Thảo luận Wikipedia:Ngày này năm xưa/03/14

Tôi dời bớt một số entry của CNBH vì 3 sự kiện liên quan tới Trung Quốc trên một trang thì hơi quá. Với tinh thần quốc tế trong Wiki thì điều đó rất không nên. Nếu có gì cần phản hồi, xin phản hồi tại đây.--Conongchamchi (thảo luận) 09:12, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hôm nay có hai thôi chứ, Có những ngày có 4 entry liên quan đến Mỹ, như Wikipedia:Ngày này năm xưa/03/20, bạn có thể thay thoải mái nhưng cần đảm bảo bài viết có chất lượng, ví dụ như Isabel I của Castilla chỉ có 3 dòng, ngoài ra theo ghi chép ở Wikipedia tiếng Anh, ngày sinh & ngày mất tự nhiên của 1 người thì không ghi vào.--CNBH (thảo luận) 09:15, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đồng ý vấn đề ngày sinh. Để tôi mở rộng bài Isabella; thực ra phần ngày này năm xưa cũng là một cách kích thích tạo bài chưa có trên Wikipedia tiếng Việt. Vì vậy đừng nghiêm trọng vấn đề to hay nhỏ quá.--Conongchamchi (thảo luận) 09:26, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
To hay nhỏ chẳng sao, nhưng phải có đầu có đuôi, một số bài viết chỉ dịch phần giới thiệu chung ban đầu và một đoạn thời thơ ấu. Tôi thấy bạn có vẻ hơi bị kích động vì chính trị chăng. Tôi lấy ví dụ cho bạn nhé, en:Wikipedia:Selected anniversaries/November 29 có ghi về việc San Jose, California - thành phố lớn thứ 10 của Mỹ được thành lập, và chỉ có khoảng 1 triệu dân, vậy Trùng Khánh có 6-7 triệu dân đô thị sao lại không đáng được ghi, chỉ vì nó thuộc TQ?.--CNBH (thảo luận) 09:33, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Như tôi đã nói, mỗi nước nên có một hoặc tối đa là hai sự kiện giới thiệu trong một ngày. Nếu tôi bị kích động chính trị thì tôi đã xóa sạch những thứ gì liên quan tới Trung Quốc ra rồi. Và tôi không thấy en:Wikipedia:Selected anniversaries/November 29 có gì liên quan tới San Jose.--Conongchamchi (thảo luận) 09:36, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
1777 El Pueblo de San José de Guadalupe, còn mỗi nước 1 bài là ý của bạn, ngay cả các phiên bản lớn hơn còn không làm vậy sao bạn bắt phiên bản này phải tuân theo. Bạn có thể viết hoặc mở rộng bài để đạt đến điều đó, trong khi chưa đạt đến điều đó thì cứ tạm chấp nhận vậy đi.--CNBH (thảo luận) 09:40, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chỗ nổi bật đây the first civil settlement in the Spanish colony of Alta California; tôi không nghĩ Wikipedia tiếng Anh lại dễ dãi vậy đâu. Nếu Trùng Khánh có thứ gì đó nổi bật như vậy, xin mời bạn đưa vào.--Conongchamchi (thảo luận) 09:43, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn tìm hiểu xem bản thân Alta California nó có quan trọng tầm thế giới không nhé, còn bài Trùng Khánh thì có chất lượng tốt, thành phố có hơn 30 triệu dân, là một siêu đô thị trên 5 triệu dân, là một en:Global city.--CNBH (thảo luận) 09:51, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn nên nêu ra việc thành lập đó nó có ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc (ví dụ mở rộng về miền đông, lần đầu tiên gì đó) thì sẽ thuyết phục hơn. San Jose theo đúng chuẩn nó cũng đã là một global city và có danh tiếng rất lớn trên thế giới như là một thành phố thủ đô của thung lũng Silicon.--Conongchamchi (thảo luận) 09:57, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, về Tống Đế Bính tiếng Anh chỉ viết thế này "Emperor Bing, the last emperor of the Song Dynasty, died during the Battle of Yamen, bringing the dynasty to an end after three centuries.". Tôi không hiểu bạn cứ đòi viết dài làm gì ở đây, xin mời bạn giải thích.--Conongchamchi (thảo luận) 10:00, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ông ấy không tự tử trong lúc đánh nhau, sau khi Tống thua mới bị thừa tướng ôm nhảy xuống biển tự tử chứ không phải tự nhảy, người soạn mục từ bên tiếng Anh có thể không am hiểu lịch sử TQ. Còn Trùng Khánh là thành phố đông dân nhất thế giới về hành chính. --CNBH (thảo luận) 10:04, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cũng rất tình cờ, bạn bức xúc vì ngày 14/3 này có ba nội dung về TQ, trong khi đó ở phiên bản tiếng Anh cũng có ba nội dung về Anh en:Wikipedia:Selected anniversaries/March 14--CNBH (thảo luận) 10:30, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ồ, xin đừng lôi chuyện dân tộc hẹp hòi ra đây. Tôi chỉ biết Wikipedia tiếng Anh không phải mẫu quốc của Wikipedia tiếng Việt. Về Trùng Khánh, nếu bạn đưa được nguồn dẫn thì tôi rất sẵn lòng bàn tiếp.--Conongchamchi (thảo luận) 10:38, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
OK, tôi đã tìm ra nguồn nói Trùng Khánh đông dân nhất thế giới; và tôi đã thêm lại vào bài.--Conongchamchi (thảo luận) 10:43, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn thích bàn luận đến từng mục từ cụ thể vậy sao, en:World's largest municipalities by population#Municipalities by population (city proper). Bạn tự đề ra chuyện mỗi nước một bài (chẳng có ở đâu ghi thế, chẳng phiên bản nào đạt được mức đó) trong khi bài chưa có, bài viết sơ sài quá mức, sau đó thì liên tục lùi sửa với tôi, tôi không thể không nghĩ rằng bạn mang thành kiến chính trị vào ở đây. --CNBH (thảo luận) 10:50, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi đã thấy, và tôi đã đem lại vào bài. Tôi đang bất đồng trong cách bạn đưa bài viết lên trang chính, đó hoàn toàn là hợp lệ; bạn lại bảo tôi có thù hằn chính trị. Bây giờ tôi bảo bạn thiên vị cho Trung Quốc có được không? Nghe chẳng lọt tai chút nào.--Conongchamchi (thảo luận) 10:58, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi giải thích rằng những bài về TQ được nhiều thành viên để mắt tới nên được viết tốt hơn, và dạo gần đây là sau tết, mùa xuân, vua chúa ngày xưa thích lập quốc, tế lễ... vào giai đoạn này. Còn bạn có thể cho biết xem tại sao 3 bài về Anh, 4 bài về Mỹ (tôi từng thấy có lúc cả 5/5 bên en đều về Mỹ) thì được còn 2 bài về Tàu thì là thiên vị TQ, nếu thực sự bạn có tinh thần quốc tế, hay quốc tế nghĩa là Mỹ-Anh-Canada-Úc?--CNBH (thảo luận) 11:05, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đồng ý Trung Quốc được chú ý, nhưng Trung Quốc có mang tính quốc tế nhiều không? Tôi giải thích rằng nhiều bài liên quan Mỹ-Anh-Canada-Úc rất có ảnh hưởng đến quốc tế, vì các nước này có vị thế cao hơn hẳn so với Trung Quốc là mấy mươi năm trở lại đây. Một mặt nữa là Wikipedia tiếng Anh có một ban chọn các bài ra ngày này năm xưa; mỗi năm ra trang chính nó mỗi khác; trong khi Wikipedia tiếng Việt hoàn toàn không có nên phải khắt khe hơn thì có gì là sai. Việc đưa một lúc 3 tin liên quan tới Trung Quốc tôi gọi có bias thì có gì là quá đáng?--Conongchamchi (thảo luận) 11:11, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
"Ảnh hưởng quốc tế" mà bạn nói không biết dựa theo tiêu chuẩn nào, còn bạn cho là họ có vị thế "cao hơn hẳn so với Trung Quốc là mấy mươi năm trở lại đây", vậy còn thế kỷ I, X thì ai hơn ai?. Tiếng Anh được nhiều người trên thế giới biết như vậy, thế mà vẫn có chuyện 3 bài về Anh 1 ngày, sao tiếng Việt lại không thể. Cách duy nhất để tránh thiên vị hệ thống là tự nỗ lực viết những nội dung ít thành viên quan tâm thay vì than vãn.--CNBH (thảo luận) 11:22, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thế kỷ I, X thì ai ngoài Trung Quốc có quan tâm đến vua này thế này vua kia thế kia ở Trung Quốc? Ảnh hưởng quốc tế ví dụ như cái bản vị vàng chẳng hạn, Trung Quốc có được thọc tay vào không? Trong khi nó điều khiển giá trên toàn thế giới. Tôi không sức mà làm hết được; nhưng tôi có sức để đề phòng Wikipedia tiếng Việt bias kiểu Wikipedia tiếng Anh; có vậy à. Với lại tôi nhắc lần nữa, bài kiểu này sẽ tồn tại khá lâu trên Wikipedia tiếng Việt, chưa hẳn 10 năm nữa có gì thay đổi. Vì vậy tôi sẽ rất khắc khe trong cái vụ này. Nếu bạn muốn làm điều gì, hãy cố gắng giữ cái đầu lạnh mà nói chuyện với nhau; chứ đừng tỏ ra cay cú như hiện giờ.--Conongchamchi (thảo luận) 11:30, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Wikipedia tiếng Anh đa dạng thành viên vậy mà theo bạn còn bias, thế sao bạn lại muốn những người nói tiếng Việt phải 'tinh thần quốc tế' vượt lên những người nói tiếng Anh? Tôi thì không tin có người lại đủ tự tin để mong muốn như vậy. Còn bạn có sức lực thì xin mời cải thiện, chưa có sức thì chấp nhận thực tế, cảm ơn.--CNBH (thảo luận) 11:42, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ây dà, 3 tin về TQ cùng 1 lúc thì đúng là hơi quá rồi còn gì. Thử đưa 3 tin về VN xem, thế nào cũng bị gỡ bớt với lý do "Đây không phải Wikipedia VN" (nếu không ai gỡ thì nếu tôi thấy qua cũng sẽ gỡ). Đối với TQ cũng vậy thôi. ~ Violet (talk) ~ 16:00, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nhưng ở bên en thì chuyện 3 Anh 4 Mỹ này bình thường lắm, ở vi chỉ khi nào bí bài quá mới có 3 TQ thôi, ai biết tiếng Nga hay Pháp thì giúp dò giùm. Mà tại en:Wikipedia:Systemic bias có đoạn khá hợp ý tôi, "both China and India have populations greater than all native English speakers combined; by this measure, information on Chinese and Indian topics should, at least, equal Anglophone topics", như hôm nay bên en có tới 4 mục trong Anglophone luôn đấy.--CNBH (thảo luận) 16:12, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ví dụ người ta giải thích China và India có số người học tiếng Anh cũng lớn, vì vậy thông tin đưa ra cũng phải cân nhắc cho phù hợp. Còn ở người Hoa xịn đang dùng tiếng Hoa như là mother tongue thì có bao nhiêu người biết tiếng Việt mà nhét cho cố? Ngoài ra còn một số vấn đề khác:

  1. Viết quá dài một tiểu mục, điều này gây mất cân bằng và giảm tính cạnh tranh giữa các tiểu mục khác.
  2. Phần hình ảnh luôn ưu tiên cho bài về Sinophone; phần này không đáng vì anh làm việc mục này nhiều coi như anh có được quyền lợi. Tôi không phản đối việc này.
  3. Dồn lúc nào cũng hai ba bài liên quan tới Trung Quốc. Như nhiều vụ hết sức bình thường là một tổ chức chính trị hoàn toàn mang tính "có cũng như không" trong nền chính trị Trung Quốc; liệu đã có ảnh hưởng gì cũng ráng nhét vô.

Tôi không phản đối thì người đọc nghĩ gì? Như gần đây bài chọn lọc đã bị độc giả nhắc đòn là toàn tàu chiến, chiến tranh... họ không thích rồi đó. Anh có làm việc nhiều cũng xin hạn chế, kiềm chế khi ưu tiên một đề tài nào đó. Khi Wikipedia mà lệch hướng thì kết quả chả có tốt đẹp bao giờ đâu. Và làm ơn, giữ thiện ý khi thảo luận; đừng liên tục bảo tôi đi làm chính trị ở chỗ này; có tác dụng gì đâu mà làm?.--Conongchamchi (thảo luận) 17:56, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy ví dụ đâu có ghi vậy, nó đề cập đến bản chất, tức là nếu không thiên vị thì số bài viết về Ấn hay Trung ít nhất cũng nên bằng số bài viết Mỹ-Anh-Úc-Canada-Ireland-NZL cộng lại, nhưng Wikipedia tiếng Anh không làm được điều đó. Bạn bảo phải có tư tưởng quốc tế mà, vậy sao phân biệt Hoa xịn và Hoa không xịn. Xin trả lời các nhận xét của bạn:
  1. Viết một tiểu mục quá ngắn gây nhiều khoảng trống khi xuống dòng, trông cộc lốc.
  2. Phần hình ảnh ưu tiên cho Sinophone thì xin xem lại, mời thống kê cụ thể trong 1 tháng chẳng hạn, tôi nghĩ bạn ấn tượng với những thứ liên quan đến TQ nên thấy hình ảnh nào đó thì nhớ ngay.
  3. Vẫn tiếp tục nói về vụ hai ba bài TQ trong khi tôi đã lấy ví dụ ngay cả bên en người đóng góp đa dạng vẫn toàn Anglophone, nhiều ngày 3-4 bài về Anh hay Mỹ. Ví dụ hai ông người Mỹ bên en trong ngày hôm nay không biết có tầm ảnh hưởng toàn cầu ra sao, chỉ biết là số interwiki thua mấy ông vua Tàu (mà theo bạn là không ai thèm quan tâm).

Bạn không phản đối thì người đọc sẽ nghĩ các bài viết về TQ tại Wikipedia tiếng Việt được nhiều thành viên để tâm hơn một số nước khác, và điều này phản ánh đúng thực tế. --CNBH (thảo luận) 18:10, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Link thế này dùng để khuyến khích người đọc bấm vô, không cần phải nêu ra hết. Cộc lốc thì bạn ráng 1 hàng thôi; kéo phát tới 2 hàng như cái vụ nhà Nguyên.
Wikipedia tiếng Anh lựa chọn bài đưa ra theo "đồng thuận chọn"; nếu lúc đó người khác Anglophone không tham gia thì chịu thôi. Bạn đừng so bì.
Vụ người Hoa biết tiếng Việt tôi muốn nói; mức độ người đọc cần tìm hiểu khi đầu bài "ông hoàng đế trước công nguyên"; cuối bài "một đảng phái Trung Quốc", cuối nữa "thành phố Trung Quốc" có phải là thiên vị quá đáng không? Còn ý kiến của 80 triệu dân Việt thì sao, hay 1,5 triệu ở Mỹ thì sao?
Mấy ông vua tàu có nhiều liên kết wiki thì không nói được gì cả. Ngồi dùng google translate spam ra thiếu gì chứ?
Wikipedia tiếng Việt nhiều người mê sử Trung Quốc, vì vậy mảng này đang thịnh nhưng không thể dùng nó để nói là Wikipedia tiếng Việt để tâm hơn, những bài lĩnh vực khác kiểu như Điện ảnh Trung Quốc (rất quan trọng) có ai quan tâm đâu!? Như lần trước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bị rút sao có ai quan tâm cứu chữa (đơn giản) không?--Conongchamchi (thảo luận) 19:22, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn cho rằng ở đây có sự thiên vị quá mức thì phải dựa trên một so sánh nào đó, và tôi cũng đã dẫn một số ví dụ bên phiên bản en (mà nhiều người nói là ngôn ngữ quốc tế) cho bạn so sánh, bạn vẫn nghĩ như thế thì tùy. Bản thân tôi từng làm một thống kê nhỏ và thấy tại mục này số bài về chủ đề Mỹ vẫn hơn TQ. Còn nội dung Wikipedia tiếng Việt không đa dạng thì bạn cũng ráng mà chịu thực tế này. Còn về chủ đề, hoàng đế là chủ đề nhân vật-lịch sử, đảng phái là chủ đề chính trị, và thành phố là chủ đề địa điểm-địa lý. Tôi đâu bảo ở đây TQ được quan tâm hết sức, chỉ là quan tâm hơn một vài quốc gia khác, và số bài (trừ tạo bot) có lẽ nhiều hơn toàn bộ các bài về chủ đề châu Phi hay Mỹ Latinh. Theo tôi, lý tưởng nhất là 1 ngày có 1 bài về chủ đề TQ, 1 bài chủ đề Ấn Độ, 1 bài các nước châu Á #, 1 bài Âu/Bắc Mỹ/Úc, 1 bài Phi/Mỹ Latinh. Ngày nay chắc chỉ còn những người Tây Âu-Bắc Mỹ nghĩ rằng họ là trung tâm của thế giới, ẩu đả thương vong vài người ở nước họ quan trọng toàn cầu hơn tàn sát, giao tranh chết vài chục hay trăm người ở châu Phi.--CNBH (thảo luận) 02:15, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, tôi xin chia sẻ đôi điều về mục ngày tháng bên phiên bản en để bạn tiện khi chọn: chủ đề Hitler và thảm sát dân Do Thái xuất hiện rất nhiều, bạn không cẩn thận là tuần nào cũng có; bài về trận gì trong nội chiến Mỹ cũng xuất hiện, quy mô các trận trong chiến tranh Xô-Đức chẳng hạn lớn hơn nhiều, số người chết đông hơn nhiều nhưng lại vắng bóng hơn nhiều; vua Anh nào lên ngôi, bị phế, thậm chí là kết hôn cũng xuất hiện nhưng vua Đức, Pháp, Nga, TBN thì vắng bóng.--CNBH (thảo luận) 02:28, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Như tôi có nói, nhắc lại lần nữa. Vì mục ngày này năm xưa bên Wikipedia tiếng Anh là bình chọn lên theo từng ngày, nếu không có sự tham gia của thí dụ English-speaking Chinese thì ráng mà chịu bias thôi. Vì vậy tôi mới nói không nên có sự bắt chước Wikipedia tiếng Anh thái quá riết thành bản sao.
Tôi không đồng ý kiểu quy thành thể loại "là chủ đề nhân vật-lịch sử, đảng phái là chủ đề chính trị, và thành phố là chủ đề địa điểm-địa lý". Nói gì thì nói cả 3 món phía trên đều liên quan tới Trung Quốc, nhìn vô là người ta thấy thiên vị rất rõ ràng. Tôi ngay từ đầu ý là hạn chế mỗi nước một bài thôi để nước khác có cơ hội được lên trang đầu. Thế giới không phải chỉ có Châu Âu-Mỹ nhưng thế giới không chỉ của riêng Trung Quốc, bạn phải biết điều đó.
Bài viết của cái mục này không có tiêu chuẩn kiểu "bao nhiêu kb" mới đủ giống như DIY; nên tạm thời lựa chọn theo common sense rằng bài dàn trải ra. Ý tôi ban đầu cũng giống ý bạn "bài về chủ đề TQ, 1 bài chủ đề Ấn Độ, 1 bài các nước châu Á #, 1 bài Âu/Bắc Mỹ/Úc, 1 bài Phi/Mỹ Latinh". Nhưng khi bạn thấy tôi xóa bài liên quan tới Trung Quốc là bạn cú vọ lên mà gọi tôi là "Chính trị viên chống Trung Quốc"; thật không ra thể thống gì cả.--Conongchamchi (thảo luận) 03:42, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Các bạn đã thảo luận quá dài quanh 1 vấn đề duy nhất, để tránh kéo dài nữa không khỏi đi sâu vào công kích cá nhân, tạm thời tôi kết luận thế này. Với tư cách là người góp phần khởi xướng việc làm sống lại dự án bị bỏ hoang này, từng nghiên cứu các nguyên tắc chọn lọc tin tức cơ bản tham khảo từ WP TA lẫn của WP TV, đồng thời cũng từng có đóng góp kha khá cho việc phát triển nội dung của dự án, tôi khẳng định rằng quá nhiều tin tức lịch sử về TQ trong 1 ngày là không phù hợp với tính trung lập và phong phú cần thiết của các mục tin. Bên tiếng Anh đông hơn và có những thảo luận, bầu bán trong việc chọn tin, dĩ nhiên có thể vì vậy mà tạo ra một số ngoại lệ đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản do họ đặt ra. Nhưng không có nghĩa ta phải đi theo những ngoại lệ đó (trừ khi ta trải qua thảo luận thống nhất), các tiêu chí cơ bản vẫn là quan trọng nhất. Tôi rất coi trọng CNBH là người đã góp công lớn trong việc đưa dự án trở nên hoàn thiện và liên tục cập nhật sửa đổi, nhưng bạn cũng không thể đưa nó đi thiên về 1 hướng được cho là phổ biến mà cần dàn trải ra để trung lập hơn. Dù sao xét về tính chất, đây vẫn là dự án cộng đồng, ai cũng có thể góp ý và sửa đổi. Nếu có tranh chấp lùi sửa về vấn đề 2 hay 3 đề mục về TQ, tôi sẽ ưu tiên khoá ở phiên bản 2 đề mục. ~ Violet (talk) ~ 05:13, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Conongchamchi, vậy ở phiên bản này nước nào không có thành viên quan tâm thì cũng ráng mà chịu, hạn chế mỗi nước một bài là vô lý, với hiện trạng của Wikipedia tiếng Việt thì không bảo đảm được chất lượng của bài viết. Tôi không thể nghĩ khác về Conongchamchi vì theo tôi thống kê số bài về Mỹ nhiều hơn số bài về TQ, cũng nhiều khi có nhiều mục liên quan đến Mỹ 1 ngày tại phiên bản này, nhưng bạn chỉ lên tiếng về TQ, thậm chí bảo tôi thiên vị hình ảnh chủ đề TQ trong khi trong tháng 2 chẳng hạn chỉ có 3,5 hình ảnh về TQ, trong khi Anh Quốc có 4 Nga có 3 Đức có 3, như vậy tôi hoàn toàn có cơ sở nghĩ bạn có khúc mắc gì đó với TQ.
Violetbonmua, tôi thường dò kỹ các bài viết tại Wikipedia tiếng Việt, nếu ai đó tìm được bài nào viết có chút hoàn chỉnh (ko cần phải dài) thì tôi hoan nghênh thay đổi, còn thay bằng 1 bài không có hoặc có vài dòng hay viết ẩu thì tôi phản đối.--CNBH (thảo luận) 09:14, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cụ thể trong tháng 12, Wikipedia:Ngày này năm xưa/Tháng 12:
Trong tháng 1, Wikipedia:Ngày này năm xưa/Tháng 1:
Và hãy so sánh với phiên bản tiếng Anh en:Wikipedia:Selected anniversaries/January;
Thứ nhất tôi nói mấy lời, tôi thảo luận với CNBH rất đàng hoàng; rất lịch sự. Bạn liên tục tung ra các cáo buộc vô căn cứ rằng tôi chống Trung Quốc. Vậy từ giờ tôi cũng sẽ cáo buộc bạn là thành viên rồ Trung Quốc (hoặc có thể là một tay Trung Quốc viết thuê ba xu một bài mục đích tuyên truyền cho Trung Quốc) thông qua các đặc điểm:
  1. Bạn rất giỏi tiếng Trung Quốc.
  2. Bạn viết chủ yếu các vấn đề liên quan tới Trung Quốc. Viết các chủ đề khó mang tính chính trị cao kiểu liên quan tới Trường Sa và Hoàng Sa ở một góc nhìn Trung Quốc.
  3. Bạn rất ưu ái các bài Trung Quốc; ví dụ chủ đề ngày này năm xưa.
  4. Ai chạm vào Trung Quốc bạn nảy lên như đỉa trúng vôi.
  5. Bạn rất hăng hái tham gia mỗi khi thứ gì đó liên quan tới Trung Quốc bị đem ra biểu quyết xóa bài.
  6. Bạn mang mặc cảm ai góp ý cũng là chống lại Trung Quốc, liên tục cáo buộc người khác.
Nếu yêu cầu diff dẫn chứng cứ nói, tôi sẽ cung cấp đầy đủ.
Rồi, quay trở lại chủ đề chính. Tôi nêu ra các lý do (đã nêu nhưng tôi cứ nêu lại) tôi chống lại việc ưu ái cho Trung Quốc trong mục bạn có biết:
  1. Thứ nhất, bạn rất hay viết về các entry về Trung Quốc rất dài, một đoạn ngắn link tận 5 link tới các bài liên quan tới Trung Quốc kiểu như ông vua con nhảy biển vừa rồi. Trong khi các chủ đề khác thì ngắn cụt "Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique và Réunion trở thành các Tỉnh hải ngoại của Pháp."
  2. Bạn chọn ra các bài nhiều khi mang tính chất vớ vẩn kiểu như Đồng minh dân chủ Trung Quốc (bạn cho chất lượng nó cao? không chú giải là chất lượng cao????), một tổ chức không hề có vai trò quan trọng gì trong lịch sử Trung Quốc ngoài làm nền cho chính đảng lãnh đạo, đem vào đây.
  3. Bạn ưu tiên cướp hình đại diện, dù hình đại diện không phải bài chính được tô đậm. Như trận Nhai Môn đại diện là Tống Đế Bính. Tôi nêu ra cái bạn kêu tôi nghi kị Trung Quốc.
  4. Bạn dồn nén tới ba bài trong một ngày, tôi khó lòng không thể nghi ngờ cái tính trung dung của bạn.
  5. Bạn tự đề ra tiêu chuẩn: bài viết dài, ưu tiên chủ đề các thành viên quan tâm. Trong khi tôi đề ra tiêu chuẩn: không nên chọn quá 1 chủ đề liên quan tới một nước trong một ngày; tối đa hai trong một ngày là quá rồi thì bạn liên tục vin vào đó để công kích. Ồ xin lỗi, trừ khi bạn tạo ra một quy định cụ thể được cộng đồng chấp nhận thì kêu tôi tuân theo chứ.
  6. Bạn bóp méo sự thật, Wikipedia tiếng Việt các thanh viên chủ yếu ưu ái chủ đề lịch sử Trung Quốc chứ có gì mà bạn tự tuyên bố quan tâm tới Trung Quốc. Wikipedia không chỉ có riêng lịch sử là chủ đề; còn những mặt khác nữa. Nếu so, tôi thấy chủ đề Thiên chúa giáo hay Nhật Bản còn được toàn diện hơn đấy. Sao không ưu tiên cho chủ đề Nhật Bản???
Tóm lại, bạn giữ cái thái độ tiểu nông thế này, tôi thấy rất phí thời gian bàn qua thảo lại. Thậm chí tôi thấy phí cả sức mà đối đáp lại với bạn như ở trên. Tôi tuyên bố không bàn không thảo gì với bạn nữa, nếu bạn thích tiếp tục tranh chấp thì tôi chiều; tôi còn ở Wikipedia ngày nào tôi sẽ theo bạn ngày đó. Vậy cho gọn ha?--Conongchamchi (thảo luận) 15:21, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi nghe mấy lời cáo buộc tương tự như này nhiều rồi, nếu trong lòng không anti thì không bao giờ thấy khó chịu đến nỗi phải đi 'vạch trần' ai đó là một ...người hâm mộ, và từ lâu tôi không còn quan tâm đến những người anti nghĩ gì về tôi nữa vì tôi không cần lấy lòng ai ở trên đây. Nói như bạn thì tôi thấy ở đây có nhiều rồ lắm, mà có lẽ đa số là rồ. Theo giọng văn của bạn thì tôi thấy mình không sai khi cho rằng bạn khó chịu khi thấy TQ ở tầm 'quốc tế', bạn muốn mỗi ngày một nước song lại cho rằng chuyện ở mấy nước phương Đông thì quốc tế chẳng ai thèm quan tâm, tôi có thể hiểu theo ý bạn thì mục này hàng ngày nên có 1 Anh, 1 Mỹ, 1 Úc, 1 Canada, còn Đức/Pháp/Ý.. chia nhau sái còn lại. Xin trả lời cho các lý do của bạn:
  1. Tôi không biết tiếng Pháp, dùng dịch tự động từ bên fr sang, không tìm hiểu được bối cảnh của chúng nên chỉ có thể viết vậy. Còn thua trận và vua con nhảy xuống biển đúng ra là hai tin có liên hệ, viết gộp vào thì đương nhiên phải dài.
  2. Nếu cho rằng một tổ chức chính trị tồn tại vài chục năm là vớ vẩn, thì xin thưa người dẫn một chương trình truyền hình tôn giáo (en:Jim Bakker, chắc chẳng ai ngoài Mỹ quan tâm) xin thôi vì 1 bê bối tình dục chắc là càng nhảm. Nếu ở vi mà loại bỏ hết bài không nguồn, nguồn chết thì nhiều ngày bạn sẽ không có bài để dùng đâu.
  3. Cướp hình đại diện là sao, dẫn thống kê gì đó được chứ, tôi nghĩ thấy ảnh về chủ đề TQ là bạn bị kích thích nên ghi nhớ còn các nước khác thì bạn quên mất đó. Còn chuyện không phải ảnh của đối tượng tô đậm, mời tham khảo en:Wikipedia:Selected anniversaries/March 1.
  4. Ba bài một ngày thì đã giải thích nhiều với bạn rồi, còn dẫn vụ có hôm 4 bài về Mỹ một ngày, còn dẫn cả ví dụ bên en nữa, ngay mục ngày 14/3 này bên en cũng có 3 bài Anh.
  5. Tôi không đề ra tiêu chuẩn "bài viết dài". Tôi nói rằng bài viết hoàn chỉnh không cẩu thả, chẳng hạn như infobox toàn tiếng Anh, viết nửa chừng thì bỏ.... Còn cái "ưu tiên chủ đề các thành viên quan tâm" thì là do bạn tự nghĩ ra, tôi nói rằng cần các bài viết hoàn chỉnh.
  6. Quan tâm đến lịch sử TQ thì không phải là quan tâm đến chủ đề TQ ư, suy nghĩ của bạn thật lạ, lịch sử một nước tách biệt so với nước đó?. Tôi nghĩ bạn nên tìm hiểu kỹ hơn, mấy Thiên hoàng còn chưa viết hết đâu, và tôi cho rằng các mục từ như "Đức Mẹ X hiện ra ở Y", "Naruto tập Y xuất bản", "anime Z phát hành".... không có ý nghĩa lớn hoặc không có ý nghĩa gì về lịch sử.

Bạn thích theo tôi thì tùy bạn, dù thực tế là tôi sẽ mất hứng đi một chút, tôi nói xin mời/hoan nghênh thì chắc là khiêu khích, để theo tôi thì bạn cần tìm mấy bài kha khá một chút để thế mấy bài về Tàu đang khiến bạn thấy khó chịu, và cũng đừng phạm sai lầm chẳng hạn như 1 ngày có 2 Mỹ 2 Anh 1 Tàu thì bức xúc quá thay luôn bài về Tàu, kẻo tôi lại có cớ.--CNBH (thảo luận) 17:16, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đã có thể đoán được bạn từng và đang dùng tài khoản gì khác ở Wikipedia.--CNBH (thảo luận) 17:40, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
  1. Ô kìa, tôi nói lại cái thì báo tôi cáo buộc lung tung. Bắt chước bạn chút thôi mà. Còn kiểu bạn cáo buộc vô căn cứ như trên thì sao? TRẢ LỜI ĐI. Tôi không có rảnh đến mức phải đi anti người này hay anti nguyên dân tộc làm gì? Tôi thấy kiểu viết bài của bạn từ ngày bạn mới mò vô Wikipedia rồi; nếu tôi anti thì tôi làm liền chứ chẳng đợi ngay bây giờ. Nhưng xin lỗi, sự cân bằng của Wikipedia là thứ tôi quý trọng; ở một vài mặt tôi sẽ bảo vệ nó đến hết mức có thể.
  2. Có đoán ra được tôi là ABC thì nói toẹt ra đi. Cái kiểu úp úp mở mở làm ra vẻ "ta đây biết cả" là một hành vi hết sức đáng khinh đấy.
  3. Ý của tôi đơn giản, tôi giải thích mãi: bạn làm sao thì làm; đừng có chơi kiểu ngày 3 Tàu - còn lại chúng mày chia nhau giống như ở ngày hôm nay. Đừng có nhét chữ vào miệng tôi là tôi đòi Mỹ -Anh -Canada lên hàng đầu'. Và Wikipedia không chỉ viết về lịch sử; nhiều khi tôi thấy ba tờ giấy Doremon còn giá trị hơn một tay Hán Linh Đế đấy.
  4. Quan tâm tới lịch sử nhiều khi chỉ vì sở thích. Nếu muốn vỗ ngực xưng Wikipedia này quan tâm đến cái này cái kia; chắc chắn nó phải đủ mọi mặt như văn hóa, chính trị, ngoại giao, khoa học, kỹ thuật. Wikipedia tiếng Việt hiện tại chỉ bó hẹp tạm gọi các chủ đề có liên quan tới Việt Nam là toàn diện các mặt chứ nói thật; vài trăm ông vua Trung Quốc + vài nghìn ông tướng Trung Hoa = quan tâm đặc biệt thì nực cười quá thay..
  5. Bạn tự đưa ra chuẩn thì đừng có đòi hỏi người khác phải theo chuẩn đó; bạn có thể nói cho người ta hiểu và nghe theo; hoặc tốt hơn hết thì bạn đưa ra biểu quyết đi, có gì khó. Đằng này khi có người bất đồng; mở miệng ra là bảo "mày anti-Tàu hả"? Chẳng ra thể thống gì.
  6. Tôi làm việc có trước có sau, chưa bao giờ ai nói được tôi viết thiên vị cho phe cho phái nào? Bạn yên tâm, nếu có dạy bảo thì tự dạy cái thái độ vô lối của bạn ấy.
  7. Bạn hứng hay không không phải vấn đề tôi phải quan tâm. Tôi chỉ muốn bạn lắng nghe, không có ý phải chuyển qua công kích nhau. Bạn toẹt ra công kích liên tục rồi tự khóc kêu mình buồn quá thì tôi coi không có đặng.--Conongchamchi (thảo luận) 17:50, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn bảo không phí sức nói chuyện nữa, sao lại thích tiếp tục, tôi tưởng mình đã giải thích rồi chứ, lý do là trên thực tế số bài về Mỹ nhiều hơn nhưng không thắc mắc mà thắc mắc sao nhiều Tàu quá, sao tôi nghĩ khác về bạn được. --CNBH (thảo luận) 18:12, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mỹ nhiều quá là do chạy bot từ bên tiếng Anh sang; bạn sửa thành Tàu nhiều quá thì ai chịu được? Giải thích bạn chụp mũ tôi anti-tàu thì tôi cũng nghĩ khác gì về bạn được?--Conongchamchi (thảo luận) 18:34, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mỹ thì chịu được sao Tàu lại không chịu được?. Tôi mới phát hiện thêm là ngày Wikipedia:Ngày này năm xưa/04/04 có 4 Mỹ đó, bảo thêm tôi rồ Mỹ luôn đi cho đủ. Nếu muốn xét thì phải xét trong 1 thời gian dài như 1 tháng.--CNBH (thảo luận) 18:39, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thẳng ra phe nào nhiều tôi đều lấy làm khó chịu. Tôi đang ở Việt Nam thì tôi chú ý hơn tới Trung Quốc trước.Tôi chưa kịp nói gì đến Mỹ bạn chụp tôi anti-Tàu và rồ Mỹ rồi. Chửi nhau ầm ầm còn sức đâu mà giúp sửa?--Conongchamchi (thảo luận) 18:40, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
TQ có dân số bằng 1/5 thế giới, GDP của Mỹ chiếm 22% thế giới, vậy số bài còn chiếm chưa đến 20% thì bức xúc điều gì? Bạn tự nói rằng tôi bảo bạn anti đó chứ, bạn chỉ xem một hai ngày rồi đưa ra kết luận, vậy có tinh thần hợp tác?.--CNBH (thảo luận) 18:49, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Từ khi nào có vụ tính số dân vậy? Vậy sao Wikipedia tiếng Trung được có 1/5 Wikipedia tiếng Anh vậy. Tôi không nói tôi anti, tôi sống ở Việt Nam tôi nghe ra rả về Trung Quốc mỗi ngày; chỉ có nói dối trắng trợn mới bảo tôi không chú ý gì đến Trung Quốc. Tôi không hề anti bất cứ nước hay phe nào chi cho khỏe, bạn cứ cố kết tôi không biết vì cái lý do gì cho được. Tôi xem hơn một tháng rồi, tôi mới góp ý kiến "từ 1 đến 2 bài" thôi, bạn chụp mũ liền, vậy là hợp tác?--Conongchamchi (thảo luận) 18:55, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái vụ mỗi nước 1 bài cũng ở đâu ra, dân đông lịch sử lâu dài kinh tế quân sự mạnh thì sẽ có nhiều chuyện để viết. Bạn xem 1 tháng vậy thấy số bài về TQ vượt quá 20% chưa mà bảo tôi thiên vị.? Nếu muốn 1-2 bài thì mời bạn tự viết hoặc dò tìm, đừng viết dở dang hay đưa vào bài viết dở dang.--CNBH (thảo luận) 19:01, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vậy cái vụ tính theo "TQ có dân số bằng 1/5 thế giới, GDP của Mỹ chiếm 22% thế giới" ở đâu ra. Và như đã nói, tiêu chuẩn bạn đưa ra thì có thể nói để người khác nghe, chứ bạn có phải sáng lập viên đâu mà lời nói có tính pháp lý. Nếu bạn định đưa cho cân thì ráng dàn ra, đừng dồn phát 3 bài trong một ngày hay 2 bài liên tục. Ai nói được gì bạn, bạn thấy tôi tháo vài ngày tôi cho hơi quá và một số bài không có nhiều giá trị như cái đảng gì đó. Chứ tôi có đụng Trung Quốc là xóa là đè Mỹ-Anh-Pháp-Việt Nam vô không?--Conongchamchi (thảo luận) 19:10, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi cho là CNBH không phải là không có lý. Nhưng đưa những chi tiết nhỏ và quá xa vào bài, cũng không nên.72.15.59.177 (thảo luận) 19:07, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mâu thuẫn giải quyết bằng thỏa hiệp. Trong Wikipedia mấy ai đạt được 100% điều mình mong muốn? Nhưng trước khi có thỏa hiệp làm ơn bỏ vụ chụp mũ mới dễ nói với nhau. Tôi chỉ đòi từ đầu nhiều nhất ở chỗ này thôi.--Conongchamchi (thảo luận) 19:10, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Công bình mà nói Conongchamchi bình thường củng năng nổ và công bằng , nhưng kỳ này conong cũng chụp mũ đây, như mấy chữ "tiểu nông" ở trên. 72.15.59.172 (thảo luận) 19:14, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Lửa trước thì khói theo sau.--Conongchamchi (thảo luận) 19:31, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn đòi điều mà các phiên bản khác cũng không làm được, vậy mà bạn yêu cầu tôi phải làm trong khi số bài viết (trừ bài bot tạo) ở đây ít hơn nhiều, chất lượng cũng kém hơn, tính đa dạng thấp hơn. Hôm nay TQ 3 bài rồi ngày mai không có, ngày mai Mỹ 4 bài rồi một hôm nào đó không có thì đã sao, bạn đọc Wikipedia chỉ một ngày chăng, giả dụ Mỹ tách làm vài nước thì theo bạn mới được 3/5 hay 4/5 về chủ đề "Mỹ cũ"?.--CNBH (thảo luận) 19:26, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Dùng bài ngắn tương đối liệu có sao. Nhiều bài ngắn tương đối ở đây dài hơn BKTT Việt Nam đấy. Anh quên mất tính khuyến khích tạo/cải thiện bài đang là thông lệ ở đây rồi à. Không bao giờ thắc mắc vì sao lâu lâu mục tin tức có bài kiểu này sao?--Conongchamchi (thảo luận) 19:32, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nhưng ở BKTTVN thì không có trang chính để trình bày, nếu đã có bài thì sao phải để liên kết đỏ làm gì, Wikipedia tiếng Việt đủ 5 bài/ngày đó, chịu khó tìm kiếm là thấy. Thực tế là sau 1 năm, hầu hết những mục để đỏ trong Ngày này năm xưa vẫn có màu đỏ.--CNBH (thảo luận) 19:47, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thiếu người thì cứ thừa nhận, mắc mớ chi phải tô cho đẹp mà phi thực tế. Tôi nêu BKTT để nói là đôi lúc bài ngắn mà nêu đủ thông tin (cái infobox vẫn phải tính là thông tin luôn nhé, miễn có nguồn) là quá ổn. Nhìn BKTT giấy các loại một mục viết bao nhiêu đâu, trừ các mục cực kỳ quan trọng. Thôi tôi ngủ, mai tôi sẽ lại dò từ từ. Phương hướng tạm là: nếu thấy cái nào 3 Mỹ-Tàu-Anh-Úc-Pháp-Nga ... tôi cũng sẽ tách bớt ra. Vài ngày liên tiếp gần nhau 2 cái Mỹ-Tàu-Anh-Úc-Pháp-Nga cũng tách bớt ra. Bài nào kiểu không có gì đáng nói cũng tách luôn. Nguyên tắc không cứng nhắc, nếu có thông tin thực sự quan trọng cần thì du di theo từng trường hợp; tôi sẽ bỏ qua các bài không nguồn hay viết quá "rác". Có gì cứ góp ý, để xem cách làm nào tốt hơn.--Conongchamchi (thảo luận) 20:00, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vậy sao lại cần cứng nhắc chuyện đi đếm một ngày một nước có mấy bài?, nếu có muốn thay thì bài dùng để thay phải có chất lượng bằng một phần bài bị thay, và hôm nào trang chính quá mất cân đối thì tôi sẽ để ẩn đi một bài kém nhất.--CNBH (thảo luận) 20:13, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Như tôi đã nói, để bớt tính thiên vị chủ đề/nước. Trước đã có độc giả nhắc Wikipedia tiếng Việt một lần vì liên tiếp đưa các bài tàu chiến lên trang chính. Là Wikipedia tiếng Việt, tôi đặc biệt chú ý đến nhóm cỡ gần 80 triệu dân dùng tiếng Việt hàng ngày. Tôi chẳng ngồi không gây khó cho bạn đâu.--Conongchamchi (thảo luận) 20:17, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu Wikipedia tiếng Việt có sự thiên vị thì cũng không cần phải đi che giấu thực tế thiên vị đó.--CNBH (thảo luận) 20:23, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đừng nên nhầm chủ đề được quan tâm với việc cố ý thiên vị. Hai cái khác xa nhau.--Conongchamchi (thảo luận) 20:26, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn chắc không, thế thì bạn cố tìm bài nào sẵn có mà chất lượng cao hơn nhé. Tôi thấy bạn đặt ra mục tiêu quá tự tin, mong là bạn khi viết bài không bỏ bài dở dang. --CNBH (thảo luận) 20:23, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tất nhiên, tôi sẽ ráng bất cứ bài nào thế cũng phải có chất lượng ngang ngửa BKTT Anh Britainica trở lên, nghĩa là người đọc ít nhất cũng có thể hiểu sơ sơ về mục từ trước khi đưa vào.--Conongchamchi (thảo luận) 03:14, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Có thể chứng minh cho tôi qua bài Trận Cophenhagen được chứ, ngắn vậy thì bạn viết luôn vào bài Chiến tranh Liên minh thứ hai chứ tách ra làm gì.--CNBH (thảo luận) 06:15, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ồ, một trận đánh đã tóm tắt được phe tham gia - diễn biến - nét nổi bật - số quân thiệt mạng hai phe - kết quả - dẫn nguồn đầy đủ. Hỏi thiệt nếu tóm tắt vậy còn thiếu cái gì không? Chưa kể bài viết đó dùng để làm nổi Horatio Nelson cơ mà? Nói viết vào Chiến tranh Liên minh thứ hai thì bạn chỉ thử tôi nên viết vào đâu để bài Chiến tranh Liên minh thứ hai không bị lạc đề (đang nói về cuộc chiến - viết về trận đánh). --Conongchamchi (thảo luận) 07:08, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu thế chắc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 có thể copy ra thành 1 số bài ngắn ngủi, bạn có thể chỉ để là Trận Cophenhagen hoặc [[Chiến tranh Liên minh thứ hai|Trận Cophenhagen]]. Bài Horatio Nelson theo tôi là một bài viết dở dang thì bỏ, không nguồn mà theo ý bạn thì không nên đưa vào.--CNBH (thảo luận) 07:15, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn so hay thật, CTBGVT kéo dài có non vài tháng; đánh tạm gọi vài chục trân to cỡ này đi. Thông tin không có nhiều do hai phía đều tìm cách bít, viết sao có được từng trận kiểu cái chiến tranh liên minh thứ hai này. OK, cảm ơn nhắc vụ nguồn, nếu cần chú thích gì cứ vào fact tôi sẽ bổ sung.--Conongchamchi (thảo luận) 07:22, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Sao không, chẳng hạn trận Lạng Sơn, trận Cao Bằng... thừa sức dài hơn trận Copenhagen mà bạn để. Bạn cần gì phải tô đậm các mục từ xuất hiện nhiều như hàng không, tàu sân bay, làm loãng chú ý của mục từ. Theo như cách trình bày ở phiên bản en thì không cần phải đặt liên kết về các nước đang tồn tại ở mục này.--CNBH (thảo luận) 07:33, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Một lần nữa, nó có nhiều trận khác, nếu không nêu ra mà viết hẳn vào chiến tranh liên minh thứ hai thì chắc chắn lạc đề. Nếu bạn thích tách ra làm bài viết riêng thì sao mà tôi cản được miễn là có nguồn - có infobox, nói chung là người đọc đọc biết nó viết cái gì và nắm các thông tin cơ bản dù chưa đọc bài CTBGVT là được. Về việc thêm liên kiết là một cách tôi hay thấy áp dụng trên Bạn có biết ở Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn thấy không hay thì có thể giảm bớt. Về sự chú ý chủ đề chính, tôi không nghĩ gây loãng khi mà nó được ưu tiên tô đậm hơn hẳn so với bài phụ.--Conongchamchi (thảo luận) 07:39, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tô đậm nhưng nó vẫn cùng màu, tàu sân bay được wikilink thì theo lý thuyết cũng phải wikilink Tổng thống, thủ tướng, máy tính.... cho công bằng, như vậy mục từ sẽ có rất nhiều liên kết.--CNBH (thảo luận) 07:42, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đồng ý, tôi đã cảm thấy bạn có lý trong vấn đề này. Ý kiến của tôi thì vẫn chẳng thấy gây loãng lắm khi mà màu xanh đậm nó nổi hơn hẳn màu lơ lớ của các bài thường.--Conongchamchi (thảo luận) 07:49, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi thấy bạn đang thay "Tây" bằng "Tây", như vậy vẫn mang tính thiên vị, nếu bạn muốn phá thế thiên vị thì tôi nghĩ bạn nên tập trung thay "Tây" bằng "Ấn", "Ả Rập", "Brasil"...--CNBH (thảo luận) 07:52, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ồ tôi tính thiên vị hẹp là theo quốc gia, thiên vị rộng là theo một vòng văn hóa (Châu Âu, Hán ngữ, Bắc Mỹ). Nhưng chủ yếu ở thiên vị hẹp. Tôi cho rằng đa dạng hóa theo quốc gia là ổn rồi.--Conongchamchi (thảo luận) 09:36, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Khu vực cũng là thiên vị chứ, nhất là khi lịch sử Cổ đại Trung đại thì Âu-Mỹ chẳng vĩ đại hơn Á-Bắc Phi. TQ dân đông đất rộng lịch sử dài tương đương toàn châu Âu, giả dụ tổng số bài viết có = tổng số bài toàn châu Âu cộng lại thì cũng chẳng là thiên vị như bạn cáo buộc. Riêng tôi đặt mục tiêu rằng hôm nào cũng có ít nhất 1 bài ngoài Âu-Bắc Mỹ. --CNBH (thảo luận) 09:46, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trung Quốc đông dân đất rộng nhưng văn hóa tương đồng, tôi không cảm thấy cổng thành xây ở Nam Kinh có điều gì khác biệt cổng thành xây ở Bắc Kinh. Trong thành quách ở Bắc Âu khác Trung Âu khác Nam Âu khác Trung Đông rồi (khoảng cách chả hơn gì Bắc Kinh-Nam Kinh đâu). Đa dạng hóa thì không thể cứ nhắm nhắm vào một nhóm bự mà đi được, vì nói hẳn ra nhóm bự đã có lợi thế rất lớn rằng liên kết Wiki về nó đã nhiều sẵn rồi.--Conongchamchi (thảo luận) 09:56, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Còn tôi thì nghĩ trong 90 triệu dân VN số người phân biệt được trang phục thời Đường và Hán nhiều hơn số người phân biệt được trang phục truyền thống của Đức, Hà Lan, Na Uy...Còn đa dạng hóa có chút xung đột với quan trọng đó bạn à, chẳng hạn như Napoléon từng xuất hiện một vài lần theo trí nhớ của tôi, bài về người Do Thái xuất hiện cũng khá nhiều.--CNBH (thảo luận) 10:43, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trong số 3 triệu dân Việt ở nước ngoài thì số người không biết Đường và Hán tôi nghĩ không là ít. Ngoài ra bản thân tôi ở Việt Nam suốt nhưng chỉ phân biệt cái mão vua Hán nó khác khác đời vua sau chứ chẳng biết trang phục Đường Hán nó ra sao?. Nếu bạn thấy nhân vật nào xuất hiện nhiều quá thì ta có thể dời đi bớt, trừ các bài quan trọng; ví dụ Napoleon thì không thể nào bỏ mất bài Bộ luật Napoléon được. Tôi đề nghị tối đa bốn lần trong suốt một năm. Đối với Do thái thì cũng thế. Có thể bỏ bớt, nhưng quan trọng như Holocaust thì chắc chắc phải giữ. --Conongchamchi (thảo luận) 11:11, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thế bạn và người Việt ở nước ngoài, như ở Mỹ chẳng hạn, có nhiều người hơn phân biệt được văn hóa truyền thống của Đức, Hà Lan, Na Uy.. không?. Tôi thì chẳng phân biệt được thành quách ở châu Âu xét theo quốc gia. Holocaust tôi nghĩ là do truyền thông Mỹ-Anh nhắc đến nhiều nên nhiều người cho là hết sức quan trọng, còn theo tôi được biết việc một dân tộc bị xóa sổ không phải là điều hiếm có trong lịch sử.--CNBH (thảo luận) 11:29, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ví dụ như bộ luật Napoleon là hình mẫu của nhiều bộ luật trên thế giới. Holocaust là chủ đề ảnh hưởng tới một khu vực quan trọng là Trung Đông (nhờ nó mới có cái gọi là nhà nước Do Thái). Hẳn nhiên, vụ việc bị phóng đại để tô vẽ cho phe chiến thắng nhưng dù thế nào nó cũng gây ảnh hưởng lớn đến dòng lịch sử sau này. Đó là quan điểm của tôi. Tôi đưa ví dụ mão Đường-Hán để nói lên rằng: cái nhu cầu tìm kiếm thông tin ở một trang tổng hợp kiểu Wikipedia cần phải đa dạng lên càng nhiều càng tốt, vì cái chúng ta nghĩ quan trọng phổ biến đối với mình chưa hẳn là đúng với người khác.--Conongchamchi (thảo luận) 14:28, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vâng, "cái chúng ta nghĩ quan trọng phổ biến đối với mình chưa hẳn là đúng với người khác", thế nên những thứ như Holocaust mà bạn cho là quan trọng hơn lịch sử Trung Quốc thì cũng chưa chắc người khác tin là quan trọng. Nhiều nhân vật đâu đâu của Anh Mỹ chẳng ai quan tâm (ngoài Anh Mỹ) nhưng do được máy móc đưa từ en.wiki sang nên tiếng Việt cũng phải đăng? Cá nhân tôi thấy mảng bài lịch sử Trung Quốc tốt nên đăng là hợp lí, đó là chưa kể lượng người đọc vi.wiki chủ yếu là người Việt Nam, sống tại VN, sát bên Trung Quốc, hiểu nhiều về TQ, đọc nhiều về TQ là tốt chứ có gì sai? Còn hơn đọc về một ông cầu thủ bóng rổ nào đó của Mỹ hay một hội đoàn nào đó của Anh hay một giáo đoàn nào đó ở Úc. Muốn biết bài có thu hút người đọc không thì cứ kiểm tra lượt view của bài đó, xem có đúng là các bài về lịch sử, triều đại Trung Quốc có nhiều người đọc hàng ngày không? Nếu độc giả quan tâm các chủ đề Anh-Mỹ kia thì hẳn nhiên họ sẽ đọc nhiều, nhưng trong tình trạng chất lượng số bài đó quá kém (chỉ vài dòng + 1 infobox) thì họ cũng sang en.wiki đọc mà thôi. Nói thế để bạn biết không phải cứ rải bài mà hay đâu nhé, bản thân bài cũng phải khá về nội dung. 123.20.131.124 (thảo luận) 01:59, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Như tôi đã nói, kiểu Holocaust đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử thế giới dù với lý do nào thì nó cũng quá đủ nổi bật chứ chẳng có phải vì nó Anh-Mỹ gì ở đây. Bài có nội dung thì tốt thì tôi đồng ý một phần (tôi cho rằng bài chỉ cần có đủ thông tin cơ bản và có nguồn thì đủ gọi là tốt rồi) nhưng tôi vẫn không đồng ý với lý thuyết "do bài lịch sử Trung Quốc" dài thì ta cứ phải ưu ái kiểu rằng "đăng cho hợp lý". Chưa kể tôi nói thẳng cò mấy anh quan tâm tới Trung Quốc đừng buồn, tôi nhận định sự quan tâm về Trung Quốc ở Việt Nam chủ yếu ở mấy mặt: lịch sử (chủ yếu là qua phim ảnh), quân sự (chủ yếu do sự tranh chấp giữa hai nước), kinh tế (chủ yếu do việc giao thương giữa hai nước); nó chả hơn cách người ta quan tâm tới Mỹ (kinh tế - quân sự - điện ảnh - khoa học kỹ thuật), Anh-Pháp-Đức (khoa học kỹ thuật - điện ảnh - quân sự), Hàn Quốc (điện ảnh - gần đây nhờ phim thêm lịch sử - kinh tế - khoa học kỹ thuật), Nhật Bản (khoa học kỹ thuật - kinh tế - văn hóa ) và Nga (quân sự - lịch sử) là bao. Vì vậy đưa lý do người Việt quan tâm thay thế lý do Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới là thực sự không thuyết phục, mấy nước khác kia sao không tính cho nó được 20% luôn đi?. Hay tại sao ví dụ về Mỹ có nhiều mảng được đưa ra sao bài về Trung Quốc chủ yếu chỉ có các anh vua là nhiều. Trong mọi phiên bản ngôn ngữ, tình trạng bias luôn luôn có; nhiệm vụ của Wikipedia là đảm bảo tính trung dung.
Tôi đã nhắc rồi thôi nhắc lại lần 4: hiện tại tần suất đưa bài Trung Quốc hay bất kỳ nước nào lên đã OK (thống kê như CNBH đưa ra tôi đâu có ý kiến gì thêm). Tôi chỉ đòi hỏi không đưa liên tiếp (vì dụ ba ngày đưa tận 6 bài), không đưa dồn cục (1 ngày 3 bài), không đưa các bài không có giá trị gì kiểu Đồng minh dân chủ nhân dân gì đó là chấp nhận được. tôi không nghĩ mình có gì quá đáng.--Conongchamchi (thảo luận) 04:24, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn cho rằng Wikipedia tiếng Việt có nhiều lựa chọn để đạt được mục tiêu đó sao, vậy bạn hãy thử làm vài hôm để tìm hiểu thực tế. Và lần sau muốn nhận xét điều gì thì đề nghị thống kê cụ thể, ngó qua các phiên bản khác, tránh dùng cảm tính để nhận xét.--CNBH (thảo luận) 07:36, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ làm từ từ. Và tôi cũng không định vội vã.--Conongchamchi (thảo luận) 07:57, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái chết của Tấn Hoài Đế sửa

Tấn Hoài Đế là ông vua tầm thường. Cái chết của ông chưa đánh dấu sự chấm dứt nhà Tây Tấn, còn nhà Hán Triệu của kẻ giết ông ta cũng không vì cái chết của ông mà bỗng nhiên mạnh lên hay yếu đi.--Trungda (thảo luận) 04:22, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Quay lại trang dự án “Ngày này năm xưa/03/14”.