Thần thể (zh. 神體, sa. इष्टदेवता iṣṭadevatā) - dịch sát nghĩa từ Phạn văn là "vị thần (devatā) được (hành giả) ước nguyện (iṣṭa)". Một cách gọi thông dụng của khái niệm này là " Bản Tôn " hay Bổn Tôn, (Yidam)

Quan điểm Phật giáo

sửa

Theo Phật giáo, Thần thể là hiện thân của những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) siêu việt, nói chung là tất cả những vị được tôn xưng trong Đại thừa Phật giáo. Đặc biệt trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, người ta thường thấy hai cách trình bày hiện thân của một vị, đó là dạng phẫn nộ (sa. krodha) và dạng tịch tĩnh (sa. śānta). Ví dụ như Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) dưới dạng tịch tịnh và Ma-ha-ca-la (sa. mahākāla) trong trạng thái phẫn nộ. Trong những Thành tựu pháp (sa. sādhana), hiện thân của một Thần thể dưới hai dạng nêu trên là biểu tượng của hai loại Chủng tử tương ứng trong tâm của người tu tập, đó là thanh tịnh và hung hăng, phá hoại.

Như vị Thiền sư hiện đại người Tây Tạng là Chög-yam Trung-pa nói, "phẫn nộ" ở đây không nên hiểu là một tâm trạng, cảm xúc phụ thuộc vào cái tự ngã và "phá hoại" "hung hăng" ở đây cũng không nên hiểu theo lẽ "bất thiện" thông thường. Những năng lượng tiềm tàng được biểu hiện qua các vị phẫn nộ cũng rất có ích và cần thiết trong quá trình tu chứng như những vị tịch tĩnh. Cái được tiêu huỷ, phá hoại ở đây chính là những ảo ảnh gây chướng ngại trên con đường đạt giải thoát và chủ thể đang sợ hãi, cảm thấy bị công kích chính là cái ngã – đúng hơn là cái huyễn ngã chưa từng có thật – của hành giả. Sự tôn sùng cả hai dạng tại Tây Tạng – không phân biệt tốt xấu theo lẽ thường – cũng thường gây sự hiểu lầm rằng Phật tử ở đây "tôn thờ quỷ thần ngoại đạo".

Song song với Phật giáo (sa. buddhakula), Kim cương thừa (sa. vajrayāna) cũng thừa nhận và tôn sùng "100 gia đình của chư vị hộ thần cao quý tịch tịnh và phẫn nộ." 100 vị này thường được nhắc đến trong Tử thư và là một phần của giáo lý Ma-ha du-già (sa. mahāyoga) được Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) Đại sư truyền sang Tây Tạng. Các vị Hộ thần này được xếp vào hai Mạn-đồ-la và hai Mạn-đồ-la này được xem như là sự mở rộng của Phật gia – vốn đã bao gồm năm vị Phật (Ngũ Như Lai).

Quan điểm Ấn Độ giáo

sửa

Theo Ấn Độ giáo, Thần thể là một vị thần được một đền thờ, một gia đình hoặc một nhóm tín ngưỡng chọn lựa, hoặc là một vị thần được chọn bởi một người có một mối tương quan đặc biệt với vị này. Đạo sư (sa. guru) thường truyền Thần thể cho một hành giả cùng với một chân ngôn đặc biệt. Đạo sư là người biết được những khía cạnh Thần thể có thể giúp hành giả. Dạng tôn xưng này thuộc về phép tu Tín ngưỡng du-già (sa. bhaktiyoga) và nó có thể có đối tượng là một cao nhân đắc đạo, hoặc một đấng giáng thế tối cao (sa. avatāra). Hình dạng của Thần thể gọi theo tiếng PhạnLakṣya, có thể hiểu là "có tướng".

Các Bản Tôn trong Kim Cang Thừa

sửa
Bản Tôn Biểu tượng - Pháp Khí, pháp bảo Phật Bộ Phương vị tương ứng Màu Sắc Ghi Chú
Đại Nhật Như Lai Bánh Xe Pháp Phật Bộ Trung ương Trắng Phụ Tính
A Xúc Bệ Như Lai Chày Kim Cang Kim Cang Bộ Đông Xanh dương Phụ Tính
Bảo Sinh Như Lai Ngọc Báu Bảo Sinh Bộ Nam Vàng Phụ Tính
A Di Đà Như Lai Hoa Sen báu Liên Hoa Bộ Tây Đỏ Phụ Tính
Bất Không Thành Tựu Như Lai Chày Kim Cang kép Nghiệp Bộ Bắc Xanh Lá Cây Phụ Tính
Dược Sư Như Lai Bình Bát có cây thuốc Kim Cang Bộ Đông Xanh dương Phụ Tính
Thích Ca Như Lai Vàng Phụ Tính
Kim Cang Tổng Trì Xanh Dương Phụ Tính
Phật Phổ Hiền Xanh Dương Phụ Tính
Di Lặc Như Lai Trắng Phụ Tính
Vô Lượng Thọ (Amitayus) Bình báu Liên Hoa Bộ Tây Đỏ Phụ Tính
Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) Chuông, Chày Kim Cang Nghiệp Bộ Trắng Phụ Tính
Văn Thù Kiếm, Kinh Bát Nhã Phật Bộ Trung ương Vàng Cam, trắng Phụ Tính
Quan Âm Tứ Thủ Ngọc Như Ý, Chuỗi tràng trắng, hoa sen Liên Hoa Bộ Tây Trắng Phụ Tính
Quan Âm Thập Nhất Diện Liên Hoa Bộ Tây Phụ Tính
Kim Cang Thủ Chày Kim Cang Kim Cang Bộ Đông Xanh Dương Phụ Tính
Liên Hoa Sinh Chày Kim Cang, Tích trượng, bình, bát... Liên Hoa Bộ Tây Phụ Tính
Lục Độ Mẫu Nghiệp Bộ Xanh Lá Cây Mẫu Tính
Bạch Độ Mẫu Nghiệp Bộ Trắng Mẫu Tính
Hoàng Tài Bảo Thiên (Dzambhla) Bảo Sinh Bộ Nam Vàng Phụ Tính
Hồng Tài Bảo Thiên Phụ Tính
Bạch Tài Bảo Thiên Phụ Tính
Hắc Tài Bảo Thiên Phụ Tính
Lục Tài Bảo Thiên Phụ Tính
Mahakala Phụ Tính
Mahakali Phụ Tính
Kim Cang Phổ Ba Phụ Tính
Cát Tường Thiên Nữ Mẫu Tính
Kim Cương Hợi Mẫu Mẫu Tính
Phật mẫu Đỉnh Tôn Thắng chày kim cang kép Nghiệp Bộ Bắc Trắng Mẫu Tính
Phật Mẫu Bạch Tản Cái Trắng Mẫu Tính
Đại Uy Đức Kim Cang - chiến thắng Diêm Vương Phụ Tính
Diêm Vương Phụ Tính
Phật Mẫu Khổng Tước
Ái Nhiễm Minh Vương
Bất Động Minh Vương

Tham khảo

sửa
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán