Thảo luận Wikipedia:Bài viết chọn lọc/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 | Lưu 3 |
Chất lượng các bài chọn lọc hiện tại
Các bài viết chọn lọc hiện nay đang xuống cấp quá trầm trọng (các bài chọn lọc từ thời kì đầu Wikipedia như Iceland, Cộng hòa Séc có quá ít nguồn và định dạng nguồn cũng không tốt, hay như Paris có quá nhiều nguồn chết). Mong các thành viên hãy nâng cấp các bài chọn lọc cũ từ thời kì đầu Wikipedia. Trnhgduoc2222 (thảo luận) 07:45, ngày 2 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Thỉnh cầu bài viết chọn lọc
Đã có thỉnh cầu bài viết thì cũng nên có thỉnh cầu bài viết chọn lọc chứ nhỉ. Bác nào viết bài Huế cái thì tốt quá (tháng sau em tới đó chơi:D).--123.17.177.55 (thảo luận) 10:36, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Nhận xét của thành viên vô danh
Hiện chưa có quy định chính thức về phiếu của thành viên vô danh khi đề cử bài viết chọn lọc. Vì vậy tôi đề nghị thêm hai điểm:
- Thành viên vô danh có quyền đề cử. Lý do vì ai cũng có thể phát hiện một bài chất lượng tốt và có quyền mời mọi người cùng nhận xét.
- Những ý kiến có giá trị khi kết luận đề cử phải của "thành viên có tài khoản ít nhất 1 tuần, có 10 sửa đổi trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu". Quy định này tôi chép lại từ Wikipedia:Biểu quyết xoá bài.
Mong mọi người cho ý kiến.--Paris (thảo luận) 14:37, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Theo tôi thành viên vô danh chỉ nên đề cử mà không nên có quyền bỏ phiếu203.162.3.169 (thảo luận) 14:43, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Ý đầu thì tôi đồng ý, nhưng ý thứ hai thì có lẽ không cần thiết lắm. Nói chung hạn chế thành viên bỏ phiếu cũng được, nhưng nó chỉ phù hợp với dạng biểu quyết như WP:BQXB. Còn với những nơi cần sự đồng thuận như BVCL thì hạn chế cũng không có nhiều hiệu quả, các ý kiến không phù hợp có thể được đồng thuận sửa đổi và bỏ đi khi tổng kết. Adia (thảo luận) 15:57, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Điều này cần thiết vì hiện nay mỗi đề cử cần tối thiếu ba phiếu đồng ý để thành công. Nếu các ý kiến vô danh có giá trị thì con số ba này sẽ mất ý nghĩa (trong trường hợp một ai đấy cố tình dùng IP làm sai lệch kết quả đề cử).--Paris (thảo luận) 16:08, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Yêu cầu bài viết
Tuần sau tôi xin yêu cầu bài chọn lọc là bài Hà Nội. 113.22.32.48 (thảo luận) 02:35, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Mời bạn tham khảo thủ tục ứng cử. Bài Hà Nội đã được đem ra ứng cử hai lần nhưng đã bị thất bại. NHD (thảo luận) 12:55, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Trường hợp có thể xảy ra
Trong trường hợp sang tuần sau mà vẫn chưa nhất trí, hoặc nói chung là nếu có một dịp nào đó đến hạn mà các thành viên vẫn chưa nhất trí thì làm thế nào? 222.252.8.34 (thảo luận) 03:23, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Thì tiếp tục dùng bài viết được chọn lọc vào tuần trước đó. NHD (thảo luận) 03:26, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Ứng cử
Lần sau nhất định phải chọn bài Hà Nội, không thì... thôi. Miketh1 (thảo luận)
Hà Nội
Bài Hà Nội có gì đặc biệt mà làm chọn lọc hai tuần liền? Wikipedia tiếng Việt hết bài rồi ư? 123.30.12.94 (thảo luận) 17:50, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Vì chưa có bài nào khác được chọn lọc. NHD (thảo luận) 21:00, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Chọn bài mới đi. Hai bài Thư viện Quốc gia Pháp và Ozu Yasujirō quá tốt, sớm tý cũng được chứ sao.--203.160.1.56 (thảo luận) 21:48, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Hai bài này mới được ra ứng cử chưa đầy một tuần. Phải đợi ít nhất hai tuần sau khi ứng cử mới có thể chọn. NHD (thảo luận) 21:54, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Ừ thì quy định thế, nhưng làm khác một chút cũng có chết ai. Tôi nhớ cũng mấy lần có bài chưa đến 2 tuần đã xong. Chính ra bài khác thì không sao, chứ bài Hà Nội nằm hai tuần lại thấy thế nào. Chắc tôi nhảy cảm quá.--203.160.1.56 (thảo luận) 21:59, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Nếu bạn chỉ được một tiền lệ này thì tôi sẽ "lách luật" một lần. NHD (thảo luận) 22:01, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Hứa rồi đấy nhé. Ví dụ bài Di truyền học, đề cử ngày 9, ngày 20 đã xong, có ai phản đối gì đâu.--203.160.1.56 (thảo luận) 22:09, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Emma Watson, vì quá ngán các bài vệ tinh, cũng được thành công sớm để thay. Đủ chưa?--203.160.1.56 (thảo luận) 22:10, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Tuần tới
