Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định

Quy định mới sửa

Các quy định 7,8,9,10 mới được thêm vào ngày 18 tháng 1 năm 2013 sau khi đã sự thống nhất cao của cộng đồng tại biểu quyết.  TemplateExpert  Thảo luận 07:43, ngày 18 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Update thêm quy định về thời gian mang ra bỏ phiếu lần 2 và số lần bỏ phiếu xóa giữ là vô hạn cho đến khi bài được định đoạt. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn/B%E1%BB%95_sung_quy_%C4%91%E1%BB%8Bnh_bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt_x%C3%B3a_b%C3%A0i. Thành viên TGCV đã thêm.  TemplateExpert  Thảo luận 12:11, ngày 5 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nên cho điều phối viên quyền xóa bài theo kết quả biểu quyết để giúp đỡ thêm cho bảo quản viên.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 03:37, ngày 25 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

  Đồng ý Đồng ý với Alphama. Không chỉ xóa bài mà xử lý các biểu quyết đã hết hạn (đóng biểu quyết và xóa/giữ bài, thêm bản mẫu biểu quyết vào bài được giữ}.--Langtucodoc (thảo luận) 00:42, ngày 29 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Về lá phiếu, các quy định và quyết định đóng biểu quyết sửa

Sau 30 ngày các thành viên mở biểu quyết xóa bài tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài, tôi quyết định đóng các biểu quyết. Một số trường hợp tôi ghi “Giữ, sau 1 tháng không đủ phiếu xóa" (như tại Wikipedia:Biểu_quyết_xoá_bài#Đinh Miên Vũ [1]). Một số trường hợp tôi chỉ đơn thuần ghi “Giữ” (như tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo [2]). Tôi cũng dời tiêu bản biểu quyết trong các bài được giữ lại sau biểu quyết xóa bài thất bại. Bạn Alphama đã lùi sửa toàn bộ các thao tác này của tôi, lưu ý tôi trong các tóm tắt sửa đổi rằng “xem lại quy định”, đồng thời thảo luận trong trang thành viên của tôi với nội dung như sau:

Vì anh lâu chưa tham gia Wikipedia, nên chú ý cho khu vực này thay đổi quy định khá nhiều, cụ thể Bài viết có thể được đem ra biểu quyết cho tới khi phân định rõ kết quả xóa hay giữ. Thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết tối thiểu phải là 1 tháng. Bài viết chỉ tính phiếu giữ và xóa, không tính phiếu trắng, và phải biểu quyết cho đến khi nào phân định. Đây là quy định do cộng đồng đặt ra sau vài cuộc tranh cãi rất gay gắt. Mong chú ý (Thảo luận Thành viên:Viethavvh#Biểu quyết xóa bài [3]).

Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng để cộng đồng (và cá nhân tôi cũng Alphama) có thêm một cơ hội xem lại kỹ hơn các quy định, thảo luận về những chỗ bất hợp lý và sửa đổi quy định nếu cần, tôi đã giải trình một số điều tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo. Tuy nhiên dường như thảo luận này chưa thực sự tỏ tường câu chuyện, tôi thấy cần thiết đưa vào đây một số trao đổi khác với mong muốn Alphama và các bạn bớt chút thì giờ tham gia thảo luận, và góp ý cho tôi nếu tôi có thiếu sót.

Luận điểm 1: Bài viết có thể được đem ra biểu quyết cho tới khi phân định rõ kết quả xóa hay giữ. Thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết tối thiểu phải là 1 tháng., và câu ...và phải biểu quyết cho đến khi nào phân định.

Đây nguyên văn điều 6 của “quy định biểu quyết xóa bài”, về nguyên tắc cấu trúc văn bản luật nó đứng sau quy định trước đó (số 5) xét về độ quan trọng và trình tự. Điều 5 ghi rõ Thời gian biểu quyết ít nhất là 1 tuần, nhiều nhất 30 ngày. Bảo quản viên có trách nhiệm xử lí kết quả biểu quyết. Như vậy việc đóng biểu quyết và quyết định xóa hay không xóa (ko xóa tức là giữ chứ gì?) tối đa là sau 30 ngày (tôi thực hiện đóng biểu quyết sau khi đã hơn 30 ngày tính theo giờ). "Xử lý kết quả biểu quyết" thì phải thế nào: ghi kết quả, đóng biểu quyết bằng khung màu xanh (tôi cũng thực hiện đúng như vậy), một khung đề nghị bất cứ ai có ý kiến gì khác thì ghi ra ngoài khung, tôn trọng kết quả xử lý của người đã thực hiện xử lý kết quả biểu quyết (tiếc rằng Alphama và 117.6.64.175 đều viết vào trong khung mà tôi đã đóng). Xử lý kết quả biểu quyết còn là thế nào nữa, tại "Chi tiết quy định biểu quyết xóa bài" Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định#Quy định biểu quyết xóa bài ghi nếu đề nghị xóa không thành công, bài viết phải được hồi lại trạng thái cũ. Khi đó mọi thành viên có thể làm những việc này: kết thúc biểu quyết, gỡ thông báo có liên quan đến biểu quyết ở bài viết (tôi gỡ các thông báo liên quan đến biểu quyết ở các bài viết sau khi đóng biểu quyết, thì bạn Alphama đã revent toàn bộ thao tác của tôi).
Giờ xin nói về điều 6. Nếu để câu chữ như hiện thời, điều 6 dường như hơi mơ hồ về ý mà điều muốn truyền tải, và phần nào dường như mâu thuẫn với điều 5 nói trên kể cả khi đã sử dụng từ có thể để làm uyển chuyển ý trong câu. Tuy nhiên thực tế ko hoàn toàn như vậy, phân tích kỹ về ngôn từ cho thấy điều 6 hàm nghĩa “bài viết nếu không thể xóa vì biểu quyết xóa chưa thành công thì có thể [tiếp tục] được đem ra biểu quyết xóa lần khác, sau 1 tháng tính từ ngày cuộc biểu quyết lần trước kết thúc”. Ý của cụm từ được đem ra biểu quyết trong điều này cho thấy rất rõ chuyện “mang ra biểu quyết (thêm một lần nữa)”, chứ đang biểu quyết rồi và muốn tiếp diễn sự biểu quyết này ko gián đoạn thì ko thể nói là được đem ra biểu quyết mà phải là tiếp tục biểu quyết hay biểu quyết liên tục không gián đoạn. Dĩ nhiên, nếu trong sáng hơn về ngôn ngữ thì cách diễn đạt như thế này là đúng nhất: 6. Bài viết có thể "lại" được đem ra biểu quyết cho tới khi phân định rõ kết quả xóa hay giữ. Thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết tối thiểu phải là 1 tháng. (tôi thêm chữ “lại” khiến câu rõ nghĩa hơn).
Còn nếu cứ cố hiểu rằng điều 6 cho phép “[có thể] biểu quyết liên tục ko gián đoạn cho đến khi phân định rõ ràng xóa hay giữ”, thì quy định này đã giẫm chân lên quy định của điều 5 giới hạn trần biểu quyết nhiều nhất 30 ngày, và mâu thuẫn với chính ý sau dấu chấm của điều (thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết tối thiểu phải là 1 tháng). Đã “biểu quyết liên tục không gián đoạn cho đến khi...” thì bỏ trần thời gian của điều 5 đi, đồng thời cũng nên bỏ luôn phần tiếp theo của điều về chuyện “giãn cách giữa hai lần biểu quyết”. Bởi cần gì phải biểu quyết lần 2 hay lần x nào nữa khi mà chỉ cần 1 lần biểu quyết kéo thật dài đến khi phân định rõ cũng đã đủ rồi.

