Thế vận hội Mùa hè 2016

Thế vận hội Mùa hè 2016 (tiếng Anh: 2016 Summer Olympics, tiếng Bồ Đào Nha: Jogos Olímpicos de Verão de 2016),[a] tên chính thức là Games of the XXXI Olympiad và còn được gọi là Rio 2016, là một sự kiện thi đấu nhiều môn thể thao được tổ chức theo truyền thống của Thế vận hội, diễn ra tại Rio de Janeiro, Brasil từ ngày 5 tới 21 tháng 8 năm 2016 (môn bóng đá diễn ra sớm hơn, mở màn ngày 3 tháng 8 với bóng đá nữ và 4 tháng 8 với bóng đá nam). Có trên 10.500 vận động viên tham gia tranh tài từ 206 Ủy ban Olympic quốc gia, trong đó có lần đầu xuất hiện của KosovoNam Sudan.[2] Với 306 bộ huy chương, đại hội bao gồm 28 môn thể thao Olympic – trong đó bóng bầu dục bảy người (rugby sevens) và golf được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) bổ sung vào năm 2009. Các sự kiện thể thao đã diễn ra ở 33 địa điểm thi đấu ở thành phố chủ nhà và năm địa điểm khác ở các thành phố São Paulo, Belo Horizonte, Salvador, Brasília (thủ đô), và Manaus, với 19 kỷ lục thế giới và 60 kỷ lục Olympic đã được chính thức xác lập.[3]

Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXXI
A green, gold and blue coloured design, featuring three people joining hands in a circular formation, sits above the words "Rio 2016", written in a stylistic font. The Olympic rings are placed underneath.
Thành phố chủ nhàRio de Janeiro, Brasil
Khẩu hiệuMột thế giới mới
(tiếng Anh: A new world,
tiếng Bồ Đào Nha: Um mundo novo)
Quốc gia207
Vận động viên11.238[1]
Nội dung306 trong 28 môn thể thao (41 phân môn)
Lễ khai mạc5 tháng 8
Lễ bế mạc21 tháng 8
Khai mạc bởi
Phó tổng thống Michel Temer
(với tư cách quyền Tổng thống)
Thắp đuốc
Sân vận độngSân vận động Maracanã
Mùa hè
Luân Đôn 2012 Tokyo 2020
Mùa đông
Sochi 2014 PyeongChang 2018

Đây là Thế vận hội Mùa hè đầu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch IOC của Thomas Bach.[2] Rio de Janeiro được công bố là chủ nhà tại kỳ họp lần thứ 121 của IOC tại Copenhagen, Đan Mạch, vào ngày 2 tháng 10 năm 2009. Sự kiện này cũng đã đánh dấu mốc lần đầu một thành phố Nam Mỹ đăng cai sự kiện và cũng là lần đầu tiên một nước nói tiếng Bồ Đào Nha đăng cai tổ chức sự kiện này.[4] Đây cũng là Thế vận đội Mùa hè đầu tiên được tổ chức hoàn toàn trong thời gian mùa đông của quốc gia chủ nhà, là lần đầu tiên tổ chức tại một nước Mỹ Latinh kể từ năm 1968, và là lần đầu tiên kể từ năm 2000 (và lần thứ ba tất cả) được tổ chức tại Nam bán cầu.[5]

Con đường tới ngày hội thể thao thế giới cũng được đánh dấu bởi những tranh cãi về chính trị – trong đó có nạn tham nhũng và sự bất ổn trong chính phủ liên bang của Brasil, cũng như các mối lo về an ninh và sức khỏe do virus Zika và tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại Vịnh Guanabara, cũng như vụ bê bối doping của Nga đã ảnh hưởng tới việc tham dự của các vận động viên quốc gia này tại Đại hội.

Paralympic 2016 (Thế vận hội Người khuyết tật) tương ứng sẽ được tổ chức liền sau đó, cũng tại Rio de Janeiro, Brasil từ ngày 7 tháng 9.