Nhầm lẫn gì chăng, bài Ozu Yasujirō đã là chọn lọc tuần này rồi mà, sao thấy giới thiệu tuần tới vẫn y vậy??? --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 14:35, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Vì không có bài nào mới thành công nên chúng ta tiếp tục dùng bài tuần trước đó.--Paris (thảo luận) 14:36, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Mấy bài đang đề cử thấy có ai thèm để ý đâu, toàn là vào góp ý kiến thôi. Mà những người vào góp ý kiến cũng vỏn vẹn 3,4 người. Chắc đang lo bút chiến ở đâu nhỉ?--203.162.3.167 (thảo luận) 15:37, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Vẫn chưa có bài mới thì tuần sau lại Ozu Yasujirō à?--203.160.1.56 (thảo luận) 03:43, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Mấy bài đang đề cử thấy có ai thèm để ý đâu, toàn là vào góp ý kiến thôi. Mà những người vào góp ý kiến cũng vỏn vẹn 3,4 người. Chắc đang lo bút chiến ở đâu nhỉ?--203.162.3.167 (thảo luận) 15:37, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Bóng đá là bài chọn lọc từ lâu rồi (5 đến 11 tháng 1 năm 2009), sao bây giờ lại dùng lại làm BVCL cho 3 tuần tới? Newone (thảo luận) 02:59, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Bỏ phiếu cho vui?
Gần đây số lượng bài chọn lọc ở wiki tiếng Việt giảm, nhưng đề nghị mọi người đã bỏ phiếu là phải thực sự nghiêm túc, tránh tình trạng "bỏ phiếu cho vui" (và cả "đề cử cho vui") như hiện nay. Đã bỏ phiếu có nghĩa là phải đọc kỹ bài, chứ cứ nhìn thấy bài dài, (có vẻ) dẫn chứng đầy đủ là Đồng ý luôn với những câu nhận xét rất vô thưởng vô phạt như "Bài tốt", "Bài tốt đấy chứ?", "Có nhiều người ủng hộ thì tôi thêm một phiếu" là không thể chấp nhận được, người viết đã mất công viết thì người đọc (để bỏ phiếu) cũng nên mất công đọc để tỏ sự tôn trọng với người viết và cộng đồng. GV (thảo luận) 16:51, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Hix, dạo này tôi bận quá nên không lên được. Bác GV chuyển đi đâu đột ngột vậy. Tôi rất rất không muốn bác rời wiki (nếu bác rời thực thì là một mất mát quá lớn với wiki, khi wiki chưa ai có thể viết những bài hay về điện ảnh và nghệ thuật như bác). Hy vọng một ngày bác sớm quay trở lại. Adia (thảo luận) 13:26, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Tuần tới: Bóng đá
Tại sao tuần tới lại là bóng đá? 118.71.49.212 (thảo luận) 15:24, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Chắc hệ thống vẫn còn lưu luyến năm 2009 (bài đó đăng vào tuần thứ 1 của năm 2009 giống như bây giờ), để sang năm 2010 coi nó có tự động chuyển đổi không, nếu không chuyển đổi thì các BQV/thành viên sẽ can thiệp. Cứ yêu tâm (tôi cũng có thắc mắc giống bạn!).--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 15:59, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Đa dạng hóa bài chọn lọc
Sao tôi thấy toàn là bài chọn lọc về vũ khí hoặc chiến tranh không vậy? Lâu lâu vừa rồi mới thấy có bài về cầu thủ bóng đá là khác. Đề nghị đa dạng hóa đề tài. Định quân phiệt hóa wiki hay sao? Abcvn123 (thảo luận) 14:27, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tuần 9/2010
Bài viết chọn lọc tuần 9 nên ưu tiên bài "Giáo dục Việt Nam Cộng hòa" (nếu không gì làm chậm trễ) thay vì bài về chiến tranh Trận Hà Lan.--Tranletuhan (thảo luận) 02:08, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Tháng 3/2010
"Wiki bao giờ đẹp thế này chăng?" Xin chúc mừng Wiki tháng 3 này có nhiều bài chọn lọc như vầy! Tuy nhiên, có hơi vội vã quá chăng?????????????????
