Thảo luận Wikipedia:Dự án/Điện ảnh

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi MeigyokuThmn trong đề tài Phim tâm lý

Mục đề cử/giải thưởng của các bài Giải Oscar sửa

Tôi thấy mục đề cử/giải thưởng của các bài Giải Oscar sử dụng cái bảng lớn như vậy là không khoa học, bởi quá khó xem và khó sửa, đặc biệt không sửa được bằng thiết bị di động. Ở bài về giải Oscar mới nhất (Giải Oscar lần thứ 88) tôi không dùng lại bảng đó mà thay bằng văn bản hoàn toàn, thấy có vài ưu điểm:

  • dễ nhìn hơn nhờ không gian rộng rãi
  • dễ sửa hơn vì dùng đề mục, không dùng code bảng biểu như trước; sửa được trên thiết bị di động,
  • dễ tìm kiếm và di chuyển ngay đến hạng mục cần xem vì các hạng mục nay đã hiển thị trong mục lục.

Nên tôi định áp dụng cho tất cả các bài Giải Oscar khác. Các thành viên khác thấy thế nào? — Pinus|tl 16:41, ngày 14 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi không phản đối cách trình bày bài này của bạn. Với cách trình bày này bạn hoàn toàn có thể thêm nhiều hình minh họa cho bài viết sau này. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng không cần phải sửa những bài mùa trước theo lối này, vì rằng những bảng danh sách đó đã được nhiều thành viên kiểm tra, bổ sung, giản lược, bởi vậy nội dung hoàn toàn đảm bảo, không cần chỉnh sửa nữa. Đưa về cách trình bày như trên đây tôi thấy thực sự không cần thiết. Jimmy J. (thảo luận) 11:39, ngày 16 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Nhưng như vậy thì trước sau không có sự thống nhất bạn ạ. — Pinus|tl 11:13, ngày 17 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi xin phép nêu quan điểm của mình: Giải Oscar vốn là một danh sách nên việc bạn chuyển sang văn bản hoàn toàn góp phần làm mất đi tính trình bày danh sách gốc của bài. Tôi cũng đồng quan điểm với Jimmy J rằng việc làm này ko cần thiết! Mintu Martin (thảo luận) 12:24, ngày 18 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Quan điểm của Jimmy Jefferson là không cần thiết sửa các bài Oscar những năm về trước bạn ạ, bạn ấy không phản đối đề xuất này. Còn nếu cứng nhắc rằng bài danh sách nhất thiết phải là bảng thì thú thực là tôi không đồng ý. Chỉ cần một loạt các ý được trình bày theo dạng chấm đề mục thì có thể gọi là danh sách rồi. — Pinus|tl 14:42, ngày 18 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi vừa mới xem thử trên điện thoại di động thì thấy rằng dường như kiểu danh sách mới còn khiến chúng ta phải cuộn trang nhiều hơn cả kiểu bảng cũ? —Trần Quế Nhi (thảo luận) 12:27, ngày 18 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, bởi vì chỉ còn một cột thay vì hay cột. Đổi lại, bạn có thể xem theo dạng dọc thay vì phải xoay màn hình ngang thì mới thoải mái xem được bảng như trước. Các lợi điểm khác như tôi có nói ở trên. — Pinus|tl 14:42, ngày 18 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Tôi ủng hộ phiên bản cũ vì không phải cuộn trang nhiều, bố cục đẹp mắt và tránh được các khoảng trống trong bài. Cứng nhắc thì k phải nhưng các bài cùng thể loại chủ thể vẫn nên có khuôn mẫu nhất định.zzmk 00:01, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Bạn nghĩ sao về nghề lồng tiếng ? sửa

Các nghệ sỹ lồng tiếng đóng vai trò rất quan trọng đến sự thành công của bộ phim. Ngay cả trong những bộ phim được lồng tiếng chuyển ngữ, vai trò của các nghệ sỹ lồng tiếng cũng rất quan trọng. Âm nhạc, tiếng nói, tiếng động đóng vai trò lớn trong việc truyền tải nội dung phim. Tôi nghĩ nên đưa các nghệ sỹ lồng tiếng vào dự án này! --Hoàng Linh (thảo luận) 06:49, ngày 15 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, nên đưa các diễn viên lồng tiếng vào dự án. — Pinus|tl 02:58, ngày 16 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Hoàn toàn đồng ý. Tôi cũng muốn đóng góp một ý kiến nhỏ về chủ đề này rằng, những nghệ sỹ được viết nên là những người mà nghề lồng tiếng của họ là chính, bởi không ít trường hợp nhiều diễn viên điện ảnh, ca sĩ... cũng có thể lồng tiếng cho phim. Chúc bạn thành công với dự án này. Jimmy J. (thảo luận) 11:47, ngày 16 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đồng ý. Ngày này càng nhiều người nổi tiếng về các lĩnh vực ca nhạc, diễn viên phim, diễn viên kịch, ... cũng tham gia lồng tiếng.Kieprongbuon812(thảo luận) 16:39, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đồng ý, nhưng tư liệu viết bài, ý là về những người làm công việc lồng tiếng khá ít ỏi, nên không biết bài viết sẽ viết những gì đây Lengkeng91 12:00, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)

  •   Ý kiến Các diễn viên điện ảnh, người mẫu nổi tiếng hay ca sĩ tham gia lồng tiếng thì độ nổi bật có thể họ đã có sẵn rồi. Âm nhạc trong phim thì không nói làm gì, vì vẫn có những giải thưởng điện ảnh liên quan đến âm nhạc, còn diễn viên lồng tiếng lại là một yếu tố khác. Không phải cứ diễn viên lồng tiếng là đủ độ nổi bật được. Ví dụ, lồng tiếng trong phim hoạt hình thì vô cùng quan trọng nhưng trong phim điện ảnh thì vai trò sẽ bị lu mờ hơn. Vì thế các bài về diễn viên lồng tiếng vẫn phải cần được cẩn trọng trước khi viết nếu không muốn bị đưa ra biểu quyết xóa. zzmk 00:09, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Tôi nghĩ nên tập trung chủ yếu vào nghề lồng tiếng trong phim hoạt hình. Còn đối với phim điện ảnh, tôi cho rằng ai có nghề lồng tiếng là chính thì nên viết về họ với vai trò là người lồng tiếng, còn nếu nghề lồng tiếng là nghề tay trái thì hãy viết họ với vai trò là nghề tay phải của họ.thuanmy 01:09, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Tựa Việt theo Google sửa

Trước đây mình cứ nghĩ là Google lấy tựa tiếng Việt cho các phim nước ngoài dựa vào Wikipedia tiếng Việt hay Wikidata nhưng nay lại thấy có một số phim mà WP tiếng Việt chưa có bài mà Google lại vẫn có tựa tiếng Việt. Ví dụ như gõ The Butler cho ra luôn tựa tiếng Việt là Quản gia nhà trắng, hoặc Selma cho ra Giấc mơ thay đổi thế giới. Không rõ Google còn dựa vào database nào khác và nó có đáng tin cậy để WP tiếng Việt dùng để đặt tên bài viết hay không? Greenknight (thảo luận) 14:15, ngày 16 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đúng là như vậy, Google vẫn có thể hiện tên các phim bằng tiếng Việt dù cho Wikipedia chưa có bài tương ứng. Tôi không rõ là trước đây từng có đồng thuận nào khác hay chưa, tuy nhiên chúng ta thường lấy tên phim tiếng Việt chiếu ngoài rạp/chiếu trên truyền hình để đặt tên bài nếu có. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 12:29, ngày 18 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Quế Nhi là đa số các tên VIệt thường dựa trên truyền hình và chiếu rạp. Các bộ phim đã chiếu ở Việt Nam rồi thì nên để tên tiếng Việt như vậy sẽ nhiều người biết đến hơn. Các bộ phim chưa được chiếu hoặc chưa có tên Việt thì có thể để tên gốc của phim và có thể tạm dịch sang tiếng Việt theo ngữ nghĩa của phim.zzmk 00:12, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Đề xuất mới về việc nên thêm diễn viên lồng tiếng và các vấn đề liên quan sửa

Thảo luận sau đã kết thúc.

Tôi thấy rằng sự thành công của một tác phẩm điện ảnh như đã ghi ở phần đầu dự án thì một yếu tố khá quan trọng không thể bỏ qua chính là lồng tiếng. Tôi kiến nghị thêm hạng mục diễn viên lồng tiếng vào. Thêm vào đó đối với diễn viên lồng tiếng Việt về độ nổi bật nên nhẹ tay vì nghiệp này ở Việt Nam báo chí không Pr, không hạng mục giải thuởng nào dành cho họ dù tác phẩm đó thành công (như diễn viên lồng tiếng cho Lương Mạnh Hải trong Bỗng dưng muốn khóc. Tôi thiết nghĩ Wiki nên linh động là những tên tuổi nào thường xuất hiện trong phần credit phim (trên 3 năm làm nghề này) thì cho họ tấm vé độ nổi bật. 171.253.3.87 (thảo luận) 15:40, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

  •   Ý kiến Những thành tích nổi bật đối với khán giả thì nên đề cập. Còn quan trọng hay không, không phải lý do chính đáng. Chả hạn nhà quay phim và người lồng tiếng ai cần hơn. Đó là chưa kể đối với nhiều người như mình nhất là những tiếng phổ thông như tiếng Anh mà phải nghe lồng tiếng chán chết. Trong trường hợp này, chỉ cần chữ dịch là đủ, không cần chuyển âm. Nó còn có ích lợi trong việc học ngôn ngữ. DanGong (thảo luận) 17:50, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Lý do của bạn 171.253.3.87 là không thể được. Bạn có thể thêm mục diễn viên lồng tiếng nhưng độ nổi bật của diễn viên lồng tiếng không thể chỉ phụ thuộc là trên 3 năm nghề này, như thế thì cũng chẳng khác nào Pr cả. Họ đã chấp nhận làm nghề lồng tiếng là chấp nhận đứng sau thành công của các diễn viên. Thế nên bạn muốn viết bài về diễn viên lồng tiếng nên cẩn trọng việc trước khi viết, cực kỳ nổi trội hơn trên nghiệp diễn viên lồng tiếng thì bạn hãng viết.zzmk 00:19, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Dù thế nào thì bạn cũng không thể phủ nhận vai trò của người lồng tiếng. Ngay cả những phim hoạt hình chiếu rạp giờ dù có tiếng Anh hay không vẫn phải lồng tiếng. Phụ đề dù có nhiều măt tiện ích song cũng có nhiều thành phần khán giả không tiếp cận nó như các bạn không biết chữ hoặc những người lười đọc sub với hơn nữa rất ít kênh truyền hình sử dụng loại hình này. Còn về số năm thì có thể bàn lại. 171.253.16.70 (thảo luận) 02:05, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Có lẽ tôi không thể đồng tình với đề xuất quá dễ dãi của IP 171. Ngành nghề nào cũng vậy cũng có yêu cầu riêng về thành tích và đóng góp xã hội. Nếu bảo "linh động" chắc hẳn tôi đề xuất con số 20 năm (như nghệ sĩ Kim Tiến) vì nghề lồng tiếng không thực sự "phổ cập" đối với khán giả điện ảnh. DangTungDuong (thảo luận) 02:14, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    20 năm thì quá cao. Nhưng tôi nghĩ các bạn nên đọc kĩ ở dòng "những tên tuổi nào thường xuất hiện trong phần credit phim (trên 3 năm làm nghề này) thì cho họ tấm vé độ nổi bật.". Ý kiến này tuy thấy dễ dãi nhưng không hề dễ dãi bởi vì số diễn viên lồng tiếng được xướng danh trong phần credit phim rất ít bởi nhiều nhóm không làm vậy. Chỉ có vài nhóm lồng tiếng làm vậy như nhóm lồng tiếng gạo cội (Bích Ngọc, Thế Thanh, Hà Thao, Bá Nghị, Nguyễn Vinh, Thế Phương, Thu Hương, Tuyết Mai,...) và nhóm HTV3 (Huyền Chi, Anh Tuấn, Tiến Đạt, Thanh Hồng, Hoàng Sơn, Tất My Ly, Hạnh Phúc, Huy An...) và mới nhất là VTV2. 171.253.16.70 (thảo luận) 02:32, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Rất tiếc phải nói với bạn rằng "độ nổi bật" của ngành giải trí chẳng qua cũng chỉ là cách hiểu khác của "được công chúng biết tới". Tôi không chắc bất cứ một cái tên nào ở trên được công chúng, chứ đừng nói là các thành viên Wikipedia, biết tới trong vai trò diễn viên lồng tiếng (do bản chất nghề nghiệp). DangTungDuong (thảo luận) 02:44, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    bởi vì vậy tôi mới giới hạn những diễn viên lồng tiếng nào thường xuất hiện trong phần credit . Tuy không biết mặt nhưng cũng có một bộ phận biết đến tên tuổi họ nhờ vào phần credit phim 171.253.16.70 (thảo luận) 02:56, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Tôi thấy các tiêu chuẩn hiện tại dành cho diễn viên tại WP:GT có thể áp dụng hoàn chỉnh cho diễn viên lồng tiếng, và tại Wikipedia tiếng Anh họ cũng sao chép tương tự như vậy đối với ngành lồng tiếng. Và vì ở trên có nhắc về những diễn viên lồng tiếng cho các bộ phim hoạt hình, tôi cũng muốn chia sẻ một sự so sánh: diễn viên lồng tiếng hoạt hình ở Nhật Bản (seiyuu anime) đủ nổi bật hơn so với các đồng nghiệp Việt Nam, bởi vì công nghiệp anime được biết đến như một nét tiêu biểu của văn hóa đại chúng và đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của ngành giải trí nói chung, nên tất nhiên những người ghi dấu vào lĩnh vực này sau vài năm hoạt động sẽ được đông đảo công chúng biết đến với bảng thành tích khá dài (như các tiêu chí 1 và 2 của WP:GT). Việt Nam không hề phát triển ngành hoạt hình nên tất nhiên những người gắn liền với nó cũng không thể gây chú ý như các seiyuu của Nhật Bản được. --minhhuy (thảo luận) 03:28, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Tuy Việt Nam không phát triển hoạt hình nhưng bù lại việc lồng tiếng phim nước ngoài lại phổ biến . Từ ban đầu chỉ là lồng tiếng phim TVB, Trung Quốc, Đài Loan dần dần lấn sang phim Hàn Thái, Ấn Độ, Nhật Bản .... 171.253.16.70 (thảo luận) 03:54, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Như vậy bạn có thể xem xét tiêu chí số 1 của WP:GT, và tôi hoàn toàn ủng hộ áp dụng WP:GT cho diễn viên lồng tiếng như Wikipedia tiếng Anh. Tôi cũng muốn xin ý kiến của những người đã cho ý kiến là DanGong, Zajzajmkhvtc90DangTungDuong về việc bổ sung một số dấu phẩy cho WP:GT như sau: "Diễn viên, diễn viên lồng tiếng, diễn viên hài, giám chế (?), người mẫu và những cá nhân truyền hình nổi tiếng khác." — Dịch theo en:WP:ENT. Tiêu chuẩn đối với WP:GT hiện tại đã lỗi thời từ tận năm 2008 và theo đà phát triển của dự án, thực tế là chúng ta đã viết nhiều bài về diễn viên hài hay nhà sản xuất phim mà vẫn không biết đưa họ vào tiêu chí nào, thậm chí có khi họ còn bị xem là ít nổi bật hơn diễn viên khiêu dâm. --minhhuy (thảo luận) 03:59, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Tìm nguồn là vấn đề cực kì nan giải đối với diễn viên lồng tiếng Việt. Tôi thiết nghĩ nên lập một danh sách diễn viên lồng tiếng Việt để mọi người xem xét ai đủ độ nổi bật. Tránh tạo ra rồi bị xóa 171.253.16.70 (thảo luận) 04:12, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Như tôi nói ở trên, bạn có thể xét theo tiêu chí 1 sau khi nó được bổ sung cho diễn viên lồng tiếng (mà tôi tin là sẽ được sửa sớm thôi, như trình bày ở ý trên). Như vậy diễn viên lồng tiếng nếu đã tham gia nhiều vai lồng tiếng quan trọng trong nhiều bộ phim thì đủ nổi bật, đồng nghĩa bạn có thể dùng {{Cite AV media notes}} khi chú dẫn về vai diễn của họ trong phim dựa theo credits cuối phim. Dù thế nào thì Wikipedia = trích dẫn nguồn, không thể bỏ qua tiêu chí nguồn nếu việc lấy nguồn là khó được. --minhhuy (thảo luận) 04:20, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    P/s: tôi cũng rất không tán thành những ý kiến nói diễn viên lồng tiếng là đứng sau ngành nghề khác, vì như vậy là đang xem thường seiyuu, trong khi đây là ngành nổi trội ngang với thần tượng của nước khác ở Nhật Bản. --minhhuy (thảo luận) 04:26, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ về một điểm rất cơ bản, đó là nếu không có nguồn ngoài trung lập thì bài thiếu nổi bật. Không thể xét độ nổi bật mà chỉ dựa vào (các) credit cuối phim, vì đó không khác gì tự xuất bản. Về ý danh sách cũng tạm được, nhưng có vẻ rất khó giữ. Cá nhân tôi rất muốn giữ các diễn viên này, như với bài Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Đạt Phi biểu quyết chưa lâu, nhưng tìm ra một giải pháp thì không dễ. DangTungDuong (thảo luận) 04:38, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Bộ phim thực tế được sự tham gia của rất nhiều người, và đó là cách hiệu quả nhất để xem có phải diễn viên đó đã tham gia vai diễn đó không. Thực tế nó lại là nguồn chính xác hơn so với một bảng cast-staff tùy tiện bên ngoài (không tính các trang tên tuổi như Imdb hay ANN). Ngoài ra, "tự xuất bản" là khi dùng nguồn cho chính bộ phim đó, còn ở đây ta dùng nguồn cho cá nhân tham gia phim thì tôi không thấy có gì tự xuất bản cả. --minhhuy (thảo luận) 04:43, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    tôi không chắc trên mạng có những trang lưu trữ phim mà phần credit có tên dvlt vì giờ phim toàn bị remux . nếu mua dvd hoặc trên tivi hoặc ở một số trang chuyên up phim như phim.news hoặc vivo.vn có thể còn giữ lại .
    Cá nhân tôi luôn trông chờ vào một nguồn trung lập thống kê tốt như Imdb, ANN. Thậm chí Metacritic đã là đủ để thống kê staff. DangTungDuong (thảo luận) 04:48, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    đành chấp nhận thôi bạn vì đặc trưng lồng tiếng ở Việt Nam là vậy. Phải thuận theo thời thế mà có những quy định về độ nổi bật riêng. 171.253.16.70 (thảo luận) 05:05, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Không nên dùng từ "đành", vì ở đây cần phải có thảo luận về nguyên tắc chọn đnb. DangTungDuong (thảo luận) 03:11, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xem thêm đề xuất tương tự tại: Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)‎#Bổ sung "diễn viên lồng tiếng" và các nghề giải trí khác vào WP:GT


Tôi muốn thông báo rằng cộng đồng đã đồng thuận về việc bổ sung nghề diễn viên lồng tiếng vào các tiêu chí cho độ nổi bật về người, xem Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Bổ sung "diễn viên lồng tiếng" và các nghề giải trí khác vào WP:GT. Cuộc thảo luận trên vì vậy có thể kết thúc ở đây. --minhhuy (thảo luận) 03:06, ngày 26 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Về chất lượng các bài viết về phim ảnh gần đây sửa

Thực ra không phải là gần đây mà là từ lâu rồi các bài viết về phim ảnh, đặc biệt là các bộ phim sắp chiếu rạp không còn được đầu tư nữa. Dạo này tôi bận nhiều việc không tham gia đóng góp được nhiều cho Wiki nhưng hôm trước mở mở xem xem thì thấy các bài viết về phim mới tạo có chất lượng rất kém. Có thể kể đến các bài viết về phim chiếu rạp gần đây như Kung Fu Panda 3 hay kinh khủng hơn là Các vị thần Ai Cập, Những kẻ trung kiên, Himalayas. Bài viết mở ra mà như kiểu chẳng có gì để đọc, dịch thì không đến nơi đến chốn, thông tin thì được vài dòng, liên kết đỏ không thèm sửa, áp phích cũng không thèm tải lên... Nếu nói là các phim chưa ra mắt chưa có gì để viết thì tại sao Các vị thần Ai Cập chiếu từ hồi nào rồi mà vẫn chưa được cập nhật?