Quá trình chọn thành phố đăng cai sửa

Bầu chọn thành phố chủ nhà Thế vận hội Mùa hè 2016[6]
Thành phố NOC Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3
Rio de Janeiro   Brasil 26 46 66
Madrid   Tây Ban Nha 28 29 32
Tokyo   Nhật Bản 22 20
Chicago   Hoa Kỳ 18

Quá trình chọn thành phố đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2016 đã được chính thức ra mắt vào ngày 16 tháng 5 năm 2007. Bước đầu tiên cho mỗi thành phố gửi một đơn đăng ký ứng cử ban đầu cho Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vào ngày 13 tháng 9 năm 2007, xác nhận ý định tham gia chạy đua đăng cai. Hồ sơ tham gia tranh cử chính thức hoàn chỉnh, có chứa câu trả lời cho một mẫu gồm 25 câu hỏi của IOC, phải được mỗi thành phố xin đăng cai nộp vào ngày 14 tháng 1 năm 2008. Bốn thành phố ứng cử viên được lựa chọn vào danh sách ngắn ngày 4 tháng 6 năm 2008: Chicago, Madrid, Rio de Janeiro, và Tokyo (đã đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964). IOC đã không đưa Doha vào giai đoạn ứng cử, mặc dù có điểm số cao hơn so với ứng cử viên được lựa chọn thành phố Rio de Janeiro, do ý định của họ tổ chức Thế vận hội vào tháng 10, nằm ngoài lịch thể thao của IOC. PrahaBaku cũng không đạt điểm.

Trong cuộc chạy đua đăng cai Thế vận hội Olympic 2016 đã có rất nhiều thành phố lớn tham dự như Chicago, Tokyo, Madrid, Rio và cuối cùng cái tên chiến thắng đã được ủy ban Olympic quốc tế IOC công bố, đó là Rio.

Cuộc chạy đua đã diễn ra vô cùng căng thẳng khi các thành phố tham dự đều có những điểm mạnh của riêng mình. Trong đó nổi lên là Chicago, một ngày trước khi cuộc bầu chọn diễn ra, đích thân tổng thống Mỹ đã lên tiếng kêu gọi IOC bỏ phiếu cho Chicago. Sau đó chính phu nhân tổng thống Mỹ, bà Michelle cũng có một bài phát biểu tại Copenhagen để vận động cho Chicago. Tuy nhiên, Chicago cùng với Tokyo đã bị loại ngay từ vòng 1. Chỉ còn hai cái tên cạnh tranh là Rio de Janeiro và Madrid. Và cuối cùng, Rio de Janeiro đã được trao quyền đăng cai. IOC đánh giá rất cao những nỗ lực trong suốt chiến dịch vận động đăng cai của thành phố với những lễ hội Carnival và nhạc Samba. Tuy sở hữu phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và một nền văn hóa giàu bản sắc nhưng Rio de Janeiro vẫn là một trong những nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới, và đó là trở ngại lớn nhất cho việc tổ chức thành công kỳ Olympic 2016 của chính quyền thành phố.

Triển khai và chuẩn bị sửa

Ngày 26 tháng 6 năm 2011 theo bản báo cáo trên AroundTheRings.com cho biết Roderlei Generali, Giám đốc điều hành của Ban tổ chức Olympic Rio de Janeiro (ROOC), từ chức chỉ sau một năm làm việc tại ROOC. Chỉ năm tháng sau Giám đốc kinh doanh Flávio Pestana từ chức vì lý do cá nhân.[7] Pestana rút lui sau Paralympics 2012. Renato Ciuchin sau đó được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành.[8]

Địa điểm thi đấu và cơ sở hạ tầng sửa

Các nội dung thi đấu đã diễn ra ở mười tám địa điểm có sẵn (tám trong số đó được nâng cấp thêm), chín địa điểm mới được xây dựng để phục vụ cho Thế vận hội, và bảy địa điểm tạm thời đã được gỡ bỏ sau khi đại hội kết thúc.[9]

Những nội dung đã được diễn ra ở một trong bốn tổ hợp Olympic riêng biệt về địa lý: Barra, Copacabana, Deodoro, và Maracanã. Những nơi đã diễn ra Đại hội thể thao Liên Mỹ 2007.[10][11] Một vài địa điểm thi đấu nằm trong tổ hợp Công viên Olympic Barra.[9]

Địa điểm thi đấu lớn nhất ở đại hội mà có chỗ ngồi là Sân vận động Maracanã, có tên gọi chính thức là Sân vận động Jornalista Mário Filho, có thể chứa được 74,738 khán giả và đã được sử dụng như là Sân vận động Olympic chính thức, tổ chức lễ khai mạc, bế mạc và các trận chung kết bóng đá.[9] Thêm vào đó, năm địa điểm thi đấu ngoài Rio de Janeiro đã tổ chức các nội dung môn bóng đá, nằm ở các thành phố Brasília, Belo Horizonte, Manaus, SalvadorSão Paulo.[9]