Tuần 13 và 14
Xem ra bài Trận chiến đông Solomon sẽ sớm được gắn sao, và bài Khánh Hòa nên đóng biểu quyết. Đề nghị chuyển nội dung bài Titan (tuần 14) lùi về một tuần để ưu tiên cho bài Chiến dịch Mãn Châu (tuần 13), nhằm giãn cách đưa bài chiến tranh liên tiếp.--Tranletuhan (thảo luận) 04:51, ngày 23 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Chính tả
Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc
- Tuần tới: Chiến dịch Sao Thiên Vương
Làm sao để bỏ bớt khoảng cách trước dấu hai chấm này đi được nhỉ? Hình như hôm trước thành viên Tân đã làm một lần tương tự rồi? Newone (thảo luận) 02:21, ngày 28 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tuần 27 & 28
Vẫn chưa có bài CL nào mới ư? Newone (thảo luận) 04:51, ngày 5 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Có sao không<
Bài chọn lọc tuần từ 7-6 đến 13-6
Hiện wiki chúng ta chưa có bài chọn lọc nào sau bài Chiến dịch Sao Thiên Vương. Mà tuần này rơi đúng vào khai mạc World Cup 2010 nên tôi đề nghị để bài Bóng đá vào mục bài viết chọn lọc trong tuần.--Prof MK (thảo luận) 15:27, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Độ dài bài chọn lọc
Hay lắm! Tôi vẫn theo dõi những thảo luận của các bạn. Chúng ta nên cố gắng tránh công kích cá nhân (hãy dữ hòa khí), trên tinh thần xây dựng. Không tránh né, ta cứ góp ý chân thành theo suy nghĩ của mình để cộng đồng Wiki của chúng ta tìm ra cách viết khoa học nhất. Trong thời gian qua, có những bài mất sao thì tôi lại nghĩ là được viết rất khoa học, thông tin đáp ứng đủ nhu cầu của người đọc. Nhiều bài được bỏ phiếu chọn lọc, tôi lại thấy không đạt. Nhưng biết làm thế nào được, người xưa nói: Văn mình... mà, mình nghĩ như thế thôi chứ chưa chắc mình đã đúng. Tôi muốn cộng đồng chúng ta cùng thảo luận về vấn đề này và tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến: Bài chọn lọc chỉ trên dưới 50KB thôi, hãy cố đưa những thông tin mà ta cho là "đắt" nhất trong chủ đề đó, nếu dài quá ta viết tách riêng ra bài khác. Vì người lập phần mềm cũng có nhắc nhở điều đó rồi. Mong mọi người cùng thảo luận. --Duyphuong (thảo luận) 04:18, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Bài chọn lọc chỉ trên dưới 50KB? Duyphuong nói cứ như làm toán vậy. Mỗi bài có một nội dung riêng, tùy thuộc quy mô và tính chất của nội dung đó quyết định độ dài của bài. Chẳng lẽ bây giờ muốn một bài là chọn lọc thì người viết phải cố gò mình viết đến giới hạn nào đó rồi thôi mặc dù vẫn còn thông tin hữu ích chưa dùng đến?FateAverruncus (thảo luận) 06:39, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Đúng là nó như làm toán đấy! Bạn có một kho thông tin, bạn muốn đưa thông tin đó đến với mọi người một cách khoa học nhất thì bạn phải tính toán để biên tập theo tiêu chuẩn đã được quy định trong Wiki mà tôi thấy là rất khoa học khi được Taza dẫn ra dưới đây. --Duyphuong (thảo luận) 16:33, ngày 6 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Tôi đồng ý là viết văn thì cần phải tính toán, lập kế hoạch nhưng văn không phải là toán nên không thể dùng một cái khuôn làm từ những tiêu chuẩn, con số toán học cứng nhắc để dập vào đó được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:43, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Tôi nghiêng về phía Vônga. Tùy chủ đề, tùy nội dung,... mà bài chọn lọc có thể có dung lượng khác nhau, không thể dập cái khuôn 50 KB cho tất cả các bài được. Đồng ý là bài viết phải gọn gàng, lời ít ý nhiều, không luộm thuộm rườm rà, nhưng cực đoan đến mức bỏ thông tin hữu ích thì không hay tí nào. Không thể dùng con số bao nhiêu KB để đánh giá bài ấy có luộm thuộm hay rườm rà hay không. Đồng thời, nếu đó là một chủ đề anh quan tâm thì 1 cuốn sách 1000 trang anh cũng đọc cho kỳ hết, còn nếu anh không quan tâm thì 1 trang anh cũng không thèm đọc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:54, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Theo tôi thì bài chọn lọc cỡ trên dưới 100 KB là hợp lý hơn, 50 KB thì ngắn quá, khó đủ ý được, mà 150 KB trở lên thì dài, đọc rất ngại. GV (thảo luận) 06:55, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Tôi sẽ cố gắng tìm và lược bớt những chi tiết nào có thể, nhưng chắc không thể rút xuống 100KB được.FateAverruncus (thảo luận) 07:30, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Theo tôi, quan trọng là chất lượng. Bài viết chọn lọc không nên quá dài (khủng khiếp như Friedrich II của Phổ 430K và hơn 600 chú thích! chưa rõ có mấy người đọc kĩ được hết), cũng không nên quá ngắn. Nhìn vào bài Phố cổ Hội An tuần tới, có thể thấy một bài không cần tới 100K nếu đủ chất lượng vẫn có thể là bài chọn lọc.
- Những bài liên quan đến bài này rất ngắn và ko ra đâu vào đâu, vì thế tách ra đã hợp lý!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:51, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Đúng là tùy từng lĩnh vực sẽ có độ dài ngắn khác nhau. Nhưng một bài quá dài sẽ khiến ít người có thể tham gia bình xét hơn (đơn giản vì không phải ai cũng dư thừa thời gian). Tôi ủng hộ quan điểm của GV, nhưng mở rộng biên độ hơn, khoảng từ 70-120K là hợp lý. Những bài dài hơn, nên khuyến khích tách nhỏ từng chủ đề chi tiết hơn. Đương nhiên sẽ có những "ngoại lệ" cần ý kiến của cộng đồng, vì đặc thù nào đó.--Trungda (thảo luận) 08:47, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý hoàn toàn với Trungda!
- Theo tôi, quan trọng là chất lượng. Bài viết chọn lọc không nên quá dài (khủng khiếp như Friedrich II của Phổ 430K và hơn 600 chú thích! chưa rõ có mấy người đọc kĩ được hết), cũng không nên quá ngắn. Nhìn vào bài Phố cổ Hội An tuần tới, có thể thấy một bài không cần tới 100K nếu đủ chất lượng vẫn có thể là bài chọn lọc.
- Về chuyện dộ dài bài viết, Wiki đã có hướng dẫn cụ thể, không cần phải thảo luận nhiều làm gì. Trong bài đã có hướng dẫn rằng
- A rule of thumb
- Some useful rules of thumb for splitting articles, and combining small pages:
- Readable prose size What to do
- > 100 KB Almost certainly should be divided
- > 60 KB Probably should be divided (although the scope of a topic can sometimes justify the added reading time)
- > 40 KB May need to be divided (likelihood goes up with size)
- Những hướng dẫn trong bài này nên được sử dụng làm tiêu chuẩn. Taza (thảo luận) 10:19, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Đã có hướng dẫn cụ thể rồi, nhưng xu thế gần đây mọi người cứ viết dài dần ra, vì thế nên chúng ta cần thảo luận để cùng thống nhất khi tư duy viết bài.
- Tôi đồng ý với bạn là: Mỗi bài có một nội dung riêng, tùy thuộc quy mô và tính chất của nội dung đó quyết định độ dài của bài. Tôi cũng đồng ý bài chọn lọc có thể có dung lượng khác nhau, không thể dập cái khuôn 50 KB cho tất cả các bài được. Tôi dẫn lại lời bạn IP nói trong thảo luận trận chiến nước Pháp: Vì sao phải có thể loại? Vì sao phải có liên kết trong? Vì sao phải có mục xem thêm? Vì sao có tiêu bản {{Chính}}? Vì để có thể đáp ứng được tất cả các loại người đọc. Người quan tâm ít đọc phần giới thiệu. Người quan tâm vừa đọc cả bài không dài. Người quan tâm sâu sắc đoc vào cả các liên kết, các xem thêm, các bài chính, các bài cùng thể loại. Cái này trong phương pháp chuyển giao tri thức gọi là phương pháp vòng xoáy, vừa có sự lặp lại vừa có sự thâm sâu dần dần. Tôi đã nói rằng viết giống như viết sách giáo khoa là vì thế. Học sinh cấp II học Lịch sử Pháp ngắn gọn. Lên cấp III cũng lại học lại lịch sử Pháp nhưng chi tiết hơn. Vị nào say mê vào đại học ngành sử sẽ học cả hàng chục tiết về lịch sử Pháp. Đó là cách viết sách giáo khoa, có cả một hệ thống sách cho tất cả các loại đối tượng. Viết một lúc dài loằng