Luận điểm 2: Bài viết chỉ tính phiếu giữ và xóa, không tính phiếu trắng.

Về điểm này tôi có thảo luận trong Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo rồi, vì tôi biết thành viên:Alphama có chút hiểu lầm rằng tôi đã đóng biểu quyết bài đó do chưa nắm rõ quy định về tổng số lá phiếu vì thời điểm đó trong bài có 4 giữ, 0 xóa, 1 ý kiến tức 1 trắng, trong khi thực ra tôi đóng biểu quyết theo quy định về “bỏ phiếu xóa bài không thành công”. Quy định về 5 lá phiếu đã có từ cách đây cả chục năm và tôi, người tham gia Wikipedia 9 năm nay, dù từng có lúc gián đoạn trên Wikipedia vài tháng trong năm thì chí ít cũng chưa lần nào dài đến nửa năm hay hơn, hiển nhiên không thể quá nhầm lẫn về con số này được.
Việc đóng biểu quyết xóa bài Kim Si Hoo của tôi có xét đến các yếu tố lợi thế về lá phiếu “giữ” mà không có phiếu xóa đạt được sau 30 ngày trong biểu quyết xóa bài; tham khảo thấy bài có tồn tại trên wiki một số ngôn ngữ khác; tham khảo khuyến nghị không quan liêu và khuyến khích viết bài trong Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài (phép lợi thế cho biết Wikipedia luôn chú trọng đến thêm, bất cứ khi nào có thể, hơn là bớt bài viết).
Dĩ nhiên, tôi đã có chút sơ sót khi ghi cụt lủn “giữ” mà ko thông tin cụ thể lý do. Và cộng đồng cũng không nhất thiết phải tin những gì tôi giải trình ở đoạn trên về suy nghĩ của tôi, khi quyết định đóng biểu quyết.
Sơ sót này lẽ ra rất dễ giải quyết khi hoặc tôi đưa thêm vào bài lá phiếu của bản thân (kể cả chống hay xóa, ko phải là trắng), hoặc tôi ghi rõ lý do đóng biểu quyết sau 1 tháng ko đủ phiếu. Việc đưa thêm vào biểu quyết lá phiếu của tôi, chí ít trên cảm quan từ những người chưa rành quy định biểu quyết xóa bài của Wikipedia ở mức độ sâu sắc, cũng dễ khiến việc đóng biểu quyết này với quyết định “giữ” bài dễ dàng được thông cảm hơn.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, quy định nào và ở đâu cho biết phải cần đủ 5 lá phiếu “giữ” mới được phép giữ lại bài? Quy định chỉ cho biết con số 5 lá phiếu có ý nghĩa là một trong những điều kiện cần (chứ chưa phải là điều kiện đủ) để đề nghị xóa bài thành công (điều 4) và bài phải bị xóa vì biểu quyết xóa thành công này. Còn nhỏ hơn 5 thì biểu quyết xóa không thành công và bài phải được giữ lại, bất kể 4 phiếu đó bao nhiêu xóa, giữ hay trắng. (xem thêm thảo luận của tôi trả lời DangTungDuong ngay dưới ý kiến của thành viên này trước khi đóng biểu quyết). Còn bắt bẻ về con số 5 một cách chung chung nữa, thì bài này cũng đã đạt rồi (hãy xem lại “xem chi tiết quy định biểu quyết xóa bài”, phiếu “trắng” được tính là một phiếu trong 5 phiếu, nó chỉ ko được tính là 1 phiếu trong cuộc so găng giữa “giữ” hay “xóa” để giành lợi thế quá bán mà thôi). Trong trường hợp tiếp tục theo đến tận cùng của sự bắt bẻ, thì bài đã đạt 5 phiếu với tỷ lệ 4 giữ, 0 xóa, 1 trắng, quá bán về phiếu giữ so với xóa, là "biểu quyết xóa bài" này đã được coi là thành công với quyết định giữ bài rồi.

Việt Hà (thảo luận) 11:00, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi nhớ là trước đây khi đóng BQ, ngoài ghi kết quả là xóa/giữ, phải kèm theo kết quả kiểm phiếu, ví dụ 4 xóa 2 giữ 1 trắng: Xóa. Như vậy người đọc lướt khỏi thắc mắc. Trong trường hợp của bài này cũng tương tự.--Vietuy (thảo luận) 12:10, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Về phiếu trắng: Anh viết dài quá, tôi reply từng đoạn nhỏ thôi, quy định ở đầu gọn 10 điều là quy định thu gọn, còn quy định chi tiết nó đây: Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định, quy định cũ thì anh phải nắm chứ, anh tham gia Wikipedia lâu hơn cả tôi, điều này tôi thấy làm lạ hay chắc anh không để ý: Một đề nghị xóa bài thành công khi tổng số số phiếu hợp lệ tối thiểu là 5, đồng thời số phiếu xóa phải quá bán đối với tổng số phiếu "xóa" và "giữ" (không tính phiếu trắng và phiếu không hợp lệ) Phiếu trắng không tính là quy định và tiền lệ cả chục năm nay chứ phải bây giờ đâu mà anh thắc mắc?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 12:46, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Còn về biểu quyết cho đến khi xóa giữ thì anh đọc đi [4], thêm 2 cái khác trong các lần bổ sung năm 2013 [5], [6]. Cũng như Huy, anh mới vào lại Wikipedia thì từ từ nghiên cứu đi đã, đừng quá hấp tấp. Như tôi đã nói, mấy cái quy định biểu quyết đã thể hiện rất rõ và rất kỹ ý kiến cộng đồng. Anh muốn thay đổi thì anh phải tổ chức thảo luận, lấy ý kiến cộng đồng.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:02, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn đọc những gì tôi thảo luận chưa, sao nghĩ tôi đang "thắc mắc"? Bạn đưa tôi cái link mà vô số lần trong thảo luận ở trên tôi đã trích dẫn rồi. Phiếu trắng chỉ ko tính trong xem xét tỷ lệ giữ và xóa, chứ ko phải ko tính trong tổng số 5 phiếu. Cái mở ngoặc đơn đóng ngoặc đơn câu "không tính phiếu trắng và phiếu không hợp lệ" là dành cho mệnh đề sau dấu phảy của câu Một đề nghị xóa bài thành công khi tổng số số phiếu hợp lệ tối thiểu là 5, đồng thời số phiếu xóa phải quá bán đối với tổng số phiếu "xóa" và "giữ" (không tính phiếu trắng và phiếu không hợp lệ). Bạn xem kỹ lại 5 ví dụ tính tổng số phiếu trong chính cái link bạn vừa dẫn đi.
Mà thôi, tôi dẫn luôn ở đây ví dụ số 5, nguyên văn: Xóa 1, giữ 2, trắng 2, đủ ngưỡng 5 phiếu, tỉ lệ 1/3 không quá bán, đề nghị xóa không thành công. Câu đó cho thấy tổng số phiếu hợp lệ thỏa mãn quy định là đúng 5 phiếu tính cả phiếu trắng, nhưng trong so sánh giữa 2 loại phiếu xóa (1 phiếu) và giữ (2 phiếu) (không tính 2 phiếu trắng) thì chỉ có 3 phiếu và tỷ lệ xóa chỉ chiếm 1/3, tức 1 phiếu xóa trên tổng số 3 phiếu đề nghị xóa giữ. Điều đẫn đến biểu quyết không thành công.
Quay trở lại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo, tổng số phiéu trong bài đúng 5 phiếu (xóa 0, giữ 4, trắng 1), đủ 5 phiếu theo quy định tính cả phiếu trắng, nhưng biểu quyết xóa bài này không thành công vì tỷ lệ xóa giữ là 0/4 chỉ tính phiếu xóa và phiếu giữ (hẳng được tí xóa nào chứ đừng nói là bán hay quá bán). Xóa không thành công thì phải giữ lại bài. Bạn còn ý kiến gì nữa không? Việt Hà (thảo luận) 13:08, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Anh định thay mặt cộng đồng à [7], thảo luận người ta đã có đóng thành quy định rồi mà? Tôi là người phản đối điều đó nhưng cộng đồng người ta muốn biểu quyết cho đến khi phân định thì phải tôn trọng chứ?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:16, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn đừng đặt lên đầu tôi cái mũ mà tôi không có, bởi ngay từ đầu mở thảo luận này tôi đã nói rất rõ: "với mong muốn Alphama và các bạn bớt chút thì giờ tham gia thảo luận, và góp ý cho tôi nếu tôi có thiếu sót", và cái link bạn vừa đưa ở đây tôi cũng đã xem trước rồi, ngay từ khi trong thảo luận tại trang thành viên của tôi bạn ghi Đây là quy định do cộng đồng đặt ra sau vài cuộc tranh cãi rất gay gắt, tôi đã phải tìm đọc lại những tranh cãi gay gắt này. Có thể sự đọc của tôi chưa được tốt, nhưng bạn hãy chỉ cho tôi ở đâu quy định phải đủ 5 phiếu giữ bài mới được giữ, và ở đâu ko tính phiếu trắng trong tổng số 5 phiếu theo quy định (tôi ko bàn chuyện phiếu trắng được dùng trong tranh đoạt với phiếu giữ và phiếu xóa để đem lại lợi thế cho bên nào, vì quy định đúng là ko cho phép điều này, nhưng xin nhắc lại một lần nữa, phiếu trắng được cho phép trong tính tổng số lá phiếu). Còn nữa, ngay cả khi bạn tìm được dữ kiện cho biết từng có thảo luận phiếu trắng chẳng có giá trị gì trong việc tính tổng số phiếu hợp lệ, hay thảo luận phải đủ 5 phiếu giữ bài mới được giữ... thì tôi cũng ko dùng được. Vì, xin lỗi, trong tương quan về giữa "quy định" và "những thảo luận về quy định", tôi ưu tiên tuân thủ "quy định" trước. Việc chưa đưa các thảo luận (nếu có) đã được cộng đồng đồng thuận vào quy định, là lỗi thuộc về cộng đồng.

Còn biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo, "cộng đồng nào muốn biểu quyết cho đến tận khi phân định?" theo ý bạn nói, trừ mỗi bạn ra, mỗi bạn là người hủy quyết định của tôi (còn trước khi thảo luận với tôi), vi phạm quy định ko được can thiệp vào khung xanh của bài? Bài đủ 5 phiếu theo quy định hiện hành, quá 30 ngày biểu quyết theo quy định hiện hành, tỷ lệ phiếu xóa-giữ không quá bán (0:4, thay vì là 3:2, 3:1, 2:1), bạn còn thắc mắc gì nữa? Việt Hà (thảo luận) 13:27, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mọi thứ tôi chỉ ra hết rồi, tuy nhiên anh đang muốn chứng minh rằng bài Kim Si Hoo nên như thế, vậy thì nên tổ chức thảo luận ý kiến cộng đồng đi, cần thì tôi làm thảo luận và hỏi ý kiến của mọi người?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:38, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi cũng chỉ ra hết mọi thứ rồi. Bạn muốn mở thảo luận ý kiến cộng đồng xin cứ việc vì ở đây là điều ko ai được phép cấm cản bạn, và rất có thể, nó cũng tốt cho sự phát triển của Wikipedia sau này. Tuy nhiên tôi xin nhắc lại, trước khi trao đổi hãy đọc những gì tôi đã trao đổi ở trên, vì tôi ko thể trao đổi lại mọi người cái tôi đã trao đổi rồi.Việt Hà (thảo luận) 13:46, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi cũng mời mọi người thảo luận cho có ý kiến đa chiều, đa màu sắc, để có bức tranh toàn cảnh.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:47, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

TL;DR: Tôi không hiểu lắm chuyện từ đầu 2 anh tranh cãi ở đây. Phiếu {{YK}} là "Ý kiến" của tôi, không phải là "Phiếu trắng", tôi không hiểu vì sao lại suy ra được 1 người bỏ phiếu xóa/giữ ở trên lại không được phép "ý kiến" ở dưới? Tham gia BQXB từ bao lâu nay tôi chưa từng thấy chuyện "không đủ phiếu" lại có nghĩa là "giữ bài" cả: đành rằng bài không "bị xóa" nhưng đâu có nghĩa là bài "được giữ"!!! Chưa kể là chuyện 1 bài chưa được BQ xong xuôi (xóa hay giữ) thì vẫn được mang ra n lần thôi, chuyện đó diễn ra từ bao lâu nay ở BQXB rồi (hiện tại tôi mới mang bài Thanh Phương ra đề nghị lần 2). DangTungDuong (thảo luận)

Ừ đó là điều tôi cũng thắc mắc và cố thảo luận nhưng xem ra không có kết quả, chịu thôi cũng là vì độ vênh quy định và cách nghĩ của đời trước và đời sau. Tôi chỉ muốn vào biểu quyết bài góp ý thôi, tôi đâu muốn bỏ phiếu trắng?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:27, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi có một thảo luận bổ sung với DangTungDuong và Alphama về những điều này, tôi đã soạn từ thời điểm DangTungDuong có ý kiến vào đây. Tôi sẽ đưa vào, sau khi xem lại lại một chút. Việt Hà (thảo luận) 17:30, ngày 9 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo sửa

Bài này gồm 4 phiếu giữ, 0 chống, 0 phiếu trắng (không có phiếu trắng), 1 ý kiến thì nên giải quyết thế nào, mời mọi người cho ý kiến.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:51, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn phải ghi rõ "4 giữ, 0 xóa, 1 trắng". Bạn ghi "4 thuận" là sai logic tại biểu quyết xóa bài, có thể gây hiểu lầm là 4 "thuận với việc xóa". Việt Hà (thảo luận) 14:06, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đã sửa theo ý anh.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:13, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tất cả đều do cái phiếu trắng mà ra. Tôi cũng xem tại đây Wikipedia:Biểu quyết/Hiệu lực của phiếu trắng, vẫn thấy lùng bùng chẳng sáng tỏ gì hơn. Tôi thì cho rằng, nếu quy định phải có n số phiếu thì biểu quyết đó mới hiệu lực. Nhưng khi kết thúc thời gian BQ mới chỉ có n-1 phiếu lúc đó hãy tính phiếu trắng vào tức là đủ n phiếu để BQ hiệu lực. Phiếu trắng sẽ đương nhiên hiểu theo một nghĩa nào đó là theo phe đang chiếm đa số và tạo bất lợi cho phe ít phiếu hơn Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 05:03, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Còn bài này nếu có phiếu trắng thì theo tôi nên giữ lại khi dùng cách suy nghĩ trên Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 05:05, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi có xem lại, bài Kim Si Hoo làm gì có phiếu trắng nào [8], chỉ có 4 phiếu giữ và 1 ý kiến của DangTungDuong, không lẽ phiếu ý kiến cũng tính phiếu trắng, hơn nữa DangTungDuong đã bỏ phiếu giữ? Anh Vietha xem lại đi. Phiếu của XxxNMTxxx không tính, bỏ quá hạn thời gian biểu quyết. Còn về phiếu trắng ta bàn sau.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:17, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi cũng tính nói ý này thì Alphama nói rồi Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 05:50, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chốt lại sửa

Ở đây có vài điều sau khi đọc kỹ tới lui, tôi xin phản hồi lại:

  • Điểm 1: Xin lỗi tôi có thể nhầm quan điểm về phiếu trắng khi chưa đọc Wikipedia:Biểu quyết/Hiệu lực của phiếu trắng, nếu chiếu trong đây thì Vietha có thể nói đúng trong trường hợp 4 giữ, 0 xóa, 1 trắng thì bài được giữ. Khẳng định này đúng theo ý của cộng đồng năm 2008. Nhưng phiếu trắng cần bàn thảo lại, vì nó ảnh hưởng đến kết quả biểu quyết, người bỏ phiếu trắng không muốn giữ cũng chẳng muốn xóa nhưng kết quả lại phụ thuộc người này. Cái này chúng ta nên bàn lại. Bài Kim See Hoo chỉ có 4 phiếu giữ, 0 xóa, 0 trắng vì vậy nó không đủ phiếu theo tôi là đúng.
  • Điểm 2: Tôi có ghi trong khung của anh Vietha là không thiện chí nhưng tôi ngại vì sợ anh không rõ quy định thành viên khác tưởng thế, tôi không chú ý đến việc ghi ngoài khung. Tôi đã revert và trả về kết quả do anh phân định.
  • Điểm 3: Bài chưa đạt được đồng thuận phải biểu quyết cho đến khi có kết quả như tôi nói là đúng, vì cộng đồng đã thông qua vấn đề này năm 2013.
  • Cuối cùng, có lẽ hôm qua tôi làm nhiều thứ cùng lúc nên nhìn và suy nghĩ không kỹ khi reply, tính tôi thích nhiều việc 1 lúc và mỗi việc thường làm rất nhanh, dưới 5 phút quen rồi. Xin thông cảm.

 A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:34, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thỉnh thoảng tôi cũng có đóng biểu quyết, theo tôi khi đóng phải ghi rõ số phiếu của các bên để tiện theo dõi hơn Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 05:54, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trước hết, tôi xin lỗi cộng đồng vì sơ sót rõ ràng của bản thân khi tính Ý kiến còn thiếu 1 phiếu chẳng lẽ không ai quyết định dùm? của thành viên:DangTungDuong trong biểu quyết là một phiếu trắng, vì ở trên bạn ấy đã bỏ 1 phiếu giữ rồi, và ở dưới chỉ nhằm đưa ý kiến thảo luận. Sau nữa, tôi xin trả lời lần lượt 3 điểm của thành viên:Alphama:
Điểm 1:
1.1. Tôi thực sự không nhớ từng có một Wikipedia:Biểu quyết/Hiệu lực của phiếu trắng mặc dù chính tôi cũng bỏ phiếu tại đây, năm 2008. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại một nguyên tắc làm việc của tôi từng nói ở trên, tuân thủ “quy định” phải trở thành ưu tiên hàng đầu, còn “thảo luận về các quy định” hay “biểu quyết về các quy định” là thứ hạng chỉ nên tham khảo mà thôi. Người ta sống và làm việc theo luật đã được thông qua và ban hành, chứ không sống và làm việc theo các thảo luận về luật tại phòng họp hay hành lang của quốc hội. Cộng đồng phải có trách nhiệm đưa kết quả thảo luận thành quy định và diễn dịch nó bằng ngôn từ chính xác. Việc chưa đưa các thảo luận (nếu có) đã được cộng đồng đồng thuận vào quy định, việc diễn đạt quy định không sử dụng ngôn ngữ chính xác, việc để điều nọ mâu thuẫn với điều kia, việc sửa bên trên nhưng không sửa bên dưới cho khớp, là lỗi thuộc về cộng đồng.
Do vậy, khi Alphama viết “nếu chiếu theo (biểu quyết đó)...thì Vietha có thể nói đúng”, thì tôi cho rằng không hề có một sự có thể đúng nào ở đây cả, mà là đúng, tại mọi quy định bỏ phiếu trên không gian Wikipedia tiếng Việt hiện thời. Hãy nhìn rộng ra, sang chọn điều phối viên mới toe vừa đưa vào cách nay chưa đến 1 năm đó: tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải lớn hơn 10 phiếu (tính cả phiếu trắng), và số phiếu thuận phải chiếm ít nhất 2/3 tổng số phiếu thuận và chống (không tính phiếu trắng). Cách viết trong điều lệ này trong sáng dễ hiểu hơn trong quy định biểu quyết xóa bài, nhưng đều xác định rõ phiếu trắng được tính trong tổng số phiếu hợp lệ để đủ quy định tổng số phiếu, chỉ không được tính trong phân định thắng-thua. Như vậy ý kiến của Alphama nhắc nhở tôi rằng chỉ chỉ tính phiếu giữ và xóa, không tính phiếu trắng, chỉ đúng 1 nửa mà thôi.
1.2. Tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo, mặc dù theo “Chi tiết quy định biểu quyết xóa bài”, hiện nay mục ý kiến được sử dụng tương đương với danh sách các phiếu trắng, thì soạn thảo của DangTungDuong sau mã #{{YK}} là tương đương phiếu trắng, nhưng do thành viên đã bỏ phiếu ở trên nên không tính được (một lần nữa, tôi xin lỗi các bạn vì sơ sót này). Trong trường hợp này, bài có 2 phương án tính phiếu: hoặc 4 giữ, 0 xóa, 0 trắng; hoặc 3 giữ 0 xóa 0 trắng nếu xét phạm quy của DangTungDuong về bỏ phiếu (dùng cả #{{bqg}} và #{{YK}}).
Như vậy, căn cứ trên kết quả biểu quyết thì biểu quyết xóa bài này không thành công, vì không đủ tổng số phiếu theo quy định. Biểu quyết xóa không thành công thì phải giữ lại và đóng biểu quyết (tôi không bàn giữ lâu hay chóng, giữ hôm nay hay ngày mai lại đưa vào biểu quyết tiếp mà chỉ đơn thuần bàn về thao tác kỹ thuật, không thực thi lệnh "xóa" vào thời điểm đóng biểu quyết).
1.3. Việc đóng biểu quyết bài này của tôi, không liên quan đến chuyện đếm phiếu (và sai sót đếm phiếu của tôi) trong ngày hôm qua, tôi đóng cách đây mấy hôm, theo quy định về thời gian biểu quyết xóa bài có tại điều 5 (Thời gian biểu quyết ít nhất là 1 tuần, nhiều nhất 30 ngày). Và các lý do được tôi giải trình tại Luận điểm 2 Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định# Về lá phiếu, các quy định và quyết định đóng biểu quyết phía trên, cũng như bên ngoài khung xanh của Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kim Si Hoo, tôi ghi quyết định Giữ (cộng đồng nên xem lại các thảo luận nơi tôi về lợi thế giữ bài này). Có thể những lý do đó là không đủ thuyết phục, đặc biệt khi tôi chỉ ghi cụt lủn “Giữ” tại chính biểu quyết mà không cho biết tại sao. Kể từ thời điểm này, cộng đồng có quyền xem xét lại quyết định này của tôi, và hủy nếu cần. Nhưng trước tiên, có ai chỉ dẫn cho tôi ở “quy định” nào ghi là không được viết “Giữ” với biểu quyết xóa không thành công?
Điểm 2: Tôi hoan nghênh việc hồi sửa lại khung xanh biểu quyết đã đóng như nguyên bản, của Alphama.
Điểm 3: Về chuyện Alphama cho rằng Bài chưa đạt được đồng thuận phải biểu quyết cho đến khi có kết quả như tôi nói là đúng, vì cộng đồng đã thông qua vấn đề này năm 2013, thì tôi khẳng định là chưa hoàn toàn chính xác. [Có thể] mở biểu quyết lần nữa, lần nữa giãn cách sau 1 tháng cho đến khi có kết quả (theo quy định tại điều 6). Chứ không phải là biểu quyết kéo dài liên tục về vô tận vượt quá trần 30 ngày (theo quy định tại điều 5). Vì quy định này thiên về định tính, hơi mơ hồ có thể gây hiểu lầm (khác với chuyện lá phiếu ở trên, định lượng và thống nhất quan điểm dễ dàng), ngay khi mở thảo luận Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định#Về lá phiếu, các quy định và quyết định đóng biểu quyết, tôi đã lưu tâm cộng đồng đặc biệt khi trao đổi dài ngay trong Luận điểm 1.
Tôi đã gõ một đoạn dài thảo luận, đề xuất sửa một vài ký tự trong điều 6 này, nhưng tôi tạm để lại. Tôi chờ cộng đồng đọc xong phân tích của tôi tại Luận điểm 1 của Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định# Về lá phiếu, các quy định và quyết định đóng biểu quyết ở trên đã. Việt Hà (thảo luận) 09:00, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài Kim See Hoo là phiếu không đủ vì vậy phải ghi là không đủ phiếu hay chưa thống nhất và để nguyên trạng nhãn độ nổi bật cho đến khi biểu quyết lần 2, ... lần n cho đến khi phân định xóa hay giữ. Việc anh ghi giữ người ta hiểu lầm là bài được giữ và không cần biểu quyết nữa, sau đó anh còn gỡ độ nổi bật cũng làm người ta lầm tưởng à bài này được giữ, cộng đồng đã thông qua rồi? Tôi vẫn không hiểu quan điểm của anh chỉ vì chữ Giữ để làm gì? Đó là lý do tôi thấy sốt ruột, nóng gan muốn sửa kết quả khi anh đóng khung cho nó xong, kẻo sau này lại tiền lệ nó quá mệt.

Còn về điểm 5, điểm 6 hay Luận cứ 1 gì đó, xin lỗi rắc rối quá, sao không cứ hiểu đơn giản là bài được phân định xóa hay giữ thì cứ đợi 1 tháng sau khi đóng biểu quyết lần trước rồi mang ra biểu quyết lại, vậy là xong. Anh cứ hiểu đơn giản và thực thi, lằng nhằng quá để làm gì? Anh thấy vầy được không, sao cứ mất thời gian để làm cái gì, giải quyết 5 phút xong luôn được không?

PS: khu vực này đúng cần người nhưng anh nên để mọi người đóng BQ cho lẹ (đây là gợi ý), anh đóng rồi có người nào đó như tôi thắc mắc rồi chúng ta cứ ngồi bàn luận nó mất thời gian, mà chắc chỉ có tôi mới dám thắc mắc chứ người khác người ta ngại đụng chạm lằng nhằng kiểu này.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 09:18, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thú thực tôi, chắc cũng như bạn, chẳng muốn mất nhiều thì giờ. Để thì giờ đó mà kiếm sống, chăm vợ chăm con có hơn không. Nhưng tôi không hiểu đơn giản được vì cái gì mà "điểm 5", "điểm 6", "luận cứ 1"? Tôi chưa viết như vậy ở đâu bao giờ sao bạn cố lôi vào? Bạn trả lời tôi ở đâu quy định không được phép ghi "Giữ" trong biểu quyết xóa bài không thành công? Bạn giải thích thế nào về chuyện quy định ghi: nếu đề nghị xóa không thành công, bài viết phải được hồi lại trạng thái cũ. Khi đó mọi thành viên có thể làm những việc này: kết thúc biểu quyết, gỡ thông báo có liên quan đến biểu quyết ở bài viết?
Còn về "chuyện biểu quyết đến khi nào có kết quả mới thôi" ngay từ đầu bạn đã hiểu rất lơ mơ, nhưng vì bạn thấy những gì tôi viết là rắc rối quá, thì thôi tạm dừng. Tôi sẽ thông tin vào đây (không nhất thiết bạn phải đọc), và sửa vài chữ trong quy định. Việt Hà (thảo luận) 09:35, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Kết thúc biểu quyết, gỡ thông báo có liên quan đến biểu quyết ở bài viết. là đóng biểu quyết và gỡ nhãn mbq (mời biểu quyết) chứ không phải xóa nhãn độ nổi bật. Anh xóa trong bài Kim See Hoo nhãn độ nổi bật còn gì [9]. Còn tôi chứ chiếu theo điều 6: Bài viết có thể được đem ra biểu quyết cho tới khi phân định rõ kết quả xóa hay giữ. Thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết tối thiểu phải là 1 tháng. và thực thi. Thế thôi.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 09:41, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn trả lời tôi ở đâu quy định không được phép ghi "Giữ" trong biểu quyết xóa bài không thành công? Đúng là không có, nhưng ghi vậy hiểu nhầm như tôi đã nói người ta sẽ hiểu là bài này được giữ sau khi biểu quyết xong, có đúng chăng? Đúng ra nó chỉ là tạm giữ, sao không ghi chưa thống nhất, chưa đủ phiếu, ... cho đỡ hiểu lầm. Nếu anh nói thế, ai đó đóng bài xong rồi ghi cái gì chẳng được?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 09:44, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chính vì vâỵ tôi muốn thảo luận cho ra ngọn ngành để tiến hành những sửa chữa cần thiết (như tôi đã làm rất nhiều lần tại các nơi khác từ mấy tháng nay) khiến các quy định trở nên trong sáng hơn, dễ hiểu hơn và đầy đủ hơn; giúp tránh đi những sơ sót, hiểu lầm có thể có về sau.
Riêng chuyện bài Kim See Hoo này, tôi thừa nhận tôi sơ sót đếm phiếu hôm qua (mặc dù ko phải vì con số 5 phiếu là cái khiến tôi hôm nọ đóng biểu quyết [10]). Tôi thừa nhận tôi ghi "Giữ" cụt lủn là không hợp lý (và đã xin lỗi không chỉ một lần từ qua tới nay). Chốt lại, tôi đề nghị (còn dĩ nhiên tùy cộng đồng xem xét cho giải pháp tối ưu hơn):
1. Giữ nguyên những gì tôi ghi trong khung xanh của biểu quyết để tôn trọng quy định ko viết vào khung xanh khi đã đóng. Và ghi bên ngoài biểu quyết, tô đậm, những gì cần bổ sung vào lý do giữ, xóa, đóng biểu quyết này. Kể cả nêu ra việc người đóng biểu quyết đã sai ở điểm nào nếu cần (tôi không ngại mọi người đánh giá).
2. Trong bài, giữ lại bản mẫu độ nổi bật (điều còn tồn nghi sau biểu quyết không thành công, tuy nhiên có thể xem xét lại việc bỏ bản mẫu với riêng bài này vì được đưa vào với lý do "chưa có nguồn", nay bài đã bổ sung nguồn dẫn), nhưng phải dời bản mẫu biểu quyết vì biểu quyết lần này kết thúc rồi.
Điều này áp dụng cho mọi bài khác nếu cần. Việt Hà (thảo luận) 10:07, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cảm ơn anh đã hiểu.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 11:16, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
  Ý kiến Tôi có vài thắc mắc liên quan: Nếu một người nào đó đi đặt biển dnb cho hàng loạt bài viết, vậy tất cả những biển dnb này, ngoài việc đưa ra BQXB đến khi có ít nhất 5 phiếu giữ trở lên thì không còn cách nào khác gỡ ra sao? Tôi không tìm thấy quy định nào cụ thể cho việc này. Hơn nữa, một hành động đơn phương tự quyết mà để thay đổi bắt buộc phải kéo theo sự tham gia của nhiều ý kiến như vậy xem ra không thoả đáng. Quan điểm của tôi là phiền người đặt biển tìm thêm ít ra là một người thứ hai cũng đồng tình là bài không nổi bật rồi hẵng công nhận cái biển đó và đem ra BQ theo cái tiêu chí "chưa đủ chưa dừng", tránh việc như 4 người đồng tình (thêm người viết là 5) mà vẫn không có tác dụng thay đổi 1 ý kiến của người đặt biển. Nguyên tắc đồng thuận là thiên về số đông, không thiên về tổng số lượng. Tôi cho rằng đây mới là tiêu chí cốt yếu nhất của cộng đồng. Nếu bài trên áp dụng nguyên tắc số đông, lại không ai phản đổi, thì biển dnb kia cớ gì không thể gỡ? ~ Violet (talk) ~ 08:40, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bạn chỉ cần chứng minh được độ nổi bật theo quy định độ nổi bật cho bài viết thì có quyền gỡ nổi bật, không chứng minh được thì rõ người ta đặt biển có lý do. Như có 1 vài bài, tôi chứng minh được chủ thể bài nổi bật (như là chủ đề của nhiều sách hàn lâm nhắc, chủ nhân giải thưởng cao quý, ..) thì gỡ nhãn dnb là chuyện đương nhiện, thậm chí có quyền yêu cầu dừng cuộc biểu quyết vì chủ thể đủ nổi bật theo quy định. Biển độ nổi bật cần phân biệt ra các trường hợp, trường hợp ở trên là bài đã biểu quyết xong nhưng chưa thống nhất, nhưng người gỡ lại ghi lý do là do cộng đồng biểu quyết cho nên gỡ là bất hợp lý (mời xem kỹ ơi là kỹ lý do và tình huống). Còn cá nhân gỡ vì lý do này lý do kia là quyền cá nhân và danh xưng là cá nhân, nếu có người thấy không thỏa đáng người ta đặt lại nhãn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu chủ thể nổi bật thật theo quy định và bị người kia đặt nhãn nhiều lần, không giải thích lý do rõ ràng hoặc không tham gia tìm đồng thuận thì được xem là hành vi cố ý.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 09:23, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Vậy người gỡ cần sửa lại lý do gỡ biển hợp lý là ổn chứ gì. ~ Violet (talk) ~ 10:11, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cuối tuần trước, tôi đã soạn một đoạn tiếp tục trao đổi với DangTungDuong và Alphama, tuy nhiên do nhiều lý do, tạm thời tôi phải dừng. Tôi dừng để cả tuần rồi đọc đi đọc lại “chi tiết quy định biểu quyết xóa bài” ko biết bao nhiêu lần, và rà toàn bộ lịch sử biểu quyết xóa bài từ ngày đầu của Wikipedia tiếng Việt đến nay.

Thực sự nhiều vấn đề rất đáng suy nghĩ. Có những lúc tôi có cảm giác có những người mãi vẫn ko chịu lớn, có những lá phiếu hoang dã đến kỳ lạ. Tuy nhiên chúng ta chẳng thể hồi tố những gì trước khi quy định có hiệu lực, và tôi chủ yếu tập trung vào các bài bị xóa trong tầm từ tháng 9/2012 đến nay.

Trong biểu quyết xóa bài Kim Si Hoo [11], thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy nêu ý kiến có thể dỡ biển dnb vì Biển này không được gắn theo lệnh của ai cả, nó hoàn toàn theo quyết định của một người thứ ba và có thể gỡ đi nhanh chóng nếu không hợp lý. Tôi lập tức rà soát lại lịch sử sửa đổi và thấy thành viên:Alphama là người đưa biển vào [12], và ghi rất cụ thể “không rõ dnb vì chưa có nguồn”. Thời điểm đó tôi đã nghĩ ngay rằng quả bóng trong chân Alphama, quyền chốt lại về biểu quyết là thuộc về Alphama. Về nguyên tắc, khi bài được nâng cấp, sửa chữa bổ sung, thỏa mãn nguồn, Alphama hoàn toàn có thể rút lại ý kiến và đề nghị đóng biểu quyết ngay lập tức, bất cứ khi nào trong 30 ngày biểu quyết. Tuy nhiên khi DangTungDuong đã đưa biểu quyết vào lưu trữ, tôi cứ phân vân ko biết có nên nói tiếp nữa hay ko. Tính tôi hay viết dài, trao đổi kỹ lưỡng, cân nhắc từng con chữ, đâm nhiều lúc gây mất thì giờ của chính mình, và làm khó cho một cộng đồng càng ngày càng ngại đọc và ngại va chạm...

Dĩ nhiên, nếu Alphama (hay ai đó) cảm thấy những gì được bổ sung chưa thỏa, thì ngay cả biểu quyết giữ đã ngã ngũ, cũng chẳng có gì ngăn được anh ấy/cô ấy lại đưa biển vào bài.

Xưa, khi số lượng bài viết còn ít, và tinh thần cầu thị mong muốn phát triển Wikipedia tiếng Việt còn mạnh mẽ, quan điểm bảo vệ bài viết là tiêu chí nhân văn được đặt lên hàng đầu. Đưa bài vào ko gian biểu quyết xóa, buộc phải xóa là sự chẳng đặng đừng. Một biểu quyết xóa bài ko thành công tức cộng đồng gián tiếp thừa nhận bài có thể được giữ rồi (đừng lý do vì mọi người bận rộn, ngại, còn lưỡng lự nên ko bỏ phiếu, vì chẳng có căn cứ nào).

Tôi sẽ suy nghĩ kỹ hơn chút nữa và tiếp tục trao đổi để tiến tới sửa chữa một vài quy định chi tiết trong biểu quyết xóa bài. Theo tôi, quy định xóa bài hiện nay tạm ổn với 10 điều cô đọng, chỉ sửa 1 vài chữ. Tuy nhiên quy định chi tiết thì cần bổ sung thêm, càng chi tiết, cụ thể được càng tốt.Việt Hà (thảo luận) 12:26, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài đó hoàn toàn có thể được gỡ nhãn độ nổi bật nếu ai đó đưa lý do hợp lý, lưu ý tôi là người bỏ phiếu giữ bài đó ở BQXB, tuy nhiên tôi không đồng tình cách kết luận giữ khi đóng BQXB chưa đủ phiếu 5 phiếu hợp lệ và gỡ nhãn dựa trên lý do đó. Quy định là quy định, luật là luật nhưng tại sao lấy quy định áp đặt khu vực đó như vậy, xin thưa không ai muốn làm vậy cả, ngay cả tinh thần ở Wikipedia cũng không đặt nặng quy định. Lý do chính là khu vực BQXB từng là nơi cãi nhau rất gay gắt, có khi ngày nào cũng tranh luận, lách luật, làm đủ mọi kiểu để giành phần thắng về mình. Tuân thủ theo quy định giúp khu vực đó lắng xuống mấy năm nay không hề có gợn sóng, chính nhờ quy định mới đó giữ được nơi này bình yên như mặt hồ. Vậy nên theo quy định hay nên phá lệ, hay cứ thấy hợp lý là làm? Tôi chỉ muốn các anh làm gì thì đâu đó, chuẩn mực, đúng đắn, suy xét tới lui ở những cái khu vực mà nó thành tiền lệ là rất mệt, điển hình như phiếu trắng. Tôi tham gia Wikipedia sau nên đành phải theo các anh với cái quy định kỳ cục: ý kiến là phiếu trắng ở đây (có lẽ thời đó quá ít thành viên cho nên thêm cái này cho đủ phiếu hợp lệ).  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:13, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phiếu trắng sửa

Tôi là người tham gia lâu năm trên BQXB, bỗng nay (từ tháng trước) có chuyện "kỳ lạ" xảy ra nên tôi góp ý thế này:

  1. "Ý kiến" nhìn chung, trong cả BQ BVCL hay BVT, là đóng góp xây dựng. Chưa bao giờ tôi hình dung ra "Ý kiến" lại có hàm ý "đồng ý, nhưng mà..." và có giá trị như 1 phiếu cả. Thông thường, tôi thấy nếu đã "đồng ý" mà có vấn đề thì người biểu quyết vẫn cho phiếu đồng ý và viết luôn vấn đề trong "lý do đồng ý". Dĩ nhiên người đề cử (giả sử trong BVT và BVCL) sẽ cố gắng thực hiện ý kiến đó rồi. Nếu mà "Phiếu trắng" thì tôi thà rằng không tham gia vào BQ còn hơn (mất thời gian). Trong BQXB thì tôi nghĩ đơn giản hơn nhiều: xóa hoặc giữ.
  2. Các BQV thế hệ trước nếu lúc viết quy định BQXB như trên thì có lẽ hơi lỗi thời, vì hoạt động ở BQXB, BVCL hay BVT vài năm trở lại đây đều không còn như vậy. Chẳng hạn trong phi vụ đình đám chưa lâu ở đây Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Định lý Đào về sáu tâm đường tròn liên hệ với một lục giác nội tiếp, BQV Conbo có phải viết rõ ràng đề mục "Phiếu trắng" tách biệt với mục "Ý kiến".
  3. Đây cũng là dịp để tranh luận, mà tôi thấy bác A và bác Vietha đang đi sang hướng "tranh cãi". Nếu để đóng góp tôi nghĩ có thành viên nào sành sỏi có thể thiết kế thêm bản mẫu "Phiếu trắng" rồi bổ sung vào quy định, không chỉ của BQXB mà còn cho BVCL và BVT luôn. DangTungDuong (thảo luận) 13:47, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Theo mình, vụ đình đám lần này chủ yếu do sự mập mờ giữa ý kiến và phiếu trắng. Theo mình, từ vài năm đổ lại đây, ý kiến là ý kiến, phiếu trắng là phiếu trắng. Không thể coi ý kiến như một phiếu trắng được. Dù gì chuyện này đã qua, coi như cộng đồng rút ra được 1 kinh nghiệm để từ nay về sau không phải va vào vết xe cũ. Mình đề nghị tạo ra bản mẫu phiếu trắng có chữ "phiếu trắng" rõ ràng để từ này sẽ không bao giờ cần phải tranh cãi vụ này. Ý kiến ra ý kiến, phiếu trắng ra phiếu trắng rõ ràng. Giống như phiếu đồng ý {{OK}}   Đồng ý có chữ đồng ý trong đó đàng hoàng. Còn phiếu trắng hiện nay là như thế này -->   nhìn chả khác gì so với ý kiến. Nguyentrongphu (thảo luận) 08:53, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có gì đâu mà kỳ lạ, đình đám (ngay cả trong ngoặc kép). Tôi đang cân nhắc sửa một vài điều ở quy định biểu quyết xóa bài, và những gì đã thảo luận chủ yếu hướng tới sáng tỏ những gì khúc mắc. 10 điều trong quy định hiện thời tôi thấy cơ bản ổn tuy nhiên cần sửa vài chữ. Còn "chi tiết quy định biểu quyết xóa bài" tôi cho rằng phải bổ sung càng chi tiết càng tốt, và tôi sẽ làm. Chẳng có lý do gì để ko đưa vào vài câu rành mạch tỏ tường và mọi người cứ thế mà làm, hơn là làm theo cảm quan (tiền lệ?) hay theo thảo luận (ở tận đẩu tận đâu). Việt Hà (thảo luận) 09:47, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bản mẫu phiếu trắng mới sửa


Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 4 tháng 4 năm 2017 sửa

Ở phần số 6 (Phục hồi/Viết lại), khi ref đến "Đề nghị thay đổi quy định về "hậu-xóa-bài"", thay vì liên kết đến Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2005-2008# Đề nghị thay đổi quy định về "hậu-xóa-bài", ta nên sửa thành Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2005-2008#Đề nghị thay đổi quy định về "hậu-xóa-bài" (để ý dấu cách nằm sau dấu thăng). jan Win (tl~đg) 12:28, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

 Y Đã xử lý. Việt Hà (thảo luận) 14:04, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang dự án “Biểu quyết xoá bài/Quy định”.