Làng vận động viên được tuyên bố là rộng nhất trong lịch sử Olympic. Bao gồm 80.000 ghế, 70.000 bàn, 29.000 nệm, 60.000 móc treo quần áo, 6.000 bộ truyền hình và 10.000 điện thoại thông minh.[12]

Công viên Olympic sửa

Công viên Olympic Barra là một tổ hợp gồm chín địa điểm tổ chức thể thao ở Barra da Tijuca, nằm phía tây Rio de Janeiro, Brazil đã được sử dụng cho Thế vận hội Mùa hè 2016 và Paralympic Mùa hè 2016. Công viên Olympic nằm trên khu đất trước đây là trường đua Autódromo Internacional Nelson Piquet, hay còn được gọi là Jacarepaguá.[13]

Chín địa điểm thi đấu nằm tại Công viên Olympic là:[14][15] Carioca Arena 1: bóng rổ (sức chứa: 16,000); Carioca Arena 2: vật, judo (sức chứa: 10,000); Carioca Arena 3: đấu kiếm, taekwondo (sức chứa: 10,000); Future Arena: bóng ném (sức chứa: 12,000); Trung tâm thể thao dưới nước Maria Lenk: nhảy cầu, bơi nghệ thuật, water polo (sức chứa: 5,000); Sân vận động thể thao dưới nước: bơi, đấu loại trực tiếp bóng nước (sức chứa: 15,000); Trung tâm quần vợt Olympic: quần vợt (sức chứa: 10,000 Sân chính); Rio Olympic Arena: thể dục dụng cụ (sức chứa: 12,000); và Rio Olympic Velodrome: xe đạp lòng chảo (sức chứa: 5,000).

Bóng đá sửa

Một số trận bóng đá diễn ra tại 5 thành phố São Paulo, Belo Horizonte, Salvador, BrasíliaManaus.

Cải tạo đô thị sửa

Khu trung tâm thành phố lịch sử của Rio đang trải qua một dự án phục hồi bờ sông đô thị quy mô lớn được gọi là Porto Maravilha.[16] Bao gồm 5 km2 (1,9 dặm vuông Anh) khu vực. Dự án nhằm tái phát triển khu vực cảng tăng sức hấp dẫn trung tâm thành phố và nâng cao vị thế cạnh tranh của Rio trong nền kinh tế toàn cầu. Việc cải tạo đô thị bao gồm: 700 km (430 mi) mạng lưới công cộng để cung cấp nước, vệ sinh, thoát nước, điện, khí đốt và viễn thông; 4 km (2,5 mi) đường hầm; 70 km (43 mi) đường bộ; 650 km2 (250 dặm vuông Anh) vỉa hè; 17 km (11 mi) đường dành cho xe đạp; 15,000 cây xanh; ba nhà máy xử lý vệ sinh môi trường. Như một phần trong quá trình cải tạo, một đường xe điện mới chạy từ Sâb bay Santos Dumont tới Rodoviária Novo Rio. Nó được khánh thành vào tháng 4 năm 2016.[17]

Đại hội cần tới 200 km hàng rao an ninh. Để lưu trữ vật liệu, Rio 2016 sử dụng hai nhà kho. Một rộng 15,000 mét vuông ở Barra da Tijuca, tây Rio để lắp ráp và cung cấp đồ nội thất và phụ kiện cho Làng Olympic. Các thứ hai rộng 90,000 mét ruông, năm ở Duque de Caxias gần với các đường quốc lộ để thuận tiện cho việc cung cấp các thiết bị cần thiết cho các địa điểm thi đấu.[12]

Công nghệ sửa

Thế vận hội Rio sử dụng công nghệ robot được tạo bởi Mark Roberts Motion Control để mở rộng phạm vi của các nhiếp ảnh gia tại nhiều địa điểm.[18]

Tài chính sửa

 
Bản đồ giao thông công cộng Rio de Janeiro, bao gồm cả việc kết nối tới khu Olympic ở Barra da Tijuca
 
Tàu điện ngầm Rio de Janeiro

Giai đoạn I – Thành phố xin đăng cai sửa

Nguồn thu Chính phủ liên bang Chính quyền bang Tổng
Công quỹ R$3,022,097.88 R$3,279,984.98 R$6,302,082.86
Quỹ tư nhân R$2,804,822.16
Tổng R$9,106,905.02

Giai đoạn II – Thành phố ứng cử viên sửa

Nguồn thu công

Nguồn thu Công quỹ
Chính phủ liên bang R$47,402,531.75
Chính quyền bang R$3,617,556.00
Chính quyền thành phố R$4,995,620.93
Tổng R$56,015,708.68

Nguồn thu tư nhân

Nguồn thu Quỹ tư nhân
EBX R$13,000,000.00
Eike Batista R$10,000,000.00
Bradesco R$3,500,000.00
Odebrecht R$3,300,000.00
Embratel R$3,000,000.00
TAM Airlines¹ R$1,233,726.00
Tổng R$34,033,726.00

¹TAM Airlines đóng góp R$1,233,726.00 theo hình thức giảm giá vé máy bay.

Ghi chú: Số dư được sử dụng để trả cho những tháng đầu tiên hoạt động của Ban tổ chức Rio 2016.[19]

Đầu tư sửa

Olympics/Thành phố Đầu tư Công Tư nhân
Công viên Olympic R$5.6 tỉ R$1.46 tỉ R$4.18 tỉ
Giao thông công cộng R$24 tỉ R$13.7 tỉ R$10.3 tỉ
Tổng R$29.6 tỉ R$15.16 tỉ R$14.48 tỉ

Ghi chú: Tổng mức đầu tư trong Công viên Olympic và giao thông công cộng ở Rio tới Thế vận hội mùa hè 2016.[20]

Lễ rước đuốc sửa

 
Rước đuốc trước Nhà thờ Brasília, với vận động viên marathon Vanderlei Cordeiro de Lima

Ngọn lửa Olympic được thắp sáng tại đền thờ Hera ở Olympia vào ngày 21 tháng 4 năm 2016, bắt đầu từ truyền thống rước đuốc thời Hy Lạp cổ. Ngày 27 tháng 4 ngọn lửa được bàn giao cho những người tổ chức của Brazil trong một buổi lễ ở Sân vận động PanathenaicAthens. Một điểm dừng ngắn đã diễn ra ở Thụy Sĩ để tham trụ sở IOC và Bảo tàng OlympicLausanne cũng như Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva.[21]

Lễ rước đuốc bắt đầu hành trình ở Brazil vào ngày 3 tháng 5 tại thủ đô Brasília. Lễ rước đuốc đi qua 300 thành phố của Brazil (bao gồm thủ phủ của 26 bang và Quận liên bang Brasil), cuối cùng đến với Rio de Janeiro,[22] để thắp sáng tại Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2016 vào ngày 5 tháng 8.

sửa

Giá vé được công bố ngày 16 tháng 9 năm 2014, tất cả được bán bằng Real Brasil (BRL). Có tổng cộng 7,5 triệu vé sẽ được bán; ít hơn 200000 vé so với Thế vận hội Mùa hè 2012, do kích thước của các địa điểm thi đấu nhỏ hơn. Giá vé dao động từ BRL 40 cho nhiều nội dung thi đấu cho đến BRL 4.600 cho ghế đắt nhất tại lễ khai mạc. Khoảng 3,8 triệu vé trong số ấy có giá ít hơn BRL 70.[23][24] Các nội dung đường phố như đua xe đạp, đi bộ và chạy marathon có thể được theo dõi miễn phí.

Đại hội sửa

Lễ khai mạc sửa

 
Trong Lễ khai mạc

Lễ khai mạc diễn ra trên Sân vận động Maracanã vào ngày 5 tháng 8 năm 2016. Tất cả 207 đoàn thể thao sẽ diễu hành theo bảng chữ cái La Tinh.

Các môn thi đấu sửa

Chương trình thi đấu của Thế vận hội 2016 bao gồm 28 môn thi đấu có tổng số 41 nội dung thi đấu và 306 bộ huy chương.

Môn mới sửa

 
Sân golf Olympic, tại Barra da Tijuca

Sẽ có thêm hai môn thể thao mới trong tổng số bảy môn xin được đưa vào chương trình thi đấu năm 2016. Ngoài bóng chày và bóng mềm, được đưa ra vào năm 2005, karate, bóng quần, golf, trượt patin, và bóng bầu dục nộp đơn xin. Lãnh đạo của bảy môn sẽ thuyết trình trước ban chấp hành IOC vào tháng 6 năm 2009.[25]

Vào tháng 8, ban chấp hành chấp thuận đưa môn bóng bầu dục bảy người—phiên bản bảy người của môn bóng bầu dục—với đa số phiếu bầu, cùng với đó loại bóng chày, trượt patin và bóng quần. Còn ba môn—golf, karate, và bóng mềm, ban chấp hành lựa chọn golf sau kết quả của những tư vấn. Quyết định cuối cùng về việc lựa chọn hai môn được đưa ra ngày 9 tháng 10 năm 2009, ngày cuối cùng của Kỳ họp thứ 121 của IOC. Một hệ thống mới cũng được đưa vào ở kỳ họp này theo đó một môn thể thao chỉ cần đa số phiếu từ ủy ban IOC chấp thuận chứ không cần hai phần ba như trước đó.[26][27] Giám đốc điều hành Liên đoàn golf quốc tế Antony Scanlon cho rằng những tay golf hàng đầu bao gồm Tiger WoodsAnnika Sörenstam, sẽ tiếp tục ủng hộ việc xuất hiện tại Thế vận hội của môn golf bằng cách tham dự các nội dung thi đấu.[28]

Liên đoàn thuyền buồm quốc tế vào tháng 5 năm 2012 tuyên bố rằng lướt ván buồm sẽ được thay thế bởi lướt ván diều tại Thế vận hội 2016,[29] nhưng quyết định này được hủy bỏ vào thấng 11.[30] IOC đưa ra thông báo vào tháng 1 năm 2013 rằng sẽ xem xét lại các nội dung môn xe đạp, sau khi Lance Armstrong bị phát hiện sử dụng thuốc tăng cường khả năng và những cáo buộc rằng cơ quan quản lý môn đua xe đạp đã bao che cho hành động sử dụng doping.[31]

Các đoàn tham dự sửa

 
Số lượng vận động viên của các quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa hè 2016

Có tổng cộng 206 Ủy ban Olympic quốc gia với ít nhất một vận động viên.[cần dẫn nguồn] Ba quốc gia đầu tiên có vận động viên vượt qua vòng loại để góp mặt tại Thế vận hội là Đức, Anh Quốc và Hà Lan khi mỗi quốc gia có bốn vận động viên giành huy chương tại nội dung biểu diễn đồng đội ở FEI World Equestrian Games 2014.[32]

 
Đồng phục đội Olympic Australia tại Rio 2016

Là nước chủ nhà, Brasil có một vào suất đặc cách tham dự một số môn thể thao bao gồm tất cả các nội dung môn xe đạp và sáu suất ở các nội dung cử tạ.[33][34] Thế vận hội Mùa hè 2016 là lần đầu tiên Kosovo và Nam Sudan có đầy đủ tư cách tham dự. Cử tạ BulgariaNga bị cấm khỏi Thế vận hội Rio do cho vi phạm nhiều chống doping.[35][36]

Kuwait bị cấm từ tháng 10 năm 2015 do lần thứ hai trong năm năm chính phủ can thiệp vào ủy ban Olympic của quốc gia.[37]

Đình chỉ Ủy ban Olympic Quốc gia Kuwait

Ủy ban Thế vận hội quốc gia Kuwait đã bị IOC đình chỉ tham dự lần thứ ba kể từ năm 2007 vì sự can thiệp lặp đi lặp lại của giới lãnh đạo quốc gia này.[38] Nếu việc tạm đình chỉ không được IOC rút lại trước khi Thế vân hội bắt đầu, các vận động viên Kuwait có thể thi đấu dưới lá cờ Olympic.[39] Vào ngày 23 Tháng 6 năm 2016, chính phủ Kuwait đưa kiện trước một tòa án Thụy Sĩ hành động này của IOC, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền một tỷ đô la Mỹ (tương đương khoảng 880 triệu euro). Họ đưa ra lý do, là cảm thấy bị đối xử bất công, vì cho là ngay từ ban đầu họ đã nghiêm chỉnh sẵn sàng hợp tác.[40][41]

Loại trừ Nga một phần

Vào ngày 24 Tháng 7 năm 2016, Ban chấp hành IOC với 15 thành viên được lãnh đạo Thomas Bach đã cấm một phần đoàn thế vận hội của Nga tham dự Thế vận hội. Vận động viên người Nga chứng minh không tham gia vào hệ thống doping nhà nước Nga có thể được tham dự. Không có giá trị bởi quyết định này, là các vận động viên Điền kinh Nga. Họ không thể tham gia ở Rio.[42][43] Báo cáo "McLaren" của WADA đã chứng minh Nga đã doping có hệ thống nhiều năm, cho cả Thế vận hội Mùa đông 2014Sochi. WADA đã đề nghị IOC loại trừ Nga ra khỏi Thế vận hội tại Rio.[44][45][46]

Loại trừ các vận động viên Điền kinh Nga

Liên đoàn Điền kinh Thế giới IAAF đã xác nhận ngày 17 Tháng 6 2016 việc ngăn chặn các vận động viên Điền kinh Nga tham dự các cuộc thi quốc tế kể từ tháng 11 năm 2015. IAAF đã cho Yulia Stepanova và Darya Klischina thi đấu, bởi vì người đầu đã tham gia tố giác trong việc điều tra vụ bê bối doping của Nga và người sau đã luyện tập bên ngoài nước Nga và đã được thử nghiệm âm tính doping.[47][48] Tòa án thể thao quốc tế CAS bác bỏ vào ngày 21 tháng 7 năm 2016 đơn kiện của Ủy ban Olympic quốc gia Nga và 68 vận động viên Điền kinh Nga chống lại việc cấm thi và tán thành quyết định của IAAF.[49] Mặc dù Ủy ban đạo đức của IOC hoan nghênh sự tham gia của Yulia Stepanova trong việc làm minh bạch các vụ bê bối doping có hệ thống của nhà nước Nga, nhưng vì bản thân cô đã dùng thuốc doping trong quá khứ, cô sẽ không được tham gia thi đấu thế vận hội theo quyết định của IOC ngày 24 tháng 7 năm 2016, mặc dù thời hạn cấm hai năm vì doping của cô ta đã chấm dứt.[50]

Cấm các vận động viên cử tạ từ Bulgaria, Nga, Kazakhstan và Belarus

Sau khi Hiệp hội cử tạ Thế giới trong tháng 11 năm 2015, đã cấm Hiệp hội quốc gia Bulgaria thi đấu vì việc doping rộng rãi, vào ngày 22 tháng 6 năm 2016 họ cũng đình chỉ tham dự thi đấu của các hiệp hội của Nga, Kazakhstan và Belarus. Lý do cho quyết định này là việc xem xét lại các mẫu doping từ hai thế vận hội mùa hè cuối cùng với các phương pháp tinh tế hơn: 20 trong tổng số 55 vận động viên bị xét nghiệm dương tính là từ bộ môn cử tạ.[51]

Các vận động viên tị nạn sửa

Do khủng hoảng người nhập cư châu Âu và một vài lý do khác, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cho phép các vận động viên Olympic độc lập thi đấu dưới Cờ Olympic. Tại kỳ thế vận hội trước, những người tị nạn không được phép tranh tài vì họ không đại diện cho NOC gốc của họ.[52] Ngày 2 tháng 3 năm 2016, IOC hoàn thiện kế hoạch tạo ra một đội tuyển đặc biệt Đội tuyển Olympic người tị nạn (ROT); trong số 43 vận động viên tị nạn đủ tư cách, 10 người được chọn để thành lập đội tuyển.[53]

Các vận động viên độc lập sửa

Do Ủy ban Olympic quốc gia của Kuwait bị đình chỉ tư cách, các vận động viên đến từ Kuwait được tham dự dưới Lá cờ Olympic với tên gọi Vận động viên Olympic độc lập.