ngoằng thì chỉ có lại người thứ ba đọc, không có tác dụng hiệu quả phục vụ hai đối tượng đầu. Bách khoa toàn thư hướng đến phục vụ đủ loại đọc giả thì mới tốt. Góp ý không phải vì tôi hay vì người viết. Góp ý là nhằm để có Bách khoa toàn thư đại chúng. Viết bài cho wikipedia nên tâm niệm việc viết cho đọc giả muốn đọc hơn là viết cho người khác thấy sợ đọc mặc dù muốn tìm hiểu. --222.252.119.52 (thảo luận) 02:22, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC). Nhưng dài trên 100KB đến 150KB thì dài quá, ta có thể tách bài. --Duyphuong (thảo luận) 11:49, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Theo tôi thì bài dài bao nhiêu cũng được cho dù nó dài tới 1000Kb đi chăng nhưng các chi tiết liên kết với nhau không lan man trật đề là được. Tuy nhiên bài từ 200Kb trở lên thì có thể bắt đầu có dấu hiệu trật đề hay có một chủ đề khác đang nằm trong nó, khi đó mới sẽ xét là các phần trong bài xem có thể cắt ra thành bài mới được không chứ cố gắng cô đọng quá sẽ có người chẳng hiểu đang nói về cái gì.Tnt1984 (thảo luận) 16:11, ngày 6 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Tôi muốn các thành viên đều cho chính kiến riêng của mình, các bạn nói ra hết những suy nghĩ thực của mình về định hướng tư duy viết bài. --Duyphuong (thảo luận) 16:44, ngày 6 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Viết là cách truyền đạt thông tin. Mà truyền đạt thì cần để người khác đọc và hiểu. Viết quá ngắn làm người đọc không hiểu là hỏng. Viết dài quá thành người ta sợ đọc cũng hỏng. Thế nhưng ông bà nói văn là người, tôi ngẫm không sai. Ai từng cầm bút, tự quan sát cách viết của mình ắt biết. Thuở đầu tiên, tôi cũng viết dài, bằng những từ bóng bẩy. Rồi dần dà học cách viết vừa phải. Rồi đến bước nữa mới hiểu giá trị của sự súc tích.
- Nên nói yêu cầu súc tích là thừa. Điều chúng ta đối thoại ở đây là có một con số nào cho sự súc tích trên wiki hay không. Với tôi, mặc dù đã đọc qua Article size nhưng tôi chỉ mới tập cách tuân thủ. Những bài đầu, tôi cố gắng thu ngắn bằng mọi cách, luôn xem mỗi thông tin có cần hay không, thông tin đó cần tới độ sâu chi tiết mức nào thì vừa, thậm chí cố gắng gộp càng nhiều thông tin vào trong một câu càng tốt. Nhưng như bài Tác chiến chiều sâu, thì nỗ lực của tôi cũng chỉ thu ngắn tới 76KB.
- Khi sửa bài Chiến dịch Mãn Châu (1945), nguyên bản trên 150KB, tôi giảm xuống được 125KB. Nhưng vì bài hiện tại vừa nói chuyện chiến dịch - tức các hoạt động quân sự, lại vừa nói chuyện chiến tranh - tức cả các nội dung về ngoại giao và chính trị kèm theo. Nên tôi dự tính chuyển các nội dung ngoại giao - chính trị sang 2 bài mới, Chiến tranh Xô - Nhật (1945) và Sự đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản, dành không gian bài Chiến dịch Mãn Châu (1945) chủ yếu cho các hoạt động quân sự, thì tôi chắc chắn có thể giảm xuống dưới 100KB. Khi viết xong các bài con ở cấp chiến thuật - tức các trận đánh của chiến dịch - thì tôi nghĩ có thể giảm xuống thấp hơn nữa.