Chỉ mong các bạn trong Dự án có tạo các bài viết thì tạo cho đàng hoàng còn nếu mà chỉ tạo bài cho có thì thôi đừng tạo... Đặc biệt những bộ phim đang gây bão ngoài rạp như Phi vụ động trời thì cũng nên update cho nhiều nhiều vì các bài như thế đều rất quan trọng. NXL (thảo luận) 05:30, ngày 9 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

có một số bài bạn kể trên do mình tạo ra. Mình thực ra chỉ là thành viên trực thuộc dự án Anime và Manga nhưng lâu lâu thấy nhiều phim sắp ra rạp hoặc đã ra rạp mà chưa có bài viết (hoặc rất ít) trên wikipedia Tiếng Việt nên mình tạm tạo ra các bài dưới dạng sơ khai . Vì mình khá bận với dự án Anime và Manga nên không có nhiều thời gian chăm chút cho các bài thuộc dự án điện ảnh. Sorry Dora LVL (thảo luận) 09:04, ngày 19 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ vấn đề "tạo bài cho có" này ngoài tầm kiểm soát của các thành viên ở đây rồi, vì trường hợp này đều được viết hay đóng góp chủ yếu bởi IP hoặc các thành viên mới–mà cũng không có lý do để đề nghị xóa vì bài không sai quy cách, đôi khi lại được dịch rất khá nhưng vì người viết chưa thành thục wikify nên còn gặp nhiều lỗi lắt nhắt. Những gì bạn có thể làm, theo tôi, là tự tay giúp chỉnh sửa bài lại cho ngắn gọn, wikify, thêm những liên kết thiếu hoặc thậm chí chỉ cần thêm {{Sơ khai điện ảnh}} vào cuối bài. Như dịp Oscar vừa rồi, nhiều thành viên mới liên tiếp tạo bài viết phim rất sơ khai có liên quan đến lễ trao giải–tôi đã giúp đỡ biên tập và đưa một bài lên mục BCB của tuần. Damian Vo (thảo luận) 09:32, ngày 19 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mở dự án về MCU sửa

Thống nhất dàn bài/đề mục theo cấp chung của các bài viết phim điện ảnh sửa

Hi @all. Do nhận thấy tình hình chung hiện tại các bài viết về phim điện ảnh thuộc Wiki tiếng Việt có dàn bài/đề mục theo cấp sắp xếp chưa đồng nhất, tôi xin mở cuộc thảo luận này để những thành viên có đóng góp cho lĩnh vực điện ảnh đưa ra ý kiến thảo luận. Tôi xin đề cập dưới đây dàn bài/đề mục theo cấp do tôi đề xuất, tham khảo từ dàn bài chung của các bài viết điện ảnh thuộc Wikipedia tiếng Anh cũng như một số bài viết đã gắn sao chọn lọc về phim điện ảnh của Wikipedia tiếng Việt.

Dàn bài/đề mục theo cấp chung sau khi được thống nhất sẽ được áp dụng cho các bài viết về phim điện ảnh của dự án Điện ảnh từ nay về sau, đồng thời được chỉnh sửa dần dần đối với các bài viết về phim điện ảnh đã được viết, trong đó ưu tiên những bài viết đã được gắn sao chọn lọc hoặc tốt.

Mọi người chú ý

1. Nêu ý kiến về thứ tự sắp xếp đề mục
2. Nếu ý kiến về cách đặt tên từng đề mục, ví dụ nên đặt mục 1. là 'Nội dung' hay 'Cốt truyện'?.
3. Không phải bài viết nào cũng cần có tất cả các mục, nhưng nếu có cần theo đúng thứ tự và cách đặt tên mục như dàn bài này.
4. Các đề mục cấp 2 (đề mục có 1 số) cần strictly follow theo thứ tự và cách đặt đề mục được thống nhất. Các đề mục từ cấp 4 trở đi (tức đề mục có 3 số, ví dụ 1.1.1) có thể freestyle không bắt buộc phải tuân theo cách đặt đề mục nào.
5. Các bài viết khi được ứng cử chọn lọc/tốt cần follow thứ tự dàn bài đã được thống nhất. Một số bài viết hiếm hoi có thể có sai khác nhỏ, tuy nhiên cố gắng tuân theo dàn bài này.

Dàn bài do tôi đề suất như sau:

Tên bài
Giới thiệu về phim
1. Nội dung
Tóm tắt nội dung phim. Nhiều bài đặt tên mục này là 'Cốt truyện', cần thống nhất. Một số phim nhạc kịch có thể chia hồi/phần, có thể thêm các đề mục cấp 3 như dưới, flexible thôi:
1.1. Hồi I
1.2. Hồi II
2. Diễn viên/Lồng tiếng
Các diễn viên trong phim. Đối với phim người đóng thì đặt là Diễn viên, đối với phim hoạt hình thì đặt là Lồng tiếng. Có thể bao gồm hai đề mục cấp 3 dưới đây nếu lượng diễn viên quá dài:
2.1. Diễn viên chính
2.2. Diễn viên phụ
3. Chủ đề
Chủ đề của phim. Thường các phim mang ảnh hưởng lớn sẽ có mục này
4. Phong cách
Phong cách làm phim của tác phẩm. Mọi người cho ý kiến nên cho Phong cách trước hay Chủ đề trước?
5. Sản xuất
Quá trình sản xuất của phim từ lúc phát triển đến lúc hoàn thiện khâu hậu kỳ. Dưới đây chỉ là những đề mục hay xuất hiện nhất.
5.1. Phát triển
Quá trình phát triển phim, gồm khâu ý tưởng, bản thảo, kịch bản ban đầu
5.2. Tiền kỳ
Quá trình tiền kỳ của phim, bao gồm chọn bối cảnh địa điểm...
5.3. Tuyển diễn viên
Quá trình tuyển diễn viên của phim.
5.4. Quay phim
Quá trình quay phim của phim. Nhiều bài đặt tên mục này là 'Ghi hình', cần thống nhất lại.
5.n. Hóa trang/Âm thanh/Thiết kế/...
Đối với một số phim có phần Hóa trang/Âm thanh/Thiết kế sản xuất/... nổi bật có thể thêm các đề mục cấp 3 tương ứng. Phần này ở sau mục quay phim nhưng phải viết trước phần hậu kỳ.
5.5. Hậu kỳ
Quá trình xử lý hậu kỳ của phim. Thông tin về kỹ xảo hình ảnh cũng nằm trong phần này
5.6. Âm nhạc
Nhiều bài viết tách riêng 'Âm nhạc' ra làm đề mục cấp 2, tuy nhiên bản chất nhạc phim thuộc về quá trình sản xuất nên tôi cho rằng cần để trong đề mục cấp 2 'Sản xuất'. Trường hợp phần âm nhạc có quá nhiều thông tin cần nhắc tới (như quá trình phát triển, thu âm...) thì cân nhắc cho sang một bài viết riêng về album nhạc phim.
6. Phát hành
Quá trình từ việc quảng bá phim cho tới khi phim dừng chiếu và các sản phẩm đi kèm
6.1. Quảng bá
Nhiều bài viết tách riêng 'Quảng bá' ra làm đề mục cấp 2, tuy nhiên bản chất việc quảng bá thuộc quá trình phát hành sản phẩm nên tôi cho rằng cần để trong đề mục cấp 2 'Phát hành' . Nhiều bài viết đang đặt đề mục này là 'Tiếp thị', cần thống nhất lại.
6.2. Chiếu rạp
Chi tiết lịch chiếu rạp hoặc cách kiểm duyệt của phim tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Chú ý không cho thông tin về doanh thu chiếu rạp trong phần này.
6.3. Sản phẩm đi kèm
Hàng hóa, quần áo đồ chơi tie-in phim
6.4. Tiểu thuyết đi kèm
Các tiểu thuyết tie-in phim. Có cần viết chữ 'đi kèm' vào không nhỉ?
6.5. Trò chơi điện tử
Các game tie-in phim
6.6. Phương tiện tại gia
Phát hành dạng vật lý CD, DVD, Blurays, hoặc dạng phim số. Hiện nhiều bài viết đặt tên đề mục này khác nhau (Băng đĩa tại gia, Giải trí tại gia, Phát hành tại gia...), cần mọi người cho ý kiến
7. Đón nhận
Doanh thu phim và phản hồi từ khán giả cũng như giới chuyên môn.
7.1. Doanh thu phòng vé
Phần này có thể bao gồm các đề mục cấp 4 như 6.1.1. 'Đặt trước' (nói về lượng đặt vé pre-sale), 6.1.2. 'Nội địa' (về doanh thu quốc gia gốc phim phát hành) và 6.1.3 Các thị trường khác (các thị trường ngoài quốc gia gốc phim phát hành)
7.2. Phân tích thương mại
Lý giải sự thành công của phim qua con số doanh thu
7.3. Đánh giá chuyên môn
Phần này bao gồm đánh giá của giới chuyên môn cho phim, chỉ lấy review từ các trang web/báo uy tín
7.n. Phản hồi từ <bên thứ ba>
Phần này là về phản hồi từ một bên thứ ba nếu có, ví dụ: Phản hồi từ khán giả, Phản hồi từ các nhà làm phim khác, phản hồi từ cộng đồng tôn giáo X...
7.4. Giải thưởng và đề cử
Các giải thưởng và đề cử hoặc sự công nhận mà phim nhận được. Nên ghi là 'Giải thưởng và đề cử', hay chỉ cần 'Giải thưởng' là đủ?
7.5. Tranh cãi
Các tranh cãi xoay quanh bộ phim, có thể là vấn đề kiểm duyệt, xúc phạm một cộng đồng tôn giáo...
8. Ảnh hưởng
Trường hợp tác phẩm có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng, được nhiều bộ phim/nhạc kịch làm lại, chuyển thể lại, thúc đẩy du lịch... thì thêm phần này vào. Các đề mục cấp 3 có thể đặt tương ứng các ảnh hưởng mà phim có, ví dụ:
8.1. Tác động văn hóa
8.2. Ảnh hưởng tới <du lịch/công nghiệp/nông nghiệp...>
8.3. Tác phẩm chuyển thể
9. Tương lai/Phim tiếp nối
Nói về phần phim tiếp nối của tác phẩm. Đối với tác phẩm không có phần phim tiếp nối mà có nhen nhóm dự định thực hiện thì đặt Tương lai, đối với các phim chắc chắn có phần sau thì để 'Phim tiếp nối'. Dưới phần này có thể bao gồm các đề mục cấp 3 cho từng phần phim, free style.
10. Tham khảo
10.1. Ghi chú
Giải thích các thuật ngữ/câu nói khó hiểu trong bài.
10.2. Chú thích
Các nguồn tham khảo.
11. Liên kết ngoài

Mọi người cho ý kiến nhé. Xin tag nhẹ các thành viên có đóng góp gần đây cho các nội dung liên quan tới điện ảnh. Các bạn đại diện cho lĩnh vực điện ảnh mà các bạn đang đóng góp. NXL (thảo luận) 13:24, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Quenhitran @Damian Vo @Baoothersks @Nacdanh @Mintu Martin @Linh Comer @Huynhx-chiDuy12- @Magicknight94 @DoraMoon @Thienhau2003 @King of Xavier @Dawnie t @Bdanh @ThanhPeters
Tag lại ạ, @Quenhitran: @Damian Vo: @Baoothersks: @Nacdanh: @Mintu Martin: @Linh Comer: @Huynhx-chiDuy12-: @Magicknight94: @DoraMoon: @Thienhau2003: @King of Xavier: @Dawnie t: @Bdanh: @ThanhPeters:, NXL (thảo luận) 19:07, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ý kiến sửa

  1.   Ý kiến Tôi nghĩ đề mục Tham khảo có hơi ngược, lẽ ra phải là:
    10. Chú thích
    10.1 Ghi chú
    10.2 Tham khảo
    Vì rõ ràng "tham khảo" cũng chỉ là một phần của các chú thích trong bài, và "ghi chú" thì tất nhiên không thuộc về "tham khảo" được rồi, bạn nghĩ có đúng không? Trường hợp bài không có "ghi chú" nào thì tên đề mục 10 chỉ là "Tham khảo" thôi.
    Các mục còn lại tôi nghĩ là đã hoàn thiện. Riêng mục "Nội dung", không biết bạn có lý do cụ thể nào để thay "Cốt truyện" bằng "Nội dung" hay không? Cá nhân tôi cũng muốn dùng từ "Nội dung" hơn, nhưng để thay đổi tôi nghĩ cần có một lý do thuyết phục nào đó. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 13:49, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Hi @Trần Nguyễn Minh Huy. Tôi đồng ý với quan điểm của bạn cho mục 10, trường hợp bài viết không có ghi chú thì sẽ chỉ để là Tham khảo thôi. Còn về "Nội dung" hay "Cốt truyện" thì để các bạn khác cho ý kiến vậy vì thú thực tôi khá kém khoản đưa ra lý lẽ này haha NXL (thảo luận) 14:27, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  2.   Ý kiến Mình nghĩ phần Nội dung hay Cốt truyền đều có nghĩa như nhau, và tùy theo sở thích của mỗi người. Ví dụ như bạn minhhuy và mình đều hay dùng từ Nội dung, nếu phải chuyển sang ghi thành Cốt truyện thì không ổn thoả Shark1911@#$% 00:14, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @Baoothersks: Không, thật ra tôi đã luôn dùng từ "Cốt truyện" (xem Thảo luận:Kỵ sĩ bóng đêm#Bình duyệt (peer review)), nhưng về sau tôi lại thấy từ "Nội dung" dường như sáng rõ trong văn cảnh bách khoa hơn (?). Chính vì cũng không nắm chắc được tại sao bản thân lại thay đổi quan điểm, nên tôi mới hy vọng ai đó thay mình đưa ra lý lẽ thuyết phục :^) --minhhuy (thảo luận) 03:29, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  3.   Ý kiến
    • Mình cho là Nội dung bao quát hơn Cốt truyện (tham khảo bài viết này). Ở phần Nội dung, người viết hay thêm một số câu từ "ngoài" nhưng cần thiết (nguyên nhân, mục đích,...) để giải thích cho sự việc được nói đến, giúp cho độc giả dễ hiểu. Còn nếu là Cốt truyện thì chỉ đơn thuần kể lại diễn biến câu chuyện thôi, và phải tuyệt đối tuân theo những gì xảy ra trong phim chứ không được phép thêm một số câu từ từ góc nhìn khán giả (để giải thích, vv - như mình nói ở trên). Mình có thể minh họa từ bài viết Call Me by Your Name, chỗ "Mặc dù Elio đã bắt đầu một mối quan hệ tình dục với Marzia và khoe khoang về nó trước mặt Oliver để xem thử phản ứng của anh", thực tế là nhân vật Elio chỉ kể chuyện tối hôm trước thôi, không có lời thoại, cử chỉ của nhân vật hay lời dẫn chuyện nào cho thấy rõ ràng Elio muốn xem thử phản ứng của Oliver cả. "xem thử phản ứng", cũng như nhiều cụm từ khác, là do người viết phán đoán ra thôi, nhưng nó hữu ích với độc giả. Như mình xem phim bao nhiêu lần mà vẫn không hiểu Elio kể chuyện đó ra để làm gì, nó có tác động gì đến Oliver, vào wiki đọc mới vỡ lẽ, "à, ra thế" =))
    • Mình cho rằng không nên gộp Âm nhạc vào Sản xuất. Quá trình thu âm/lựa chọn nhạc có thể xảy ra trước hoặc thậm chí rất lâu trước khi bộ phim chính thức được tiến hành sản xuất. Mà nhiều khi ở phần Âm nhạc chỉ có 1 list các track được dùng mà không có thông tin gì về quá trình thu âm/lựa chọn nhạc cả. "Trường hợp phần âm nhạc có quá nhiều thông tin cần nhắc tới (như quá trình phát triển, thu âm...) thì cân nhắc cho sang một bài viết riêng về album nhạc phim", nếu như số ca khúc không đủ để thành một "album" để lên bài hoặc bên làm phim không phát hành album nhạc phim thì sao?
    • Nhất trí về việc sử dụng Quảng bá thay cho Tiếp thị.
    • Có lẽ Băng đĩa tại gia hợp lý và dễ hiểu hơn là Phương tiện tại gia. Home media mà dịch là Giải trí tại gia thì cũng không hẳn. Xem phim đâu phải lúc nào cũng để giải trí? :v Mà cũng có trường hợp mua băng đĩa phim về để trưng làm kỉ niệm thôi =))
    • Về mục Giải thưởng và đề cử, bạn nghĩ sao nếu thay bằng từ Thành tựu, ngắn gọn hơn? Vì mục này hay bao gồm thông tin kiểu "Viện phim Mỹ, tạp chí Times... bình chọn phim là một trong các bộ phim hay nhất năm...", về bản chất nó đâu phải là một giải thưởng hay đề cử gì? Mục này bên en để là Accolades chứ cũng chẳng phải là Awards and nominations hay mỗi Awards, với lại bản chất của Accolades ngoài giải thưởng ra thì còn sự khen ngợi/công nhận nữa.
    • Về đề mục 10, mình nhất trí với bạn minhhuy.
    Còn đâu thì đã ok, mình chỉ có vài ý kiến như vậy.
     dawnie_t  17:36, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @Dawnie t: Cảm ơn bạn về ý kiến, tôi xin phản hồi một chút:
    1. Đâu phải chỉ là "album" mới được lên bài? Số bài hát nhạc phim không đủ để làm album thì nó vẫn là EP chẳng hạn. Ở đây điều kiện để lên bài riêng về album là có quá nhiều thông tin liên quan tới album đấy nên không thể gộp tất cả các thông tin nhạc phim vào một bài viết về phim điện ảnh. Trường hợp phim không phát hành album thì tôi nghĩ lượng thông tin về âm nhạc trong phim cũng chẳng có nhiều, không việc gì phải tách bài riêng trong trường hợp này.
    2. Tôi thấy Thành tựu cũng là một từ hay và hợp lý.
    Các vấn đề còn lại tôi không có ý kiến gì. Đợi cộng đồng cho ý kiến thêm về dàn bài này để thống nhất ạ.
    Mời các bạn đưa ra thêm ý kiến ạ, @Damian Vo: @Trần Nguyễn Minh Huy: @Thienhau2003: @Quenhitran: @Huynhx-chiDuy12-: @Baoothersks: @Nacdanh: @Linh Comer: @DoraMoon: @Magicknight94: @ThanhPeters: @King of Xavier: @Mintu Martin: @Dawnie t: @Bdanh:. NXL (thảo luận) 19:49, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    NXL1997 Em thấy có gì đó sai sai khi để phần Ghi chúChú thích trong phần Tham khảo. Tại vì thường em quan niệm phần Ghi chúChú thích chỉ dành cho việc chú thích thêm cái gì đó thông phim, còn phần dẫn nguồn Web thì nằm trong mục Tham khảo. Em nghĩ nên tách Ghi chúChú thích thành đề mục riêng, không nên đưa vào phần Tham khảo. Thiện Hậu (thảo luận) 03:45, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @Thienhau2003: Tôi đã đề xuất lại ở ý kiến của mình bên trên về đề mục 10, bạn xem lại xem còn thiếu sót chỗ nào không nhé, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 04:15, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Em nghĩ phải tách ra như bên dưới sẽ đúng hơn, vì theo tham khảo và chứ chú thích Web thì không nên có thêm phần Ghi chú và Chú thích, những phần đó chỉ mở rộng chú thích những mục từ trong bài viết.
  1. 10. Chú thích
    11. Ghi chú
    12. Tham khảo--Thiện Hậu (thảo luận) 06:28, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Tôi không ủng hộ việc tách ra ba phần khác nhau chỉ cho các chú thích, khi mà chú thích vốn đã bao gồm ghi chú (chú giải) và danh sách tham khảo. --minhhuy (thảo luận) 06:41, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @Dawnie t: À tôi muốn nói thêm là phần Home media còn có thể nhắc đến việc phát hành tác phẩm trên các nền tảng phim số nữa, nên đặt là Băng đĩa tại gia vẫn chưa bao quát. NXL (thảo luận) 13:20, ngày 18 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

Về hình poster Việt hóa của các phim điện ảnh (có thể xem xét áp dụng rộng cho tất cả loại hình truyền thông liên quan) sửa

Xin chào, tôi muốn đặt ra vấn đề về hình áp phích dùng trong infobox đầu các bài viết điện ảnh (và có thể là cả phim truyền hình, sách, sản phẩm truyền thông khác). Hiện nay tôi thấy có tình trạng nhiều bài dùng áp phích của phim (nước ngoài) tại Việt Nam, tức là bản Việt hóa áp phích, và nhiều bài khác thì vẫn giữ áp phích gốc (tức áp phích xuất hiện lần đầu tiên và sớm nhất của phim). Nếu xem đây là hai "phái", thì tôi ở phái 2 vì các lý do sau:

  • Áp phích gốc bảo toàn tính lịch sử: Hãy tưởng tượng đây là năm 2050 và bạn đang viết về một phim năm 2000, thì cái áp phích phim có từ cách đây nửa thế kỷ mới quý giá làm sao, mới trọn vẹn lịch sử ra sao, thể hiện bộ phim này có tuổi đời lịch sử ra sao, thay vì một cái áp phích mới toanh khi phim vừa được "đào mộ" chiếu lại. Quy về áp phích gốc giúp người viết không phải đắn đo chọn lựa phiên bản áp phích nào cần sử dụng trong bài.
  • Áp phích gốc bảo toàn tính xác thực không gây nhầm lẫn: Lấy ví dụ Người đẹp tóc mây là một bộ phim chiếu năm 2010 tại Mỹ, nhưng áp phích đang dùng hiển thị chình ình hai chữ "Tết 2011", nó gây sai lệch trong "ấn tượng đầu" của một độc giả trung lập về thời gian chiếu của phim. Ví dụ tôi đưa có vẻ hơi sít sao, nhưng tôi biết có rất nhiều phim công chiếu từ 10 đến 20 năm trước, mãi tận sau này mới lại công chiếu ở một quốc gia khác như Việt Nam, thì nó còn gây nhầm lẫn trong việc sử dụng bức hình có tính đại diện cao nhất của bài đến mức nào nữa? (Xem thêm ví dụ về Titanic (phim 1997) của NXL1997 ở ý kiến bên dưới, cho thấy sự cách biệt quá lớn thời gian hiển thị trên áp phích). Lý do này được củng cố bởi lý do then chốt và quan trọng nhất dưới đây:
  • Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam: Trong một lần giải quyết thắc mắc của bạn Nacdanh về việc sử dụng hình bìa sách tại: Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2017 3#Tính chính danh giữa hình ảnh "Bìa sách nguyên tác gốc và bìa sách cấp phép" trên wiki tiếng Việt., tôi đã nhấn mạnh những ưu điểm của việc dùng hình đại diện gốc, trong đó có câu Hình ảnh gốc bảo đảm tính trung lập cho bài viết (vốn đang bàn về chủ thể gốc của nó, trong nguyên tác, chứ không phải bản phái sinh trong tiếng Việt của nó). Như vậy áp phích gốc của phim là để đại diện cho bản thân bộ phim đó như một chủ thể cốt lõi mà không "lấn sân" sang ranh giới địa lý. Wikipedia tiếng Việt theo đuổi "tiếng Việt", chính là cái tựa đề bài viết bằng bản phim tiếng Việt chính thức, nhưng áp phích cụ thể của phim tại một quốc gia lại mang tính địa lý rất rõ rệt (đó là chưa kể nhiều áp phích còn ghi hẳn "Công chiếu tại Việt Nam", v.v..., cũng đồng thời ảnh hưởng tính xác thực ở lý do thứ hai). Wikipedia tiếng Việt chỉ nên dùng áp phích Việt hóa cho một bài viết riêng về chính phiên bản phim công chiếu tại Việt Nam (dù tôi chưa thấy bài nào như vậy và gần như sẽ không có), chứ không nên dùng áp phích Việt hóa cho bộ phim gốc bất kể quốc gia. Nói tóm lại: bài viết dành cho bộ phim về tổng thể, thì nên dùng áp phích gốc vốn dĩ sinh ra là dành cho nó, thay vì một áp phích bản địa hóa có thể đã qua kế tục nhiều đời.

Một lý do phụ khác như tôi cũng trình bày trong trang lưu TNCBQV, đó là việc sử dụng áp phích gốc sẽ giúp tránh được tình trạng phải sử dụng một áp phích thay đổi hoàn toàn hình quảng bá (nếu nó xảy ra), khiến cho độc giả không còn nhận ra được đấy là phim nào, vô tình ảnh hưởng tiêu chí số 8 của WP:EDP. Đưa về áp phích gốc nghĩa là Wikipedia gián tiếp phủ nhận mọi thay đổi có liên quan, bởi nó vốn không phải trách nhiệm của chúng ta, và bài viết ngay từ đầu chỉ dành cho bộ phim gốc đó mà thôi.

Tôi đã tham khảo một số dự án Wikipedia lớn như tiếng Anh, tiếng Pháp, và thấy họ cũng ưu tiên sử dụng áp phích gốc bởi nó có tính lịch sử rất cao (dĩ nhiên Anh và Pháp là hai ngôn ngữ phổ biến bậc nhất ở nhiều quốc gia, họ không vướng vào rào cản địa lý bởi đơn giản chỉ cần phớt lờ nó đi và dùng áp phích gốc dù cho phim do nước nào sản xuất). Và nhân nói về tính lịch sử, một áp phích nguyên bản ra đời năm 1989 như trong Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki (phim 1989) mới làm thấm thía cái giá trị lịch sử của phim, bởi phim gần như sẽ không thể "công chiếu tại rạp" thêm lần nào nữa ở bất kỳ đâu.

Mong xin ý kiến của các bạn thường xuyên đóng góp trong dự án này như @NXL1997, Prenn, Quenhitran, Mintu Martin, Bdanh, Baoothersks, Nacdanh, Q.Khải, DoraMoon, và Linh Comer: (tôi chỉ nhớ được bấy nhiêu, nếu có thêm ai xin các bạn cứ tag thêm nếu thấy cần thiết). Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 04:14, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

  •   Đồng ý Tôi thấy việc dùng áp-phích gốc không vấn đề gì cả (hoàn toàn tán thành với các ý kiến bên trên), nhưng nếu tác phẩm có phát hành ở Việt Nam thì trong phần thân bài viết nếu đặt thêm một cái áp-phích của phiên bản phát hành ở Việt Nam cũng được phải không, dù gì đối tượng đông đảo nhất vẫn là người Việt ở Việt Nam. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:45, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Tôi không cho rằng một tấm áp phích thứ hai chỉ với lý do "dùng cho phiên bản tại Việt Nam" là thỏa mãn WP:EDP, trừ phi là cái áp phích đó thay đổi hoàn toàn hình quảng bá khi chiếu ở Việt Nam, cần có hình để minh họa trực quan chứ không thể nào diễn đạt được sự thay đổi bằng lời, thì mới thỏa mãn EDP. Ngoài ra nếu thông tin về Việt Nam chỉ được đề cập đôi ba dòng, như kiểu "chiếu tại Việt Nam ngày X tháng Y", thì nguyên một hình không tự do chỉ để minh họa cho câu này là không hề cần thiết. Nhiều hình không tự do kiểu vậy đã bị xóa tại Wikipedia, một nơi (đáng lẽ ra) phải cực kỳ hạn chế trong việc dùng hình do người khác sở hữu bản quyền.
    Nếu chúng ta cứ quy về cái nhận thức (dù tôi hiểu, rất hiểu rằng nó đúng) là "người dùng tiếng Việt sống chủ yếu tại Việt Nam" thì vấn đề sẽ chẳng thể đi tới đâu :^) Dự án này sẽ không thể có những cách làm việc công bằng không thiên lệch vị trí địa lý (systemic biased) như các wp tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha (vốn gần như không có rào cản địa lý), nếu cứ hướng nó theo cách "phục vụ cho đối tượng sống tại Việt Nam"). --minhhuy (thảo luận) 04:55, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Bổ sung: việc chúng ta ưu ái và thừa nhận "người dùng tiếng Việt sống chủ yếu tại Việt Nam" đã luôn thể hiện qua việc đưa ngày công chiếu tại Việt Nam lên phần mở đầu và có một mức độ ưu tiên nhất định cho các thông tin chiếu phát tại Việt Nam, mà tôi luôn ủng hộ xét từ quan điểm "cung cấp thông tin này là vì tiếng Việt được dùng chủ yếu tại Việt Nam, và đề cập ưu tiên cho nó chỉ vì chúng ta đang ưu tiên cho thông tin về phim này chiếu bằng tiếng Việt", chứ không phải từ quan điểm "vì người xem phim bằng tiếng Việt sống tại Việt Nam". Tôi muốn tách biệt hai vấn đề này ra để đảm bảo mình giữ được tính trung lập, không bị nhập nhằng mức độ ưu tiên giữa quốc gia và ngôn ngữ. --minhhuy (thảo luận) 05:18, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    OK, đã hiểu ý của bạn minhhuy, tính ra nếu áp dụng bìa gốc rồi thì dùng bìa ở Việt Nam là khá thừa vì hầu như không có khác biệt trừ ngôn ngữ. Mình hiểu vấn đề về tránh thiên lệch và giữ trung lập, hạn chế vi phạm bản quyền. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:31, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •   Đồng ý Poster gốc thể hiện được tính toàn vẹn lịch sử phát hành cũng như tính trung lập của bộ phim. Poster gốc cũng là một dạng nguyên tác và Wikipedia thì tôn trọng các vấn đề về tác quyền nên mình cũng cho rằng các phim dù có phát hành trong tiếng Việt thì nên sử dụng poster gốc sẽ hay hơn. DoraMoon (thảo luận) 05:31, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    chưa kể một số phim hoạt hình chiếu rạp tại Việt Nam còn in thêm hình diễn viên lồng tiếng khách mời là người Việt Nam cho phiên bản tiếng Việt dễ gây hiểu nhầm rằng bản gốc đã sẵn vậy. Nghĩ sao nè HikariTenshi. DoraMoon (thảo luận) 05:36, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •   Đồng ý từ trước đến nay tôi luôn giữ áp phích gốc và chưa bao giờ chuyển qua bản tiếng Việt cả, vậy nên tôi đồng ý với quan điểm giữ áp phích gốc. Tiểu Phương Bluetpp 15:03, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • ? Tôi vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu lắm về phương án mà Minh Huy đưa ra. Tôi thấy dùng áp phích Việt hóa cũng đâu phải có gì là sai đâu. Đa số áp phích Việt hóa cũng có mẫu y chang các áp phích gốc, chỉ có đổi tên phim ra tiếng Việt hoặc là sửa ngày công chiếu thì chuyện này hoàn toàn hiểu được. Các đơn vị chiếu phim ở VN chắc chắn cũng đã mua bản quyền áp phích từ đối tác phát hành phim gốc, thế nên các hình áp phích Việt chẳng có chỗ nào gọi là không tự do cả. Theo tôi cứ giữ nguyên phương án cũ là tốt nhất: bộ phim nào đã từng được chiếu rạp ở VN (như Người đẹp tóc mây) thì vẫn giữ áp phích Việt hóa, còn bộ phim nào chưa từng chiếu ở VN (như Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki) thì cứ để áp phích gốc là được.  L.Lawliet  15:14, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Thêm nữa, tôi cho rằng áp phích Việt hóa cũng có thể coi là một nguồn kiểm chứng đáng tin cậy, nhất là ngày khởi chiếu của phim tại VN cũng như tựa Việt hóa chính thức của nó. Nhất là trong những trường hợp, chẳng hạn như thông tin về phim đã chiếu từ lâu, khoảng 10-15 năm về trước gần như chẳng còn link nào để kiểm chứng, thì ta có thể dùng áp phích thay cho nguồn kiểm chứng đó. Giả sử như Người đẹp tóc mây sau khoảng 10 năm nữa chẳng hạn, tức 20 năm kể từ khi chiếu phim, chẳng còn link báo hay internet nào chứng minh tên Việt hóa hay ngày khởi chiếu bộ phim, thì làm sao ta biết được hai thông tin đó có xác thực hay không? Tôi đã từng mất không ít thời gian và công sức để tìm poster Việt hóa của nhiều phim chiếu từ 10 năm về trước trở đi, nên không tán thành ý tưởng đổi hết thành áp phích gốc chút nào.  L.Lawliet  15:21, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Chúng ta không có "phương án cũ", như bạn cũng đọc thấy ở vài ý kiến trên và trình bày của tôi, hiện có 2 phái dùng hình ảnh, một là dùng áp phích Việt hóa, 2 là dùng áp phích gốc thậm chí khi phim đã có bản tiếng Việt, đề xuất của tôi là quy về phương án 2, nếu không nhận được sử ủng hộ, thì dùng hình nào là tùy ý người viết bài.
    "Tôi thấy dùng áp phích Việt hóa cũng đâu phải có gì là sai đâu.": chúng không sai, nhưng lý do tôi khuyên mọi người dùng áp phích gốc đã được trình bày cặn kẽ theo 3 lý do chính ở trên.
    "Đa số áp phích Việt hóa cũng có mẫu y chang các áp phích gốc": vậy bạn sẽ giải quyết thế nào với những áp phích thay đổi hoàn toàn hình quảng bá? Ngoài ra, bạn sẽ giải quyết lý do thứ 2 (liên quan đến thông tin thời gian) và thứ 3 (liên quan đến thông tin địa lý) như thế nào?
    "thế nên các hình áp phích Việt chẳng có chỗ nào gọi là không tự do cả.": tất cả các áp phích có bản quyền đều là hình không tự do (quyền sử dụng chúng nằm trong tay nhà sản xuất), dù cho đó là phiên bản nào đi nữa, tôi nghĩ đây là một thông tin mang tính căn bản (mỗi khi bạn tải lên một hình ảnh áp phích, bạn đều được yêu cầu điền lý do sử dụng hợp lý cho hình không tự do). Vấn đề tôi đặt ra cũng không hề đề cập đến chuyện chúng tự do hay không tự do (bởi chúng hiển nhiên không tự do).
    Về lập luận rằng áp phích Việt hóa cũng mang tính lịch sử, tôi không đồng tình, bởi tính lịch sử của bộ phim chắc chắn phần lớn thuộc về bộ phim gốc chứ không phải phim khi chiếu ở Việt Nam, nhưng tôi tôn trọng quan điểm của bạn. Về nguồn kiểm chứng đáng tin cậy, bạn hoàn toàn có thể làm điều đó chỉ bằng một url từ Wayback Machine (lưu trữ Internet), không phải một bức hình. --minhhuy (thảo luận) 15:27, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Hi @Trần Nguyễn Minh Huy và mọi người. Tôi không phản bác ý kiến của @Trần Nguyễn Minh Huy, tuy nhiên tôi đưa ra một số ý kiến cá nhân như sau để mọi người cân nhắc tìm ra cách giải quyết phù hợp:
    Thứ nhất, áp phích Việt hóa hay áp phích gốc thì về mặt "pháp lý" đều hợp pháp và hợp lệ, chắc mọi người đều biết điều này sau khi đọc qua bài thảo luận năm 2017. Áp phích phim Việt Nam chỉ mang tính lịch sử với phiên bản phim chiếu tại Việt Nam, không phải phiên bản gốc. Trường hợp phim điện ảnh được công chiếu tại Việt Nam trùng hoặc gần trùng ngày chiếu tại quốc gia gốc thì tính lịch sử của áp phích tại Việt Nam sẽ gần với áp phích gốc nhất. Việc sử dụng áp phích phim tại Việt Nam không sai, mà câu hỏi đặt ra là có nên sử dụng nó không.
    Thứ hai, dự án Điện ảnh không nên sử dụng áp phích Việt hóa của bản phim chiếu lại sau 10-20 năm để minh họa cho phiên bản gốc đã chiếu từ 10-20 năm trước đó nhằm đảm bảo tính lịch sử. Phim dù là chiếu lại sau một năm phát hành thôi thì đều cũng được ghi chú là "phiên bản chiếu lại" rồi, và dĩ nhiên việc phân tách các phiên bản chiếu lại với phiên bản chiếu gốc là cần thiết. Các bài viết về Điện ảnh tại Wiki tiếng Việt đang phần nào đi theo nguyên tắc này. Tôi lấy một số ví dụ:
    • Titanic công chiếu toàn cầu năm 1997 nhưng thời điểm đó không công chiếu tại Việt Nam. Năm 2012, phim được chiếu lại trên toàn cầu dưới định dạng 3D, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Phiên bản 3D này là lần đầu tiên Titanic được khởi chiếu tại Việt Nam và cũng có áp phích chiếu rạp riêng. Phiên bản đã được bình chọn BVCL của Titanic vào năm 2014 có giữ nguyên áp phích gốc ở infobox đầu bài và bổ sung áp phích Việt hóa riêng cho phần thông tin về lần công chiếu tại Việt Nam năm 2012. Tôi tán thành cách làm này. Hiện tôi không rõ ai đã sửa lại bài và đẩy áp phích Việt hóa lên hộp infobox đầu bài.
    • Thám tử lừng danh Conan: Thủ phạm trong đôi mắt công chiếu tại Nhật Bản năm 2000 nhưng thời điểm đó không công chiếu tại Việt Nam. Năm 2016, phim được chiếu trên kênh HTV3 của Việt Nam, và có vẻ đây là lần đầu tiên phim này được mua bản quyền phát hành tại nước mình. HTV3 cũng làm áp phích Việt hóa cho phim. Năm 2017, một thành viên upload áp phích Việt hóa của HTV3 lên minh họa cho bài viết nhưng đã bị @DoraMoon lùi lại với lý do "sử dụng poster gốc vì nó mang tính lịch sử". Thay vào đó, bài viết được bổ sung thêm hình ảnh minh họa cho logo tiếng Việt của phim trên HTV3. Tôi cũng hoàn toàn đồng tình với cách làm này của @DoraMoon.
    Thứ ba, lập luận của @Trần Nguyễn Minh Huy về việc đây là trang "Wiki tiếng Việt" không phải "Wiki Việt Nam" là hoàn toàn hợp lý, tôi không có ý kiến về vấn đề này. Nhưng việc "người dùng tiếng Việt sống chủ yếu tại Việt Nam" cũng là một lập luận hoàn toàn đúng.
    Vậy nên tôi xin gửi ý kiến cá nhân là việc sử dụng áp phích phim hay bìa sách, bìa CD tại Việt Nam để làm hình minh họa hoàn toàn có thể được xét như một dạng "ngoại lệ", đặc biệt khi xét tới việc các bài viết trên Wikipedia tiếng Việt được phục vụ cho người nói tiếng Việt và "tiếng Việt" được sử dụng phổ biến chỉ tại "Việt Nam". Khó giải thích quá vì tôi không giỏi nói lý lẽ nhưng đại để là nếu coi yếu tố ngôn ngữ là một hình tròn và yếu tố quốc gia cũng là một hình tròn thì hai hình tròn đấy to gần trùng khít nhau rồi ^^ Nói chung tôi nghĩ mình nên nghĩ đến việc những người đọc bài chủ yếu họ là ai và họ quan tâm điều gì. Thân, NXL (thảo luận) 18:35, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    nói về sách thì nên sử dụng bìa gốc là điều cần thiết bởi mỗi nhà xuất bản có hình thức khác nhau. Ví dụ Naruto lần đầu được phát hành trong tiếng Việt bởi TVM Comics vào năm 2008 rồi 2019 vào tay Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ gây ra tính mất trung lập khi không biết nên sử dụng áp phích nào đặt trong infobox, rồi Rurouni Kenshin cũng vậy (TVM Comics là 2009/NXB Kim Đồng 2019) chưa kể NXB Kim Đồng đặt tựa khác với TVM Comics. Thêm vào đó một số phim rạp khi được chiếu lại trên truyền hình cũng mang tựa khác, lấy ví dụ Kẻ trộm Mặt Trăng được chiếu trên tivi HTV3 với tựa Kẻ cắp Mặt Trăng, Alvin siêu quậyBan nhạc sóc chuột,... nên mình ủng hộ việc sử dụng bản gốc là cách chu toàn gốc. DoraMoon (thảo luận) 01:52, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @DoraMoon ơi tôi có ý kiến thế này. Thứ nhất, nếu đi theo ý kiến sử dụng bìa bản quyền tiếng Việt thì tôi nghĩ trường hợp Naruto hay Rurouni Kenshin đã quá rõ ràng là cần sử dụng bìa sách của phiên bản có bản quyền đầu tiên để đảm bảo tính lịch sử đối với phiên bản tiếng Việt, mà trong trường hợp này là bìa sách của TVM Comics. Thứ hai, mình đang thảo luận về cách sử dụng áp phích chứ không phải cách đặt tên bài viết nên trường hợp tên bản quyền manga tại hai lần xuất bản khác nhau lại khác nhau như Rurouni Kenshin thì có thể mở thảo luận bình chọn cách đặt tên như cách tên "Doraemon" đã từng được đặt. Trường hợp bạn đặt tên bài viết là Lãng khách Kenshin (NXB Kim Đồng) nhưng bìa sách để phiên bản gốc Rurouni Kenshin (TVM Comics) thì cần thêm chú thích rằng đó là bìa sách bản gốc là được. Thứ ba, tên phim chiếu rạp và phiên bản chiếu truyền hình có thể khác nhau, nhưng tên tại thời điểm chiếu rạp vẫn mang tính lịch sử hơn. Trong trường hợp tên chiếu trên truyền hình có độ nổi tiếng hơn thì tôi nghĩ vẫn có thể mở biểu quyết đặt lại tên. Ngoài ra, tiện đang nói về cách đặt tên bài, thì còn một số trường hợp tên chiếu rạp tại Việt Nam đặt một kiểu tên phiên bản tiểu thuyết/sách của phim đặt một kiểu, như mới đây là Thám tử lừng danh Conan: Bản tình ca màu đỏ thẫm (phim) và Thám tử lừng danh Conan: Bài thơ tình thẫm đỏ (movie manga), thì vẫn cần lưu ý rõ đây là hai dạng phát hành khác nhau, không nhất thiết phải cùng một tên. Thân, NXL (thảo luận) 03:19, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Cảm ơn bạn NXL1997 đã đưa ra ví dụ về phim Titanic, đó chính xác là ví dụ mà tôi cần để phản ánh chuyện áp phích Việt hóa gây ra một nhận thức sai lệch có phần "ngớ ngẩn" cho các bài viết. Trong hoàn cảnh Titanic, bài này từ đầu đến cuối rất ít đề cập đến việc chiếu phim tại Việt Nam (chỉ có một đoạn ngắn ở cuối bài so với một bài viết rất dài), và mọi thông tin đều hướng về bộ phim gốc của Mỹ năm 1997, nhưng lại đang dùng một áp phích nhấn mạnh vào lịch sử công chiếu dành riêng cho thị trường Việt Nam cùng ngày tháng hiển thị rất rõ (18.05.2012), theo tôi vừa mất trung lập (ưu ái quá mức cho Việt Nam mà lấn át cả nguồn gốc xuất xứ của phim, trong khi infobox là tập hợp những thông tin mang tính đại diện nhất) mà cũng vừa gây hiểu lầm.
    Về chuyện "Việt Nam", như tôi đã trả lời ý kiến của bạn MeigyokuThmn, tôi cố gắng (và hy vọng các bạn cũng vậy) tách biệt rạch ròi hai quan điểm: 1/ Chúng ta ưu ái đề cập đến việc chiếu phát phim tai Việt Nam (bằng cách đưa nó lên phần mở đầu và đặt tên bài là tên dùng tại các rạp hay đài truyền hình ở Việt Nam), bởi vì tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng tại Việt Nam, chứ không phải 2/ bởi vì độc giả của Wikipedia tiếng Việt là người Việt Nam. Tôi đưa ra một thí dụ có phần lạ lẫm thế này: giả sử một bộ phim nước ngoài được chiếu bằng tiếng Việt, nhưng lại không chiếu ở Việt Nam mà chiếu ở Nhật Bản, thì chúng ta sẽ ưu tiên đưa thông tin chiếu ở Nhật Bản đó lên đầu bài chỉ vì bản phim chiếu ở nước này là tiếng Việt. Tôi muốn nhấn mạnh dự án này nên ưu tiên và xét trên quan điểm hoàn toàn xoay quanh "tiếng Việt", chứ không phải xoay quanh "Việt Nam".
    Cuối cùng như bạn NXL1997 đề cập và tự tôi cũng đã giải thích: việc dùng áp phích Việt hóa tự thân nó không có gì sai cả, chúng ta ở đây là xem xét nên chọn dùng nó, trên cơ sở những điểm tích cực và tiêu cực mà tôi đã trình bày. Một bản áp phích "Việt Nam hóa" (tôi không dùng từ 'Việt hóa' nữa) hoàn toàn cho một phim nước ngoài là làm lấn át và lu mờ bản chất của bộ phim nước ngoài đó, lu mờ tính lịch sử của phim nước ngoài đó (như trong trường hợp phim Titanic), và thiên lệch quá mức cho các thông tin chiếu phát tại Việt Nam, trong khi chúng ta vốn dĩ đã ưu ái những thông tin này bằng tựa đề bài viết và thông tin đề cập cụ thể ở đoạn mở đầu lẫn trong bài viết.
    Mong NXL1997 và các bạn khác xem xét thêm. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 04:18, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    nhắc tới poster tiếng Việt mình mới nhớ đến một vấn đề tương đối quan ngại là ảnh cập nhật mới poster bản tiếng Việt nhưng người tải quên mất việc phải cập nhật nguồn gốc bức hình. Chẳng hạn như ở trong một vài bài như Tia chớp (phim 2008), Hành trình của Moana, Phi vụ thế kỷ (phim), Kẻ trộm Mặt Trăng 2, Captain America 2: Chiến binh mùa đông, Minions (phim), Thám tử lừng danh Conan: Bản tình ca màu đỏ thẫm,... không nhắc tới nguồn poster trong đó có thể có những tập tin do mình tải lên do khá lâu không nhớ :3. DoraMoon (thảo luận) 14:06, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Thật ra {{Mô tả áp phích}} không bắt buộc bạn phải ghi nguồn :^) --minhhuy (thảo luận) 15:36, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Đôi khi tôi cũng băn khoăn là có nên để những trường hợp thiểu số (<1% xảy ra chẳng hạn) làm ảnh hưởng đến cách tiếp cận những trường hợp còn lại hay không. Về phần tôi, nếu được lựa chọn tôi xin bảo lưu ý kiến cá nhân là sử dụng áp phích tiếng Việt nếu như phiên bản phim điện ảnh công chiếu tại Việt Nam là phiên bản chiếu gốc chứ không phải phiên bản chiếu lại. Đối với các phim có áp phích tiếng Việt là áp phích cho phiên bản chiếu lại như Titanic, Chiến tranh giữa các vì sao: Tập I – Hiểm họa bóng ma, Công viên kỷ Jura, Vua sư tử thì sẽ thực hiện như phiên bản đã được bình chọn BVCL của Titanic vào năm 2014, tức là để áp phích gốc vào infobox. Mời cộng đồng cho ý kiến thêm để có thể đưa ra thống nhất cuối cùng. Thân, NXL (thảo luận) 19:15, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    có điều mình cảm thấy có vẻ hơi kỳ là poster phim đầu bài thì dùng bản Việt rồi xuống dưới mục âm nhạc soundtrack cũng phải dùng ảnh bìa album tên gốc hoặc các tác phẩm phái sinh. Nó không được đồng bộ về mặt hình ảnh và con chữ. Nếu Việt nên Việt toàn bộ / gốc cũng toàn bộ gốc, cảm thấy nửa sạc vậy có vẻ khá bất ổn. <suy nghĩ cá nhân> DoraMoon (thảo luận) 02:46, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @NXL1997: Như đã nói, việc đảm bảo tính xác thực về thông tin ngày chiếu và hình quảng bá chỉ là một trong các lý do tôi đưa ra chứ không phải mang tính quyết định, và tất nhiên tôi cũng không muốn hy sinh 99% nội dung khác để cứu chỉ 1% thiểu số (như cách bạn diễn đạt) vì một lý do có vẻ "nhỏ". Áp phích gốc chứng minh nó đang được dùng cho bài về bộ phim gốc chứ không phải bộ phim chiếu tại Việt Nam, và dù là xê xích 1 năm thì áp phích gốc vẫn được xem là có tính lịch sử cao hơn hẳn áp phích Việt Nam (thậm chí nếu áp phích gốc bị thay thế bởi một áp phích khác chỉ sau 1 ngày, thì tôi vẫn chọn áp phích gốc vì giá trị ban đầu của nó, là hình ảnh đầu tiên mà công chúng biết về bộ phim như một sản phẩm hoàn thiện). Bạn DoraMoon cũng đã đưa ra một ví dụ khác cho tính xác thực thông tin của áp phích gốc ở các bộ phim anime có lồng tiếng Việt, trong đó áp phích đã ghi cả tên của dàn diễn viên lồng tiếng Việt lên, gây nhận thức sai về bản chất của bộ phim gốc. --minhhuy (thảo luận) 04:02, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @DoraMoon, trường hợp mọi người thống nhất sử dụng áp phích/bìa sách bản tiếng Việt thì việc bìa soundtrack sử dụng bản tiếng Việt cũng là điều đương nhiên, cơ mà vấn đề là các soundtrack đấy có được phát hành tại Việt Nam đâu mà có bìa tiếng Việt =)) Một số phim hoạt hình gần đây của Disney như Nữ hoàng băng giá 2 có phát hành album bản nhạc phim bản lồng tiếng Việt, tuy nhiên cần lưu ý rõ là bìa album này chỉ sử dụng cho album bản lồng tiếng Việt. Không giống như nội dung phim, nội dung của soundtrack bản tiếng Việt khác hoàn toàn với soundtrack gốc (tức là tên bài hát khác, người hát khác) chứ không phải là bê nguyên album nước ngoài rồi lắp bìa tiếng Việt vào nên cần phân tách ra hai bản riêng.
    @Trần Nguyễn Minh Huy ơi tôi cũng đưa ý kiến rằng việc áp phích phim hoạt hình ghi cả tên của dàn diễn viên lồng tiếng Việt lên dễ khiến người đọc hiểu nhầm rằng dàn diễn viên đó là diễn viên gốc thì hơi vô lý vì nếu áp phích tiếng Việt được trưng lên thì sẽ note rõ đó là áp phích phim chiếu tại Việt Nam và thông tin dưới hộp infobox cũng nói rõ diễn viên lồng tiếng gốc là ai, không ai ngốc nghếch đến nỗi cố tình không hiểu đâu nhỉ :))) Hơn nữa áp phích khi được upload cũng sẽ dưới kích cỡ đủ nhỏ để không bị sao lưu trái phép nữa.
    P/s: Một số bài viết bên en cũng không để bìa ấn phẩm gốc, ví dụ như BVT en:Case Closed sử dụng bìa manga phát hành tại Mỹ khiến tôi cũng không hiểu thực sự nguyên tắc sử dụng bìa tác phẩm bên họ là gì nữa. Thân, NXL (thảo luận) 11:44, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @NXL1997: Tôi hiểu điều đó, và cũng hiểu rằng kể cả với thông tin ngày tháng công chiếu sai lệch thì người chịu dừng lại đọc bài cho kỹ cũng chẳng thể nhầm ngày chiếu ở Việt Nam với ngày chiếu ở quốc gia gốc. Điều tôi muốn tránh là "ấn tượng đầu" ngớ ngẩn, và tại sao phải xảy ra sự ngớ ngẩn đó khi một áp phích gốc với nhiều ưu điểm hơn đã thỏa mãn tính đại diện cao nhất của bức hình dùng trong infobox. Nếu lấy tiếp vụ áp phích có người lồng tiếng Việt, thì một áp phích như vậy đang tượng trưng hoàn toàn cho phiên bản phim chiếu tại Việt Nam, trong khi bài đang viết về bộ phim gốc, các diễn viên lồng tiếng gốc và nhân viên sản xuất gốc (tôi nói thế này không có ý hạ thấp, nhưng tôi cho rằng diễn viên lồng tiếng gốc và tên tuổi của họ mới làm nên bộ phim, chứ không phải diễn viền lồng tiếng bản địa hóa). Mong bạn xem xét thêm về điểm này, do nó ảnh hưởng quá lớn đến cách chúng ta viết thông tin về sản xuất.
    Về trường hợp của Conan, tôi từng đọc một thảo luận rằng họ buộc phải ưu tiên bìa tiếng Anh do những phức tạp liên quan đến cái tên của manga này khi được dịch sang tiếng Anh (có lẽ bạn cũng để ý, thông tin trong bài cũng đề cập). Tôi thấy Conan là một trường hợp rất ngoại lệ, đại đa số tác phẩm họ đều dùng bìa gốc (xem en:Doraemon nếu bạn cần một ví dụ có độ nổi tiếng tương đương). --minhhuy (thảo luận) 12:10, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Bạn có thể xem thêm một thảo luận cách đây 10 năm ở Wikipedia tiếng Anh: en:Wikipedia talk:Manual of Style/Film/Archive 5#Preferred poster image, nơi họ bàn luận xoay quanh sự toàn vẹn lịch sử của một áp phích "đầu tiên". Cá nhân tôi rất ủng hộ điều này. --minhhuy (thảo luận) 12:24, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Xem thêm en:Wikipedia:Manual of Style/Novels#Images, áp dụng cho bìa sách. --minhhuy (thảo luận) 12:34, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Cảm ơn @Trần Nguyễn Minh Huy vì đã lặn lội tìm ra các bài thảo luận bên en nhé, tôi vẫn luôn hiểu quan điểm của bạn và ý thức được tầm quan trọng của áp phích gốc mà. Chỉ đơn giản là tôi muốn sử dụng áp phích Việt Nam như một dạng "ngoại lệ" (như đã trình bày ở trên, và tôi hiểu điều này chưa thực sự đúng mà là một sự ưu ái cho "Việt Nam", nên tôi mới gọi là "ngoại lệ") thôi. Nhờ mọi người tiếp tục đưa ra ý kiến thống nhất trong việc sử dụng áp phích/bìa sách tại Việt Nam để có thể đưa ra kết luận một cách sớm nhất. Tôi không có ý kiến gì thêm. NXL (thảo luận) 12:51, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    @NXL1997: Cảm ơn bạn, tất nhiên khi đề xuất này (nếu) được thông qua, thì câu từ mà tôi muốn thêm vào các trang hướng dẫn như cẩm nang biên soạn chỉ là "ưu tiên / lý tưởng nhất là dùng một hình áp phích / bìa gốc", chứ tôi không định tạo ra một luật lệ đóng khuôn (hướng dẫn ở Wikipedia tiếng Anh cũng vậy), vì tôi biết đôi khi cũng có ngoại lệ, và việc biên tập không nên quá gò bó về hình thức. Tôi chỉ muốn tạo ra một hướng dẫn hữu ích nhất, giúp hệ thống hóa và giúp người biên tập không phải băn khoăn nhiều trong vấn đề chọn lựa hình ảnh khi xét về lợi ích vượt trội của hình ảnh gốc, đồng thời tránh những rủi ro tranh chấp (ví dụ bút chiến xoay quanh dùng cái hình bìa nào). Mọi sự đều có thể có ngoại lệ, và chúng ta luôn có thể ngồi lại với nhau tìm ra phương hướng tốt nhất cho từng trường hợp, nhưng chuẩn chung vẫn là đề xuất như tôi trình bày. Xin chia sẻ thêm với bạn như thế, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 13:36, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Em vẫn chưa quyết định nhưng Em nghĩ việc chỉ sử dụng Poster gốc như Trần Nguyễn Minh HuyDoraMoon là việc cần thiết và không nên sử dụng Poster việt hóa vì nó không trung lập với nội dung phim, Một số Poster Việt hóa có khung cảnh, thông tin khác hoàn toàn Poster gốc cũng không đúng, làm cho người xem khó hiểu được tiếp cận và minh họa phim nó như thế nào ra sao. Hơn nữa là thông tin chính xác hơn, phù hợp hơn. Việc này đã được hướng dẫn hóa tại bên Wikipedia Tiếng Anh cho các phim Pokémon và nhiều phim khác, tất nhiên là không có hướng dẫn chính thức ở đó. Ví dụ như bài Pokémon: Arceus, chinh phục khoảng không thời gian đã [chuyển sang dùng Poster Tiếng Nhật Gốc từ năm 2019] (ảnh Poster Anh đã bị xóa) mà hiện nay nhiều bài phim Pokémon tại Wikipedia Tiếng Việt vẫn để Tiếng Anh. Tất nhiên là sẽ tùy trường hợp, như không có Gốc thì xài bản sao cũng được. Thiện Hậu (thảo luận) 02:00, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Tôi thấy không thể nào mà "không có gốc" như bạn lo ngại được, trừ phi là những phim đã bị thất lạc áp phích hay hình quảng bá từ 1 thế kỷ trước (mà những phim đó lại càng khó có chuyện có bản Việt hóa để mà xài áp phích Việt Nam). Và cảm ơn bạn, tôi biết Wikipedia tiếng Anh rất tôn trọng tính nguyên bản và toàn vẹn lịch sử của một tác phẩm, và tôi mong dự án ta cũng thế. Nhưng tôi nghĩ bạn đã đưa ra quyết định ngay trong ý kiến của mình nếu tôi không lầm. --minhhuy (thảo luận) 04:02, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Đối với những phim mới đây (đặc biệt là đối với phim do Netflix phân phối) có hiện tượng tất cả các ngôn ngữ (kể cả tiếng Việt) đều có poster cùng lúc. Vậy nên sử dụng poster ngôn ngữ nào? Poster bằng ngôn ngữ/quốc gia phát hành hay tiếng Việt? Tôi thấy cả hai đều có lý: tiếng Việt vì poster chỉ khác các poster khác ở chữ viết tên tác phẩm (dễ đọc đối với độc giả của Wikipedia tiếng Việt hơn), hay ngôn ngữ gốc vì nó có quan hệ gần gũi hơn với những người tạo ra tác phẩm đó. NHD (thảo luận) 04:13, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Trong đề xuất của tôi chỉ nhằm vào các áp phích truyền thống dành cho phim chiếu rạp, còn với nền tảng thuê bao thế hệ mới này cá nhân tôi không sử dụng nên cũng chưa có ý tưởng nào hay. Tạm thời đối với phim Netflix (tức là chỉ dành cho những phim ra đời gần đây và được phát hành cùng lúc các phiên bản ngôn ngữ) tôi nghĩ việc dùng áp phích nào là do người soạn bài quyết định (tương tự nếu đề xuất của tôi với áp phích rạp không thành công thì áp phích rạp cũng nên do người soạn bài chủ yếu quyết định, vì thực chất cả hai loại đều không sai). --minhhuy (thảo luận) 04:20, ngày 17 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đồng ý với bạn, nhưng vẫn có thành viên viện dẫn các hướng dẫn Wikipedia ra làm quy định cứng nên tôi mới nêu ra. Haku (thảo luận) 20:37, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •   Đồng ý Cá nhân tôi ủng hộ đề xuất, nhưng vẫn muốn dùng áp phích/các sản phẩm minh họa chính thức liên quan đến phim trong cùng khoảng thời gian phát hành với phiên bản gốc (cùng năm phát hành hoặc muộn hơn 1–2 năm so với bản gốc, điều này tương tự với trường hợp đồng phát hành của Netflix). Tất cả những trường hợp không đồng thời phát hành, không phát hành gần 1–2 năm thì nên áp dụng minh họa từ phiên bản gốc. Cá nhân tôi cho rằng áp phích tiếng Việt nên dùng trong khoảng thời gian phát hành gần với bản gốc, còn lại nên dùng bản gốc cho toàn bộ trường hợp.Nacdanh (thảo luận) 16:56, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Tôi có thể "hiểu được" với trường hợp Netflix, nhưng việc phát hành "muộn hơn 1-2 năm" theo tôi đã xâm phạm đến sự toàn vẹn lịch sử của áp phích gốc lẫn sai lạc thông tin ngày tháng, lại càng vẫn thể hiện bài đang viết về bộ phim bản địa hóa chứ không phải phim gốc, nên thú thật là tôi không rõ nên xem xét ý kiến của Nacdanh là phản đối hay ủng hộ đề xuất trên, mong bạn có một lập luận cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 17:02, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Phát hành sau 1–2 năm thì được gọi là phiên bản "chiếu lại" rồi (tôi hiểu đề xuất bạn @Nacdanh giống tôi, là sử dụng áp phích tiếng Việt cho phiên bản chiếu gốc). Thường thì chẳng có phiên bản phim chiếu gốc nào chiếu tại Việt Nam sau quốc gia gốc 1–2 năm cả. Thường đối với phim Âu Mỹ là lệch cùng lắm 3–4 tháng, đối với anime Nhật thì có thể lệch lâu hơn nhưng tuyệt đối dưới 1 năm. NXL (thảo luận) 18:04, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Trần Nguyễn Minh Huy, NXL1997 do bản gốc tiếng Nhật thường chiếu chậm hơn ở một số thị trường (có lẽ đặc điểm chung của phim Nhật) nên tôi có ý thế. Tôi nghĩ rằng một số người có thể muốn dùng áp phích tất cả phim phái sinh của vùng lãnh thổ thổ gốc chiếu tại địa phương Việt Nam trong tối đa một năm (đang trong thời gian đang xử lý cấp phép phát hành). Điều này không làm mất đi tính phát hành phân phối chính thống, không phải bản chiếu lại. Tất nhiên, nếu người viết bài dùng ảnh minh họa gốc luôn, tôi cũng không phàn đối. Sau khi cân nhắc, tôi hoàn toàn ủng hộ dùng ảnh bìa gốc cho phim để làm toàn vẹn lịch sử và hàm ý của đạo diễn/nhà làm phim/cũng như ủng hộ tính dụng ý của bản gốc. Nacdanh (thảo luận) 02:47, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Để áp phích gốc làm tăng độ tính nhiệm của wiki đối với người đọc, đó là điều tốt và mình hoàn toàn đồng ý. Nhưng chúng ta nên ghi thêm ở phần giới thiệu chung là phim........công chiếu ở Việt Nam vào ngày....tháng.....năm. Để cung cấp nhiều chi tiết nhất có thể 星野青美★③ (🤙🏻😃) 09:58, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC) 14:16, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Giờ tôi mới để ý rằng theo lẽ phải bắt buộc chứ không nên dừng ở khuyến khích việc sử áp phích gốc vì lý do cách dịch tên người của áp phích Việt hóa (sản phẩm Nhật) đôi lúc không đồng bộ với hệ thống dịch Wikipedia tiếng Việt (chúng ta dịch theo hệ Á Đông họ trước tên sau còn đơn vị ấn hành tiếng Việt thì tên trước họ sau). DoraMoon (thảo luận) 11:06, ngày 16 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia thảo luận cộng đồng sửa

  Thư mời tham gia thảo luận cộng đồng
Chào các thành viên Dự án Điện ảnh, hiện chúng ta có một cuộc thảo luận kéo dài 10 ngày về các nội dung dưới đây:

Thảo luận sẽ kết thúc vào lúc 07:30, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC).
Mời bạn dành chút thời gian tham gia và nêu ý kiến. Nếu đã tham gia, bạn có thể bỏ qua thư mời này.
Xin cảm ơn! Chào thân ái và đoàn kết. (^‿^)

Mình không biết gửi thư mời vào đây có đúng quy định không nhưng vì có liên quan đến điện ảnh nên mình xin phép gửi vào đây. Nếu việc gửi thư mời vào đây là sai quy định thì mọi người thu hồi thư mời dùm mình. (^_^) –  Ikid Kaido  01:17, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Phim tâm lý sửa

Mình thắc mắc, phim tâm lý là phim gì vậy nhỉ? Dựa vào các phim trong Thể loại:Phim tâm lý (có interwiki với Psychological films, nhưng có vẻ không giống nhau) và thông qua search google, mình thấy nó thuộc dạng phim chính kịch, tình cảm, không phải hài kịch hay viễn tưởng. Ngoài ra cũng chưa có bài viết chính nữa.Hugopako (thảo luận) 01:51, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Phim tâm lý có nghĩa là phim có yếu tố tâm lý, chỉ đơn giản vậy thôi. Có nguồn nói phim XYZ gì đấy là phim tâm lý thì cứ việc thêm thể loại vô. Psychological films = phim tâm lý là đúng rồi. Còn chuyện bài viết chính thì ngay cả bên en cũng chưa có. Hy vọng, bạn hay ai đó am hiểu có thể viết bài chính thì hay quá. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:16, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
"thông qua search google, mình thấy nó thuộc dạng phim chính kịch, tình cảm, không phải hài kịch hay viễn tưởng" -> bạn thử đưa ra keyword và website bảo thế xem nào. Mình thử bốc ngẫu nhiên vài phim trong cả trang tiếng Việt lẫn tiếng Anh ra đọc thì thấy toàn là có yếu tố "tâm lý" đấy chứ. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:50, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quay lại trang dự án “Dự án/Điện ảnh”.