Thảo luận Thành viên:Vivian Huỳnh Thị Kim Truyền/Nháp

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Vivian Huỳnh Thị Kim Truyền trong đề tài Bát nhã ba la mật đa tâm kinh

Tánh biết

♡♡♡

Biết chính là nhận tri, tánh biết chính là lọc gạn các tri thức trong quá trình trải nghiệm và kiểm nghiệm các tri thức đó có đúng với trí tuệ bát nhã và trí tuệ của người xưa và có phù hợp với các giá trị thực tiễn. Rồi từ đó gạn cho mình những giá trị của tánh biết phù hợp và bổ sung cho trí tuệ bát nhã làm kim chỉ nam cho hành động của bản tâm và từ đó nuôi dưỡng tánh cho tới ngày hoàn toàn thoát khỏi tánh và phá tâm. Ta siêu việt tánh biết đạt được trạng thái trí tuệ thậm thâm. Nói cách khác ta thẩm thấu giá trị của tánh biết vào Alaida thức hay Phật thức.

Tánh biết được hình thành qua giáo dục, tự học, rút kinh nghiệm và những lời chỉ dạy hay kinh nghiệm của người xưa và các bậc tôn quý, trưởng thượng.

Tánh biết là cái ta nhận tri nhưng chỉ mới hình thành nền móng tiếp thu qua lăng kính gạn lọc của tâm hay thức - chính là đạo đức và suy nghĩ, cho tới ngày tánh biết trải nghiệm đủ sâu nó là cách để ta nhận ra được phật tánh trong cuộc đời, là cách để ta suy ra Phật tánh của mình và nuôi dưỡng các giá trị phật tánh ấy.

Phật tánh được hiểu là những phẩm chất, tính chất đưa tới giác ngộ và giải thoát.

Ví dụ:

+ Từ bi đưa tới giảm bớt sát nghiệp tích công đức thoát luân hồi. + Trí tuệ mang tới những tri thức để vượt được cái khổ nhân gian mang lại an lạc trong cuộc sống cho người và cho mình + Đam mê mang lại cho mình sự khát khao và sự thành công trên con đường sự nghiệp.

Phật tánh có phân biệt theo tầng lớp. Thành công trong sự nghiệp mang lại sự giải thoát trong kiếp sống khổ, còn từ bi thì nó mang lại sự bình an trong tâm hồn và giải thoát khỏi luân hồi lục đạo nên là cứu cánh niết bàn cùng với trí tuệ.

Tánh buông: Buông tham sân si mạn nghi ác kiến sẽ giúp mình sống đạo đức, đánh thức trí tuệ và sự hiểu biết, giải thoát con người khỏi những cái ngã, từ đó xóa đi vô minh, tiếp cận những trí tuệ bát nhã.

Tánh cầm: Cầm tiền tài danh vọng trong đạo đức. Dạy ta biết tiền tài danh vọng là công cụ giải thoát nỗi khổ và giải thoát sự tự ti của con người bằng sự thừa nhận của xã hội. Từ đó, tạo cho con người một cuộc sống an vui tại trần thế. Xa hơn nữa nó hướng con người đến hướng thiện, lao động là hướng thiện chính là tạo ra các điều lành để tích lũy công đức cho họ thông qua các thiện nghiệp.

                  ▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎▪︎

Giác ngộ

••••••

Giác ngộ là một việc rất quan trọng trong hành trình tìm hiểu và cầu đạo. Giác ngộ thể hiện ngộ tính của một người và khả năng của người ấy trong việc tiếp nhận, lí giải và vận hành các giáo pháp bát nhã của các đức Phật.

Giác ngộ là một hành trình tu tập và trải nghiệm những tu tập của mình với các cảnh giới và con người khác nhau trong đời sống.

Ta thường mong cầu mình có ngộ tính cao thấu hiểu được tất cả vạn vật. Nhưng muốn hiểu vạn vật phải biết bắt đầu từ tìm hiểu được bản chất và thực tánh của vạn vật thì việc giác ngộ và trải nghiệm những giác ngộ của ta nó tốt hơn đôi chút.

Muốn hiểu được thực tánh của vạn vật, thường xuyên thiền hành và suy ngẫm về tính chất của vạn vật. Như nói tính chất của cái nhà ta mong nó là chở che, bản ngã của cái nhà là trụ cột mà bản tánh của cái nhà là mái ấm. Trong lúc thiền quán tưởng, sử dụng thiền quán để quán chiếu tính chất của mọi sự vật hiện tượng để thấy được thực tướng của cái nhà là hôn nhân, và thực tướng của gia đình là chia sẻ.

Thông qua thiền quán ta thấy được bản tánh , bản ngã và tánh thật của sự vật hiện tượng. Từ đó, thuận lợi hơn cho hành giả trên con đường giác ngộ.

Còn một yếu tố ảnh hưởng đến ngộ tính là tâm thái: hoảng hốt thì không suy nghĩ kỹ, mà quá điềm tĩnh thì dễ lĩnh hội và suy ngẫm kỹ bản chất và mục đích của sự vật, hiện tượng.

Nên dành thời gian để quán chiếu thực tướng của mọi vật và từ đó vận dụng bát nhã để soi vào thực tướng của vạn vật để thấu hiểu được lẽ biến đổi trong vô thường của vạn vật mà từ đó đạt được sự giải thoát là an vui trong thực tại.

Giác ngộ nó rất là quan trọng với một tu sĩ, sự giác ngộ có thể trải qua một quá trình tiếp thu những giáo pháp, học tập những chân lý, cũng có thể do ta suy nghĩ ra. Nhưng điều quan trọng là ta phải nghiệm chứng tính thực của sự vật, hiện tượng để hiểu được thực tánh mà từ đó đưa ra cho mình những lựa chọn đúng đắn trong đời sống.

Nguồn: •••••••••• Vivian Huỳnh Thị Kim Truyền Lạc Nhạn Trầm Sa

Trích trong lý luận về thiền:

+ Chương: Quán chiếu về thiền từ cái nhìn của vạn vật của Avalokite Svara

+ Đoạn mở đầu của Bát nhã ý nghĩa ba từ: Quán tự tại

Bát nhã ba la mật đa tâm kinh

sửa

Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh

♡♡♡

Bản chất

••••••••••••

+ Ý nghĩa cụm từ Bát nhã:

Chúng ta đọc kinh văn hay thấy đề cập đến cụm từ bát nhã, nhưng có nhiều người thắc mắc bát nhã là gì. Bát nhã dịch ra là siêu việt trí tuệ hay là trí tuệ đưa đến sự thoát li cái khổ hay trí tuệ đến bờ giải thoát.

Đó là ý nghĩa của cụm từ bát nhã, bát nhã là một hệ thống kinh điển rất lớn của phật môn, bao gồm trí tuệ của bao đời chư phật và các vị tổ từ xưa đến nay. Hệ thống bát nhã tựu lại tất cả tinh hoa vào một bài kinh: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh do Quán thế âm bồ tát trong lúc quán tưởng ngài viết ra và truyền lại đến các vị phật.

Nội dung chủ yếu của bát nhã hướng dẫn người đọc nhìn rõ thực tướng của vạn vật và hiểu ra rằng vạn vật đều có bản tánh của nó và vạn pháp đều vô thường và chỉ rõ chỉ có quán tưởng sự vô thường của các pháp, hiểu rõ sự vô thường của các pháp thì trong thành trụ hoại diệt mới siêu việt tất cả các sự tồn tại.

Trí tuệ của bát nhã là quán chiếu xuyên suốt thực tánh của vạn vật qua không gian và thời gian và tìm được tánh chơn như trong đó để thấu hiểu mục đích tồn tại của sự vật hiện tượng, để có câu trả lời vì sao sự tồn tại là vô thường.

Bởi vì các pháp là vô ngã là không có một thuộc tính xác định và biến đổi theo những suy nghĩ của vọng tưởng và chấp vào vọng tưởng nên ta gán cho sự vật, hiện tượng các thuộc tính.

+ Ba la mật đa

Đây là cụm từ chỉ các mật hạnh hay các nguyện hạnh trong lúc tu hành và thông thường nhất chúng ta sẽ liên tưởng, cũng như thực hành Lục độ ba la mật miên mật trong cuộc sống.

+ Tâm kinh

Nghĩa là quán trong tâm mình. Mình suy xét những hạnh nguyện của tâm dưới tư cách của một giác giả thì mong cầu những điều nào cho sự sống của chúng sanh và những mong cầu nào trong đời sống mà mình mong chúng sanh luôn suy sét để có được đời sống viên mãn trong chánh niệm, chánh định.

Tâm kinh là ước mong của một vị giác giả có thể giúp chúng sanh hiểu được trí tuệ của bát nhã một cách đơn giản nhất thông qua giác ngộ bản chất của bát nhã bằng những câu kinh ngắn gọn và đơn giản.

Chỉ cần giảng nghĩa và thực hành Bát nhã ba la mật đa tâm kinh là có thể thấu suốt được trí tuệ của tất cả chư phật từ Cổ Phật cho đến những vị Bồ tát và các vị tổ sư đã dày công tu luyện và tích lũy những tri kiến đưa đến sự giải thoát và thành công trong cuộc sống.

+ Ga tê, ga tê, pa ra ga tê, pa ra xăng ga tê, Bodisatva.

Ga tê: Được hiểu là cố gắng

Nguyên câu kinh: Cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn nữa, cố gắng trong chánh niệm, giác giả ngươi tới bờ rồi.

Gate thứ nhất: mang nghĩa Sự cố gắng, ở đây là khuyến khích người thực hiện bát nhã phải nỗ lực vượt cái khổ và liên tục đề cao tinh thần vượt khổ và giữ sự lạc quan trong cái khổ. Bởi vì nhân của khổ xét theo nhân quả là do chính mình gieo, nên khổ đến chỉ có cố gắng nhẫn nại và kiên trì vượt khổ thì có ngày thoát li khổ ải và sẽ đạt cam lồ.

Gate thứ hai: Cũng là cố gắng, nhưng là tinh tấn thực hiện các hành động vượt khổ và cảm hóa chúng sanh bằng nghị lực vượt khổ của mình để cùng nhau mà có tinh thần vượt khổ. Vì sống trong ta bà thế giới chúng sanh nào tựu chung lại cũng có cái khổ. Do đó, mình có nghị lực thì phải biết truyền đi nghị lực đó và động viên người khác cùng mình vượt qua những khổ ải của ta bà thế giới. Cùng nhau hiểu về nguồn gốc của khổ đau và cùng chia sẻ sự thông cảm lẫn nhau.

Pa ra xăng ga tê: Cố gắng hơn thế nữa

Có nghĩa là giác giả ngươi đã rất là cố gắng nhưng sự giải thoát chưa phải là những thành tựu ngươi đạt được trong thế giới vật chất. Thành công hơn nữa là giải thoát khỏi luân hồi. Nên giác giả sự cố gắng này ta nhắc ngươi để ngươi thường xuyên thực hành một đời sống Giới định tuệ và thường xuyên Văn tư tu để đạt được trí tuệ siêu việt vượt thoát tam đồ khổ, viễn ly luân hồi lục đạo.

Bodisatva: Giác giả ngươi tới bờ rồi hay Bồ tát ta kính trọng ngươi.

Sự thành tựu của ngươi là một sự kiện đáng mừng cho đời sống của một con người nơi trần thế. Bồ tát lời ta nói không phải dễ để thấu hiểu. Phật pháp ta truyền thế gian chưa chắc lí giải hết ngữ nghĩa của nó nhưng đó là trí tuệ của chư phật mà giác giả ngươi lý giải được và vận hành được là sự chúc phúc của chư Phật cho ngươi và là nguyện cầu của chư phật trong tam cõi cho ngươi và cho chúng ta một sự vượt trội trong những con đường có thêm những người thành công có thể thoát ly khổ ải.

♡♡♡

Vivian Huỳnh Thị Kim Truyền

Lạc Nhạn Trầm Sa

Avalokite Svara

– Vivian Huỳnh Thị Kim Truyền (thảo luận) 01:58, ngày 8 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Vivian Huỳnh Thị Kim Truyền/Nháp”.