và uy tín của dự án Wikipedia tiếng Việt.

Nội dung biểu quyết đề cập đến các cuộc thi viết bài, bài dịch máy và khuôn khổ các cuộc thi nên nó sẽ là một biểu quyết quan trọng, góp phần định hình Wikipedia tiếng Việt trong giai đoạn hiện tại, tương lai gần của dự án.

Vì những lý do quan trọng trên, cộng đồng mong muốn lắng nghe quan điểm của bạn, mong bạn tham gia cho ý kiến và biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết/Các bài viết chất lượng kém và những vấn đề liên quan. Mọi ý kiến đóng góp của bạn sẽ hỗ trợ dự án chúng ta phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn.

  • Thời gian biểu quyết: Từ ngày 27 tháng 8 năm 2019 đến hết ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  • Điều kiện bỏ phiếu: 300 sửa đổi và tài khoản khởi tạo một tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu.

Trân trọng kính mời!

ThiênĐế98

-- ✠ Tân-Vương  15:36, ngày 26 tháng 8 năm 2019 (UTC)Trả lời

CLK bài PAF acetylhydrolase

Chào bạn Trungda. Mình là người viết bài này nên hơi ngạc nhiên bởi vì bài viết này đủ độ nổi bật: yếu tố kích hoạt tiểu cầu là một trong những khái niệm quan trọng trong Sinh lý máu, còn PAF acetylhydrolase là enz dị hóa yếu tố này. Trong Hóa sinh, enz này đc xếp vào nhóm Hydrolase: esterases (EC 3.1), và mình đang có ý định phủ xanh bản mẫu hydrolase. Nguồn tài liệu chủ yếu lấy từ bên en, vì tài liệu giáo trình ko đủ sâu để viết về vấn đề này. Phiền bạn gỡ bỏ biển CLK vì enz này chỉ có thông tin rất hạn chế trên trang https://meshb.nlm.nih.gov/record/ui?name=PAF%20acetylhydrolase, link mình đã để ở lk ngoài. Cảm ơn và mong hồi đáp Le-cerveau-gelé (thảo luận) 16:22, ngày 8 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thư mời Biểu quyết II

Thư mời tham gia biểu quyết cộng đồng

Chào bạn,

Bạn nhận được thư mời này với mục đích mời bạn đến tham gia và đóng góp ý kiến trong cuộc biểu quyết về các vấn đề bổ sung thêm các quy định trong bầu chọn các bài viết chất lượng trên Wikipedia tiếng Việt. Việc có một số tiền lệ và luận điểm chưa được cụ thể hóa vào quy định làm các thành viên mới gặp nhiều khó khăn, do các biểu quyết bầu chọn yêu cầu mức đồng thuận 100%.

Vì nội dung biểu quyết sẽ được đưa vào quy định bầu chọn các bài viết/ danh sách chất lượng trên Wikipedia tiếng Việt, tôi mong muốn lắng nghe quan điểm của bạn, mong bạn tham gia cho ý kiến và biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết/Luận điểm lá phiếu trong Biểu quyết chọn các BVT, BVCL,... và những vấn đề liên quan. Tham gia biểu quyết nghĩa là bạn đã góp phần để lại một "Tài liệu" chi tiết cho các thành viên mới, giúp ích cho thế hệ thành viên tương lai của dự án.

  • Thời gian biểu quyết: Từ 22h00 ngày 12 tháng 9 năm 2019 đến 21h59 ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  • Điều kiện bỏ phiếu: 300 sửa đổi và tài khoản khởi tạo một tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu.

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc thư này,

Trân trọng kính mời!

ThiênĐế98

-- ✠ Tân-Vương  14:08, ngày 12 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam

Bài này một mình tôi múa gậy vườn hoang cũng chán. Nhờ bạn viết tiếp. :DDripron (thảo luận) 17:26, ngày 27 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Ngôi sao yêu nước

  Ngôi sao yêu nước
Chào bạn, gửi tặng bạn một ngôi sao, hình ảnh về lá cờ của Việt Nam.

Trân trọng. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:28, ngày 15 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xin mời bạn tham gia các biểu quyết, thảo luận tháng 10 năm 2019.

Thư mời tham gia biểu quyết, thảo luận cộng đồng

Xin chào bạn Trungda,

Bạn nhận được thư mời này với mục đích tham gia và đóng góp ý kiến trong các cuộc biểu quyết và thảo luận sau đây:

  • Biểu quyết chọn thành viên bảo trì dự án:
  • Biểu quyết và thảo luận về các vấn đề khác của Wikipedia tiếng Việt:

Vì những lý do và những biểu quyết trên có sự ảnh hưởng đến dự án trong thời gian sắp đến, tôi gửi thư mời đến bạn là để lắng nghe quan điểm và ý kiến của bạn, mong bạn tham gia cho ý khiến tại các cuộc biểu quyết và thảo luận trên. Mọi ý kiến, đóng góp của bạn sẽ làm tăng phần phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt.

  • Điều kiện bỏ phiếu:
  • 300 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu và tài khoản khởi tạo - sửa đổi ba tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu (các biểu quyết chọn thành viên bảo trì).
  • 300 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu và tài khoản khởi tạo một tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu (Về Cúp Wiki).
  • Điều kiện thảo luận: Tất cả các thành viên tự động xác nhận và vô danh quan tâm.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc thư này. Xin trân trọng kính mời!

ThiênĐế98

-- ✠ Tân-Vương  13:00, ngày 16 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thư mời Thảo luận

Thư mời tham gia Thảo luận cộng đồng

Xin chào bạn Trungda,

Bạn nhận được thư mời này với mục đích tham gia và đóng góp ý kiến trong các thảo luận sau đây:

Vì những lý do và những biểu quyết trên có sự ảnh hưởng đến dự án trong thời gian sắp đến và tạo tiền lệ giải quyết các vấn đề về rối gian lận biểu quyết, tôi gửi thư mời đến bạn là để lắng nghe quan điểm và ý kiến của bạn, mong bạn tham gia cho ý khiến tại các thảo luận trên. Mọi ý kiến, đóng góp của bạn sẽ làm tăng phần phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt.

  • Lưu ý: Tất cả các thành viên đã đăng ký hoặc vô danh đều được quyền tham gia thảo luận tại dự án Wikipedia tiếng Việt.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc thư này. Xin trân trọng kính mời!

ThiênĐế98

-- ✠ Tân-Vương  15:16, ngày 23 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia các biểu quyết tháng 11/2019

Thư mời tham gia Biểu quyết

Xin chào bạn Trungda, hiện tại dự án Wikipedia tiếng Việt đang có các biểu quyết sau, rất mong nhận được sự quan tâm và tham dự của bạn:

  • Điều kiện bỏ phiếu:
  • 300 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu và tài khoản khởi tạo một tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu (Về biểu quyết Quy chế Biểu quyết).
  • 300 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu và tài khoản khởi tạo - sửa đổi ba tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu (Các biểu quyết chọn thành viên bảo trì).

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc thư này. Rất mong bạn quan tâm và tham gia các biểu quyết đang được xin ý kiến đã được đề cập trong nội dung thư.

-- ✠ Tân-Vương  14:12, ngày 1 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thảo luận về Xóa bài Dịch máy

Thư mời tham gia Thảo luận

Xin chào bạn Trungda, bạn nhận được thư này, vì bạn đăng ký làm thành viên hoặc có tham gia đánh giá bài viết tại Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật. Mời bạn tham gia thảo luận tìm đồng thuận tại Wikipedia:Thảo luận#Xóa các bản dịch kém nhanh với tư cách là một bài chất lượng kém.. Cuộc thảo luận sẽ kéo dài từ ngày 19:50 (UTC +7) ngày 12 tháng 11 đến 19:50 (UTC +7) ngày 19 tháng 11 năm 2019.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc thư này. Rất mong bạn quan tâm và tham gia thảo luận đang được xin ý kiến.

-- ✠ Tân-Vương  13:00, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mời tham gia Biểu quyết

Thư mời tham gia Biểu quyết

Xin chào bạn Trungda, hiện tại dự án Wikipedia tiếng Việt đang có biểu quyết rất quan trọng sau, rất mong nhận được sự quan tâm và tham dự của bạn:

  • Biểu quyết về quy chế biểu quyết của Wikipedia tiếng Việt: Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt, thời hạn biểu quyết từ 22 giờ ngày 1 tháng 11 đến 21 giờ 59 phút ngày 1 tháng 12 năm 2019 (theo giờ Việt Nam, UTC+7; tức từ 15h00 ngày 1/11 đến 14h59 ngày 1/12 (UTC). Nội dung biểu quyết là thống nhất và cấu trúc một cách có hệ thống các dạng biểu quyết, cùng trình bày thêm một số thay đổi quan trọng liên quan đến biểu quyết để tránh hiện tượng rối biểu quyết và thay đổi nhằm thích ứng với thời đại hiện nay của dự án Wikipedia tiếng Việt.
  • Điều kiện bỏ phiếu:
  • 300 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu và tài khoản khởi tạo một tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc thư này. Rất mong bạn dành thời gian tham gia, thảo luận biểu quyết trên.

-- ✠ Tân-Vương  14:04, ngày 16 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mong chờ bạn tham gia biểu quyết về chống phá hoại Wikipedia tiếng Việt

Thư mời tham gia Biểu quyết

Xin chào bạn Trungda, hiện tại dự án Wikipedia tiếng Việt đang có biểu quyết rất quan trọng, là Biểu quyết về Tìm phương cách cấm rối mới của Wikipedia tiếng Việt: Wikipedia:Biểu quyết/Chống rối trong "thời đại mới". Nội dung biểu quyết là thống nhất phương cách mới để cấm các con rối phá hoại mang tính hệ thống, gây rất nhiều hệ lụy xấu cho bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Việt. Thời hạn chót để tham gia biểu quyết: 20 giờ 59 phút ngày 3 tháng 12 năm 2019.

  • Điều kiện bỏ phiếu:
  • 300 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu và tài khoản khởi tạo một tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc thư này. Rất mong bạn dành thời gian tham gia biểu quyết trên.

-- ✠ Tân-Vương  13:54, ngày 30 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mời tham gia biểu quyết chọn kiểm định viên

Xin chào bạn, mời bạn dành thời gian xem qua và cho ý kiến tại Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98. Cảm ơn bạn, thân ái!
(Đây là tin nhắn chung được tự động gửi vào lúc 10:02, ngày 13 tháng 4 năm 2020 (UTC) qua công cụ Đặc biệt:Nhắn tin cho nhiều người hướng đến các thành viên có tên trong Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy/Danh sách thư. Nếu bạn không muốn nhận những tin nhắn tự động như vậy trong tương lai, xin hãy tự do bỏ tên mình khỏi trang danh sách trên.}

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Xin mời bạn tham gia các biểu quyết quan trọng của dự án.

Chào bạn, mời bạn đến tham dự các biểu quyết quan trọng của dự án Wikipedia tiếng Việt đang được tiến hành:

Trân trọng,

ThiênĐế98

Red

Chào bạn, hôm nay tôi đã có ý kiến tại Thảo luận:Thành Long. Tôi thấy khá rối mắt khi nhìn thấy chữ của bạn có màu đỏ rực. Chả biết đoạn mã thế nào mà red lan ra cả phần thảo luận của tôi. Chắc màu đỏ là màu ưa thích của bạn. Mong bạn sửa giùm phần mã, tôi là thành viên mới nên chưa có kinh nghiệm. Thân! --Russian Federal Subjects (thảo luận) 10:09, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:22, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xóa bài

Xin cảm ơn bạn đã xóa bài của tôi và đưa ra lý do rất chính đáng nhưng tôi nghĩ liệu bạn có thể khôi phục chúng được không nhỉ, thực ra tôi đang dịch dở thể loại Trang định hướng nhân danh và công thức phân tử bên enwiki nên khi nào dịch được kha khá mới trở lại viết và bổ sung những bài còn thiếu. Tôi rất xin lỗi vì sự việc này nhưng tôi sẽ khắc phục nó. Xin cảm ơn bạn  Mạnh An 💌Nói chuyện💌 08:31, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời đánh giá

  Mời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết chọn lọc của bài “Chung kết Cúp FA 1927” tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết chọn lọc khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết chọn lọc" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

 ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿  ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 02:25, ngày 7 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời tham gia biểu quyết chọn bảo quản viên

Chào bạn, mời bạn dành chút thời gian xem xét ứng viên cho vai trò bảo quản viên mới tại Wikipedia tiếng Việt tại: Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Thienhau2003. MediaWiki message delivery (thảo luận) 12:10, ngày 18 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời


Thông điệp này được gửi qua công cụ Đặc biệt:Nhắn tin cho nhiều người. Nếu không muốn nhận những tin nhắn tương tự trong tương lai, bạn có thể thêm mã [[Thể loại:Trang từ chối nhận tin nhắn]] vào cuối trang thảo luận của mình.

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Nhờ

Chào bạn, bài viết Ghostrunner đã được cải thiện, nhưng có lẽ người cải thiện bài quên chưa xóa biển clk, mong bạn xem xét và khôi phục lại bài. Cảm ơn bạn, chúc bạn có một ngày vui. Keo010122Talk to me 02:40, ngày 18 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hình bản đồ

Chào Trungda, anh có thể kiếm giùm 1 chỗ để hình này được sử dụng trong bài hay không? ~ Violet (talk) ~ 05:42, ngày 22 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:05, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:43, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia một số biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt

 
Mốc 1.25 triệu bài của Wikipdia tiếng Việt

Năm 2020, nhân dịp mọi người có thời gian rảnh rỗi hơn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, xin phép mời bạn tham gia một số biểu quyết. Dẫu biết rằng có thể bạn không thích tham gia biểu quyết, tuy nhiên hiện nay dự án chúng ta có nhiều biến chuyển, tôi hi vọng lắng nghe được ý kiến của bạn để giúp dự án ngày càng phát triển hơn. Một số biểu quyết bạn có thể tham gia:

  1. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Buiquangtu
  2. Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết
  3. Wikipedia:Biểu quyết/Phương án đối với quản trị viên có hai ba sửa đổi mỗi năm
  4. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Nothing I Can't

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 00:54, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xin vui lòng kiểm tra email của bạn

Xin chào Trungda: Xin vui lòng kiểm tra email của bạn! Chủ đề: "The Community Insights survey is coming!" Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng gửi email tới surveys@wikimedia.org.

(English: Please check your email and spam! Subject is "The Community Insights survey is coming!" If you have questions, email surveys@wikimedia.org.)

Sorry for the inconvenience, you can read my explanation here.

MediaWiki message delivery (thảo luận) 18:30, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn#%E1%BB%A6y_ban_review_%C4%91%C3%B3ng_g%C3%B3p

Mời bạn cho ý kiếnSangkienwiki (thảo luận) 13:25, ngày 3 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết tháng 10/2020

 
Mốc 1.25 triệu bài của Wikipdia tiếng Việt

Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 10/2020:

  1. Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
  3. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
  4. Wikipedia:Biểu quyết (đang diễn ra)

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 20:43, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn đến tham gia biểu quyết cộng đồng!

Xin chào Trungda!, hiện nay cộng đồng chúng ta đang có một biểu quyết về việc gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (bài viết tốt, bài viết chọn lọc, danh sách chọn lọc). Đối tượng mà biểu quyết hướng tới là nhóm người bỏ phiếu và người đề cử. Dự luật đề xuất rằng người đề cử/viết chính có quyền (tự động) gia hạn thêm một khoảng thời gian nhất định trong trường hợp phiếu chống được bỏ quá muộn. Biểu quyết có sáu nội dung đề xuất khác nhau. Hy vọng rằng Trungda tranh thủ chút thời gian ít ỏi của mình để ghé qua và cho ý kiến tại đây. Quan điểm của bạn rất quan trọng trong việc góp phần phát triển bách khoa toàn thư chúng ta. Trân trọng kính mời!

-- ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:01, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời đánh giá bài viết

  Mời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết chọn lọc của bài “Chiến tranh Kim–Tống” tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết chọn lọc khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết chọn lọc" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

  Mời anh cho nhận xét hoặc nếu có thể là một lá phiếu cho bài viết này. Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 08:56, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Gửi anh, đang có chút tranh cãi

Chẳng là thế này, vài năm trước cộng đồng chúng ta đã thống nhất cách đặt tên các hoàng hậu từ đời Minh trở về trước bằng cách : Họ + tên hoặc Họ + ngôi vị (khi ko biết tên thật). Em đồng thuận theo cách đặt của anh, ví dụ đây

Nhưng bây giờ nhiều tv mới tham gia sau chúng ta đòi phải dụng thụy hiệu đặt lại tên bài, họ lôi ra thảo luận tại đây. Em ko quen bút chiến hay tranh cãi, mong anh là bvq cho tiếng nói công bằng. hoàng hậu phương đông 13:41, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết/Đề xuất sửa "Bản mẫu:Chất lượng dịch"

Từ năm 2018 tới 2020, tệ nạn "dịch máy chất lượng kém" đã trở nên nghiêm trọng nhất trong lịch sử Wikipedia tiếng Việt (tính từ năm 2003) gây ra bởi các thành viên tham "tiền thưởng" từ nhiều cuộc thi khác nhau trong suốt 2 năm (cuộc thi lớn nhất có giải nhất là 46 triệu), trong một dự án vốn dĩ được xây dựng suốt 17 năm từ sự "tự nguyện" (một phần do sự dễ dãi và thờ ơ của cộng đồng). Hậu quả nghiêm trọng cỡ nào thì bạn có thể vô trang biểu quyết để xem rõ hơn. Trong khi lượng rác được "tích trữ" qua năm tháng càng ngày càng nhiều nhưng người dọn rác (dịch máy clk) thì không có ai! Tôi thiết tha cầu khẩn cộng đồng cần phải tìm ra phương án gì đó để bảo vệ dự án Wikipedia thân thương của chúng ta và gìn giữ công sức suốt 17 năm trời của bao nhiêu người làm việc "tự nguyện" trước khi quá muộn. Nếu đề xuất này được thông qua, tôi sẽ là người duy nhất (do không có ai khác xung phong làm) xung phong dọn sạch rác để tiến hành đồng nhất bản mẫu; bản mẫu mới sẽ có nhiệm vụ trong việc hạn chế tối đa lượng rác thải ra nhằm đảm bảo một Wikipedia sạch rác như xưa. Tôi sẵn sàng xắn tay lên làm, nhưng tôi cần cộng đồng "lên tiếng" đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:27, ngày 12 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời

Mời anh ghé qua Wikipedia: Bình duyệt đánh giá bài viết em vừa đề cử khai trương. Vĩnh Lạc Đế Nội các 00:00, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tàn Kiếm đã nhanh tay mời mất tiêu rồi nhưng tôi vẫn muốn tự tay đích thân mời Trungda bình duyệt bài viết này. :)

—  Băng Tỏa  00:14, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Xin chào Trungda, cảm ơn những lời góp ý của anh. Em đã truyền lại cho tác giả bài viết. Có lẽ cũng đã đến lúc một số bài cơ bản về lịch sử của Wikipedia tiếng Việt cần được nâng cấp. Cụ thể là em cùng một số bạn khác đang chủ trương mang bài chất lượng cao bên tiếng Anh về dự án chúng ta, trong đó có
Dự kiến là sẽ dịch và nâng cấp từ từ trong năm 2021. Em không rành về lịch sử nên chỉ biết phụ rà lại bài và… cổ vũ về mặt tinh thần. :) Nếu anh có thời gian thì đến lúc đó mong anh có thể ghé vào đọc và góp ý ạ. —  Băng Tỏa  16:01, ngày 22 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Băng Tỏa Kêu gọi được thì rất tốt. Người dịch mà tâm huyết thì họ sẽ đóng luôn vai trò bảo quản thường trực cho bài luôn, không sợ bị rối phá hoại nữa. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:08, ngày 22 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết tháng 1 năm 2021

Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 1 năm 2021:

  1. Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation 2
  2. Wikipedia:Biểu quyết/Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 09:32, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

Mời bạn tham gia BQ BTN Tuanminh vì tội dịch máy clk số lượng lớn + dung lượng lớn, bao che và cổ xúy cho dịch máy clk, và lạm quyền. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:09, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thiết kế logo Tết

 
Mời bạn thiết kế logo Tết cho Wikipedia!
Thân mời bạn tham gia thiết kế logo Tết cho Wikipedia tiếng Việt của chúng ta. Hãy vào đề mục này tại trang thảo luận của cộng đồng để đọc hướng dẫn cũng như đề cử (các) sản phẩm của bạn. Một tuần nữa sẽ diễn ra bầu chọn để chọn ra logo chính thức được treo lên trang chính, lúc đó xin mời bạn vào chung vui và đóng góp ý kiến.
Cảm ơn và xin chúc bạn một ngày mới tốt lành! —  Băng Tỏa  14:51, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia bình chọn giao diện Trang Chính mới

04:47, ngày 1 tháng 3 năm 2021 (UTC)

Thư này do MediaWiki message delivery gửi thay mặt cho Trần Nguyễn Minh Huy. Nếu bạn không muốn nhận các thư như vậy trong tương lai, xin hãy thêm Thể loại:Trang từ chối nhận tin nhắn vào trang thảo luận thành viên của mình.

Mời tham gia một số thảo luận cộng đồng quan trọng

Chào bạn! Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt hiện đang cần sự góp ý của bạn trong một số vấn đề quan trọng đang được thảo luận tại phòng thảo luận chung, đặc biệt là những thảo luận sau đây:

Đồng thời, cộng đồng cũng đang mở biểu quyết về đối tượng thành viên đủ điều kiện đóng biểu quyết cộng đồng.

Nếu quan tâm và có thời gian, mong bạn xem xét và cho ý kiến về các vấn đề trên. Những ý kiến của bạn sẽ giúp Wikipedia tiếng Việt hoạt động hiệu quả hơn. Thân ái.

13:44, ngày 5 tháng 3 năm 2021 (UTC)

Thư này do MediaWiki message delivery gửi thay mặt cho Trần Nguyễn Minh Huy. Nếu bạn không muốn nhận các thư như vậy trong tương lai, xin hãy thêm Thể loại:Trang từ chối nhận tin nhắn vào trang thảo luận thành viên của mình.

Cố vấn

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:30, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mời tham gia một số thảo luận và biểu quyết cộng đồng quan trọng

Chào bạn! Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt hiện đang cần sự góp ý của bạn trong một số vấn đề quan trọng đang được thảo luận tại phòng thảo luận chung, đặc biệt là những thảo luận sau đây:

Đồng thời, cộng đồng cũng đang tiến hành bầu chọn bảo quản viên mới: Bluetpp.

Nếu quan tâm và có thời gian, mong bạn xem xét và cho ý kiến về các vấn đề trên. Những ý kiến của bạn sẽ giúp Wikipedia tiếng Việt hoạt động hiệu quả hơn. Thân ái.

03:54, ngày 25 tháng 3 năm 2021 (UTC)

Thư này do MediaWiki message delivery gửi thay mặt cho Trần Nguyễn Minh Huy. Nếu bạn không muốn nhận các thư như vậy trong tương lai, xin hãy thêm Thể loại:Trang từ chối nhận tin nhắn vào trang thảo luận thành viên của mình.

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 11:39, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 08:58, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh

Mời bạn tham gia cho ý kiến ở biểu quyết này thêm. Cảm ơn bạn.  A l p h a m a  Talk 03:29, ngày 24 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:00, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Quách Tùng Khiêm

Em gõ nhầm. Cảm ơn anh nhắc ạ.--Hiếu 14:46, ngày 18 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiền tệ Đại Việt thời Trần

Chào bạn, mình đọc thấy bạn là tác giả của bài Tiền tệ Đại Việt thời Trần nên xin phép được trao đổi ạ. Phần Khai Thái nguyên bảo bạn có nhắc đến tên Trần Huy Bá và Thiệu Phong bình bảo, Thiệu Phong nguyên bảo có nhắc đến tên Trần Văn Bá, vậy xin bạn cho thêm thông tin chú thích về 2 nhân vật này để bài viết được chú thích chi tiết hơn ạ. Xin cảm ơn --Anonymous Agent (thảo luận) 00:39, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận

 

Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chào bạn. Hiện nay cộng đồng đang thảo luận về việc xây dựng bộ tiêu chí độ nổi bật cho chủ thể bệnh viện tại Việt Nam (tại đây). Mong bạn dành chút thời gian cho ý kiến. Sự tham gia góp ý của bạn sẽ góp phần giúp dự án phát triển hơn. Thân ái. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:53, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết, thảo luận về Huyện cấp thị

Chào bạn, hiện tại ở Wikipedia đang có thảo luận về cách dịch đơn vị hành chính "Huyện cấp thị" của Trung Quốc sang tiếng Việt.

Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở thảo luận/biểu quyết này. Ý kiến của bạn rất quan trọng trong việc xác định đúng tính chất cấp bậc, địa vị của đơn vị hành chính đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các bài viết liên quan trong Dự án hành chính Trung Quốc. Xin lỗi nếu đã làm phiền bạn. Rượu Thịt Chó (thảo luận) 11:05, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết/Tên bài + Thời gian

Xin chào bạn Trungda, tôi là Nacdanh, hy vọng không làm phiền đến bạn. Hiện tại, Wikipedia tiếng việt đang có biểu quyết về tên bài, đây là vấn đề quan trọng với cộng đồng. Lá phiếu của bạn vô cùng quý giá, quyết định đến nhiều quy định tiêu chuẩn hóa của Wikipedia tiếng Việt sau này. Trân trọng mời bạn góp ý và cho phiếu tại Wikipedia:Biểu quyết/Tên bài + Thời gian. Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ. – Nacdanh (thảo luận) 06:54, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết/"Đồng thuận" tại Wikipedia tiếng Việt

Mời bạn tham gia một cuộc biểu quyết quan trọng và sẽ có ảnh hưởng lớn lẫn lâu dài tới dự án. Xin cảm ơn! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:06, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

BVT

Chúc mừng bạn. – Tiếng vĩ cầm🎻 12:53, ngày 21 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

How we will see unregistered users

Hi!

You get this message because you are an admin on a Wikimedia wiki.

When someone edits a Wikimedia wiki without being logged in today, we show their IP address. As you may already know, we will not be able to do this in the future. This is a decision by the Wikimedia Foundation Legal department, because norms and regulations for privacy online have changed.

Instead of the IP we will show a masked identity. You as an admin will still be able to access the IP. There will also be a new user right for those who need to see the full IPs of unregistered users to fight vandalism, harassment and spam without being admins. Patrollers will also see part of the IP even without this user right. We are also working on better tools to help.

If you have not seen it before, you can read more on Meta. If you want to make sure you don’t miss technical changes on the Wikimedia wikis, you can subscribe to the weekly technical newsletter.

We have two suggested ways this identity could work. We would appreciate your feedback on which way you think would work best for you and your wiki, now and in the future. You can let us know on the talk page. You can write in your language. The suggestions were posted in October and we will decide after 17 January.

Thank you. /Johan (WMF)

18:20, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)

Niên đại của các chúa Trịnh

Trên cơ bản thì các tài liệu của các học giả hiện nay đều xếp thời trị vì của chúa Trịnh là [lúc ông chúa trước chết -> lúc ông ấy chết], trừ Trịnh Giang là ngoại lệ do ông này bị đảo chính. Tuy nhiên nghĩa chữ Hán của chúa Trịnh là Trịnh vương thì có thể hiểu là người nào có tước vương thì là Chúa rồi (thực tế thì thời Chúa Trịnh thì chỉ có các ông ấy mới được làm vương thôi, còn hoàng tộc họ Lê không thấy ai được phong cả). Mà như Trịnh Tạc, Trịnh Căn đều được phong vương ngay từ khi bố các ông ấy còn sống, tôi có thể hiểu nó như một dạng nhường ngôi sớm vậy. Và các ông Trịnh Tráng, Trịnh Tạc cũng là một dạng Thái thượng vương về mặt thực tế dù ông ta không xưng tước này bao giờ. Sách Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm viết vào thế kỉ XVII cũng có đoạn mấy ông tướng Nguyễn chửi họ Trịnh về việc lập Thái thượng Chúa, Kim thượng Chúa. Như vậy thì niên đại các chúa Trịnh có nên chỉnh lại, và sẽ có những đoạn hai đời Chúa trùng lên nhau. Không biết Trungda nghĩ sao về vấn đề này--TT 1234 (thảo luận) 05:51, ngày 13 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Về việc ông bố vẫn cầm quyền cũng không có gì lạ. Như ở thời Trần cũng vậy, việc nhường ngôi là để phòng bất trắc thôi, còn ông vua bố vẫn nắm quyền cao nhất. Vua con không khác gì Thái tử nên Thượng hoàng muốn phế vua cũng là chuyện rất dễ dàng (như Nghệ Tông đã làm với Phế đế mà Anh Tông suýt bị). Tuy nhiên nói về cái thời mà bị mà vua lại không phải vua thì khá nhiều chuyện mà không dùng logic để nói được. Nên thôi cứ để như cũ cũng được.

Sẵn tiện nói tới, quyết định cử Trịnh Toàn ra Nghệ chắc là của ông Tráng; còn đưa Căn ra để kiềm Toàn là của ông Tạc (khi này có thể chắc Tráng đã hấp hối không biết gì nữa rồi, chứ nếu còn minh mẫn hẳn ông ta cũng đoán được ý đồ đằng sau). Đúng là dòng họ toàn dạng talent cũng không hẳn là phúc, vì cái ghế Chúa không có chia ra được nên bọn họ cứ lăm le "choảng" nhau, sơ sơ 200 năm họ Trịnh cũng tầm 10 mấy vụ kiểu này. TT 1234 (thảo luận) 18:14, ngày 13 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đó cũng là lý do khiến họ Trịnh tồn tại được trong thời đại ấy. Có lẽ một ngoại lệ là vụ Trịnh Tùng có lòng nhân từ với đứa con bất hiếu Trịnh Xuân đến nỗi suýt gây họa. Mấy đời sau thì rút kinh nghiệm hơn.

Có lẽ họ Trịnh không có quy định cụ thể lắm vì việc kế vị nhỉ. Các chúa Trịnh Tráng, Trịnh Tạc đều là phận con thứ mà nối ngôi vì lý do "cần người trưởng thành để gánh vác", nhưng đến Trịnh Cương thì được lập với lý do "đích tôn thừa trọng". Theo ngu ý của tôi nếu có quy định rõ ràng về việc này thì có thể sẽ bớt đi khá nhiều vụ tranh giành không đáng có. TT 1234 (thảo luận) 01:31, ngày 25 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thư mời

Xin chào! nếu bạn có nhiều thời gian vậy thì hãy tham gia Hội những người phụ dịch bài enwiki để giúp đỡ lần nhau cho việc dịch các bài viết từ Wikipedia tiếng Anh sang bài viết Wikipedia tiếng Việt, cách thức tham gia rất đơn giản bạn chỉ cần điền chữ ký của mình vào mục "Thành viên". Thân mến Minh Ming ! 11:13, ngày 15 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Cuộc bỏ phiếu phê duyệt Hướng dẫn Thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 21 tháng 3 năm 2022

Bạn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ khác của thông báo này tại Meta-wiki.

Xin chào mọi người,

Quá trình bỏ phiếu phê chuẩn các hướng dẫn thực thi sửa đổi của Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (UCoC) hiện đang mở! Cuộc bỏ phiếu đang diễn ra trên SecurePoll từ ngày 7 tháng 3 năm 2022 và sẽ kết thúc vào ngày 21 tháng 3 năm 2022. Vui lòng đọc thêm tại trang thông tin dành cho người bỏ phiếu và điều kiện để tham gia bỏ phiếu.

Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (UCoC) sẽ đưa ra một cơ sở về các hành vi chấp nhận được cho toàn bộ phong trào. Hướng dẫn thực thi, đề xuất các phương pháp áp dụng quy định cho toàn bộ phong trào, đã được duyệt và xuất bản vào ngày 24 tháng 1 năm 2022. Bạn có thể xem thêm về dự án UCoC tại đây.

Bạn cũng có thể tham gia cho ý kiến ở các trang thảo luận trên Meta-wiki, hoặc gửi thư điện tử về địa chỉ email: ucocproject wikimedia.org

Trân trọng,

Nhóm Chiến lược và Quản trị Phong trào

Quỹ Wikimedia

RamzyM (WMF) 05:48, ngày 18 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nhờ vả chút việc riêng

Tôi được biết là Trungda am hiểu về lịch sử và viết nhiều bài về lịch sử, nên tôi có vài việc riêng về lịch sử muốn nhờ bạn gợi ý.

1) điều kiện kinh tế và quan hệ xã hội của nho sĩ Á Đông thời xưa như thế nào, người ta phải có điều kiện tiền bạc gia cảnh ra sao mới có thể học chữ và đi thi. Những nhà nho, học trò gia cảnh "bần hàn", "thanh bạch" (vd Tiều Chu) họ khác với người lao động bình thường ở chỗ nào và điều gì khiến họ có thể học hành làm quan còn người thường thì không ?

Tôi được nghe là học trò, sĩ tử ở Việt Nam thời xưa là người của các dòng họ lớn, thông qua quan hệ dòng họ, xã hội để nắm lấy các chức vụ trong chính quyền thông qua con đường thi cử. Có phải những học trò "bần hàn" sẽ nhận được "đầu tư" của các dòng họ lớn đó để họ có điều kiện học hành, thi cử ?

2) Trungda có thể gợi ý cho tôi các sử liệu nói về mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với địa chủ và nông dân ? Tôi được nghe là nhà Nguyễn lên cầm quyền là nhờ vào thế lực của tầng lớp đại địa chủ, nhất là phe phái địa chủ lớn ở vùng Nam Bộ. Vì vậy triều đình nhà Nguyễn đưa tầng lớp đại địa chủ vào các chức vụ quyền lực, điều này gây mâu thuẫn sâu sắc với nông dân cũng như với tầng lớp nho sinh vốn có nguồn sống dựa vào bộ máy quan liêu và muốn hạn chế thế lực của các đại địa chủ, không cho địa chủ tranh giành quyền lực với bộ máy nhà nước, cũng như muốn duy trì tầng lớp nông dân tự do để địa chủ không tranh mất nguồn thặng dư tô thuế của nhà nước quan liêu. Vì vậy khi Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn không dám vũ trang cho nông dân để tiến hành "chiến tranh nhân dân" như Nga năm 1812, trái lại còn mượn tay quân Pháp để tiêu diệt các lực lượng nho sĩ bất mãn với địa chủ.

Bạn Trungda cho tôi hỏi là những điều tôi nghe như vậy có đúng không ? Inuyasha2021 (thảo luận) 09:28, ngày 9 tháng 4 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Inuyasha2021 Thời đấy làm quái đã có "Chủ nghĩa dân tộc" mà "Chiến tranh nhân dân". Dân làm gì đã có ý niệm về quốc gia, dân tộc, "màu cờ sắc áo" mà biết nghe lời nhà nước, đứng lên chống giặc ngoại xâm. Hiển nhiên, đất nước là của dòng họ cai trị, chả quân chủ nào điên lại đi vũ trang cho nông dân, lực lượng đông đảo và có nguy cơ đe dọa hoàng quyền nhất cả. Không riêng gì Trung Quốc hay Việt Nam. Hideyoshi vừa làm chủ Nhật Bản cái cũng tước hết vũ khí trong dân chúng, mặc dù trước đó, ông ta và người tiền nhiệm Nobunaga thành công nhờ dùng lính nông dân. Vũ trang cho nông dân thì anh em Nguyễn Phúc chết đầu tiên, chứ không phải Pháp. – Có ăn thì tìm đến, có đòn thì tìm đi. (thảo luận) 10:30, ngày 9 tháng 4 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nguyễn Phạm Tường Vi

Chào bạn. Vì bạn vừa xóa trang này xong nên mình muốn nhờ bạn khóa khả năng tạo bài của tên này, vì mình thấy bài này liên tục bị tạo lại rồi bị xóa BLACKPINKIn your area 02:10, ngày 23 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Về quyền truy cập của nhóm tự động xác nhận

Mời anh tham gia và cho ý kiến. Là tôi Cần cố gắng hơn 16:18, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thảo luận/Thiết kế logo Tết 2023

Mời bạn tham gia. MediaWiki message delivery (thảo luận) 14:32, ngày 16 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Thay đổi nhỏ về tiêu chí bỏ phiếu

Mời bạn tham gia cuộc thảo luận cộng đồng về thay đổi quy định với mục đích chống rối. MediaWiki message delivery (thảo luận) 09:47, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/GDAE (lần 3)

Mời bạn tham gia cuộc bầu chọn điều phối viên mới của dự án Wikipedia tiếng Việt. Giáng sinh an lành! MediaWiki message delivery (thảo luận) 16:58, ngày 23 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết/Tên bài Bưu điện Sài Gòn

Mời bạn tham gia. MediaWiki message delivery (thảo luận) 20:21, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết/Quy định "làm lại từ đầu"

Mời bạn tham gia thay đổi 1 quy định quan trọng có ảnh hưởng lâu dài tới dự án. MediaWiki message delivery (thảo luận) 02:31, ngày 6 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Gỡ cấm cho Đại Việt quốc

Xin mời bạn cùng tham gia thảo luận để đưa ý kiến. MediaWiki message delivery (thảo luận) 04:13, ngày 9 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

3 biểu quyết chọn điều phối viên

Mời bạn tham gia: Tryvix1509, Ryder1992Khánh Snake. MediaWiki message delivery (thảo luận) 14:05, ngày 20 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Thêm 1 biểu quyết chọn điều phối viên

Mời bạn tham gia: Đơn giản là tôi. MediaWiki message delivery (thảo luận) 14:59, ngày 20 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên/TuanUt (lần 2)

Mời bạn tham gia. MediaWiki message delivery (thảo luận) 09:23, ngày 18 tháng 4 năm 2023 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thảo luận/Chạy bot lưu trữ trên trang thảo luận cộng đồng

Mời bạn tham gia. MediaWiki message delivery (thảo luận) 16:44, ngày 27 tháng 4 năm 2023 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Biểu quyết chọn ĐPV Phjtieudoc

Mến chào bạn, tin nhắn này có mục đích là mời bạn tham gia biểu quyết Biểu quyết chọn điều phối viên Phjtieudoc, tuân theo Điều lệ Khu vực Biểu quyết. Tiêu chuẩn thành viên bỏ phiếu được quy định tại đây.

Biểu quyết nêu trên được đã được khai mở từ ngày 11 tháng 9 năm 2023 và sẽ kéo dài trọn 30 ngày.

Trân trọng kính mời bạn,

Thư mời này được gửi tự động theo danh sách Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy/Danh sách thư, nếu đã làm phiền bạn, xin rộng lòng lượng thứ. Thư mời này được soạn thảo và gửi đi bởi ThiênĐế98, thông qua sự trợ giúp của MediaWiki message delivery (thảo luận) vào lúc 19:24, ngày 11 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Thông báo Xét tuyển Danh hiệu hoàng gia Wikipedia năm 2023. Hạng mục King of DYK

 
Thông báo Thành tích cao trong Xét tuyển danh hiệu King of DYK !!!

Hoàng gia Wikipedia

Xin chào Trungda ! Chúc mừng bạn đã đạt thành tích cao trong Xét tuyển King of DYK là danh hiệu giành cho thành viên đóng góp nhiều bậc nhất cho nội dung Bạn có biết? của Wikipedia tiếng Việt trong nhiều năm.

Gửi đến bạn thông báo và icon/biểu tượng này để vinh danh và bài tỏ lòng ngưỡng mộ cho các đóng góp của bạn. Cũng như sẽ là tấm gương mẫu mực cho các thành viên trong quá trình phát triển dự án.

Bạn đã có đóng góp đáng kể cho Bạn có biết? của Wikipedia tiếng Việt trong nhiều năm với số lượng hơn 100 bài BCB được thống kê tại Wikipedia:Big100

Kể từ nay, tên của bạn sẽ được ghi tại Hoàng gia Wikipedia và chính thức được ghi với danh hiệu King of DYK 100. Gửi đến bạn huy hiệu chứng nhận. Xin chúc mừng thành tựu và cống hiến của bạn.

- This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 13:47, ngày 5 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Thảo luận về danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Thầy thuốc Nhân dân

Trân trọng mời bạn tham gia và cho ý kiến. Thanks! MediaWiki message delivery (thảo luận) 10:59, ngày 9 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Một ly bia cho bạn!

  Nhiệt liệt kỷ niệm một năm ngày V - A Day - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 14:35, ngày 11 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn bài viết của năm 2023

Xin trân trọng mời bạn tham gia bỏ phiếu cho cuộc thi có chất lượng hàng đầu của Wikipedia tiếng Việt! MediaWiki message delivery (thảo luận) 01:33, ngày 1 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/NgocAnMaster

Mời bạn tham gia biểu quyết nhân sự. MediaWiki message delivery (thảo luận) 11:03, ngày 9 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Pminh141

Mời bạn tham gia. MediaWiki message delivery (thảo luận) 10:06, ngày 10 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thảo luận về Cúp Wiki tiếng Việt

Chào bạn,

Bạn nhận được tin nhắn này với mục đích mời bạn đến tham gia thảo luận Cộng đồng về vấn đề tái khởi động cúp Wiki tiếng Việt. Cuộc thảo luận này đang được tổ chức tại không gian Wikipedia:Thảo luận.

Hy vọng với sự giúp đỡ của bạn, cộng đồng Wikipedia tiếng Việt tìm ra một giải pháp chung hữu ích cho chủ đề nêu trên.

Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc tin nhắn,

MediaWiki message delivery (thảo luận) 03:19, ngày 7 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thảo luận/Thiết kế logo Tết 2024

Mời bạn tham gia chọn logo Tết 2024. MediaWiki message delivery (thảo luận) 16:37, ngày 7 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời