Hoan nghênh sửa

Xin chào Vo quoc tuan, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Sau đây là một số liên kết có ích cho bạn:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.

Vietbio 09:24, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trận Điện Biên Phủ sửa

Tôi định sửa bảng thông tin bài Trận Điện Biên Phủ theo ý bạn tại thảo luận. Nhưng đọc không hiểu bạn muốn sửa như thế nào. Dễ thôi mà, khi bạn sửa bài, bạn sẽ thấy các thông tin đó nằm ngay ở đầu bài, trong tiêu bản "Infobox Military Conflict"

{{Infobox Military Conflict |conflict=Trận Điện Biên Phủ .... |strength1=16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ binh, 44 khẩu pháo, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay. |strength2=10 trung đoàn bộ binh, 5 trung đoàn công binh và pháo binh, 88 khẩu pháo. ... }}

Bạn có thể sửa tất cả những chỗ nào có tiếng Việt mà không sợ làm hỏng bảng. Nếu làm hỏng thì sẽ có người khác giúp sửa lại. Bạn cứ làm đại thôi.

Bạn có thể cho biết tên cuốn sách của Bernard Fall về Điện Biên Phủ không? Tôi nghĩ rằng tên sách đó đưa vào mục Tham khảo của bài thì rất thích hợp.

Về chuyện mọi người mất tích. Trong wiki có nhiều bài quá, nếu Thành viên:Tô Linh Giang không đặt chế độ theo dõi bài Trận Điện Biên Phủ thì sẽ không biết bạn đang đợi tại đó. Để "gọi", bạn có thể nhắn tin vào trang Thảo luận Thành viên:Tô Linh Giang. Lần tới vào wiki, Thành viên:Tô Linh Giang sẽ đọc được tin nhắn của bạn. Tmct 14:11, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn có thể tự làm việc đó. Tôi rất mong có thêm "đồng nghiệp", để khỏi mang tiếng :).
Bạn hãy xóa các nguồn kém uy tín cùng với giải thích tại phần thảo luận. Tôi sẽ ủng hộ khi nguồn bị xóa đúng là nguồn hạng hai/ba. Tmct (thảo luận) 10:09, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hoàn toàn đồng ý với các giải thích của bạn về các nguồn hạng 2, hạng 3, tôi cũng có quan điểm giống hệt. Tuy nhiên, vì các nguồn báo chí cỡ CNN chắc chắn được xếp loại nguồn có uy tín, nên dù nó quả thực là nguồn hạng hai nhưng nếu ta không có lập luận thật vững để thuyết phục được những thành viên khác, thì chúng ta khó có thể loại nó ra khỏi bài mà thường chỉ có thể xếp nó xuống sau các nguồn hạng 1 mà thôi.

Có một trường hợp tôi đã loại được một nguồn hạng 2 ra khỏi bài, nhưng phải sau một đợt tranh cãi dài, và phải chỉ ra rằng cái nguồn đó đành rằng có uy tín nhưng không chuyên ngành và ngay trong chính bài đó có thông tin sai. Mời bạn xem Thảo luận:Sự kiện 30 tháng 4, 1975#Nguồn đáng nghi

Cũng vì vậy, các giải thích của bạn nên đặt ở Thảo luận:Trận Điện Biên Phủ để những người quan tâm cùng đọc và để bạn thuyết phục họ đồng ý với các sắp xếp hoặc loại bỏ nguồn của bạn. Bạn không chỉ phải thuyết phục mình tôi đâu. Tôi sẽ chuyển thảo luận của bạn ra đó bây giờ. Tmct (thảo luận) 10:44, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã chép ra đó, mời bạn xem thêm ý kiến của tôi tại Thảo luận:Trận Điện Biên Phủ nhé. Tmct (thảo luận) 11:09, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ký Ký Ký sửa

Vui lòng gõ thêm Bốn (4) dấu ngã ~~~~, để nó tách rời những phần thảo luận của mình với người ta. Sau khi viết xong, tôi gõ 4 dấu ngã, nó sẽ hiển thị: Lưu Ly 09:15, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vo quoc tuan nên trở lại trang thảo luận với thành viên Tmct và ký tên sau thảo luận của Vo quoc tuan. Ký tên là một điều cần thiết khi viết thảo luận. Mekong Bluesman (thảo luận) 05:06, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Re:Câu hỏi sửa

Mời bạn xem câu trả lời và thảo luận tiếp tại Thảo luận Thành viên:Tmct#câu hỏi nhỏ. Tmct (thảo luận) 11:36, ngày 18 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đổi sửa

Tôi vừa mới thấy bạn đã tự ý xoá đoạn này trong bài trận Điện Biên Phủ 8290 người đã chết trong lúc bị Việt Minh giam giữ.[1]

Đây là 1 đoạn rất nhạy cảm, bạn tự ý xoá không qua thảo luận? Mong bạn trả lời. Đây cũng là 1 phần thiệt hại của Pháp trong chiến dịch Điện Biên PhủSuvorov (thảo luận) 09:05, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn à, đoạn trên thảo luận rồi đấy. Bạn xem lại nhé.

Hai thảo luận trong ngày 23-3-2009 của bạn chỉ đề cập tới chiến phí mà không nói gì tới vấn đề 8.290 người đi đâu mất nên bạn chưa đưa ra được nguồn uy tín khác phủ định câu của VOA cho rằng họ đã chết. Câu bạn sửa lại là "8290 người không có trong danh sách được trao trả 3 tháng sau đó." trong khi câu của VOA là "có đến 8290 người đã chết trong lúc bị giam giữ." được dẫn nguyên văn theo sửa đổi của thành viên Suvorov. Hai câu này khác nhau khá nhiều về ý nghĩa. Trong khi một bên chỉ nói là họ không có tên trong danh sách trao trả (có thể họ đã chết hay đã trốn thoát trong quá trình giam giữ hoặc được trao trả muộn hơn v.v) và thực chất là làm sai lệch nguồn dẫn trong khi câu kia (đúng nguyên văn) khẳng định là họ đã chết trong khi bị giam giữ. Vì thế sửa đổi của Suvorov là trung thực với nguồn dẫn nên tôi lùi sửa đổi của bạn. Meotrangden (thảo luận) 07:37, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hình như bạn chưa đọc Thông tin kiểm chứng được. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là một nguồn có thể kiểm chứng (tôi không nói là trang đó viết đúng hay sai vì việc đánh giá đó là tùy thuộc mỗi người), trong khi câu bạn sửa lại thì bạn lại chưa đưa ra được nguồn nào viết/nói vậy. Nếu bạn đưa ra nguồn khác nói như câu bạn đã sửa (sách sử, trang web có uy tín v.v) thì tôi sẽ không còn ý kiến gì nữa. Mọi suy diễn của bạn hay của tôi về số tù binh đó (chết, bỏ trốn, đào ngũ v.v) đều không có giá trị gì. Meotrangden (thảo luận) 10:46, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi hiểu ý của bạn, nhưng điều quan trọng là có nguồn dẫn hay không. Không phải ai cũng có điều kiện và thời gian đọc mọi thứ nên một câu viết nào đó nêu tới các dữ liệu cụ thể cần phải chỉ chỗ cho người đọc biết là dữ liệu đó là do nguồn nào viết ra và uy tín của nguồn đó đến đâu (cao, trung bình, thấp). Nếu báo Nhân dân hay một nguồn uy tín nào khác có bài viết rằng khoảng 8.000 người đó vẫn sống hay đã trốn thoát v.v, mời bạn cứ cho vào và có thể bổ sung rằng các nguồn đó (VOA và báo Nhân dân/nguồn khác) đưa thông tin rất khác nhau về cùng một vấn đề. Điều quan trọng là các nguồn này có uy tín khá cao chứ không phải nguồn dẫn từ một blog hay một diễn đàn. Hai cuốn bạn dẫn không nói rằng có bao nhiêu người chết không có nghĩa là chúng phủ định thông tin của nguồn khác nói rằng khoảng 8.000 người chết. Lưu ý ở đây VOA viết rằng 8.290 người chết mà không nói nguyên nhân cụ thể (thảm sát, bệnh tật, điều kiện sống kém v.v) và nó cũng chẳng nói gì về vấn đề thảm sát hay không nên tôi cho rằng nó không phải là vấn đề gì nhạy cảm cả và không hay cho Wiki vì Wiki chỉ đưa mà không bình luận. VOA viết là chết thì chúng ta khi dẫn nguồn là họ thì phải viết chính xác theo họ là chết chứ không che giấu hay đổi văn phong để người đọc hiểu khác đi. Meotrangden (thảo luận) 02:00, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ nhắc lại là bạn nên đưa nguồn dẫn khác bác bỏ nhận định của VOA. Hiện tại, chưa thấy có nguồn nào khác đưa ra một con số khác hay bác bỏ nhận định của VOA. Về mặt cá nhân, tin hay không tin không phải là tiêu chí để viết cho Wiki, do vậy nhận định/niềm tin của tôi hay của bạn đều không có giá trị gì. Bạn hình như đang nhầm lẫn là Wiki không hướng tới đưa tin sự thật (mà khái niệm sự thật hay chân lý là rất tương đối, như đối với A thì 1+1=2 là sự thật, nhưng với B thì 1+1=10 mới là sự thật và cả A và B đều đúng khi A xét theo hệ thập phân còn B xét theo hệ nhị phân) mà nó chỉ đưa tin từ nguồn có kiểm chứng có độ uy tín cao. Với những nguồn có uy tín càng cao thì khả năng đưa thông tin sát với sự thật sẽ cao hơn mà thôi (nhưng trên thực tế cũng chưa hẳn như vậy). Ví dụ: Trái Đất hình [phỏng] cầu là sự thật hiẹn nay được gần như tất cả mọi người công nhận, nhưng có thời một số người/dân tộc cho rằng nó có dạng hình vuông, một điều sai sự thật nhưng trên thực tế có những người tin như vậy và bạn hoàn toàn có thể viết rằng: Theo nguồn A, B, C thì một số người/dân tộc X, Y, Z từng có thời tin rằng trái đất hình vuông. Đương nhiên, trên 8.000 con người đã chết sau khi bị đối phương bắt làm tù binh là chuyện lớn, nhưng bạn đừng có suy nghĩ cho rằng quân đội Việt Nam DCCH đã giết họ vì chưa thấy có nguồn nào nói vậy, họ có thể chết vì nhiều lý do khác nhau (ốm đau, bệnh tật, chết do vết thương quá nặng v.v), nhưng tôi cũng xin nhắc lại, đó chỉ là nhận định của VOA mà không phải ai cũng tin và VOA cũng không thể buộc bạn hay tôi phải tin vào điều đó. Meotrangden (thảo luận) 04:23, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời


Bài Điện Biên Phủ ở bên tiếng Anh tốt thế, sao các bác không dịch rồi sau đó bổ sung, cãi nhau một thể. Nội dung bài tiếng Việt hiện nay thảo luận không bõ công.--123.17.202.33 (thảo luận) 05:24, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
  1. ^ Tổng thống Pháp Jacques Chirac ca ngợi lòng dũng cảm của các binh sĩ Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ., VOA Việt ngữ, 07-May-2004

Theo cách hiểu và áp dụng của tôi về Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được thì thế này:

  1. Nguồn uy tín chưa chắc đã chưa toàn thông tin đúng, nhưng "điều kiện cho việc đưa thông tin vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải tính đúng đắn".
  2. VOA có vẻ là nguồn uy tín, theo tôi hiểu thì nó tương đương với Đài tiếng nói Việt Nam. Do đó, theo nguyên tắc trên, thông tin từ nguồn này khó có thể bị xóa nếu có người muốn giữ.
  3. Thông tin từ nguồn uy tín có thể bị xóa nếu mọi người cùng đồng ý (nghĩa là bạn thuyết phục được người khác, tôi đã làm được 1 lần). Để thuyết phục được người khác, theo hiểu biết của tôi về các thành viên WP, bạn cần có thông tin phủ nhận từ các nguồn uy tín hoặc chỉ ra chỗ sai/vô lí rõ ràng (đủ hiển nhiên để không cần nguồn) của thông tin gây tranh cãi.

Quan điểm của cá nhân tôi về thông tin 8000 tù binh chết:

  1. Nên có con số của phía Việt Nam (nếu có).
  2. Việc không có con số của phía VN cũng là một điều đáng suy nghĩ, vì VN là bên có khả năng thống kê. Và nếu không có con số của phía VN thì lại càng nên giữ con số kia trong bài.
  3. Sai lệch về con số thương vong mà hai bên đưa là chuyện bình thường. Nguyên tắc trung lập của WP là trình bày thông tin từ các góc nhìn khác nhau mà không cố ý nhấn mạnh góc nào đúng hơn.

Tmct (thảo luận) 09:39, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời bạn đọc tất cả những gì tôi đã thảo luận với bạn và với Adia (tôi không phản đối việc xóa nó khỏi hộp thông tin cơ bản mà chỉ phản đối việc sửa không đúng nội dung của nguồn dẫn). Tôi đã nói với bạn là nên đọc Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được và có lẽ là phải thêm cả Wikipedia:Chú thích nguồn gốc, nghĩa là Wiki chỉ dẫn những nguồn có khả năng kiểm chứng (nguồn đó có thể đúng hay sai) chứ không cho phép tự suy diễn cá nhân. Ví dụ: VOA viết chết mà bạn sửa lại thành không có tên trong danh sách trao trả thì là suy diễn cá nhân vì không có tên trong danh sách không có nghĩa là chết mà bao gồm: chết + trốn thoát + mất tích + v.v. Rõ ràng theo quy định tại Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được thì một bài viết có thể dẫn nguồn A với thông tin khác hẳn hoặc đối lập với nguồn B (cả hai đều có uy tín tương đương), việc xem xét nguồn nào có vẻ đúng hơn (nghĩa là gần sự thật như cách hiểu của bạn) phụ thuộc vào từng độc giả, chứ người viết không đưa ra nhận xét của mình. Về việc nó không có chính kiến hay không hướng tới sự thật, tôi xin chép cụ thể ra như sau: ...Điều kiện cho việc đưa thông tin vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải tính đúng đắn, nghĩa là, người đọc phải có khả năng kiểm tra rằng nội dung được đưa vào Wikipedia đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, chứ không phải việc chúng ta có cho rằng nội dung đó là đúng hay không. Người soạn cần cung cấp một nguồn gốc đáng tin cậy cho các đoạn trích và cho bất cứ nội dung nào bị nghi ngờ hoặc có thể bị nghi ngờ, nếu không, nội dung đó có thể bị xóa bỏ... (trích từ Thông tin kiểm chứng được). Sự thật thì chỉ có một, nhưng những cái gì gần với sự thật thì nhiều. B nói quân A chết 8.000 người, C nói quân A chết 16.000 người, D nói chỉ có 2.000 người, vậy đâu là sự thật (B, C, D đều là nguồn có uy tín). Như vậy người dọc chỉ biết rằng quân A chết đâu đó trong khoảng từ 2.000 tới 16.000 người, tùy theo nguồn mà không thể biết chính xác (sự thật) là bao nhiêu. Việc Wiki không có chính kiến, bạn cũng có thể đọc thêm Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố trong đó nói rõ ..Wikipedia không đăng nghiên cứu chưa được công bố (NCCDCB) hoặc những ý tưởng gốc. Nó bao gồm các sự kiện, luận cứ, suy đoán, nghiên cứu, các ý tưởng hay quan niệm chưa được công bố; và bất cứ sự phân tích hoặc tổng hợp nào chưa được công bố, từ các nội dung đã được công bố nhằm ủng hộ một quan điểm... nghĩa là nó không thể viết rõ rằng B và C nói sai mà chỉ có D là đúng. Việc bạn nghi ngờ động cơ của tôi là việc của bạn, nó không ảnh hưởng gì tới tôi và cũng không làm người khác thay đổi nhận xét về tôi (nếu có ai đó thích nhận xét về tôi). Meotrangden (thảo luận) 10:42, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời