Thảo luận Wikipedia:Bài viết chọn lọc/1

Dịch sửa

Tôi định dịch bài này nhưng không tìm thấy bài gốc tiếng Anh đâu. Chỉ thấy bài này en:Featured_article_candidates, trông hoàn chỉnh và hệ thống hơn. Theo các bạn thì ta sẽ làm thế nào? Nguyễn Thanh Quang 14:28, 9 tháng 4 2005 (UTC)

Bài gốc của phần đầu chắc là ở en:Wikipedia:What_is_a_featured_article.--Á Lý Sa 14:55, 9 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi viết trang này mới, sử dụng nội dung từ cả hai trang đó. Cho thời gian này, không phải có nhiều hệ thống vì dự án vẫn đang nhỏ và chưa có nhiều bài thông tin như phiên bản tiếng Anh. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 19:58, 9 tháng 4 2005 (UTC)

Vậy trước mắt sẽ dịch theo bài của Nguyễn Minh rồi thêm một số chỉ tiêu (criteria) nếu cần thiết. Nguyễn Thanh Quang 20:32, 9 tháng 4 2005 (UTC)

Danh sách những bài được chọn sửa

Có ai có ý gì về bài nào nên được chọn cho tuần tới không? Dung Nguyen 03:33, 27 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi tính chọn Nhật Bản cho tuần từ ngày 5/7-5/14. Có ai có ý khác không? Dung Nguyen 01:37, 7 tháng 5 2005 (UTC)
14/5-21/5 - tôi tính chọn Đạo Phật, xin cho biết ý kiến. Nguyễn Hữu Dụng 05:43, 11 tháng 5 2005 (UTC)
21/5-28/5 - Canada Dung Nguyen 09:46, 17 tháng 5 2005 (UTC)
28/5-4/6 - Isaac Newton Dung Nguyen 02:31, 25 tháng 5 2005 (UTC)
4/6-11/6 - Giấy Dung Nguyen 14:19, 2 tháng 6 2005 (UTC)
11/6-18/6 - SI Dung Nguyen 20:39, 9 tháng 6 2005 (UTC)
18/6-25/5 - Đệ nhị thế chiến Dung Nguyen 04:10, 11 tháng 6 2005 (UTC)
Tiếc thay ta không có phiên bản không chữ để dịch. Dung Nguyen 01:16, 13 tháng 6 2005 (UTC)
25/6-2/7 - Hố đen Dung Nguyen 21:40, 21 tháng 6 2005 (UTC)
3/7-9/7 - Tế bào Vietbio 12:31, 27 tháng 6 2005 (UTC)
16/7-23/7 - Tổng thống Đức Nguyễn Hữu Dụng 04:39, 14 tháng 7 2005 (UTC)
23/7-30/7 - Kim Tinh Nguyễn Hữu Dụng 23:15, 20 tháng 7 2005 (UTC)
30/7-6/8 - Vũ khí hạt nhân Nguyễn Hữu Dụng 04:19, 28 tháng 7 2005 (UTC)
6/8-13/8 - Kitô giáo Nguyễn Hữu Dụng 04:30, 4 tháng 8 2005 (UTC)
13/8-20/8 - Mạng máy tính Nguyễn Hữu Dụng 22:55, 10 tháng 8 2005 (UTC)
20/8-27/8 - Sao chổi Nguyễn Hữu Dụng 08:52, 18 tháng 8 2005 (UTC)
27/8-3/9 - Mát-xcơ-va Nguyễn Hữu Dụng 03:21, 25 tháng 8 2005 (UTC)
3/9-10/9 - Tour de France Nguyễn Hữu Dụng 22:04, 1 tháng 9 2005 (UTC)
10/9-17/9 - Thiền tông Nguyễn Hữu Dng 19:38, 2 tháng 9 2005 (UTC)

Thụy Điển sửa

Nên cập nhật bảng tóm tắt trước khi nêu bài Thụy Điển lên Trang Chính. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:01, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

CURRENTWEEK sửa

Tôi vừa thấy ở m:Help:Magic words là phần mềm MediaWiki hỗ trợ biến {{CURRENTWEEK}}. Chúng ta có thể làm một queue cho các bài chọn lọc và phần mềm có thể tự động đổi bài chọn lọc trên Trang Chính hằng tuần. Chỉ việc nó sẽ đổi bài vào tối thứ Bảy / sáng Chủ nhật, chứ không phải vào tối thứ Sáu như bây giờ. Các bạn nghĩ sao? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:23, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy việc này tốt hơn cho phần "bạn có biết". Hiện giờ tôi phải bỏ ra cả nửa tiếng đồng hồ mỗi tối thứ sáu để cập nhật bài này, còn bài viết chọn lọc chỉ tốn 2-3 phút. Nếu ta viết sẵn thì khi thành viên nào đọc thấy có gì thú vị trong bài mới thì tự động cập nhật ngay.Nguyễn Hữu Dng 07:31, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
The less we have to do it manually, the better! Mekong Bluesman 07:38, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
You still have to do it manually, there's no AI that can replace it. But with a premade template we can amortize the time taken to get it ready. Nguyễn Hữu Dng 07:40, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
OK, thì tôi đề nghị bỏ những "Bạn có biết" hằng tuần dưới trang Wikipedia:Bạn có biết, theo định dạng [[Wikipedia:Bạn có biết/{{CURRENTYEAR}}/Tuần {{CURRENTWEEK}}]] (Wikipedia:Bạn có biết/2024/Tuần 17). Nhưng tôi cũng muốn làm như vậy cho Bài viết chọn lọc, để cho có thể cập nhật cả Trang Chính cùng lúc vào nửa đêm chủ nhật. (Chúng ta nên tiếp tục cập nhật tiêu bản Tin tức mỗi tuần vài lần.) Chúng ta sẽ cần báo các độc giả về thay đổi này, để cho họ không chờ mãi đêm thứ sáu (giờ Ca Li) không thấy được các bài mới. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:09, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu tôi đọc không lầm thì mỗi tuần bắt đầu đúng vào nửa đêm thứ bảy sáng chủ nhật (Sunday=0) chứ không phải tối chủ nhật. Nguyễn Hữu Dng 08:53, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thủ tục chọn bài viết chọn lọc sửa

Với số thành viên hiện nay, tôi nghĩ ta nên đưa ra thủ tục để chọn bài viết chọn lọc. Tôi đề nghị mỗi bài viết chọn lọc nên được một người đề cử, và cần ít nhất 5 phiếu thuận và một số phiếu chống tối đa. Người đề cử cần phải nêu ra lý do chọn, và các phiếu chống phải nêu ra lý do chống để bài có thể được hoàn thiện hơn. Nguyễn Hữu Dng 03:15, 20 tháng 11 2006 (UTC)

Đồng ý; theo tôi có thể áp dụng thể thức biểu quyết thông thường (như với biểu quyết xóa bài). 58.187.116.182 03:51, 20 tháng 11 2006 (UTC)

Chính thức hóa việc chọn bài chọn lọc sửa

Tôi nghĩ đã đến lúc ta cần chính thức hóa việc chọn bài viết chọn lọc, với người đưa ra bài để đề cử và các thành viên khác đưa ý kiến phản hồi. Như thế ta có thể chọn bài viết chọn lọc vài tuần trước khi nó được đưa vào trang chính. Nguyễn Hữu Dng 19:36, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như vậy chúng ta cần đề ra quy trình chọn bài rồi biểu quyết? An Apple of Newton thảo luận 18:23, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Người viết tự đưa ra đề cử bài viết chọn lọc rồi biểu quyết, như thế có thể sẽ làm cho nội dung của bài viết tốt hơn. Nalzogul 01:23, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ không cần người viết đề cử. Ai cũng có thể đề cử được. Nguyễn Hữu Dng 17:13, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến sửa

Lượng bài viết có chất lượng tại Wiki Tiếng Việt hiện là tương đối. Thế nhưng số bài trong đó được đánh sao không phải là nhiều, lý do vì mỗi 1 tuần mới chọn ra một đề cử để đưa lên trang chính, vì thế xảy ra tình trạng có những bài hay phải chờ "dài cổ", đưa vào phần đề cử được mấy tháng rồi mà vẫn không được gắn sao chọn lọc như Titanic, Chiến tranh vùng Vịnh, Concorde... Vì vậy tôi có ý kiến nên để mọi người thẩm định chất lượng bài viết, nếu đủ tiêu chuẩn thì đưa vào "Danh sách những bài được chọn". Còn bài nào được đưa lên trang chính là công việc của hành chính viên. NAD 0108 04:34, ngày 12 tháng 7 năm 2007 (UTC)NAD 0108Trả lời

Tôi đồng ý, ta nên cho cộng đồng chọn các bài để đưa trang chính và chọn tuần để đưa lên luôn. Nguyễn Hữu Dng 23:54, ngày 15 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cập nhật thủ tục sửa

Tôi xin đề nghị thủ tục mới để chọn bài viết chọn lọc như sau:

  1. Mỗi bài viết chọn lọc sẽ được một ai đó đề cử cho cộng đồng.
  2. Các thành viên sẽ đưa ra ý kiến chống hay thuận để đưa bài viết vào trang chính trong tương lai
    • Các thành viên chống phải đưa lý do tại sao chống để bài có thể được cải tiến.
    • Bài sẽ được chọn vào danh sách sau khi tất cả các ý kiến chống chính đáng không còn nữa
    • Vì Wikipedia không phải là một mô hình dân chủ, ta nên tiến đến đồng thuận thay vì biểu quyết "chống" hay "thuận"
  3. Một khi bài viết đã được vào danh sách, ta sẽ đưa ý kiến về lúc đưa vào trang chính
    • Phải ít nhất một tháng trước tuần được chọn
    • Nên chọn ngày tháng có ý nghĩa với đề tài được chọn.

Nguyễn Hữu Dng 00:05, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thuận sửa

  1. Đồng ý với DHN về quy trình đề cử và chọn bài cho mục Bài viết chọn lọc. An Apple of Newton thảo luận 15:30, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Đồng ý cả hai tay. Ở điểm số 1 nên viết lại "một ai đó" thành "bất cứ ai có tài khoản hơn 7 ngày". Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:05, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Đồng ý. Tiến đến đồng thuận mới giúp cho Wiki tốt hơn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:24, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  4. Đồng ý. Nalzogul 02:26, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  5. Đồng ý với kiến nghị của Nguyễn Hữu Dụng. Tôi xin bổ sung, một khi đã được chọn lọc, đề nghị sau này không nên tước danh hiệu. Genghiskhan 03:46, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Bài xe tăng đã được chọn, nhưng sau khi "bị phá hoại" và với dạng hiện nay thì không ai trong chúng ta (ngoại trừ các thành viên tham gia "sự phá hoại" đó) có thể xem nó là một bài chọn lọc được (và nó đã bị tạm thời bỏ sao chọn lọc). Mekong Bluesman 14:16, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  6. Đồng ý với Apple. Còn rất nhiều bài viết sơ khai, trình bày lủng củng, không mạch lạc tại Wiki TV, thế nên bài viết nào đạt tiêu chuẩn dài đủ ý, có hình ảnh minh họa đúng với nội dung, văn phong lưu loát, dễ hiểu thì có thể coi là có chất lượng rồi (ít ra là so với mặt bằng chung của Wiki TV, không thể so với Wiki TA khi hầu như chẳng thấy bài nào sơ khai cả). Còn về chất lượng dịch thuật, phần lớn thành viên đều là người Việt định cư tại trong nước thế nên có thể dịch không chuẩn từng từ giống như các thành viên khác định cư tại nước ngoài. Có thể chúng ta chỉ cần hiểu ý rồi diễn đạt một cách hoàn toàn khác, miễn sao dễ hiểu, không tối nghĩa là được. Bài nào mà không hay thì đã bị các thành viên bỏ phiếu chống không đồng ý đưa lên trang chính giống như ý của anh Hữu Dụng rồi. Không có gì là hoàn hảo cả, nếu đưa lên trang chính các bài viết chất lượng một cách thường xuyên thì cũng có những mặt lợi của nó như khuyến khích các thành viên khác tích cực sửa đổi nâng cao chất lượng, mở rộng kiến thức cho thành viên... Tôi thấy một tháng chọn ra một bài là một khoảng thời gian khá lâu. NAD 0108 10:50, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Có nhiều bài dịch không là "tối nghĩa" mà sai nghĩa mà tôi đã sửa (như tôi đã viết tại một nơi khác, tôi không có đủ thời giờ để theo dõi tất cả chúng được), có bài đã được chọn và đã được mang lên trang chính mà tôi đã phải sửa vì dịch sai nghĩa, tạo liên kết đến sai chỗ, người La Mã nhưng lại nói tiếng Anh... nhiều lắm! Cái sức ép để làm giống như các phiên bản Wikipedia lớn hơn, tôi nghĩ, đã tạo ra các "bài chọn lọc" thiếu chất lượng đó. Mekong Bluesman 14:37, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chống sửa

Trắng sửa

  1. Tôi đang nghĩ cách làm cho sự chọn một bài viết thành bài chọn lọc trở nên khó hơn, để đúng với nghĩa của từ "chọn lọc" hơn. Tôi cũng đang nghĩ về một đề nghị nên có bài chọn lọc của tháng, thay vì bài chọn lọc của tuần như hiện nay. Theo ý kiến của tôi thì có nhiều bài đang nằm trong danh sách sắp được chọn và vài bài đã được chọn là không đúng với nghĩa của từ "chọn lọc" mà chỉ đúng với nghĩa của cụm từ "dài và có nhiều hình ảnh" (nhiều bài được dịch và đã được đưa vào trong danh sách vẫn có chất lượng dịch cần phải xem lại -- tôi không có nhiều thời giờ đủ để theo dõi tất cả chúng). Tôi sẽ bỏ một quả bom mà rất có thể làm cho cộng đồng không thích, hay không đồng ý mạnh mẽ với tôi, và quả bom đó là: vì dưới sức ép chạy theo các phiên bản ngôn ngữ lớn hơn nên chúng ta đã "mạo hiểm" vào vùng đất bài viết chọn lọc này mà quên cái sự thật là khi hơn 80% số bài là có dạng sơ khai, hay dịch thuật kém, hay vi phạm bản quyền, hay trong tranh cãi vì tính chất nhạy cảm, hay thiếu dẫn chứng, ... thì giá trị của các bài được chọn đã bị ảnh hưởng xấu (dù chính cái bài đó có chất lượng cao)! Mekong Bluesman 22:48, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Tôi hiểu suy nghĩ và mong muốn nâng cao chất lượng Wikipedia tiếng Việt của của bác MB, quả là tiêu chí "chọn lọc" ở Wikipedia tiếng Việt hầu như chỉ là dài và nhiều hình... Tuy nhiên, Wikipedia tiếng Việt chưa thể so sánh với một số Wikipedia ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Đức, Pháp... nên chúng ta không nhất thiết phải tìm ra những bài đủ điều kiện để trở thành "chọn lọc" như các Wiki khác. Theo tôi hiểu, mục đích của mục Bài viết chọn lọc là nhằm giới thiệu các bài có chất lượng cao hơn so với mặt bằng chung và khuyến khích các thành viên viết mới hoặc sửa đổi các bài có sẵn theo hướng nâng cao chất lượng, ít nhất cũng phải ngang hoặc hơn các bài đã được chọn. Người Việt có câu "dục tốc bất đạt". An Apple of Newton thảo luận 05:42, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Chính vì sức ép chạy theo các phiên bản Wikipedia lớn hơn mà chúng ta có quá, quá nhiều bài sơ khởi và kém chất lượng; chính vì sức ép phải tìm ra bài chọn lọc cho mỗi tuần mà chúng ta có các bài chọn lọc không đúng với nghĩa của từ "chọn lọc". Cái mà tôi muốn nói bên trên là sự chọn phải khó hơn và ít liên tục hơn để đảm bảo chất lượng (1 bài cho một tháng thay vì 4 bài cho một tháng như hiện nay). Khi chúng ta có nhiều bài với chất lượng cao thì chúng ta sẽ trở lại 1 bài cho một tuần ... và khi chúng ta thật sự khổng lồ thì có thể nghĩ đến 1 bài cho một ngày. Mekong Bluesman 14:16, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Có thể vì cách dùng tiếng Việt của tôi làm nhiều người không hiểu và do đó có cảm nghĩ là tôi "chống" trong khi tôi chỉ muốn đưa ra các khuyết điểm của cách làm việc của chúng ta tại đây để có thể làm nó tốt hơn. Một thí dụ dễ hiểu hơn của sức ép chạy theo các phiên bản Wikipedia lớn hơn là thay từ "bài chọn lọc" thành từ "hình ảnh chọn lọc". Nếu chúng ta phải làm giống như các phiên bản khác và với hơn 90% số lượng hình ảnh tại đây là không có giấy phép đúng, hình không có giấy phép hay hình thực sự vi phạm bản quyền thì khó làm 1 ảnh cho một tháng -- 1 ảnh cho một năm cũng khó. Tôi mong rằng với thí dụ đó thì mọi người hiểu hơn -- chúng ta phải có một số bài thực sự có chất lượng trước khi chúng ta có thể có các bài chọn lọc. Ngạn ngữ tiếng Anh có câu "Learn to walk before running" (Hãy học cách đi trước khi chạy). Mekong Bluesman 17:13, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Như vậy, chúng ta cần bàn thêm về "thời gian được giới thiệu trên trang chính Wikipeida tiếng Việt" cho 1 bài chọn lọc, có thể là 2 tuần hay 1 tháng như bác MB đề nghị. Còn về "chống" hay "theo", chẳng ai nghĩ bác "chống" cả. Các thảo luận của bác từ trước đến nay đều giúp ích rất nhiều cho Wikipedia tiếng Việt. Cảm ơn bác. An Apple of Newton thảo luận 02:00, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Tôi nghĩ Wiki tiếng Việt là công sức đóng góp chung của cộng đồng những người nói tiếng Việt (mặc dù một vài người đã và đang đóng góp một phần rất lớn trong số đó). Wiki tiếng Việt tốt hay chưa tốt, chất lượng cao hay thấp là do cộng đồng đóng góp tốt hay chưa tốt, nó phản ánh trình độ và nhiệt tình của cả cộng đồng. Vì thế, một bài viết chọn lọc cũng là một hình thức tiêu biểu cho chất lượng của Wiki tiếng Việt, nó tốt tức là Wiki tiếng Việt tốt, nó chưa được hay lắm là cũng tiêu biểu cho Wiki tiếng Việt không được hay lắm. Theo ý tôi thì cứ để cho mọi người tự chọn lấy những gì tiêu biểu đại diện cho công sức đóng góp của chính mình. Chúng ta không cần dứt khoát phải 1 tuần 1 bài chọn lọc mà thời gian (1, 2 hay 4 tuần) nên dựa vào số lượng bài đã được chọn. Làm như vậy có thể tránh được sức ép bắt buộc phải chọn bài tiêu biểu nhưng không xuất sắc để đưa ra tranh chính. Việc bầu bài chọn lọc cũng có cái lợi nhỏ là khi đó có thể bỏ phiếu chống thay vì phải mất công chạy theo sửa chữa bài viết. Và nếu đã bầu bài chọn lọc thì theo tôi cũng nên cho phép bầu xóa sao chọn lọc. Tôi chỉ băn khoăn về việc bầu cử do có thể có trường hợp một người có nhiều tài khoản khác nhau. Do vậy nên tiêu chuẩn theo tôi nên đặt cao một ít. Tổng số phiếu tối thiểu phải là bao nhiêu? Quá bán hay ít nhất phải được 2/3? Ai được quyền bỏ phiếu? Nếu "có tài khoản hơn 7 ngày" thì theo tôi nên thêm một ít: " có tài khoản hơn 7 ngày trước thời điểm bài được đề cử". Phan Ba 09:29, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ không cần phải nhất thiết có số phiếu tối thiểu, chống hay thuận, mà nên xem các phiếu chống với lý do chính đáng mà cải tiến bài cho đến lúc không còn lý do chính đáng nữa. Nguyễn Hữu Dng 02:21, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ là không nên tạo ra thêm một biểu quyết mới nữa (chúng ta có đủ các loại biểu quyết rồi). Một tuần, hai tuần hay một tháng, một hay nhiều người đề nghị một vài bài và mọi người đưa ra các khuyết điểm của các bài đó (không có sự "chống" trong phương pháp này, chỉ có sự "làm việc chung"). Bài nào được sửa nhanh nhất và dễ nhất, có ít khuyết điểm nhất trong số đó sẽ là bài chọn lọc ... và mọi người tiếp tục sửa các bài kia để chúng được chọn cho lần sau. Chúng ta có thể bắt đầu với các bài hiện nay đang nằm trong danh sách.
    Nếu có thể, bài chọn lọc nên được chọn để hạp với thời gian (bài về Tết trong khoảng gần Tết), mùa (bài về gặt hái, nông nghiệp vào mùa gặt hái), sự kiện (bài về nhân vật X cho kỷ niệm 100 năm cho nhân vật đó), tin tức (bài về bóng đá trong dịp World Cup)...
    Mekong Bluesman 08:14, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Bài viết chọn lọc về hình thức không nên có lỗi chính tả, câu văn nên thuần Việt đối với bài dịch, về nội dung không nên mắc lỗi thái độ trung lập, dù rằng rất khó để nói rằng làm thế nào để biết rằng một bài đã đạt được thái độ trung lập hay chưa, nhưng cứ bài nào mà có nhiều người đòi thay đổi từng từ, từng ý là y như bài đó đã diễn đạt chưa đủ nhiều chiều và chưa đạt thái độ trung lập.

    Cần ưu tiên cho các bài có đề tài mang tính đặc thù về Việt Nam, nó không cần dài, chỉ cần đủ ý, câu văn rõ ràng, cách trình bày thoả thái độ trung lập là nên chọn để khuyến khích người viết như bài Vượt sóng chẳng hạn, mục tiêu là làm cho các thành viên bắt chước và viết được nhiều đề mục tương tự kể cả các đề mục có nhiều quan điểm khác nhau và dễ gây tranh cãi.

    Cần ưu tiên các đề mục bình thường mà đã được viết tốt, có tác dụng cho việc tra cứu vì đây là một từ điển. Hiện các đề mục được chọn phần lớn là các đề tài có tầm quan trọng nhiều người biết hoặc nhiều người cần quan tâm, như thế cũng tốt thôi, người ta nhìn qua có thể đánh giá được bộ mặt của Wikipedia tiếng Việt là nghiêm túc nhưng nếu các đề mục tầm thường mà cũng được lưu tâm viết kỹ thì cần phải chiếu cố mới công bằng. Ủng hộ làm việc chung, không ủng hộ biểu quyết lấy số đông để luận bàn việc "hay - dở, đúng - sai, trung lập - thiên vị". Góp ý vài lời.

    Bánh Ướt 09:22, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

    Bánh Ướt viết "Cần ưu tiên cho các bài có đề tài mang tính đặc thù về Việt Nam". Tôi nghĩ là tạo ra cái ưu tiên này là không cần thiết. Mekong Bluesman 03:45, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Cũng nên ưu tiên nhưng ở một chừng mực nhất định vì đây là bách khoa toàn thư của người Việt. NAD 0108 16:43, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)NAD 0108Trả lời
    "...đây là bách khoa toàn thư của người Việt", đây là một khái niệm mà nhiều người đã có và đã sai vì:
    • Đây là Wikipedia tiếng Việt, không phải là Wikipedia Việt Nam và cũng không phải là Wikipedia người Việt. Do đó ai dùng được tiếng Việt cũng có thể thành một thành viên tại đây. Cái điểm chung là tiếng Việt, không phải là có cái gene Việt trong cơ thể hay có quốc tịch Việt Nam trong passport.
    • Khái niệm sở hữu là gần như không tồn tại tại Wikipedia. Nếu Wikipedia là của một ai thì phải nói nó là của tất cả mọi người trên thế giới -- Wikipedia tiếng Việt, vì là một phần của Wikipedia, do đó cũng là của tất cả mọi người trên thế giới.
    Mekong Bluesman 18:58, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Tôi đồng ý với Mekong Bluesman về vấn đề trên, chỉ nói thêm rằng những bài viết của chúng ta chắc chắn không tránh khỏi chuyện thiên về những vấn đề người Việt (nói tiếng Việt) quan tâm nhiều. Tôi cũng từng lăng xê tiếng Việt trong một số bài như Yahoo! Mail hay MSN, vì tôi nghĩ dù sao đó cũng là niềm tự hào riêng của Wikipedia tiếng Việt. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:35, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Các ý kiến về yêu cầu chất lượng bài chọn lọc cũng như khái niệm sở hữu hoặc sự quan tâm của người Việt của các thành viên khác tôi đồng ý. Song không phải tôi yêu cầu du di cho các bài viết chọn lọc vì chạy theo số lượng hoặc vì đó là vấn đề của người Việt.
    Trong số 139 bài chọn lọc có 11,5% bài có đề tài mang đặc thù Việt Nam như Gốm Bát Tràng, Po Nagar, Nhà Lý, Lê Đại Hành, Lê Lợi, Đường Trường Sơn, Phật giáo Việt Nam, Phan Bội Châu, Tín ngưỡng Việt Nam, Nông thôn Việt Nam,Chùa Việt Nam, Tết Nguyên Đán, H’Mông, Tiếng Việt, Phiên thiết Hán-Việt, Điện ảnh Việt Nam trong đó hai bài H’Mông, Phiên thiết Hán-Việt có khả năng đã tham khảo bài wiki tiếng Trung hoặc tiếng Anh để viết nên.
    Với đề tài có tính đặc thù của Việt Nam mà còn chưa viết được nhiều bài chọn lọc thì các đề tài mang tính phổ quát, tầm quốc tế tại sao lại viết tốt nếu như không phải là nhờ vào tài liệu hoặc bài dịch từ wiki phiên bản khác?
    Tôi cũng đồng ý là bài chọn lọc phải có chất lượng cao nhưng tôi lưu ý bài được đề cử là bài chọn lọc có nguồn gốc từ dịch ở wiki phiên bản khác hoặc dựa vào tài liệu wiki phiên bản khác thì cần Việt hóa và sửa kỹ lỗi chính tả. Còn bài được đề cử làm bài chọn chọn lọc có đề tài mang tính đặc thù Việt Nam "cần ưu tiên" vì các khó khăn khách quan trong việc viết một bài mang tính đặc thù Việt Nam như việc thiếu tư liệu dẫn chứng từ nguồn tiếng Việt, khó hy vọng có thêm nguồn tham khảo, dẫn chứng từ các nguồn ngoại ngữ về các đề tài này. Khó bổ sung sửa đổi cho tốt hơn được nữa như các bài chọn lọc ở các wikipedia lớn, mà đã không có hy vọng trong ngắn hạn có thể sửa đổi bổ sung cho nội dung tốt hơn thì chứng tỏ bài đó đạt chất lượng ổn định để chọn lọc. Ở đây cần phân biệt ưu tiên theo kiểu "đãi cát tìm vàng" nhưng phải là vàng thật, dù có nhỏ cũng là vàng, chứ không phải là tìm ra cục chì cũng xuê xoa cho qua. Nó có thể ngắn nhưng phải đạt đủ 6 yêu cầu: Nội dung hoàn chỉnh, Dữ kiện chính xác, Ổn định, Viết hay và gọn gàng, Trung lập và có hình ảnh minh hoạ. Việc này giúp khuyến khích nâng cao chất lượng nội dung cũng như gia tăng số lượng bài viết wikipedia tiếng Việt, đồng thời để các thành viên mới tham gia học hỏi cách viết bài mới cũng như đây là một đóng góp cho wikipedia nói chung của wikipedia tiếng Việt. Chủ quan mà nói thì một đề tài thuần Việt chắc là Wikipedia tiếng Việt phải viết tốt các phiên bản wikipedia tiếng khác!!! (đùa thôi, ai cũng biết rằng dữ liệu tiếng Việt về vấn đề của người Việt rất ít và thiếu so với cùng vấn đề đó nhưng viết bằng tiếng Hoa, Pháp, Anh)
    Tôi cũng chia ra 3 loại bài: loại đề tài được nhiều người quan tâm hoặc có tầm cỡ, loại viết về đề tài thông dụng,loại đề tài chuyên ngành hẹp. Cũng với lập luận trên cần chọn các bài có chất lượng cao viết về đề tài thông dụng hoặc chuyên ngành hẹp không thể hay, hấp dẫn và khó mà dài, phong phú như bài viết về các đề tài tầm cỡ được.
    Khi một bài có khả năng được chọn lọc theo dạng ưu tiên kể trên được đề cử thì các thành viên khác sẽ xem xét, so sánh, nếu chưa vừa ý cần nêu lên các nội dung cần bổ sung, sửa đổi, các yêu cầu này sẽ được ghi vào trang thảo luận để các thành viên khác tham gia sau này biết hướng mà hoàn thiện bài.
    Chẳng hạn bài Ẩm thực Việt Nam, Phở là hai bài mà wikipedia tiếng Việt nên tốt hơn wikipedia tiếng Anh và nếu hai bài đó có chất lượng thì nó nên ưu tiên được chọn làm bài viết chọn lọc: đó sẽ là sự đóng góp cho Wikipedia nói chung. Nếu chờ dịch bài Phở từ Wikipedia phiên bản tiếng Anh thì... tô phở ở Mỹ to mà không thơm.Bánh Ướt 09:10, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    "Các ý kiến về yêu cầu chất lượng bài chọn lọc cũng như khái niệm sở hữu hoặc sự quan tâm của người Việt của các thành viên khác tôi đồng ý. Song không phải tôi yêu cầu du di cho các bài viết chọn lọc vì chạy theo số lượng hoặc vì đó là vấn đề của người Việt." Tôi chỉ đọc tới đó là đã hiểu Bánh Ướt rồi. Không phải vì cần nhiều bài và cũng không phải vì cần nhiều bài về các "mục đề thuần Việt" mà chúng ta phải hy sinh tính chất chất lượng.
    Hãy nhìn số bài về các địa danh tại Việt Nam (đây tôi tin chắc là một "mục đề thuần Việt") và xem có bao nhiêu bài có thể thành bài chọn lọc? Hay đa số chỉ là một hình thức quảng cáo du lịch? Hãy nhìn số bài về các đại học tại Việt Nam (đây tôi cũng tin chắc là một "mục đề thuần Việt") và xem có bao nhiêu bài có thể thành bài chọn lọc? Hãy nhìn vào bài Chiến tranh Việt Nam; đây phải là một bài mà các phiên bản Wikipedia khác phải dùng để dịch, tôi tham dự vào nhiều phiên bản Wikipedia nhưng tôi phải nhận là với tình trạng của bài đó (sau nhiều tranh cãi và phá hoại) thì tôi không muốn dịch nó sang các phiên bản khác. Tôi mong muốn là trong trường hợp này tôi đã sai nhưng các dữ kiện về số lượng bài và chất lượng bài đang nói khác.
    Mekong Bluesman 00:32, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  4. Tôi nghĩ Bánh Ướt chưa hình dung được bản chất của từ điển. Wikipedia là một quyển từ điển nên khi xét chất lượng, ta phải xét về mặt từ điển học chứ không xét về đối tượng của mục từ. Tôi lấy ví dụ: Nếu mục từ "con gà" viết đầy đủ hơn mục từ "tổng thống ABC" thì phải đánh giá mục từ con gà viết tốt hơn. Cách suy nghĩ của bạn không phải là ý nghĩ của thiểu số đâu. Tôi cũng có suy nghĩ thiên vị này trong một thời gian rất dài, cho đến khi tôi hiểu được Wikipedia tiếng Việt chỉ là một phiên bản ngôn ngữ của Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia. Theo tôi tất cả mọi sự "ưu tiên" đều trực tiếp làm giảm mức chất lượng của mục bài được ưu tiên cấp sao chất lượng, so với những bài có sao chất lượng khác được đánh giá công bằng. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:42, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Ấy, Thaisk đã nhầm nặng đấy nhé, Wikipedia là một bách khoa toàn thư, chính vì vậy nội dung mới phải đầy đủ, nhiều chiều. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:13, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Ủa, tôi có thấy mình nói trái ý này của Trần Vĩnh Tân chỗ nào đâu. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:38, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị sửa

Một bài chọn lọc, tôi nghĩ, là không nên có các lỗi kỹ thuật cơ bản (liên kết sai, dịch không đúng nghĩa, sườn bài cần phải hệ thống lại, chính tả và dấu chấm câu sai, nguồn tham khảo và nguồn chú thích không liên quan đến mục đề, dùng quá nhiều liên kết ngoài, chỉ viết lại một nguồn tham khảo theo một ý kiến mà không có các lối nhìn khác...).

Các lỗi cơ bản đó phải được xét trước khi xét đến nội dung: tính chất xác thực, cách bố cục, độ ổn định không bị bút chiến, cách trình bày theo thứ tự logics hay thời gian...

Cái cuối cùng mới là hình thức; trình bày, hình ảnh...

Tôi đưa ra đề nghị bên trên vì sau khi bài Mariah Carey được chọn làm bài chọn lọc thì với chỉ một tiểu mục đề mà tôi đã phải sửa rất nhiều các lỗi cơ bản. Sự một bài còn nhiều lỗi cơ bản như vậy (đã xảy ra ít nhất một lần trước bài Mariah Carey) được chọn như bài chọn lọc làm tôi thất vọng về cái định nghĩa "chọn lọc" của chúng ta -- có ai đọc bài không hay là dưới một sức ép vô hình (phải tìm một bài chọn lọc cho Trang Chính vì English Wikipedia làm như vậy) chúng ta đã "nhắm mắt" khi bỏ phiếu? Số bài có chất lượng của chúng ta là quá ít, tại sao chúng ta phải tìm một bài cho mỗi tuần để rồi phải dùng các bài có ít chất lượng?

Tôi cũng phải viết đề nghị bên trên vì thành viên NAD 0108 đã bảo tôi là "thiếu tôn trọng" người viết khi nói ra sự thất vọng của tôi về vấn đề chọn lựa này (tôi không dùng dù 1 từ thiếu tôn trọng nào nhưng NAD 0108 vẫn nghĩ như vậy).

Do đó, tôi đề nghị, hay yêu cầu, hay van lạy (beg), các thành viên bỏ phiếu ủng hộ một bài hãy đọc bài đó trước khi bỏ phiếu. Khi đọc nên xem mình như một người đọc không biết gì về chủ đề để tạo ra các câu hỏi mà độc giả có thể hỏi; khi đọc cũng nên đọc mã của bài viết để xem các lỗi cơ bản có hay không.

Khi chúng ta có một cách lựa chọn khoa học thì chúng ta cũng không phải dùng thời giờ tranh cãi như đã làm trong 2, 3 ngày vừa qua cho bài chọn lọc Mariah Carey: hình ảnh, sửa linh tinh làm giảm chất lượng, tranh cãi vì tự ái sở hữu...

Hãy đọc các thảo luận cũ (bên trên hơn nữa) của tôi để hiểu là tôi không chống một bài (hay một người viết) nào khi đưa ra các nhận xét hay đề nghị; và cũng để hiểu là cái sức ép chạy theo các phiên bản Wikipedia lớn hơn và có nhiều bài với chất lượng cao hơn đã làm cho chúng ta làm một việc không tưởng: có ít bài có chất lượng cao mà sao vẫn phải tìm bài chọn lọc cho mỗi tuần?

Mekong Bluesman (thảo luận) 21:30, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đề nghị khi thành viên nào thấy có vấn đề với một bài viết đang được đề cử, xin hãy nói rõ ra ý kiến của mình để nó có thể được sửa đổi trước khi "được" chọn. Xin đừng vì lý do sợ làm ai đó tự ái mà không nêu lên ý kiến của mình. NHD (thảo luận) 21:39, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã nghĩ là cái tự ái sở hữu này chỉ có với thành viên mới nhưng không nghĩ là nó cũng có với các thành viên đã làm việc tại đây lâu. Tôi cũng đồng ý là ý kiến nên đưa ra trước khi bài được lựa chọn nhưng trong thời gian gần đây, vì số bài cần sửa đổi đã quá nhiều, tôi phải giảm sự tham gia vào các mục như lựa chọn bài chọn lọc, bàn tham khảo, bàn giúp đỡ, bạn có biết... Tôi đã dựa nhờ vào các người khác làm các việc đó và chỉ đôi khi đọc lại. Mekong Bluesman (thảo luận) 22:07, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Muốn tăng chất lượng bài chọn lọc thì nên chấp nhập:

  • Hai, ba tuần, thậm chí một tháng vẫn dùng một bài trên trang chính
  • Bỏ sao của khoảng 2/3 bài chọn lọc hiện nay.

--195.83.178.10 (thảo luận) 22:16, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc cho một tháng, theo tôi, là đúng với chất lượng hiện có của Wikipedia tiếng Việt. Mekong Bluesman (thảo luận) 23:19, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cải tiến sửa

Tôi có hai ý kiến về thiếu sót của Bài viết chọn lọc:

  • Chưa đưa ra thời hạn cụ thể để đề cử cho một bài chọn lọc, ví dụ sau 2 tuần, 3 tuần mà bài chưa được cải tiến hợp yêu cầu thì phải bỏ đi, chứ cứ "treo niêu" mãi e không ổn.
  • Việc thống kê bài chọn lọc là còn thiếu hợp lý, khó theo dõi. Tôi nghĩ bên fr làm tốt cái này, chúng ta có thể tham khảo cách trình bày của họ.

Xin mời mọi người góp ý hoặc sửa luôn, ít ra là về trình bày để ... cho nó đẹp. Thêm nữa tôi muốn đề cử Chủ đề:Paris làm Chủ đề chọn lọc, việc này cũng chưa có tiền lệ ở wiki Việt, không hiểu nên làm thế nào. RBD (thảo luận) 05:00, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Update bài đã xuất hiện trên trang chính theo tháng sửa

Tôi thấy hiện có đến 4 tháng (5-6-7-8) của năm 2008 chưa cập nhật nội dung. Mong các bạn góp một tay. Tôi tra mãi thấy có cách nào để biết một bài viết chọn lọc nào của tháng nào, nhằm cập nhật danh sách này. Việt Hà (thảo luận) 03:47, ngày 1 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cái đó có thể xem tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc#Chọn lọc thành công. 217.128.111.74 (thảo luận) 04:45, ngày 1 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chọn lọc thành công sửa

Với những đề cử không có phản đối hay ý kiến khác về chất lượng, tôi nghĩ chỉ cần hai tuần để xếp vào Đề cử thành công. Và nếu không phải dịp đặc biệt, chúng ta đưa bài lên Trang chính theo trình tự đề cử. Chọn vào ngày Chủ nhật đôi khi hơi gấp gáp. Hôm qua vì Nguyễn Hữu Dụng không online, tôi chọn và không cập nhật hết các trang liên quan nên Tranh chính bị lỗi một lúc.

Xin mọi người cho ý kiến! Nếu không ai phản đối, tôi xin bắt đầu ngay bằng bài Rhinocerus.--Paris (thảo luận) 03:55, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, tôi hoàn toàn tin tưởng Paris. Tân (trả lời) 16:21, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thay đổi phương thức "bầu chọn" sửa

Tôi đề nghị chuyển phương thức chọn bài viết chọn lọc như hiện nay từ dạng "bầu chọn" sang "nhận xét". Thay vì chia 3 mục "đồng ý", "phản đối", "ý kiến khác" như hiện nay, chúng ta chỉ dùng 1 mục chung là "nhận xét", ai đồng ý thì nói đồng ý + lý do (đã là "ý kiến" thì phải có lý do, không thể cụt ngủn hai chữ "đồng ý"), ai chưa đồng ý thì nêu những điểm chính mình chưa thấy hài lòng để người viết có thể sửa (các điểm chi tiết thì đưa vào bài). Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 2 điều kiện, có ít nhất 3 ý kiến "đồng ý" và giải quyết hết những điểm "chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm "chưa đồng ý" rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết). Những ứng cử viên vẫn còn điểm "chưa đồng ý" mà sau 2 tuần tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì loại khỏi danh sách ứng cử (ứng cử thất bại). Những bài đã có đủ 3 ý kiến đồng ý cũng cần có thời gian ứng cử ít nhất 2 tuần (đủ để các thành viên xem xét và cho ý kiến nếu cần) mới được gắn sao chọn lọc. Xin mọi người cho ý kiến. GV (thảo luận) 09:18, ngày 30 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thuyết nhật tâm có sao khi nào? sửa

Tôi không thể dò được bài này khi nào được gắn sao chọn lọc, xem lịch sử bài cũng không thấy. Tôi xóa trong danh sách Wikipedia:Bài viết chọn lọc, ai tìm thấy thì gắn sao và cho lại vào danh sách. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:09, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thuyết nhật tâmbài chọn lọc tuần 18 năm 2007.--Paris (thảo luận) 10:41, ngày 23 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vấn đề với các bài viết chọn lọc sửa

Tôi thấy hình như các bài viết sau khi đã được lựa chọn làm bài viết chọn lọc đều ít được mọi người vào tham gia chỉnh sửa, mặc dù ngay đầu trang thảo luận của mỗi bài này đều có câu: "Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!". Tại sao? Có lẽ câu này chưa đủ mạnh, chưa đủ kích thích vào sửa đổi bổ sung bài viết chăng? 203.160.1.74 (thảo luận) 08:17, ngày 11 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có lẽ thế... mà không hẳn thế...

Bài chọn lọc tuần sau sửa

Mục đích của "Bài chọn lọc tuần sau" là gì và tại sao lại ko có "Bài chọn lọc tuần trước" cho đủ bộ Quá khứ-Hiện tại-Tương lai? 118.71.102.61 (thảo luận) 10:31, ngày 23 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc tuần trước đã có liên kết ở phía dưới. Nếu cho hiển thị cả ba như bạn nói thì hơi khó trình bày, và tôi thấy cũng không quá cần thiết. Còn mục đích cửa "Bài chọn lọc tuần sau" là thông báo cho độc giả cùng thành viên được biết, mọi người cùng hoàn thiện thêm trước khi bài xuất hiện trên Trang Chính.--Paris (thảo luận) 10:37, ngày 23 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Từ thảo luận Quy trình đề cử sửa

Chuyển từ Thảo luận Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Quy trình đề cử

Tại sao   Ý kiến lại không có giá trị trong quá trình kết luận? Theo như bảng thì nó có nghĩa là "xóa nhận xét không đồng ý" -> có thể hiểu là thành "đồng ý" chứ.  NAD   thảo luận  11:51, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì một vài thành viên hầu như không sử dụng ý kiến   Đồng ý trong các đề cử. Khi bài viết đã được cải tiến, họ chỉ muốn xóa ý kiến   Chưa đồng ý. Chúng ta nên tôn trọng quyết định của họ.--Paris (thảo luận) 11:54, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Giả sử một bài đề cử nhận được 3 cái   Chưa đồng ý nhưng sau khi cải tiến được chuyển thành 3 cái   Ý kiến và không có cái   Đồng ý nào. Vậy thì bài vẫn bị coi là thất bại?  NAD   thảo luận  11:59, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Như vậy cả ba người đưa ý kiến đó đều chưa đồng ý, đề cử thất bại. Thực tế, để đưa ra ý kiến   Chưa đồng ý có thể chỉ cần nhìn qua bài viết. Nhưng để đồng ý   Đồng ý thì phải đọc kỹ hơn. Vì vậy đôi khi một người chỉ có thể rút lại ý kiến chưa đồng ý mà không thể đồng ý với đề cử.--Paris (thảo luận) 12:05, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu có một bài tốt nhưng chưa đủ đề cử hai tuần, trong khi chưa có bài nào hay hơn thì có thể "tạm", "ngộ biến tùng quyền" sử dụng bài đó được không? 118.71.60.64 (thảo luận) 01:08, ngày 6 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đôi khi cũng có bài chưa hết hai tuần đã thành công. Mục đích của chúng ta là chọn những bài tốt thôi mà.--Paris (thảo luận) 09:06, ngày 6 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chuyển từ Thảo luận Ứng cử viên bài viết chọn lọc sửa

Chuyển từ Thảo luận Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc

Không hiểu tại sao chúng ta không thể bầu chọn lọc ngay tại trang thảo luận của các bài tương ứng? Như vậy những người quan tâm đến bài sẽ biết để tham gia, ngoài ra còn đỡ tốn một trang bầu chọn cho mỗi bài. Tmct 18:08, ngày 1 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi những bài ứng cử không thành công sau khi nhận được ý kiến đóng góp của các thành viên mà vẫn chưa sửa đổi thì nên bỏ đi nhằm tránh tình trạng có quá nhiều đề cử trong 1 tuần. Trung bình 1 tuần có 3-4 đề cử thì đến cuối tháng chắc phải có hàng chục đề cử. NAD 12:30, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời
Chất lượng bài được đề cử chưa thành công có ba triển vọng: Một là, cải thiện nhanh và sau khi cải thiện sẽ được tăng phiếu chọn, bớt phiếu chống và góp ý--> đề cử đang thành công. Có càng nhiều bài có chất lượng tốt ở mức chấp nhận thì càng có nguồn để cho các tuần về sau. Thời gian cải thiện bài có thể là một đến hai tháng. Hai là, bài đã có hướng để cải thiện, bổ sung chỗ thiếu sót, sửa lại chỗ vụng về nhưng không có thành viên nhiệt tình hoặc có khả năng hoặc có tư liệu để hoàn thiện. Chất lượng bài giữ nguyên một thời gian dài trên ba tháng kể từ lúc được đề cử --> đề cử chưa thành công. Ba là, bài được đề cử có nhiều nhận xét chỉ ra các khiếm khuyết lớn, nhưng không có khả năng sửa đổi trong thời gian ngắn --> đề cử thất bại.
Quá trình hoàn thiện là liên tục, danh sách nguồn các bài có triển vọng càng nhiều và các yêu cầu hoàn thiện càng chi tiết, cụ thể thì càng dễ dàng cho các thành viên có quan tâm đến bài, cũng như có khả năng hoàn thiện nó. Chất lượng bài được chọn lọc sẽ càng cao, ổn định vì đã trải qua thử thách lúc Bình chọn-Hoàn thiện -Bình chọn. Bình chọn là gồm cả bình và cả chọn. Bình tốt thì dễ chọn, dễ hoàn thiện. Tôi ủng hộ có danh sách nhiều bài đề cử cho tương lai chứ không chỉ một tuần. Bất kỳ lúc nào, không kể số lượng, hể thấy bài đã đạt chất lượng là bầu. Nếu trong một tuần có thể tìm ra 7, 8 bài có chất lượng thật sự thì càng tốt. Ngược lại chưa tìm ra bài có chất lượng cũng chưa sao. Hoặc bầu chọn chất lượng được 3, 4 bài. Sau đó từ từ rải ra 3, 4 tuần. Không cần cứng nhắc cứ một tuần là chọn trong các bài đề cử ra một bài, rồi xóa sạch, tuần sau chọn 3, 4 bài khác.Bánh Ướt 02:45, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý hoàn toàn với Bánh Ướt. Tôi còn định tạo 1 tiêu bản đề cử thất bại ngay tại bài nào bị đề cử thất bại. Để các thành viên biết rằng bài còn khiếm khuyết, và nếu 1 thành viên nào cảm thấy bài đã cải thiện tốt hơn nhiều so với phiên bản đề cử tiếp theo, hoàn toàn có quyền đề cử lại. Thay đổi là đặc tính của Wikipedia mà. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:06, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đồng ý Trần Vĩnh Tân về việc tạo tiêu bản tại trang thảo luận bài để các thành viên biết bài có triển vọng nhưng còn thiếu sót như một cách kêu gọi những người có khả năng tham gia hoàn thiện. Nhưng không nên dùng từ thất bại. Vì "Đề cử thất bại" nghĩa là có người ai thất bại? Nhưng ai là người thất bại đây? Người đề cử thất bại? Những người bỏ phiếu ủng hộ thất bại? Hay những người tham gia viết và chỉnh sửa bài thất bại? Chất lượng bài thất bại? Đề nghị dùng từ "Đề cử chưa thành". Nó nhẹ nhàng hơn đồng thời cũng đúng thực tế, wiki đâu có thắng thua gì mà thất bại. Thất bại hôm nay là chiến thắng ngày mai, thất bại là mẹ thành công, thua keo này ta bày keo khác. Bánh Ướt 02:48, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Hiện hành" hay "Chưa thành công"? sửa

Những đề cử như Israel, Berlin hay Pháp gọi là "Đề cử hiện hành" hay là "Đề cử chưa thành công" đây? NAD 17:41, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Đê cử "đang xem xét (không thành công)" và đề cử "không thành" có khác gì nhau không? Tôi sẽ xóa bớt một mục đi. NAD 07:35, ngày 10 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Cái đó do thành viên Bánh Ướt nghĩ ra, chưa có đề cử nào không thành nên chưa bàn luận sâu được. Có lẽ để chữ "không thành" như vậy nhẹ nhàng hơn "thất bại". Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:49, ngày 10 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Đề cử không thành" sửa

Tôi đề nghị các bài đề cử chưa được chọn thì xếp vào "Đề cử không thành". Nếu không thì mục "đề cử không thành" sẽ trở thành "tạo ra rồi để đấy".

Thông báo đề cử không thành sửa

Tôi đề nghị quy tắc cho một đề cử không thành là:

  • 1 tháng sau khi bắt đầu đề cử mà vẫn không giải quyết được những lời phản đối thì sẽ gọi là không thành
  • Nội dung của nó sẽ được lưu trữ lại
  • Thay tiêu bản {{UCVCL}} tại trang thảo luận thành {{UCVTB}} (Ứng cử viên thất bại) với nội dung như sau

{{UCVTB}} Xin cộng đồng cho ý kiến về quy định này và cả tiêu bản này (đặc biệt là hình ảnh ở tiêu bản).

Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:43, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về tên gọi cho biểu quyết "tước sao" hiện nay sửa

Có thành viên đã nêu ý kiến về thay đổi cách gọi cuộc biểu quyết này, như tại đây, và cả tại trang bỏ phiếu. Đó là ý kiến của chính tác giả bài chọn lọc đó, nên tôi cho rằng nó rất đáng quan tâm khi chưa có ai từng ở trong hoàn cảnh như vậy. Tôi đề nghị các thành viên thảo luận về tên gọi cho cuộc biểu quyết này. Ghi chú: nhớ tô đậm cái tên mình đề nghị để sau này dễ kết luận. Cảm ơn. Tân (trả lời) 06:49, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), H. 1998, trang 1042: Tước: dùng sức mạnh hay quyền thế lấy đi, không cho sử dụng (ví dụ: tước quân tịch, tước khí giới, tước quyền công dân). Từ điển cho thấy tước là khái niệm chỉ sự trừng phạt của luật pháp khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở mức hình sự hoặc hành chính; hoặc là khái niệm chỉ sự cưỡng đoạt mang tính chất áp đặt thậm chí côn đồ. Bài viết chọn lọc một thời nay có thể, vì lý do nào đó, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của bài chọn lọc hiện nay, sao lại có thể sử dụng từ "tước"? Nó vi phạm cái gì? Và sự nghiêm trọng của vi phạm ấy ở mức độ thế nào? Cá nhân tôi là người viết bài nào đó với tất cả sự tôn trọng cộng đồng, và nhiệt tình đóng góp tự nguyện của bản thân, tôi cảm thấy bị xúc phạm khi có ai dùng từ "tước" đối với bài tôi đã tham gia. IP vô danh nào đó trong Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc#Đề nghị tước chọn lọc nói rất đúng rằng việc rút sao của một bài chọn lọc trong quá khứ giống y như việc đem luật thời nay ra xử những việc xảy ra trong quá khứ , trong khi rõ ràng đến luật pháp hiện đại về cơ bản cũng còn không cho phép hồi tố. Tôi đề nghị cộng đồng xem xét lại tính hợp lý việc dỡ sao chọn lọc so với tính hợp lý của việc thỉnh cầu cộng đồng nâng cấp các bài chọn lọc điều nào hợp lý hơn? Và nếu vẫn quyết định đem các bài viết từng đạt FA ra biểu quyết cho cái gọi là tước chọn lọc, thì nên tìm một từ nào đó khả dĩ chấp nhận được, đừng trở thành cái tát đập vào mặt những người đã cố gắng viết bài và những người đã từng đưa bài lên trang chính! Khi đó, một từ dỡ sao chọn lọc hay rút sao chọn lọc ở phương diện nào đó theo nhận định của tôi, còn có vẻ lương thiện hơn! Việt Hà (thảo luận) 07:19, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đồng ý cách gọi "rút sao chọn lọc" hoặc "bãi sao chọn lọc". Từ "tước" tạo cho tôi cảm giác cứ như là đã làm cái gì xấu xa mà người ta không phát hiện ra nên chót phong không đúng, rồi sau đó phát hiện ra và tước mất cái được phong đó.--Bình Giang (thảo luận) 07:45, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị dùng Rút sao chọn lọc. Chính cộng đồng đã quyết định gắn sao và sau đó xem xét việc rút lại quyết định đó.tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 08:11, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi Rút sao chọn lọc là một cái tên tốt. Về vấn đề tiêu chuẩn và quy trình rút sao, tôi đã đề nghị thảo luận ở đây từ rất lâu mà không thấy các thành viên khác hưởng ứng. Việt Hà cũng nên tham khảo lại ý kiến cũ mà chính Việt Hà đã nói trước đây để đưa ra quan điểm thống nhất. RBD (thảo luận) 08:25, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ý kiến cũ của tôi không có từ nào là tước cả! Còn vì sao tôi cảm thấy hơi lay động tâm trạng ở đây, thì, vì bài Xứ tuyết đưa ra để biểu quyết tước sao trong khi ko có một thảo luận nào với cá nhân tôi hay tại Thảo luận:Xứ tuyết đề nghị bổ sung. Tôi vẫn đang tham gia Wiki, và có đủ khả năng bổ sung cho bài cơ mà!!! Còn bây giờ bài có bị tước hay ko, đối với tôi cũng ko còn quan trọng nữa! Tôi đã từng bỏ phiếu rút sao một số bài viết chọn lọc vì thiếu nguồn tham khảo, nhưng giờ đây khi trong trang ứng cử số lượng bài đưa ra đề nghị chọn lọc còn ít hơn số lượng bài đề nghị rút chọn lọc, và bài Xứ tuyết có tham khảo rõ ràng vẫn bị đưa ra cho cái gọi là tước, tôi không còn mấy tin vào quyết định của mình nữa. Có lẽ sẽ đến thời điểm tiến trình rút sao bài còn nhiều hơn tiến trình phong sao. Việt Hà (thảo luận) 08:39, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nói về chuyện ủng hộ rút sao chọn lọc, không nói về câu chữ. RBD (thảo luận) 08:40, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trọng tâm của đề mục này là từ tước sao, bắt đầu khi thành viên:Vinhtantran nêu ví dụ của tôi tại: đâytại trang bỏ phiếu. Việt Hà (thảo luận) 08:59, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã có thảo luận cho quy trình rút sao này tại Thảo luận Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao# Đề nghị rút sao. Tôi đề nghị dùng quy trình "Tái đề cử bình chọn bài chọn lọc cho các bài từng được gắn sao chọn lọc. Nếu nó có ít phiếu ủng hộ hơn phiếu không ủng hộ cho phiên bản hiện nay, theo cách hiểu hiện nay về tiêu chí một bài chọn lọc của các thành viên hiện nay, thì nó sẽ mất sao chọn lọc và được xếp vào thể loại "Bài từng được gắn sao chọn lọc". Khi bỏ phiếu ủng hộ cũng như không ủng hộ mỗi phiếu đều có ghi lý do. Quy trình "tái gắn sao" này có vẻ không khác quy trình "tước sao" cũ nhưng thật ra về tâm lý thì nhẹ nhàng hơn và khó "rút sao" hơn. Cho nên sẽ công bằng hơn, vì đối tượng bỏ phiếu là giữ, ủng hộ gắn sao cho một bài đã từng được xem xét gắn sao. Nếu cộng đồng hiện tại không đồng ý cho nó được giữ sao và không có khả năng sửa đổi chất lượng của nó như cần phải có thì đó là chuyện bình thường về mặt tâm lý so với quy trình cũ tập trung vào khuyết điểm của bài. Bánh Ướt (thảo luận) 08:28, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Rút là rút, gắn là gắn, sao lại đánh đồng hai việc với nhau? Bài đang gắn sao thì làm sao mà "tái đề cử" được? Mọi người cứ nặng nề chuyện này, tôi thấy việc tiêu chuẩn bài chọn lọc ở vi wiki tăng lên (đồng nghĩa với nhiều bài gắn sao bị "đe dọa" mất sao) là chuyện đáng mừng, nó chứng nỏ chất lượng của wiki Việt đã tăng lên, thế thôi. Tôi đã góp tay trong khoảng 5 hay 6 bài gắn sao gì đó nhưng bây giờ nó có bị mang ra biểu quyết mà tôi không đủ khả năng cải tiến cho phù hợp yêu cầu khắt khe hơn của vi wiki thì cũng vui vẻ mà nhìn bài bị mất sao thôi. Quan trọng là chất lượng chung của wiki, chứ hơn trăm "ông sao" so với 40.000 bài viết có là gì! RBD (thảo luận) 08:40, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nặng nề hay không phụ thuộc cảm giác của mỗi người, thế giới ảo là ảo với một số người nhưng cũng có thể là một phần đời sống của một số người khác. Wiki Việt tăng chất lượng lên là điều đáng mừng, chỉ có điều có thực sự nó tăng hay không nhờ việc rút sao phong sao lại là chuyện khác. Số lượng bài đề nghị rút sao nhiều hơn phong sao, và cả tuần vừa qua cộng đồng không tìm ra được một bài đề cử FA thành công cho thấy chất lượng Wikipedia Việt đang đi xuống hay luật-quy định đã đi trước một bước so với đời sống? Việt Hà (thảo luận) 09:11, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hoàn toàn đồng tình với Việt Hà, thậm chí chỉ vì không có thời gian dịch một vài ý trong phiên bản tiếng Anh hiện tại, hoặc không có thời gian cập nhật các chú thích có sẵn trong các phiên bản tiếng Anh mà người ta thà bỏ phiếu rút sao hơn là đi bổ sung hoàn thiện bài. Trong khi đâu phải ai cũng không có thời gian và cũng không rành ngoại ngữ. Xây là khó, hoàn thiện càng khó hơn, việc nâng cao tiêu chí, tiêu chuẩn là tốt nhưng phải hài hòa và từng bước. Trước hết phải tập trung vào các phiên bản hiện tại có lỗi cụ thể như không có nguồn dẫn, không trung lập, văn phong lủng củng, bố cục lệch lạc và chỉ nên làm từ từ từng bài để tạo sự đồng thuận. Tôi ủng hộ việc xem xét nâng cao chất lượng bài chọn lọc nhưng làm nhiều và nhanh quá hóa loãng. Số phiếu tham gia dù ủng hộ hay phản đối quá ít như hiện nay thì tác dụng e không nhiều và dễ mất lòng. Có thể có quy định số phiếu rút sao phải gấp đôi số phiếu đã từng ủng hộ gắn sao cho bài để việc rút sao có tính thuyết phục hơn. Không lý gì wiki phát triển mà số phiếu này lại ít hơn số phiếu cũ được (thành viên tham gia hồi đó ít hơn bây giờ mà). Nếu bài bị sửa đổi nhiều đến mức bị mất sao thì cũng nên xem xét các nội dung thêm vào sau khi được gắn sao có thực sự mang lại ích lợi cho bài không. Nếu xóa các nội dung đó thì bài có hoàn thiện và giữ được sao như cũ không.Bánh Ướt (thảo luận) 09:35, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi thấy một số những điều hiển nhiên như sau:
  • Chưa từng có tiêu chuẩn nào cho một bài được gắn sao và một bài có đáng bị rút sao hay không, chính vì vậy mà mới có biểu quyết (cảm tính), do đó, có một sự thật hiển nhiên là sẽ có sự so sánh giữa các bài đã có sao với nhau, bất kể nó mới có sao, hay đã có sao từ lâu. Do đó, biểu quyết rút sao diễn ra bởi phép so sánh tự nhiên, không thể viện lý do lịch sử, hay gọi là bắn đại bác vào quá khứ được.
  • Việc đưa ra biểu quyết tước sao, rút sao, hay cách gọi gì khác đều tựu trung trước hết là thỉnh cầu cải tiến nó lên, kế đến mới là việc kết luận rút sao. Đó là lý do tại sao có những biểu quyết rút sao lại nằm đó vài tháng trời. Chỉ việc đơn giản là xóa 1 dòng tiêu bản {{Sao chọn lọc}} trong bài cũng không phải là điều dễ làm với nhiều người tại Wikipedia.
Do đó, tôi không đề nghị thay đổi quy trình, tôi chỉ muốn bàn rằng, ngoài việc biểu quyết, chúng ta có nên:
  • Báo nó tại trang thảo luận bài
  • Báo cho thành viên từng đề cử nó hoặc tra lịch sử để báo cho người đóng góp chính
  • Thay đổi cách gọi để nó nhẹ nhàng hơn, để mọi người hiểu một cách đơn giản như một phép luân hồi, anh phải tự trẻ hóa, nếu không anh sẽ chết đi.
Tân (trả lời) 09:48, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nhớ cách đây khoảng nửa năm, khi mỗi bài đưa ra ứng cử chọn lọc bị nhiều thành viên phản đối quá, Mekong Bluesman chỉ chốt lại một câu: hãy tiếp tục sửa đổi để bài viết được bầu chọn lọc. Cách thức tương tự cũng nên được áp dụng cho việc dỡ sao, có lẽ chúng ta nên thảo luận thêm trong trang thảo luận của từng bài, tham gia sửa chữa bài, hoặc xem xét trong lịch sử trang có thành viên nào quan tâm đến bài thì thỉnh cầu họ bổ sung thêm (Dung005 từng lập một cái dự án sửa bài chọn lọc [1], sao chẳng mấy ai quan tâm?). Sau những cố gắng đó, nếu bất thành thì đưa bài ra biểu quyết cũng chưa muộn. Và, bỏ cái từ tước sao đi, vào thời điểm mà RBD đưa link cho thấy tôi biểu quyết rút sao một số bài, ko có từ tước nào được bất cứ ai dùng cả [2]. Việt Hà (thảo luận) 09:53, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có từ tước đấy chứ. Xem tại Bài viết chọn lọc gần đoạn cuối cùng. Trích dẫn luôn cho tiện ...Sau đây là danh sách các bài đã từng là bài viết chọn lọc nhưng đã bị tước đi, sắp xếp theo thời gian: Chiến tranh Việt Nam · Hồ Chí Minh · Wimbledon · Alexandre Yersin · Albert Einstein · Tiếng Anh · Albert Einstein · AIDS · Tiếng Pháp · Yuri Gagarin · Tết và tôi cho rằng với xu thế như thế này thì lần lượt mọi bài được coi là chọn lọc hay chuẩn bị là bài chọn lọc sẽ lần lượt được đưa ra xem xét "rút/tước" sao, do chắc chắn một điều chúng chưa và sẽ không bao giờ là toàn mỹ (mà có cái gì toàn mỹ không nhỉ?), bất kỳ một ai đó cũng có thể chỉ ra một điều gì đó mà bài viết (hay bài dịch) chưa đề cập tới hoặc đề cập còn thiếu/thiên lệch và quy luật luôn đúng là mọi điều đều nhanh chóng trở thành lỗi thời (thậm chí sai lệch) nếu không được thường xuyên cập nhật. Cho nên việc nhiều người không hứng thú với việc tham gia chọn bài chọn lọc cũng là điều dễ hiểu, bởi chọn để làm gì khi một thời gian sau đó chúng sẽ được đưa ra xem xét rút sao. 222.254.97.251 (thảo luận) 13:37, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã đổi luôn "tước sao" thành "rút sao" trong Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc#Đề nghị rút sao chọn lọcWikipedia:Bài viết chọn lọc/Danh sách#Các bài đã từng là bài viết chọn lọc, vì về cơ bản các ý kiến ở trên là đồng thuận với từ "rút sao" đã chọn. Việt Hà (thảo luận) 11:35, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về dẫn chứng trong các bài chọn lọc sửa

Sorry hơi lạc đề 1 chút nhưng có ai có thể cho tôi biết tại sao lúc trước có 1 số bài như Pyotr Đại đế hay xe tăng được bầu làm bài chọn lọc mà nó hầu như chẳng có tẹo dẫn chứng nào??? Vậy làm sao mà tin bài viết được?Panzerschreck (thảo luận) 02:06, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đó là xu hướng tiến bộ: trước đây ít bài, tiêu chí chọn lọc thấp, quy trình chọn lọc thiếu chặt chẽ hơn. Bây giờ thì khác. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 02:45, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trạng thái của bài viết M134 sửa

Tôi thấy bài này vẫn trong biểu quyết, nhưng trông vào phần đề cử không thành công tháng 5/2008 thì thấy tên bài này. Đề nghị các quản lý giải thích giúp về việc này. Tran Quoc123 (thảo luận) 15:15, ngày 24 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wiki không có quản lý, chỉ có bảo quản viên. Bài M134 từng được đề cử một lần rồi chính người đề cử xin rút phiếu, vì vậy nó có mặt trong danh sách đề cử không thành công. Mời xem lịch sử đề cửrút phiếu. RBD (thảo luận) 15:26, ngày 24 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời


Biểu quyết rút sao chọn lọc sửa

Nhiều biểu quyết đã diễn ra trong thời gian khá lâu với số phiếu đồng ý rút sao áp đảo, vậy sao vẫn chưa thấy rút? :-/. Các bảo quản viên làm ơn tiến hành việc rút sao. Tran Quoc123 (thảo luận) 05:38, ngày 11 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tuần tới sửa

Bái sắp tới sẽ là bài gì mọi người ơi..................... 118.71.181.118 (thảo luận) 16:35, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chuyển đến Thảo luận Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2008/Tuần 48--Paris (thảo luận) 19:48, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quan tâm chưa đúng mức sửa

Nói thực là tôi rất thất vọng qua việc bài Mozilla Firefox không nhận được sự quan tâm đúng mức. Tôi không tham gia viết bài này, và cũng không có vấn đề gì nếu một bài (nói chung) được gắn sao hay bị loại vì chưa đủ tiêu chuẩn. Nhưng tôi thất vọng vì việc một bài được đưa lên cả tháng, mà không nhận được bất kỳ phản hồi nào, dù là ủng hộ hay phản đối. Trong khi số bài chất lượng tốt còn ít, số bài chọn lọc không nhiều, và nói chính xác ra là một đống bài chọn lọc, nhất là nhiều bài từ trước 2008 đáng phải rút sao, thì việc hờ hững với một bài tương đối "tròn trịa" là rất khó chấp nhận được. Mong các bạn lưu ý đừng để những việc như trên tiếp tục xảy ra, theo tôi là rất đáng buồn, làm nản lòng những người có tâm huyết hoàn thiện bài viết Rotceh (thảo luận) 05:57, ngày 3 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề cử thành công đôi khi cần cả yếu tố may mắn nữa. Một bài viết quan trọng chưa chắc thu hút bằng một bài viết có đề tài thú vị. So sánh với các bài cũ thì quả thực Mozilla Firefox tốt hơn nhiều, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn hiện thời. Vì đây là wiki nên Mozilla Firefox “bị đối sử thiếu công bằng”. Nhưng cũng vì đây là wiki nên tương lại bài có thể sẽ được gắn sao.--Paris (thảo luận) 08:35, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi không bỏ phiếu cho nó vì cảm thấy rằng nó hơi sơ lược và nội dung còn chưa đầy đủ. Và quả so với bài chọn lọc bên en.wiki thì còn thiếu nhiều. Adia (thảo luận) 01:54, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tăng phiếu đồng ý sửa

Tôi đề nghị tăng số phiếu đồng ý tối thiểu từ 3 lên 5 vì 3 phiếu thì hơi ít vì bài chọn lọc thường dài hoặc rất dài, chỉ 3 người đọc thì vẫn dễ để lọt lỗi. GV (thảo luận) 14:32, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bác. Nhưng quan trọng là các thành viên khác bên cạnh WP:XB cũng nên tập trung hơn vào xem xét các bài chọn lọc. Hai hoạt động này phải song song với nhau mới đảm bảo chất lượng và tính hấp dẫn của WPTV. Adia (thảo luận) 09:51, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đã đề nghị với Paris trong tuần vừa rồi. Một số bài chọn lọc gần đây chất lượng không cao hay rất chênh lệch. Dung005 (thảo luận) 09:56, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo tôi thì chỉ nên tăng lên 4 vì 5 phiếu là hơi nhiều quá. Sẽ có trường hợp những bài thực sự tốt nhưng không nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và nếu để lọt như vậy thì quả là đáng tiếc. Theo dõi quá trình chọn BVCL thời gian gần đây thì thấy rằng có bài rất được mọi người để ý nhưng cũng có bài chẳng được ai ngó tới.  NAD   thảo luận  10:28, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tăng số phiếu nhưng nếu thành viên chỉ bỏ phiếu cho có cũng không cải tiến được tình hình, cứ thấy bài dài là nhắm mắt bỏ phiếu, không cần quan tâm đến vấn đề thuật ngữ, chính tả, cách hành văn, cách dịch... Có lẽ cần phải yêu cầu mỗi thành viên bỏ phiếu đánh giá chi tiết từng tiêu chí như trong Wikipedia:Tiêu_chuẩn_bài_viết_chọn_lọc. Đơn cử như bài Washington DC đang đượcc gắn sao mà vẫn còn sạn (cách hành văn không thuần Việt, tên riêng dịch sang tiếng Việt). Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 11:06, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với Nguyễn Thanh Quang. GV (thảo luận) 11:29, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý tăng số phiếu   Đồng ý tối thiểu, 4 hoặc có thể 5 chứ không nên cao hơn. Lý do như NAD 0108 đã nêu. Một điều nữa là ngay khi đề cử, người đề cử cần phải đánh giá chi tiết hơn về bài viết. Có thể tạo một tiêu bản để việc này dễ dàng cho mọi người. Ví dụ {{Để cử FA|Hoàn chỉnh=OK|Chính xác=OK|Ổn định=OK|Trung lập=OK|Văn phong=OK|Trình bày=OK?}}, kết quả sẽ là:

Hoàn chỉnh:  . Chính xác:  . Ổn định:  . Trung lập:  . Văn phong:  . Trình bày:  .

Một bài viết khi đề cử có thể không hoàn hảo ngay và đề cử là cách để các thành viên tập trung cùng hoàn thiện bài. Nhưng nếu không đạt được trên 3 tiêu chuẩn, đề cử có thể bị đóng sớm.--Paris (thảo luận) 19:57, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý tăng số phiếu lên   Đồng ý 4 hoặc 5. Tôi không biết việc thống nhất bài viết CL với số phiếu đồng ý là 3 đưa ra cách đây lâu chưa, vào lúc đó số thành viên tham dự là bao nhiêu so với bây giờ. Thêm nữa, trong trường hợp người nhận xét chưa đồng ý điểm nào thì đề nghị cho ý kiến tại trang thảo luận của bài viết để các thành viên cùng tham khảo và chỉnh sửa (nếu cần). Tôi đưa ra đề xuất này nhưng cũng đã nghĩ rằng nó có hơi phức tạp hoặc đòi hỏi hơi nhiều ở người nhận xét hay không, vì nếu vậy họ sẽ ngại nhận xét khi bỏ phiếu. Tranletuhan (thảo luận) 13:04, ngày 14 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các bài triển vọng sửa

Có thể thiết lập mục các bài có triển vọng làm thành bài chọn lọc được không, ví dụ như bài Hà Nội, Trái Đất, Việt Nam đều là các bài có thể bổ sung làm FA? 222.252.8.34 (thảo luận) 10:44, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nói như bác thì bài quái nào chẳng có khả năng. Hà Nội còn chất lượng, chứ Việt NamTrái Đất quá tệ. Dù sao Trái Đất bên tiếng Anh đã gắn sao, nhờ mấy đồng chí Tranletuhan, Orrmaster bổ sung là được. Còn bài Việt Nam, còn khướt nhé. Wiki tiếng Việt có mấy người có khả năng viết tốt đâu.--203.160.1.56 (thảo luận) 12:52, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tuần sau sửa

Bài tuần sau là gì thế các bác. Đừng cho em ăn món vệ tinh sao Thổ nữa nhé!--222.254.70.87 (thảo luận) 13:19, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang dự án “Bài viết chọn lọc/1”.