Thảo luận Wikipedia:Dự án/Ai Cập cổ đại
Thảo luận nhỏ
sửaMình lập Dự án này trước mắt để thảo luận lại sự thống nhất các thuật ngữ đang tồn tại trong các bài Ai Cập cổ đại, đặc biệt là những bài gần đây. Một số vấn đề nhỏ như:
- Pharaoh nên dịch thành gì? Thấy khá là thập cẩm: pharaon, pharaoh rồi pharaong, pharaông. Mình nghĩ nên chọn pharaon vì gọn và dễ dọc, không dài dòng.
- Viết hoa thường pharaon. Tham khảo bên Anh thì viết thường cho pharaon khi đứng riêng lẻ, còn kèm theo tên của pharaon thì viết hoa, như Pharaon Khasekhemwy chẳng hạn.
- Dynasty thì dịch thành gì nhỉ? Thấy khá là hỗn loạn, bài thì Vương triều, Triều rồi Triều đại. Nên thống nhất lại.
- Số thứ tự các Vương triều, hiện tại wiki en và vi đều dùng hỗn hợp, tên số (thứ Nhất, thứ Hai), số (thứ 8, thứ 9) lẫn La Mã (Vương triều thứ XI) nên chắc cũng tùy bài. Có thể tên số thì hợp với tiêu đề, đề mục; còn số thường hay số La Mã thì viết trong bài.
- Intermediate Period nên dịch là Thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất/hai/ba thay vì là Thời kỳ Trung gian, tham khảo từ bài Ai Cập cổ đại.
- Từ "của" trong tên các thời kì?
- Trường hợp Cổ Vương quốc của Ai Cập thì bỏ "của", thành Cổ Vương quốc Ai Cập, rồi Trung/Tân Vương quốc Ai Cập cũng tương tự?
- Còn Vương triều thứ ABC của Ai Cập thì không nên bỏ? Còn các thời kỳ nữa như Thời kỳ Sơ triều đại của Ai Cập, Thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại, v.v...
Mong mọi người cho ý kiến để các thuật ngữ được thống nhất và khoa học hơn. Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 14:42, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- 1. Nên viết là Pharaon hơn là Pharaoh. Mình thấy trong sách vở từ khoảng trước năm 2005, người ta hay viết theo phiên âm tiếng Việt là Pharaông/Pharaong. Cách viết này cũng có phần hợp lý, nhưng ở thời hiện đại này, khi người ta thích xài tiếng Anh hơn, sử dụng kiểu này sợ có người chê quê mùa, tuy bản thân lối phiên âm này không nói lên sự đúng hay sai cũng như trình độ của người dùng nó. Pharaoh thì được sử dụng càng ngày càng nhiều, đặc biệt là khoảng thời gian từ độ 2010 tới nay. Có lẻ là do sự áp đảo của người học tiếng Anh và sự ưa chuộng nền học thuật Anh ngữ. Còn mình thì ưu tiên lối viết Pharaon. Thứ nhất là không bị chê quê mùa vì không dùng Pharaong/Pharaông, mặc dù nếu viết Pharaong/Pharaông thì nó gần đúng với âm đọc/nói hơn. Thứ hai, nó cận âm với cách người Việt đọc từ này hơn là Pharaoh. Thứ ba, có lẻ vì lý do lịch sử, trong tiếng Pháp thì từ này được viết là Pharaon, người Việt nhìn vào từ này và phiên lại theo cách đọc Quốc ngữ là Pharaong/Pharaông, chứ nếu không họ đã phiên thành Pharaô rồi. Trên trang thảo luận của bài Pharaon cũng đã có bàn tới vấn đề này.
- Mình đồng ý việc dùng pharaon và Pharaon, dễ hiểu, ngắn gọn. --Trongnhan (Thảo luận) 02:04, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- 2. Về việc viết hoa, tiếng Anh hay bất kỳ ngoại ngữ nào cũng chỉ mang tính tham khảo. Vì mỗi tiếng có một quy ước của nó, ví dụ từ tiếng Việt (chỉ viết hoa chữ Việt còn chữ tiếng thì viết thường) nếu viết theo tiếng Anh thì sẽ là Vietnamese (viết hoa), tiếng Pháp là le vietnamien (viết thường). Có lẻ nhiều thành viên ở đây tham khảo và dịch bài từ Wikipedia tiếng Anh nên mình xin bàn cách viết hoa tiếng Anh để rồi từ đó khi dịch bài ta sẽ áp dụng nó thật đúng đắn trong văn phong của bài viết tiếng Việt. Như P.T.Đ đưa ra ví dụ, khi pharaon đứng riêng rẻ trong tiếng Anh, nó được viết thường. Khi đó, người ta coi pharaon là danh từ chung, chỉ một vị vua, một vị thủ lĩnh nào đó. Còn khi kèm theo tên, thì từ Pharaon được viết hoa. Khi đó, từ Pharaon đóng vai trò là tước hiệu, tước hiệu, danh xưng, v.v. đi kèm tên trong tiếng Anh lúc nào cũng phải viết hoa. Ví dụ Mr. & Mrs. Smith (ông & bà Smith), Sir Elton John, Queen Elizabeth II (Nữ hoàng Elizabeth II), President Obama (Tổng thống Obama), King Bhumibol Adulyadej (Vua Bhumibol Adulyadej). Như vậy, cách viết hoa hay thường đối với danh xưng, tước hiệu đi kèm với tên trong tiếng Anh không nhất quán với tiếng Việt. Đối với các tước hiệu cao cấp cho giới quân chủ, thủ lĩnh chính trị hay quý tộc (Queen, President, King, Sir), trong tiếng Việt hiện đại người ta có xu hướng viết hoa do ảnh hưởng của tiếng Anh. Tuy nhiên, trong tiếng Pháp, người ta không tuân thủ nguyên tắc này, Queen Elizabeth II - la reine Élisabeth II, Price Charles - le prince Charles, President Obama - le président Obama. Nhưng có lẻ, khi viết một văn bản tiếng Việt thuần túy, người ta sẽ viết vua Lê Thánh Tông, vua Lê Lợi, hoàng tử Lang Liêu, công chúa Mỵ Châu hơn là cách viết theo kiểu Anh, không phải bởi vì các vị này là người Việt, mà có lẻ vì khi viết như vậy, ta không bị chi phối với lối viết trong văn phong của văn bản nguồn (giả dụ là tiếng Anh). Cũng bởi vì phần đông người trẻ biết, sử dụng trực tiếp và thuần thục tiếng Anh nên cách sử dụng tiếng Việt hiện nay bị chi phối bởi văn phong tiếng Anh là điều dễ hiểu. Tuy nhên, tiếng Việt với văn phong hiện đại được định hình và ổn định với sự va chạm với tiếng Pháp và xa hơn nữa là nền tảng tiếng Hoa. Tôi xin phép không đưa ngay lập tức là nên chọn cách nào, nhưng xin anh em nên cân nhắc cách viết hoa hay dịch nên dựa vào văn phong tiếng Việt, như đã nói là đã định hình và ổn định, chứ không nên hoàn toàn tuân thủ ngôn ngữ nguồn mà mình dịch văn bản đó.
- 3. Sau một chút research, mình thấy đoạn sau trong bài Vương triều thứ Mười hai của Ai Cập
- "Vương triều thứ Mười hai của Ai Cập cổ đại (ký hiệu: Triều XII) là một triều đại thuộc thời kỳ Trung Vương quốc, bắt đầu từ năm 1991 đến năm 1802 trước Công nguyên."
- có lẻ dịch từ câu tiếng Anh:
- "The Twelfth Dynasty of ancient Egypt (Dynasty XII), is often combined with the Eleventh, Thirteenth and Fourteenth Dynasties under the group title Middle Kingdom."
- Mình tán thành lối dịch này. Khi gọi tên đầy đủ thì dịch là Vương triều, khi cần gọi tắt thì Triều là đủ. Thuật ngữ cần mang tính đơn nghĩa và nhất quán, ở đây Vương triều hay Triều đều chỉ đến một khái niệm, còn về nhất quán, thì có lẻ cần phải có quy ước, chẳng hạn như đối với ví dụ trên, khi gọi tên đầy đủ thì dùng Vương triều, còn trong tên tắt thì dùng Triều. Nếu ta áp dụng như trên thì có thể đảm bảo tính đơn nghĩa và nhất quán, còn nếu chỉ dùng triệt để và thông suốt một trong ba cách gọi Vương triều, Triều, Triều đại để dịch khái niệm Dynasty thì là lựa chọn dễ dàng nhất, nhanh gọn và tiện lợi nhất vì nó không cần nhóm dịch giả bàn bạc quy ước dịch thế nào cho mỗi tình huống, nhưng cũng là lựa chọn có thể gây tranh cãi nhiều nhất, vì phải bàn trên một diện quá rộng.
- Vương triều đúng hơn là Triều đại, vì Vương triều là chỉ về triều đại của vua còn Triều đại là nói chung về một khoảng thời gian nào đó, có thể không liên quan gì đến vua. --Trongnhan (Thảo luận) 02:01, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Có vẻ hơi "tự định nghĩa". Tôi có tra sơ lược từ điển tiếng Việt online ở trang Tratu.vn (không biết sao wikipedia báo nguồn từ đây là liên kết rác nên không cho thêm, các bạn có thể vào trang này để kiểm chứng) thì ở đó định nghĩa thế này:
- triều đại: thời gian trị vì của một ông vua hay của một dòng họ vua. VD: triều đại Lê Thánh Tông, các triều đại phong kiến Trung Quốc
- vương triều thì có 2 nghĩa: 1. triều đại; 2. triều đình. VD: vương triều nhà Hán, vương triều sụp đổ
- Như vậy, với từ triều đại: từ này chỉ khoảng thời gian trị vì của một ông vua hoặc của dòng vua (triều đại Lê Thánh Tông, triều đại nhà Lê). vương triều là từ vừa chỉ khoảng thời gian, vừa chỉ khoảng không gian. Nếu chỉ khoảng thời gian thì nó cùng nghĩa với triều đại, còn nếu chỉ về khoảng không gian thì nó chỉ nơi ông vua ở.
- Kẹo Dừa (thảo luận) 08:13, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Có vẻ hơi "tự định nghĩa". Tôi có tra sơ lược từ điển tiếng Việt online ở trang Tratu.vn (không biết sao wikipedia báo nguồn từ đây là liên kết rác nên không cho thêm, các bạn có thể vào trang này để kiểm chứng) thì ở đó định nghĩa thế này:
- Triều có thể dùng là từ viết tắt của cả hai vương triều và triều đại. --Trongnhan (Thảo luận) 02:06, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Vậy thì trước mắt ưu tiên sử dụng Vương triều cho những mục quan trọng như tiêu đề, link dẫn đến các bài con, còn triều đại hay triều thì tùy ngữ cảnh, sử dụng thoải mái để câu văn không bị gò ép, tất nhiên cũng không nên quá lạm dụng. P.T.Đ (thảo luận) 02:56, ngày 17 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Vương triều đúng hơn là Triều đại, vì Vương triều là chỉ về triều đại của vua còn Triều đại là nói chung về một khoảng thời gian nào đó, có thể không liên quan gì đến vua. --Trongnhan (Thảo luận) 02:01, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- 6. Cần phải bỏ từ "của", như đã thảo luận tại Thảo luận:Cổ Vương quốc Ai Cập
- Update: chỉ là phản hồi cho trao đổi đầu, còn trao đổi thứ 2 chưa có ý kiến. Kẹo Dừa (thảo luận) 17:15, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Kẹo Dừa (thảo luận) 16:47, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- @Kẹo Dừa: Trước hết cảm ơn bạn đã phản hồi, ý kiến của mình như sau:
- 1. OK, vậy thì chọn pharaon. Sau này sẽ rà soát lại các bài, thể loại để sửa dần cho thống nhất.
- 2. Mình thích kiểu viết hoa khi kèm tên, cảm giác trang trọng hơn.
- 3. Vậy thì trước mắt là ưu tiên chữ Vương triều cho những mục quan trọng như tiêu đề, còn các từ như Triều hay Triều đại vẫn sử dụng bình thường tùy ngữ cảnh để diễn dịch không bị gò bí. Khổ là bài chọn lọc Ai Cập cổ đại lại dùng toàn Triều đại thứ ABC, còn các bài con mới tạo gần đây lại toàn dùng Vương triều. Vậy thì phải sửa lại bài chọn lọc cho thống nhất tương đối.
- 6. Thật sự mình không ủng hộ cứng nhắc quá như vậy đối với 1 từ "của" hết sức nhỏ bé. Nếu không có nó thì tên thời kỳ, vương triều cảm giác hơi cụt, không tường minh lắm.
- Mình cóp một ý kiến cũ từ một trang thành viên: ...còn chuyện có nên thêm mấy từ của (tương đương bên tiếng Anh là of, mặc dù of mang một số nghĩa khác nữa) vào cụm từ hay không thì hơi khó xác định. Nhiều từ của quá thì làm câu cú dài lòng thòng, còn gây lặp từ nữa, rất khó chịu. Mà không có từ của thì nhiều khi thiếu/làm sai nghĩa.:(Tiếng Việt dùng làm sao cho tốt, cho đúng logic, cho hay thật là khó vì đa số các trường hợp đều được hiểu ngầm chứ không rõ ràng tường minh như tiếng Anh, tiếng Nga
- Nên ba trường hợp Cổ/Trung/Tân thì có thể ưu tiên vì tương đối tạm ổn, chứ các trường hợp còn lại mà đổi thì sẽ gây tối nghĩa không cần thiết, phần nữa các tên đó cũng dài rồi nên dài thêm chút nữa cũng không sao mà lại dễ hiểu, lợi nhiều hơn hại.
- P.T.Đ (thảo luận) 17:10, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Về câu thứ 6, mình chỉ có ý kiến cho trao đổi đầu thôi, trao đổi thứ 2 chưa có ý kiến. Kẹo Dừa (thảo luận) 17:15, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- @Kẹo Dừa: OK, dù sao cũng cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Trước mắt sẽ thực thi các mục 1, 2, 3, 4, 5 để cho các bài viết được thống nhất hơn. P.T.Đ (thảo luận) 17:26, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Về câu thứ 6, mình chỉ có ý kiến cho trao đổi đầu thôi, trao đổi thứ 2 chưa có ý kiến. Kẹo Dừa (thảo luận) 17:15, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Chỉ mỗi từ "của" mà cũng rắc rối nhỉ! Mình thấy từ "của" nếu thêm vào chẳng làm mất hay sai gì cả, khi thiếu nó thì không đúng lắm. --Trongnhan (Thảo luận) 02:10, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Vương triều thứ ABC của Ai Cập, nếu bỏ từ "của" là không hợp lý, ví dụ: Vương triều thứ Năm Ai Cập, bỏ từ "của" sẽ làm khó hiểu và câu không có nghĩa. Ở trường hợp này cần giữ nguyên. --Trongnhan (Thảo luận) 02:24, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Về vấn đề này, mình có lướt một vòng qua các phiên bản Wikipedia khác để tham khảo cách gọi của họ:
- Tiếng Anh: First Dynasty of Egypt có thể dịch thành Vương triều thứ nhất của Ai Cập, Vương triều thứ nhất Ai Cập hoặc Vương triều Ai Cập thứ nhất
- Tiếng Pháp: la Ire dynastie égyptienne có thể dịch thành Vương triều Ai Cập thứ nhất hoặc Vương triều thứ nhất Ai Cập. Trong tiếng Pháp égyptienne là một tính từ giống cái (nom féminin), nếu dịch literally qua tiếng Anh cụm từ la Ire dynastie égyptienne thì sẽ thành the First Egyptian Dynasty, và như thế, từ của không thể đứng trong tên của triều đại này nếu chúng ta dịch bài này từ tiếng Pháp.
- Tiếng Trung: 埃及第一王朝 (Hán Việt: Ai Cập đệ nhất vương triều) có thể dịch là Vương triều Ai Cập thứ nhất hoặc Vương triều thứ nhất (của) Ai Cập.
- Nếu ta thấy cách gọi Vương triều thứ nhất Ai Cập có vẻ không xuôi tai lắm, tôi đề nghị các bạn thử cân nhắc lối dịch Vương triều Ai Cập thứ nhất cho tên bài, và trong bài, khi gặp khái niệm First Dynasty thì ta vẫn có thể dịch là Vương triều thứ nhất, mình cho rằng hai cách gọi (Vương triều Ai Cập thứ nhất và lối gọi tắt của nó, Vương triều thứ nhất) đủ bao quát ý, mang tính thống nhất (một bên là gọi đầy đủ, một bên là gọi tắt). Lý do mà mình muốn né chữ của ở đây là vì, trong văn phong tiếng Anh, danh từ riêng đi kèm từ of sẽ mang tính trang trọng hơn cách nói thông thường. The city of New York trang trọng hơn New York City, province of Vietnam trang trọng hơn Vietnamese province, Queen Elizabeth II of the United Kingdom trang trọng hơn UK Queen Elizabeth II. Từ of trong đa phần trường hợp khi dịch qua tiếng Việt có thể hiểu ngầm ý (một cách thô thiển) là của (mặc dù không phải lúc nào nó cũng mang nghĩa của [thêm ở đây], đặc biệt trong những trường hợp là một phần của tên riêng như thế này). Ngược lại, trong văn phong tiếng Việt, người ta ưu tiên thực từ và hạn chế hư từ để đặt tên riêng và thuật ngữ. (Về khái niệm thực từ và hư từ, mời xem thêm ở https://ngnnghc.wordpress.com/tag/hư-từ/ và https://voer.edu.vn/c/thuc-tu-va-hu-tu/4491bb06/6c6dac41). Vài ý mọn, mong nhận được sự cân nhắc của mọi người. Kẹo Dừa (thảo luận) 16:32, ngày 19 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- @Kẹo Dừa: Mình thấy cách dịch Vương triều Ai Cập thứ nhất cũng rất hợp lý, gọn và dễ hiểu. Nhưng có đề xuất nho nhỏ là có nên viết hoa các tên số không, như "thứ Hai", "thứ Mười tám" chẳng hạn, vì đây cũng là tên riêng của vương triều đó nên theo nguyên tắc là viết hoa. Không biết cách nghĩ của mình có đúng không nữa, mong bạn xem qua? P/S: Bạn Trongnhan thấy dịch như vầy được không? P.T.Đ (thảo luận) 06:14, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Đúng rồi, nên viết hoa vì đây cũng có thể xem là danh từ riêng. Tuy nhiên ta nên viết là: Vương triều Thứ mười tám, Vương triều Thứ Mười Tám hay Vương triều thứ Mười Tám ? Kẹo Dừa (thảo luận) 11:40, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Vương triều thứ Mười tám là đẹp nhất, in hoa từ quan trọng, theo nghĩa của cụm từ. P.T.Đ (thảo luận) 11:53, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Nhớ ngày xưa, người ta viết danh từ riêng là viết hoa tất cả các chữ trong danh từ đó mà không cần lo lắng chữ nào viết hoa, chữ nào không như bây giờ. Bây giờ một cụm danh từ riêng hoặc thuật ngữ thường đựoc viết hoa theo lối khác, có lẻ cũng bắt chước theo cách viết tiếng Anh: chỉ viết hoa đối với thực từ, đối với từ ghép thì chỉ viết hoa chữ đầu của từ ghép đó. So sanh một danh từ riêng trong tiếng Anh có chứa số đếm hoặc số thứ tự được viết hoa:
- Eighteenth Dynasty of Egypt: Vuơng triều thứ 18
- Twenty-fifth Dynasty of Egypt: Vuơng triều thứ 25
- Twenty Thousand Leagues Under the Sea: Hai vạn dặm dưới đáy biển
- One Thousand and One Nights: Ngàn lẻ một đêm
- Truòng hợp (1): Viết hoa đối với số từ, trường hợp số từ là từ đơn. Trường hợp (2): Viết hoa chữ đầu tiên của số từ, trong trường hợp số từ là từ ghép và giữa các chữ có dấu gạch nối. Trường hợp (3): Viết hoa tất cả các chữ tạo nên số từ, trong trường hợp số từ là từ ghép, không có dấu gạch nối và không có hư từ. Trường hợp (4): Viết hoa tất cả các chữ là thực từ có trong từ ghép số từ đó.
- Có vẻ hơi máy móc nhưng tôi thấy nên viết Vương triều thứ 18 là Vương triều thứ Mười Tám hoặc Vương triều thứ Mười-tám sẽ thích hợp hơn là Vương triều thứ Mười tám. Kẹo Dừa (thảo luận) 18:01, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Đúng là có vẻ máy móc thật, mình thấy cách hiện tại giống với cách ghi tên nước VN hiện nay, nên nghĩ cũng được. P.T.Đ (thảo luận) 18:30, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Mình không rõ ý của P.T.Đ, bạn cho ví dụ minh họa thử xem. Thêm một ý nữa, có nên cân nhắc cách viết số từ bằng số La Mã như cách viết trong tiếng Pháp không, mình cũng thấy loạt bài viết về các vua Hùng (như Hùng Vương thứ XVIII) cũng dùng cách này, thấy cách này thường hay sử dụng khi viết số thứ tự trong tiếng Việt ở các trường hợp trang trọng: các Vua Hùng, các khóa Quốc hội, các kỳ Đại hội Đảng, v.v.. Mình có đọc qua Văn bản quy định cách viết hoa trong tiếng Việt ở đây http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4106%3Avit-hoa-trong-vn-bn-hanh-chinh&catid=2345%3Atham-kho&Itemid=4103&lang=vi&site=134. Trong đó không thấy ghi cụ thể trường hợp viết hoa đối với số từ, tuy nhiên có một đoạn nhỏ thế này: "c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,…". Ví dụ không cho thấy tới tháng 11 và tháng 12 nhưng nếu có tới đó, nhưng theo văn bản hướng dẫn trên, mình nghĩ là sẽ được viết là tháng Mười Một và tháng Mười Hai. Kẹo Dừa (thảo luận) 19:02, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Ý hiểu của mình là viết hoa kí tự đầu đối với từ ghép như bạn đã nêu ở đầu bài đó (như Socialist = Xã hội chủ nghĩa, Twenty-fifth= Hai mươi lăm). Nói chung cũng khó nên tới đây mình chịu, trước mắt tạm giữ vậy đã. Thấy bài báo này cũng có lối viết giống bạn đề xuất. P.T.Đ (thảo luận) 19:14, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Mình không rõ ý của P.T.Đ, bạn cho ví dụ minh họa thử xem. Thêm một ý nữa, có nên cân nhắc cách viết số từ bằng số La Mã như cách viết trong tiếng Pháp không, mình cũng thấy loạt bài viết về các vua Hùng (như Hùng Vương thứ XVIII) cũng dùng cách này, thấy cách này thường hay sử dụng khi viết số thứ tự trong tiếng Việt ở các trường hợp trang trọng: các Vua Hùng, các khóa Quốc hội, các kỳ Đại hội Đảng, v.v.. Mình có đọc qua Văn bản quy định cách viết hoa trong tiếng Việt ở đây http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4106%3Avit-hoa-trong-vn-bn-hanh-chinh&catid=2345%3Atham-kho&Itemid=4103&lang=vi&site=134. Trong đó không thấy ghi cụ thể trường hợp viết hoa đối với số từ, tuy nhiên có một đoạn nhỏ thế này: "c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,…". Ví dụ không cho thấy tới tháng 11 và tháng 12 nhưng nếu có tới đó, nhưng theo văn bản hướng dẫn trên, mình nghĩ là sẽ được viết là tháng Mười Một và tháng Mười Hai. Kẹo Dừa (thảo luận) 19:02, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Đúng là có vẻ máy móc thật, mình thấy cách hiện tại giống với cách ghi tên nước VN hiện nay, nên nghĩ cũng được. P.T.Đ (thảo luận) 18:30, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Nhớ ngày xưa, người ta viết danh từ riêng là viết hoa tất cả các chữ trong danh từ đó mà không cần lo lắng chữ nào viết hoa, chữ nào không như bây giờ. Bây giờ một cụm danh từ riêng hoặc thuật ngữ thường đựoc viết hoa theo lối khác, có lẻ cũng bắt chước theo cách viết tiếng Anh: chỉ viết hoa đối với thực từ, đối với từ ghép thì chỉ viết hoa chữ đầu của từ ghép đó. So sanh một danh từ riêng trong tiếng Anh có chứa số đếm hoặc số thứ tự được viết hoa:
- Vương triều thứ Mười tám là đẹp nhất, in hoa từ quan trọng, theo nghĩa của cụm từ. P.T.Đ (thảo luận) 11:53, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Đúng rồi, nên viết hoa vì đây cũng có thể xem là danh từ riêng. Tuy nhiên ta nên viết là: Vương triều Thứ mười tám, Vương triều Thứ Mười Tám hay Vương triều thứ Mười Tám ? Kẹo Dừa (thảo luận) 11:40, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- @Kẹo Dừa: Mình thấy cách dịch Vương triều Ai Cập thứ nhất cũng rất hợp lý, gọn và dễ hiểu. Nhưng có đề xuất nho nhỏ là có nên viết hoa các tên số không, như "thứ Hai", "thứ Mười tám" chẳng hạn, vì đây cũng là tên riêng của vương triều đó nên theo nguyên tắc là viết hoa. Không biết cách nghĩ của mình có đúng không nữa, mong bạn xem qua? P/S: Bạn Trongnhan thấy dịch như vầy được không? P.T.Đ (thảo luận) 06:14, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Thêm một đề xuất để mọi người cân nhắc. Ta có thể đặt tên bài là Vương triều thứ xxx (Ai Cập cổ đại) và trong bài thì chỉ nhắc tới khái niệm Vương triều thứ xxx (đương nhiên là không tính tới cách gọi tắt Triều xxx). Như vậy, tính nhất quán của khái niệm sẽ cao hơn cách dịch là Vương triều thứ xxx của Ai Cập hoặc Vương triều Ai Cập thứ xxx vì nếu dùng 1 trong hai 2 gọi này, trong bài vẫn sẽ xuất hiện khái niệm Vương triều thứ xxx. Sử dụng cách gọi Vương triều thứ xxx (Ai Cập cổ đại) cũng phù hợp với văn phong của Wikipedia, dùng để tránh nhầm lẫn khi có nhiều khái niệm trùng tên. Kẹo Dừa (thảo luận) 11:40, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- @Kẹo Dừa: Mình sợ cách này sẽ khiến gò ép khi chỉ dùng Vương triều thứ xxx trong bài, vì đôi khi có thể có ngữ cảnh cần thêm từ Ai Cập thì không biết viết sao? Thấy cách hiện tại hoặc cách "Vương triều Ai Cập thứ Hai mươi bảy" là vừa ổn. P.T.Đ (thảo luận) 11:53, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Các thời kỳ như: Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất của Ai Cập, Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập,... thì từ "của" không thể bỏ được. --Trongnhan (Thảo luận) 11:08, ngày 18 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Kết luận
sửa- Dịch: Vua Ai Cập là "pharaon" và "Pharaon" khi đi kèm với tên vua.
- "Vương triều thứ Abc của Ai Cập"; (???) dùng trong bài có cả "Triều đại" (???)
- Dùng cả số La Mã. Có thể viết gọn nếu cần
- Thời kỳ: "Tân Vương quốc Ai Cập", "Cổ Vương quốc Ai Cập"...
- Chuyển tiếp: Thời kỳ Chuyển tiếp thứ XXX "của" Ai Cập (???)
- (???) Chưa thấy kết luận rõ ràng.
--Trongnhan (Thảo luận) 11:29, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Theo mình nghĩ nên dịch là pharaoh vì trong tiếng Anh phiên âm và đọc là ˈfe(ə)rˌō chứ không phải đọc là pha-ra-ông hay pha-ra-on. - Trịnh Trương Hoàng Huy (thảo luận) 05:32, ngày 27 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- Theo như thảo luận thì mọi người chọn cách viết theo tiếng Pháp Pharaon vì cách viết này thân thuộc với người Việt hơn là cách viết theo tiếng Anh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:43, ngày 27 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Mình cũng thấy cách gọi pharaon như thư sinh việt nói nghe thông dụng hơn nhiều, mọi người cũng đã thống nhất cách dùng này cho bài viếtCaptain Nemo (thảo luận) 07:42, ngày 27 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Nhờ sửa giúp Bản mẫu:Danh sách Vương triều Ai Cập
sửaBản mẫu này hiện mình đã mặc định tự động mở nó ra khi xem nhưng khiến nó quá dài. Lúc trước, nó được tự động thu gọn lại nhưng bị lỗi là phải nhấn đến 2 lần vào nút [ẩn] thì nó mới mở ra, mời bạn xem phiên bản đó ở đây và sửa giúp thu gọn lại mà không bị lỗi. Cám ơn nhiều! --Trongnhan (Thảo luận) 10:45, ngày 17 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Hay lấy bản mẫu từ wiki tiếng Anh rồi dịch lại cho khỏe. Mấy mã này cũng hên xui à. P.T.Đ (thảo luận) 12:02, ngày 17 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Đã cập nhật theo enwiki, không còn lỗi nữa. P.T.Đ (thảo luận) 07:26, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Về khái niệm trong bài Thời kỳ Sơ triều đại của Ai Cập
sửaTrong bài này chúng ta đề cập tới 3 cách gọi là Thời kỳ Sơ triều đại, Thời kỳ Triều đại Cổ xưa và Sơ kỳ Triều đại. Tham khảo một vài cách gọi khác nhau trong các phiên bản Wikipedia khác, mình có thấy như sau:
- Tiếng Anh:
- Early Dynastic Period
- Archaic Dynastic Period
- Tiếng Trung:
- 早王朝時期 (Hán Việt: Tảo Vương triều thời
đại) -Xin lưu ý ở đây: Vương triều thời đại là cách gọi đầy đủ của từ triều đại hay dynast. Tảo ở đây nghĩa là sớm. Mình e là có gì đó không ổn lắm với lối dịch qua tiếng Việt ở trên. Mời mọi người cho ý kiến. Kẹo Dừa (thảo luận) 17:08, ngày 19 tháng 1 năm 2017 (UTC)yperiod trong tiếng Anh- @Kẹo Dừa: Hình như mình tra 時期 thì ra là "thời kỳ", nếu theo văn phạm tiếng Việt thì sẽ thành: "Thời kỳ Tảo Vương triều", cũng tương đối đồng nghĩa với "Thời kỳ Sơ triều đại". Từ "Sơ" thì quen thuộc hơn so với "Tảo", như thời Lê sơ chẳng hạn, tiếng Tàu ghi là Sơ Lê triều (初黎朝), người ta cũng hiểu nó có nghĩa là sớm. Các cách dịch này do bác Ledinhthang (thảo luận · đóng góp) viết ra, mà giờ thì bác ấy nghỉ wiki nhiều tháng nay rồi nên cũng không liên lạc được. Theo mình thì cách dịch "Thời kỳ Sơ triều đại" là tương đối ổn, còn Sơ kỳ Triều đại không biết cắt nghĩa như thế nào? P.T.Đ (thảo luận) 05:57, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Đúng là phải đọc là Tảo Vương triều thời kỳ mới đúng. 時代 mới đọc là thời đại. Cảm ơn P.T.Đ đã nhắc. Tuy có hơi sai chữ nghĩa nhưng Vương triều thời kỳ vẫn đồng nghĩa với dynastic period. Kẹo Dừa (thảo luận) 06:51, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- @Kẹo Dừa: Hình như mình tra 時期 thì ra là "thời kỳ", nếu theo văn phạm tiếng Việt thì sẽ thành: "Thời kỳ Tảo Vương triều", cũng tương đối đồng nghĩa với "Thời kỳ Sơ triều đại". Từ "Sơ" thì quen thuộc hơn so với "Tảo", như thời Lê sơ chẳng hạn, tiếng Tàu ghi là Sơ Lê triều (初黎朝), người ta cũng hiểu nó có nghĩa là sớm. Các cách dịch này do bác Ledinhthang (thảo luận · đóng góp) viết ra, mà giờ thì bác ấy nghỉ wiki nhiều tháng nay rồi nên cũng không liên lạc được. Theo mình thì cách dịch "Thời kỳ Sơ triều đại" là tương đối ổn, còn Sơ kỳ Triều đại không biết cắt nghĩa như thế nào? P.T.Đ (thảo luận) 05:57, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Bài này do mình mới tạo, rất cần sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của mọi người. Cảm ơn. --Trongnhan (Thảo luận) 05:10, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Bạn cần ý kiến đóng góp về vấn đề gì ? Kẹo Dừa (thảo luận) 05:17, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Bạn có thể xem phần mở đầu được mình dịch thô từ tiếng Anh nên hơi khó hiểu chút, bạn có thể giúp mình sửa lại, về phần danh sách có nên thêm gì không? Cảm ơn bạn. --Trongnhan (Thảo luận) 07:33, ngày 24 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Phần đầu bạn dịch có vẻ sát so với bản tiếng Anh, chỉ có điều câu cú hơi không xuôi tai tí, mình đã chỉnh lại đôi ba chỗ. Kẹo Dừa (thảo luận) 04:09, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Trong đoạn này có nhắc tới ông Manetho, với danh xưng là priest, được dịch là linh mục. Tuy nhiên, theo hiểu biết của mình thì linh mục là một chức sắc trong Công giáo (hay Thiên Chúa giáo). Không rõ vào thời ông Manetho, Công giáo có được truyền vào Ai Cập hay chưa, và ông ta có phải là một tu sĩ Công giáo hay không. Wikipedia tiếng Anh có mục từ priest và bài viết tương đương trong tiếng Việt là tư tế. Mình không rõ tư tế nghĩa là gì, nhưng từ lâu lắm, đã từng nghe qua từ này, và trong hoàn cảnh nói về các thầy tu Ai Cập cũng đã thấy đâu có người ta dùng từ tư tế. Kẹo Dừa (thảo luận) 04:22, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Thời ông Manetho chưa có đạo Công giáo đâu, đó là TCN mà. Bạn đúng rồi đó, hãy dùng là "Tư tế". Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. --Trongnhan (Thảo luận) 14:58, ngày 27 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Bạn có thể xem phần mở đầu được mình dịch thô từ tiếng Anh nên hơi khó hiểu chút, bạn có thể giúp mình sửa lại, về phần danh sách có nên thêm gì không? Cảm ơn bạn. --Trongnhan (Thảo luận) 07:33, ngày 24 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Về phạm vi hoạt động của dự án
sửaMình có một vấn đề cần hỏi ý kiến của các bạn thành viên dự án, đó là theo tên dự án của chúng ta thì nó sẽ hoạt động chỉ ở Ai Cập cổ đại nhưng ngoài ra, trong mảng Lịch sử Ai Cập còn có thêm một số giai đoạn khác như: Ai Cập thời tiền sử, Ai Cập thời cổ điển, Ai Cập thời Trung cổ,... thì dự án này có bao gồm luôn không, hay chỉ dừng lại ở ACCĐ? Ta có thể nhìn thấy sự phân chia các giai đoạn rõ ràng trong bản mẫu: Bản mẫu:Lịch sử Ai Cập Xin các bạn cho ý kiến về vấn đề này để xác định được rõ hơn về sự hoạt động của dự án. Rất cảm ơn các bạn. --Trongnhan (Thảo luận) 08:10, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)
@Trongnhan: Mình lập dự án này trước mắt để chuẩn hóa lại các thuật ngữ, tránh tình trạng lộn xộn giữa các bài; còn xa hơn thì mình không có khả năng, vì không hiểu biết nhiều về mảng này, cũng hi vọng các thành viên quan tâm tiếp tục phát triển dự án. Còn phạm vi hoạt động thì có thể linh hoạt, vì đây là dự án đầu tiên về Ai Cập, nhưng chắc chắn các bản mẫu dự án này thì không thể đặt ở các bài tiền sử, cổ điển, trung cổ,... được. P.T.Đ (thảo luận) 10:29, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Chúng ta nên tạo một thư mời để mời thêm các thành viên khác biết đến dự án và tham gia. --Trongnhan (Thảo luận) 15:18, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)
- Mình không có tham gia trực tiếp vào dự án Ai Cập cổ đại này, chỉ là rảnh rỗi thảo luận một số vấn đề quan tâm về thuật ngữ và dịch thuật thôi. Mà có vẻ chủ đề Ai Cập khá rộng, nếu chúng ta mở rộng dự án hiện tại để bao trùm tự cổ chí kim về Ai Cập sợ là không đủ nhân lực đó. Trước mắt hoàn thành cái Ai Cập cổ đại được vầy là hay lắm rồi. Kẹo Dừa (thảo luận) 16:32, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Chúng ta nên tập trung vào mấy ông vua trước, chủ đề Ai cập này khó nhất là mấy cái thuật ngữ chuyên môn được sử dụng rất khó để dịch chính xác cho dù có thể hiểu được tuơng đối--Ozymandias (thảo luận) 12:30, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)
"Turin canon" nên dịch là gì?
sửaMình thấy bên tiếng Anh có từ này xuất hiện rất nhiều trong loạt bài về vương triều, mình không hiểu rõ nghĩa nên có bài đã dịch sai. Mới đây trong bài Abydos Dynasty mà mình dịch cũng có từ này (trong bảng tên vua). Tra từ "canon" có nhiều nghĩa: luật lệ, tiêu chuẩn, phép tắt trong tôn giáo, các kinh điển, thánh thư tôn giáo, và thậm chí là "thầy tu",... không biết nên dịch như thế nào. Ý kiến của mình là:phép tắt trong tôn giáo. Cũng có thể dịch là "bảng danh sách tên vua Turin" nhưng hơi dài. Mời các bạn cho ý kiến. --Trongnhan (Thảo luận) 08:40, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Trongnhan: Bạn hỏi bạn Chibaodoanle thử. Mình thấy bạn ấy có kiến thức lịch sử rất tốt. P.T.Đ (thảo luận) 13:27, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Trongnhan, P.T.Đ: Khi tham khảo qua bài en:Turin King List là bài mà khái niệm en:Turin Canon đổi hướng về, tôi thấy Turin Canon được định nghĩa:
- "The Turin King List, also known as the Turin Royal Canon, is an Egyptian hieratic papyrus thought to date from the reign of Pharaoh Ramesses II, now in the Museo Egizio (Egyptian Museum) in Turin. The papyrus is the most extensive list available of kings compiled by the Egyptians, and is the basis for most chronology before the reign of Ramesses II."
- dịch:
- "Danh sách Vua Turin, còn được biết tới với tên gọi Giáo luật Hoàng triều Turin, là một bản giấy cói thầy tu Ai Cập có từ thời vương quyền của Pharaon Ramesses II, hiện nay được bảo quản tại Museo Egizio (Bảo tàng Ai Cập học) ở Turin. Bản giấy cói này, được biên dịch bởi các nhà Ai Cập học, là danh sách liệt kê mở rộng nhất được biết tới về các vị vua, và là cơ sở cho ngành niên đại học sử dụng trước triều đại của Ramesses II.
- "The Turin King List, also known as the Turin Royal Canon, is an Egyptian hieratic papyrus thought to date from the reign of Pharaoh Ramesses II, now in the Museo Egizio (Egyptian Museum) in Turin. The papyrus is the most extensive list available of kings compiled by the Egyptians, and is the basis for most chronology before the reign of Ramesses II."
- Có thể phần dịch ở đây có chỗ chưa chính xác, nhưng có vẻ "Turin Canon" là một dạng danh sách các triều vua. Còn về dịch, thì tùy văn cảnh, có thể tham khảo như cách tôi trình bày:
- Turin King List = Danh sách Vua Turin
- Turin Royal Canon = Giáo luật Hoàng triều Turin
- Turin Canon = Giáo luật Turin
- Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 21:33, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Trongnhan, P.T.Đ: Khi tham khảo qua bài en:Turin King List là bài mà khái niệm en:Turin Canon đổi hướng về, tôi thấy Turin Canon được định nghĩa:
- Cảm ơn ý kiến của bạn. Mình chọn cách dịch "Danh sách Vua Turin", vì nó ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu mà cũng đúng với bản chất của nó là danh sách liệt kê tên các pharaon. --Trongnhan (Thảo luận) 11:33, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Mình vừa tìm thấy một cách dịch trong bài Weneg (pharaon), Turin canon được dịch là: Niên biểu hoàng gia Turin. Mình thấy cách dịch này cũng khá hợp lý. --Trongnhan (Thảo luận) 11:02, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Mình đã tạo bài Danh sách Vua Turin từ enwiki. Mình chỉ mới dịch vài đoạn, còn nhiều đoạn khi nào rảnh sẽ dịch tiếp. --Trongnhan (Thảo luận) 11:29, ngày 17 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Trongnhan: Mới đây bạn có đề cập tới một số cách dịch cho khái niệm này. Tôi xin phép được bàn sơ qua.
- Danh sách Vua Turin (1): Đây chắc là lối dịch trực tiếp từ Turin King List và được chọn làm mục đề chính cho bài. Lối dịch này không thể sai được.
- Niên biểu hoàng gia Turin (2): Theo cách gọi trong bài Weneg (pharaon), ở đây người dịch chọn từ niên biểu để dịch từ list thật sự tuyệt vời: vừa mang nghĩa list vừa mang được tính chất của cái list này.
- Phả hệ Hoàng gia Turin (3): Thứ nhất, bàn về ngữ nghĩa. Phả hệ cũng có thể hiểu là một list, tuy nhiên, khi dịch list là phả hệ, ta phải chắc chắn rằng, những người có tên trong list ấy phải có quan hệ thân tộc với nhau. Tôi không biết là các vị pharaon có tên ở Turin King List này có cùng thuộc về một gia tộc hay không, nếu có thì đây là cách dịch tốt, nếu không thì không thể dùng từ phả hệ. Thứ hai, về tính hợp lý khi sử dụng: tôi tìm thấy cách dịch này trong bài bạn tạo Danh sách Vua Turin trong cụm "còn được gọi là Phả hệ Hoàng gia Turin". Với cách viết này, ta hiểu rằng trong tiếng Việt, Turin King List (E1) người ta gọi là Danh sách Vua Turin (1) và Phả hệ Hoàng gia Turin (3). Theo dòng thảo luận, tôi thấy cả cách (1) và cách (3) đều do chúng ta đề nghị dịch từ cụm từ (E1). Làm một lần google, tôi chẳng thấy nơi nào khác ngoài bài viết của chúng ta gọi (E1) là (3) cả, nên cách diễn giải "còn gọi là" là không đúng.
- Ở cách dịch (2) và (3) đều có dùng từ Hoàng gia, có lẻ là dịch từ Royal. Tại Wiktionary, từ royal ở mục tính từ có liệt kê 5 nghĩa (https://en.wiktionary.org/wiki/royal#Adjective). Trong đó nghĩa đầu tiên là có quan hệ rõ ràng và trực tiếp đến khái niệm của chúng ta.
Of or relating to a monarch or their family.
- dịch
Thuộc về hoặc liên quan đến một vị quân chủ hoặc gia đình của ngài ấy.
- Hoàng gia theo cách hiểu thuần túy của người Việt Nam thì phải dịch ra tiếng Anh là Royal family. Royal family là một từ rất tự nhiên và không hề gượng gạo, được sử dụng rộng rãi trong đời sống tiếng Anh. Và hẳn nhiên Royal family không trùng nghĩa với Royal, mặc dù ta bất chấp xem Royal family là một ngữ tính từ (là một cụm từ đóng vai trò như tính từ) thay vì là một ngữ danh từ (một cụm từ đóng vai trò danh từ). Truyền thông hiện đại tiếng Việt thường đồng nghĩa Royal với Royal family để dịch khái niệm này, đây là một sự lạm dịch và không nên áp dụng với những bài viết mang tính chất khoa học. Chúng ta nên có một lối dịch thích hợp hơn, không nhất thiết phải đóng khung vào một từ tiếng Việt nào, miễn sao nó diễn tả được ý niệm
Thuộc về hoặc liên quan đến một vị quân chủ hoặc gia đình của ngài ấy.
là tốt. Khi dịch cụm từ Turin Royal Canon tôi có đề xuất lối dịch Giáo luật Hoàng triều Turin, tôi nghĩ nó cũng không quá tồi, các bạn có thể tham khảo. - Khi viết về bài này, bạn chỉ đề cập đến khái niệm Turin King List (E1) với một số cách dịch khác nhau mà có vẻ chưa đề cập tới Turin Royal Canon (E2). Có lẻ vì tính thận trọng cần thiết của bạn khi cảm thấy khó khăn với từ Canon. Mặc dù bên enwiki, (E1) là mục từ chính. Nhưng đọc một số bài tiếng Anh về chủ đề này, tôi có cảm giác là (E2) mới là các gọi xác đáng và mang tính học thuật hơn, (E1) được chọn là mục từ chính vì sự dễ hiểu của từ list hơn là canon và vì thế, nó được sử dụng rộng rãi ở đại chúng hơn, nơi mà giới học giả chiếm thiểu số.
- Xin lưu ý ở đây là trong bài tiếng Pháp tương ứng, mục từ chính mang tên Canon royal de Turin mà khi dịch literally qua tiếng Anh thì thành Royal canon of Turin, mặc dù cũng xem đây là một liste nhưng hoàn toàn trong suốt bài tiếng Pháp ấy, không hề có chỗ nào đề cập tới khái niệm Liste des rois de Turin (literally: List of kings of Turin) hoặc những cách diễn giải tương tự thế.
- Như thế, nếu ta gọi khái niệm này bằng cách dịch từ một khái niệm nước ngoài, nếu đã sử dụng Turin King List thì cũng chớ nên bỏ quên khái niệm Turin Royal Canon.
- P/S không liên quan: chú @P.T.Đ không thấy đâu nhở ?
- Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 22:05, ngày 17 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Nếu dịch là "Giáo luật hoàng triều Turin", giáo luật ở đây là gì nhỉ? Mình thấy nó hơi thiêng về tôn giáo, không phù hợp với vua lắm. Tuy nhiên, khi tra từ điển, thì "Canon" cũng có nghĩa là "danh sách các tác phẩm được công nhận bởi tác giả". --Trongnhan (Thảo luận) 01:25, ngày 18 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Thusinhviet: Hì, bữa giờ em hơi biếng, chắc phải nghỉ ngơi một thời gian mới có lại cảm hứng được. :D P.T.Đ (thảo luận) 05:08, ngày 18 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Nếu dịch là "Giáo luật hoàng triều Turin", giáo luật ở đây là gì nhỉ? Mình thấy nó hơi thiêng về tôn giáo, không phù hợp với vua lắm. Tuy nhiên, khi tra từ điển, thì "Canon" cũng có nghĩa là "danh sách các tác phẩm được công nhận bởi tác giả". --Trongnhan (Thảo luận) 01:25, ngày 18 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Trongnhan Lục ở Wikipedia tiếng Anh, tôi tìm được mục từ en:Canon of Kings, ở đây, tôi thấy nó có nói
The Canon of Kings was a dated list of kings
nghĩa làCanon of Kings là niên biểu các vị vua
. Có thể en:Canon of Kings này không phải là Turin King List hay Turin Royal Canon của chúng ta, nhưng có vẻ nghĩa của Canon ở hai trường hợp này có nghĩa giống nhau. Bài tiếng Trung zh:都灵王表 gọi khái niệm này là Vương biểu 王表, có thể xem đây là cách nói tắt của Quốc vương niên biểu 國王年表. Tôi dùng từ có thể với ý dè dặt bởi đó là chỉ tôi nghĩ như vậy, nếu xem đó là Vương triều niên biểu 王朝年表 cũng có thể hợp lý. - Lúc này, tôi chợt nhận ra là ở bài Weneg (pharaon), người dịch cũng đã có ý dịch Canon là niên biểu. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 14:07, ngày 18 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Có nên tạo thể loại về các vương triều?
sửaChúng ta có nên tạo các thể loại về các vương triều, tức mỗi vương triều có một thể loại riêng và sau đó thêm các bài viết liên quan như bài về các pharaon vào thể loại đó? Ví dụ: Thể loại:Vương triều thứ nhất của Ai Cập. Mời các bạn cho ý kiến. --Trongnhan (Thảo luận) 09:06, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Mình nghĩ nên tạo, hiện nay đã có thể loại Vương triều thứ nhất của Ai Cập. P.T.Đ (thảo luận) 03:48, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Và mình sẽ bắt đầu thực hiện... --Trongnhan (Thảo luận) 11:17, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Trongnhan: Vậy mình sẽ phụ trách giúp chỗ các thể loại pharaon. P.T.Đ (thảo luận) 11:27, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Tạm thời mình chỉ mới thêm thể loại đỏ vào các bài vương triều, khi nào có thời gian mình sẽ tiếp tục. --Trongnhan (Thảo luận) 11:36, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Trongnhan: Mình đã đổi tên gọn gàng tại Thể loại:Pharaon rồi, các pharaon thuộc vương triều nào thì nên bỏ vào những thể loại như Pharaon Vương triều thứ ABC của Ai Cập, còn dạng thể loại Vương triều thứ ABC của Ai Cập thì kèm theo thể loại con pharaon đó và một số bài, sự kiện, hiện vật liên quan với vương triều là được, như vậy sẽ gọn phần pharaon. P.T.Đ (thảo luận) 13:57, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Bot của mình đã chạy lại được. Nếu cần, các bạn có thể nhờ mình sửa vài lỗi nhỏ. Hiện nó đã thêm {sơ khai ACCD} vào các bài pharaon. --Trongnhan (Thảo luận) 12:05, ngày 17 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Mình thấy đã có sẵn bản mẫu cho chủ đề nên đã tạo ra trang cho nó. Nội dung hiện chưa phát triển lắm, chỉ là chép nội dung giới thiệu một số bài về Ai Cập cổ đại. Mong nhận được sự quan tâm của các bạn. --Trongnhan (Thảo luận) 11:22, ngày 21 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Chuẩn bị cất tất cả các đoạn thảo luận ở đây vào kho lưu nhé! Khoảng 3 đến 5 ngày nữa. --Trongnhan (Thảo luận) 10:51, ngày 23 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Có một số thảo luận vẫn chưa ngã ngũ, đem vào lưu thì hơi khó mà lôi nó ra lại. Hay phần nào đã nhất trí, thì hãy đóng khung nó lại trước để làm dấu, sau đó nếu không ai có ý kiến về phần đó, hãy đem đi lưu. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 01:06, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Đóng thảo luận chỉ là hình thức, mình không thể lưu từng khung như các trang ứng cử BVCL hay BVT được vì nó không phải là một trang riêng. Nếu muốn lưu thì phải lưu hết tất cả thảo luận ở đây vào kho. Có thể để tiếp một thời gian nữa. À mình có tạo mục kết luận đó, bạn thấy chỗ nào đã xong thì cứ thêm vào nhé, mấy chỗ có ký hiệu ? là chưa có kết luận rõ ràng. --Trongnhan (Thảo luận) 04:09, ngày 27 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Có một số thảo luận vẫn chưa ngã ngũ, đem vào lưu thì hơi khó mà lôi nó ra lại. Hay phần nào đã nhất trí, thì hãy đóng khung nó lại trước để làm dấu, sau đó nếu không ai có ý kiến về phần đó, hãy đem đi lưu. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 01:06, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Mình nghĩ cứ để vậy, vì thảo luận chưa dài lắm, để ai quan tâm có thể dễ thấy và tiếp nối thảo luận trong tương lai. P.T.Đ (thảo luận) 02:01, ngày 28 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Không hiểu sao trong bản mẫu có lỗi, khi nhấp vào "Tên hiệu" thì nó không liên kết đến trang đó. Bản có thể thử ở các bài pharaon. Mình đã thử sửa mà không làm được, mong các bạn sửa giúp. Cảm ơn. --Trongnhan (Thảo luận) 12:24, ngày 1 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Vương triều thứ ...
sửaCũng gần một năm rồi nhỉ, thời gian trôi qua nhanh thật ! Nhắc lại cách đặt tên của loạt bài về "Vương triều thứ ... Ai Cập", tôi vẫn còn băn khoăn về cách viết hoa các số. Đơn cử là tên Vương triều thứ Mười hai của Ai Cập, suy nghĩ suốt một năm tôi cho rằng vương triều này nên được viết là Vương triều thứ Mười Hai của Ai Cập. Không biết các bạn Trantrongnhan100YH và P.T.Đ nghĩ sao ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:06, ngày 23 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Cũng lâu rồi, không thấy bạn Tran Trong Nhan và P.T.Đ hồi âm nhỉ? Nếu không thì vài bữa nữa tôi sẽ đổi tên bài nhé! Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 21:17, ngày 2 tháng 3 năm 2018 (UTC)
Tôi đồng ý với thảo luận của bạn thư sinh việt, nhờ bạn sửa hộ cách viết tên như đã nêu ở trên--Captain Nemo (thảo luận) 00:34, ngày 3 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Tôi thấy vậy tốt, mọi người cứ tiếp tục nhé, cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 04:26, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Vậy bạn P.T.Đ thấy giải pháp đổi tên của tôi hợp lý? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:51, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Ổn đó anh. P.T.Đ (thảo luận) 15:34, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Hì, cảm ơn em đã ưng thuận. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:42, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Ổn đó anh. P.T.Đ (thảo luận) 15:34, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Vậy bạn P.T.Đ thấy giải pháp đổi tên của tôi hợp lý? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:51, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)
Chữ tượng hình
sửaMình vừa tạo một bài dịch từ Hieroglyph bên en và đặt tên là Chữ tượng hình chạm khắc, tham khảo theo một số thảo luận cũ ở đây và đây. Mình đang thắc mắc không biết Logogram được dịch là Chữ tượng hình có phù hợp không, có lẽ đúng về ý nghĩa gốc nhưng lại không đúng về cách dùng của nhiều soạn giả tiếng Việt, vì hầu hết sách vở tiếng Việt đều gọi Egyptian hieroglyph là Chữ tượng hình Ai Cập. Chúng ta cần có những thuật ngữ chính xác hơn về vấn đề này. —Trongnhan (Thảo luận) 14:37, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)
Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập thực sự có 8 mặt chứ không phải 4 .
sửaNăm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập thực sự có 8 mặt chứ không phải 4. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học. Có rất nhiều người biết về 8 mặt của kim tự tháp. Hầu hết cho rằng điều đó được một phi công khám phá lần đầu vào năm 1940, nhưng thật ra nó đã được đề cập tới trong quyển Mô tả về Ai Cập vào cuối thế kỷ 18 bởi ngài William Matthew Flinders Petrie – chủ tịch đầu tiên của khoa Ai Cập học ở Anh Quốc và đã tham gia khai quật nhiều di chỉ quan trọng bậc nhất ở Ai Cập. Trong quá trình nghiên cứu kim tự tháp, ông Petrie đã nhận thấy ở trung tâm mỗi mặt đều có chỗ lõm vào, và có thể đo đạc được. Chi tiết độc đáo và khá ít người biết này có thể dễ dàng quan sát từ trên không, nhưng trong điều kiện ánh sáng phù hợp, người ta cũng có thể quan sát từ trên mặt đất. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu và khảo cổ khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có lý giải nào thực sự thuyết phục. Dưới đây là 1 số giả thuyết được tác giả Martin Isler liệt kê trong tạp chí của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ ở Ấn Độ (20:1983, pp. 27-32). Bài viết “Bàn về các mặt lõm của Đại Kim tự tháp” đưa ra các lý do sau: Nhằm tạo ra hình cong hướng vào trung tâm, giúp ngăn các mặt bên bị sạt lở. Tảng đá bao ở phần trung tâm sẽ cần phải to hơn, và vì thế sẽ phù hợp hơn để làm mốc cho các tảng đá khác cùng hướng. Nhằm liên kết tốt hơn giữa phần lõi và phần bao ngoài. Vì lý do thẩm mỹ, các mặt lõm sẽ làm cho công trình đẹp mắt hơn. Sau này khi dỡ các tảng đá bao ngoài, chúng sẽ lăn xuống trên các mặt kim tự tháp, gần phía trung tâm hơn là các cạnh. Xói mòn tự nhiên và cát do gió đẩy tới có ảnh hưởng mạnh hơn ở khu vực trung tâm. Nhưng tất cả các giả thuyết trên đều khó có khả năng xảy ra, vì ngay cả tác giả Isler cũng cho rằng “kim tự tháp đầu tiên như thế nào thì các kim tự tháp khác cũng tương tự.” Ông đưa ra 1 giả thuyết rằng “đó có thể là do phương pháp xây dựng khiếm khuyết” – phầm lõm vào là do nhiều lỗi xây dựng gộp lại mà thành, làm võng hàng đá. Nhưng các giả thuyết này vẫn có vẻ tự mâu thuẫn với nhau, bởi nếu là khiếm khuyết thì nhiều chỗ của kim tự tháp sẽ bị ảnh hưởng chứ không chỉ có phần trung tâm các mặt. Một số giả thuyết khác cho rằng mặt lõm này có thể đại diện cho 3 độ dài của năm: theo Mặt Trời, theo lịch thiên văn hoặc “bất thường.” Nhưng điều này chưa được chứng minh. Một giả thuyết khá đáng chú ý là của John Williams, ông cho rằng chỗ lõm vào là để giúp kim tự tháp chịu được áp lực cực lớn ở bên trong (điều này có thể làm bạn nhớ tới giả thuyết khá nổi tiếng về việc kim tự tháp là một nhà máy năng lượng). Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi. Có lẽ khi chúng ta có thể nhìn nhận lại về mục đích thực sự của việc xây kim tự tháp, các đầu mối mới trở nên rõ ràng hơn. Khnum Cheops (thảo luận) 08:27, ngày 1 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Mong các nhà khoa học giải bí ẩn ở trên Ok884 (thảo luận) 08:11, ngày 7 tháng 6 năm 2020 (UTC)
😐😐😐 Khnum Cheops (thảo luận) 08:28, ngày 7 tháng 6 năm 2020 (UTC)
😑😉😑 phải nghiên cứu đấy Lê Minh Cung (thảo luận) 14:02, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Sẽ có lời giải bí ẩn mà thôi Okbiet (thảo luận) 06:37, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Chỉ có một người nói thôi mà làm cho tôi cứ tưởng là có nhiều người quan tâm chủ đề này đến thế 🙂. Trongnhan (thảo luận) 03:57, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)