- Với vài kinh nghiệm trong mảng bài chiến tranh và lý luận quân sự, tôi cho rằng con số súc tích hợp lý đâu đó khoảng 70KB. Đương nhiên, tôi không phản đối nếu một bạn nào đó, vốn có nhiều đóng góp trong mảng bài phức tạp hơn, đưa ra một con số khác. Tuy nhiên, tôi hy vọng chúng ta có một con số súc tích được đồng thuận, bởi lẽ số đông bạn đọc - trên phương diện thống kê - cũng đâu đó có một con số hứng thú theo dõi. Taza (thảo luận) 18:06, ngày 6 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Tôi thì tôi không có kinh nghiệm gì trong những việc này cả, tuy nhiên tôi cho rằng việc xác định "con số súc tích" ở đâu là một vấn đề hết sức không tưởng. Vì tùy bài, tùy nội dung, tùy chủ đề,... mà bài có thể dài ngắn khác nhau, chúng ta không thể áp một cái khuôn bao nhiêu đó kB vào tất cả được. Đồng ý viết bài phải viết súc tích nhưng cái súc tích ấy là một vấn đề định tính chứ không phải định lượng, không thể phán khơi khơi là viết 100 chữ là súc tích hay viết 10000 chữ là không súc tích. Vì vậy thay vì ngồi tranh cãi về cái khuôn không tưởng ấy thì ta tập trung thì giờ đó vào việc cô đặc thông tin trong các bài bị mọi người đánh giá "rườm rà", thế tốt hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:16, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Hiện nay một số thành viên có xu hướng viết dài, nên chúng ta cùng thảo luận xem có nên viết dài không. Việc xác định con số súc tích là khó và có lẽ là không làm được với một nguồn mở như thế này, nhưng những định hướng cho việc tư duy viết bài thì đã có, và tôi thấy là rất khoa học, mong mọi thành viên cùng áp dụng theo tiêu chí này, để viết bài và để kết hợp với các yếu tố khác bỏ phiếu cho bài chọn lọc:
- Một bài dài dưới 40KB thì chưa nghĩ đến việc tách bài
- Nếu bài đang viết mà đã dài trên 40KB, Ta nên tách bài ra
- Nếu bài đang viết đã lên tới trên 60KB, Thì nên tìm cách tách ra, không nên nhồi tiếp vào
- Nếu bài đang viết đã trên 100KB, thì nên chia nhỏ ra làm các bài khác, không nên viết gộp tiếp vào bài đó nữa (nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ)
Như vậy một bài chuẩn mực chỉ với 40KB, nhưng các bạn vẫn có thể viết lên gấp 3 lần như thế với đặc thù thông tin của từng bài một. Tôi nhắc lại là tôi thấy nó rất khoa học, mong các bạn cho ý kiến. --Duyphuong (thảo luận) 10:40, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Nếu làm như thế thì chẳng khác gì băm nát đề tài nếu muốn đọc phần nào phải chạy vô bài của phần đó làm mất hứng (không biết người khác nghĩ sao chứ tôi thì thấy mất hứng đọc vì đang đọc ngon lành phải nhảy sang trang khác). Thử bài viết Sao xem có ai biết nên cắt khúc nào ra mà không làm ảnh hưởng đến độ truyền đạt không? Hay bài Vi khuẩn cổ biết chỗ nào để cắt? Ai có chuyên môn vào một lĩnh vực nào đó cùng lúc giỏi văn để viết súc tích? Thế nào là súc tích (hy vọng là không phải dùng các từ chuyên môn vốn dùng để tả một lượng lớn thông tin ít ai hiểu)? Cần trả lời được các câu hỏi đó trước rồi hãy bàn đến chuyện cắt xén các bài.Tnt1984 (thảo luận) 11:26, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Quên mất một việc không biết có ai để ý không đó là tiêu chuẩn bên tiếng Anh là không dấu còn tiếng Việt là có dấu chính nó làm dung lượng lớn ra gần gấp đôi bài dịch.Tnt1984 (thảo luận) 12:00, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Tôi vẫn cho rằng không thể đơn thuần dựa vào số kB để xác định một bài viết có dài dòng luộm thuộm hay không mà chỉ có cách đọc bài, nhìn cách hành văn trong bài mới biết được; rõ ràng dài dòng hay súc tích là những yếu tố định tính chứ không phải định lượng. Vì vậy, cách làm các bài viết trên wikipedia trở nên hàm súc, cô đọng, hấp dẫn là mọi người tham gia góp ý, chỉnh sửa những chỗ nào quá dài dòng luộm thuộm; đồng thời những người viết có kinh nghiệm sẽ bổ túc kinh nghiệm cho những người viết ít kinh nghiệm. Chứ đề ra một mẫu số chung cho tất cả các bài thì e khó khả thi và cũng không giải quyết được vấn đề. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:29, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Lần này nhất trí với Khov:) -- ClanKeytalk-butions 12:26, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- @Duyphuong và Tazadeperla: giả sử như ta có 1 cuốn sách giáo khoa, sẽ hay hơn nếu ta ghi toàn bộ nội dung có trong sách giáo khoa vào WP thay vì đưa những đoạn "ghi nhớ" hoặc giáo viên cho "gạch chân" để học thuộc lòng! Tuy nhiên, sách giáo khoa thường thiên về 1 xã hội, một giai đoạn lịch sử, v.v... hơn là 1 nhân vật, vì vậy nên cân nhắc khi quá dài các bài viết về nhân vật!
- Tiếp: Đồng nghĩa, hãy để WP có nội dung phong phú, xứng đáng với 1 bách khoa toàn thư mở: ví dụ, viết Phan Đình Giót... sinh ra... Phan Đình Giót kháng chiến... Phan Đình GIót hy sinh... đặt tên đường theo tên Phan Đình Giót... thay vì chỉ kết thúc ở đoạn Phan Đình Giót hy sinh!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 12:51, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Ngoài cái nên viết là văn gọn nghĩa sâu, bên tiếng Anh người ta còn khuyến khích chỉ nên viết bài dài 32KB trở lại thôi, vì họ còn nghĩ đến những máy tính đời cũ cùng các phương tiện khác như điện thoại di động dễ dàng tải được. Các bạn nên cân nhắc! --Duyphuong (thảo luận) 17:50, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Trình bày kiến thức theo hệ thống
Cuộc tranh luận của chúng ta đến đây đã thống nhất ở một điểm: cần phải viết súc tích - theo tôi hiểu là phải tránh những thông tin thừa, chỉ chọn những thông tin đắt nhất. Tuy nhiên, trước khi quay trở lại con số súc tích, thì tôi muốn post lại đoạn thảo luận của thành viên IP 222.252.119.52
Vì sao phải có thể loại? Vì sao phải có liên kết trong? Vì sao phải có mục xem thêm? Vì sao có tiêu bản {{Chính}}? Vì để có thể đáp ứng được tất cả các loại người đọc. Người quan tâm ít đọc phần giới thiệu. Người quan tâm vừa đọc cả bài không dài. Người quan tâm sâu sắc đoc vào cả các liên kết, các xem thêm, các bài chính, các bài cùng thể loại. Cái này trong phương pháp chuyển giao tri thức gọi là phương pháp vòng xoáy, vừa có sự lặp lại vừa có sự thâm sâu dần dần. Tôi đã nói rằng viết giống như viết sách giáo khoa là vì thế. Học sinh cấp II học Lịch sử Pháp ngắn gọn. Lên cấp III cũng lại học lại lịch sử Pháp nhưng chi tiết hơn. Vị nào say mê vào đại học ngành sử sẽ học cả hàng chục tiết về lịch sử Pháp. Đó là cách viết sách giáo khoa, có cả một hệ thống sách cho tất cả các loại đối tượng. Viết một lúc dài loằng ngoằng thì chỉ có lại người thứ ba đọc, không có tác dụng hiệu quả phục vụ hai đối tượng đầu. Bách khoa toàn thư hướng đến phục vụ đủ loại đọc giả thì mới tốt. Góp ý không phải vì tôi hay vì người viết. Góp ý là nhằm để có Bách khoa toàn thư đại chúng. Viết bài cho wikipedia nên tâm niệm việc viết cho đọc giả muốn đọc hơn là viết cho người khác thấy sợ đọc mặc dù muốn tìm hiểu. --222.252.119.52 (thảo luận) 02:22, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Luận điểm mà tôi đánh giá cao ở đoạn post này là: Anh viết tốt chưa đủ - anh còn phải trình bày theo một hệ thống chuyển giao tri thức vòng xoáy. Wikipedia đã cung cấp cho chúng ta đầy đủ những công cụ này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần xem xét kỹ khái niệm hệ thống vòng xoáy để ứng dụng trong các bài viết của mình. Tôi cho rằng làm tốt điều này thì con số súc tích chỉ là một giá trị tham khảo thuần túy. Taza (thảo luận) 02:55, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Tôi thì cho rằng chúng ta thậm chí không cần con số ấy. Vì sao thì tôi đã nói phía trên rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:15, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Mời các bạn tham gia Dự án chiến tranh lạnh. Dự án này cũng có rất nhiều điều để nói, rất rất nhiều thông tin để dịch, để viết được những bài dài dằng dặc. Nhưng xin đừng thống kê tất cả các thông tin đó vào một bài cho nó hoành tráng theo kiểu đống dơm. --Gãi Ngứa (thảo luận) 05:41, ngày 10 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Cẩm nang văn phong
Ngoài chuyện dài ngắn, một điều quan trọng là có một số bài viết chọn lọc có vấn đề ngay từ tiểu mục dẫn. Tôi nghĩ cẩm nang viết tiểu mục dẫn tiếng Anh đã khá chi tiết, cần được dịch ra tiếng Việt để các thành viên cùng đối chiếu cách viết. Còn trong lúc chưa có bài dịch, cũng nên sử dụng cẩm nang này làm tiêu chuẩn. Taza (thảo luận) 10:10, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Taza có thể dẫn ra cụ thể một số bài viết chọn lọc có vấn đề ngay từ tiểu mục dẫn để mọi người tham khảo được không ? Cảm ơn Taza nhiều vì nhận xét này. Tôi nghĩ sắp tới chúng ta phải tập trung giải quyết vấn đề dịch cẩm nang này để định hướng cho các bài chọn lọc về sau.--Prof MK (thảo luận) 04:31, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Đơn cử là bài Chiến dịch Sao Thiên Vương. Tiểu mục dẫn của bài hàm chứa quá nhiều chi tiết, trái với tinh thần của cẩm nang viết tiểu mục dẫn là The lead section should briefly summarize the most important points covered in an article. Nếu viết tóm tắt, thì chỉ cần 3 đoạn cấu trúc như sau:
- Đoạn mở đầu: Giới thiệu chiến dịch, tên, địa điểm, thời gian, vị trí của chiến dịch trong tổng thể cuộc chiến.
- Đoạn giữa: Tóm gọn chiến dịch: sự dàn trải của quân lực khối Trục, cách Hồng quân tận dụng yếu điểm (vừa để vài TĐQ làm mồi giữ Stalingrad, vừa bí mật tập trung quân ở 2 cánh để đánh vào sườn của quân Đức do các đơn vị Hung - Ý giữ).
- Đoạn kết: Kết quả và vai trò của chiến dịch trong việc thay đổi chiều hướng của cuộc chiến tranh.
Tôi cho rằng trong khi viết tóm tắt, không nên đi sâu vào các chi tiết kiểu như Đến cuối tháng 5 năm 1942, mặc dù có trong tay tổng cộng 102 sư đoàn nhưng hai Cụm tập đoàn quân A và B vẫn không đủ quân để gây áp lực với quân đội Liên Xô. Cũng phải tránh các thông tin lặp, như Việc hoạch định chiến dịch Sao Thiên Vương được khởi xướng vào thượng tuần tháng 9 năm 1942 (ở đoạn mở đầu), Cuối tháng 9, những nét cơ bản nhất của kế hoạch này đã được hoàn thành với mật danh "Sao Thiên Vương" (đoạn 3). Taza (thảo luận) 10:12, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Khi đọc bài Kinh Dịch tôi thấy viết dài, có nhiều thông tin. Nhưng những thông tin ấy chỉ dành cho những người đã hiểu tương đối về Kinh Dịch, còn những người chưa có tí kiến thức nào về nó mà tìm đến Wiki mong hiểu khái quát mà đọc bài này thì chắc họ sẽ không hiểu được. Để biên tập lại thì mất nhiều công (mà đây lại là một bài chọn lọc) nên tôi chỉ viết thêm Những điều căn bản nhất. Sau đó theo dõi những bài được đưa vào đề cử chọn lọc đều có phong cách viết tương tự (theo đánh giá của tôi là mắc những lỗi tương tự). Tôi có ý định viết bài này vì thích nhiều câu nói của ông, trong đó có câu: tôi không đi tìm kiếm cái cảm giác thần phục của sinh viên đối với mình như một nhà hàn lâm mà tôi đang cố làm mới mình, làm sinh động hoá trí khôn của mình thông qua giao lưu với các bạn... . Vậy tất cả mọi người chúng ta cùng nói hết ra những suy nghĩ của mình để cùng viết bài tốt hơn. --Duyphuong (thảo luận) 11:50, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Tôi đọc tất cả các bài về policies & guidelines tiếng Anh, từ 5 pillars cho tới cẩm nang văn phong, đến các bài essays thì thấy en:Wiki có cấu trúc hệ thống chính sách - hướng dẫn đã được soạn rất kỹ lưỡng. Nhưng trong wiki tiếng Việt thì dịch rất sơ sài. Lẽ ra, đây là những điều căn bản nên được dịch ra trước, để các thành viên khỏi diễn dịch theo ý mình, đỡ công tranh luận. Taza (thảo luận) 14:52, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
@Taza:Xin lỗi tôi nói câu này hơi vô duyên và bất lịch sự, nhưng tôi cho rằng chúng ta không nên chêm tiếng Anh vào những câu văn tiếng Việt, trừ khi bất khả kháng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:59, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Bạn không có gì là bất lịch sự. Tôi xin lỗi vì việc viết như Việt Kiều nói. Taza (thảo luận) 15:13, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Nhân tiện đề cập về các bài chọn lọc (trong mảng chiến tranh), tôi nhận thấy còn có một điểm yếu nữa ở cấu trúc đoạn văn: do việc phân lớp thông tin không tốt, nên đang nói chuyện này lại quay sang nói chuyện khác, rồi quay lại nói tiếp chuyện trước đó, làm cho mạch văn bị gãy khúc. Taza (thảo luận) 15:43, ngày 9 tháng 9 năm 2010 (UTC)