Tháng 11, 2015, tạm thời tất cả các vận động viên Nga bị đình chỉ thi đấu tại các giải điền kinh quốc tế của Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) sau một bản báo cáo của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) về chương trình doping ở quốc gia này.[54] IAAF công bố rằng sẽ cho các vận động viên độc lập của Nga tham gia Thế vận hội nếu đáp ứng "đủ điều kiện đặc biệt" với tư cách vận động viên "trung lập", nếu được xác định là không liên quan đến doping hoặc chương trình doping của Nga.[55]

Ngày 24 tháng 7 năm 2016, IOC không chấp thuận kiến nghị của IAAF và WADA cho phép các vận động viên trong sạch tranh tài độc lập, rằng theo Hiến chương Olympic "không lường trước có 'những vận động viên độc lập' như vậy" và các Ủy ban Olympic quốc gia mỗi nước tự quyết định vận động viên tham dự.[56]

Các ủy ban Olympic quốc gia tham dự

Số vận động viên tham dự theo Ủy ban Olympic quốc gia sửa

Lịch thi đấu sửa

Tất cả thời gian đều theo Giờ Brasília (UTC–3)
KM Lễ khai mạc Vòng đấu loại 1 Trao huy chương BD Biểu diễn BM Lễ bế mạc
tháng Tám 3
4
Nam
5
Sáu
6
Bảy
7
CN
8
Hai
9
Ba
10
11
Năm
12
Sáu
13
Bảy
14
CN
15
Hai
16
Ba
17
18
Năm
19
Sáu
20
Bảy
21
Chủ
Bộ huy chương
  Lễ (khai mạc / bế mạc) KM BM
  Ba môn phối hợp 1 1 2
  Bắn cung 1 1 1 1 4
  Bắn súng 2 2 2 1 2 1 2 2 1 15
  Bóng bàn 1 1 1 1 4
  Bóng bầu dục bảy người 1 1 2
Bóng chuyền   Bãi biển 1 1 4
  Trong nhà 1 1
  Bóng đá 1 1 2
  Bóng ném 1 1 2
  Bóng nước 1 1 2
  Bóng rổ 1 1 2
  Bơi 4 4 4 4 4 4 4 4 1 1 34
  Bơi nghệ thuật 1 1 2
Canoeing   Vượt chướng ngại vật 1 1 2 16
  Tốc độ 4 4 4
  Cầu lông 1 1 2 1 5
  Cử tạ 1 2 2 2 2 2 1 1 1 1 15
  Cưỡi ngựa 2 1 1 1 1 6
  Đấu kiếm 1 1 1 1 2 1 1 1 1 10
  Điền kinh 3 5 4 5 5 4 6 7 7 1 47
  Golf 1 1 2
  Judo 2 2 2 2 2 2 2 14
  Khúc côn cầu trên cỏ 1 1 2
  Năm môn phối hợp hiện đại 1 1 2
  Nhảy cầu 1 1 1 1 1 1 1 1 8
  Quần vợt 1 1 3 5
  Quyền anh 1 1 1 1 1 1 3 4 13
  Rowing 2 4 4 4 14
  Taekwondo 2 2 2 2 8
Thể dục dụng cụ   Nghệ thuật 1 1 1 1 4 3 3 BD 18
  Nhịp điệu 1 1
  Nhào lộn 1 1
  Thuyền buồm 2 2 2 2 2 10
  Vật 2 2 2 3 3 2 2 2 18
Xe đạp   Đường trường 1 1 2 18
  Lòng chảo 1 2 2 1 1 3
  BMX 2
  Địa hình 1 1
Tổng số bộ huy chương 12 14 14 15 20 19 24 21 22 17 25 16 23 22 30 12 306
Tổng số đã trao 12 26 40 55 75 94 118 139 161 178 203 219 242 264 294 306
Tháng Tám 3
4
Nam
5
Sáu
6
Bảy
7
CN
8
Hai
9
Ba
10
11
Năm
12
Sáu
13
Bảy
14
CN
15
Hai
16
Ba
17
18
Năm
19
Sáu
20
Bảy
21
Chủ
Bộ huy chương

Bảng tổng sắp huy chương sửa

  Đoàn chủ nhà (  Brasil)
Bảng huy chương Thế vận hội Mùa hè 2016
HạngỦy banVàngBạcĐồngTổng số
1  Hoa Kỳ463738121
2  Anh Quốc27231767
3  Trung Quốc26182670
4  Nga19172056
5  Đức17101542
6  Nhật Bản1282141
7  Pháp10181442
8  Hàn Quốc93921
9  Ý812828
10  Úc8111029
11–86Còn lại125150181456
Tổng số (86 đơn vị)307307359973

      Chủ nhà (Brasil)

Biểu trưng sửa

Biểu trưng chính thức của Thế vận hội Mùa hè 2016 được thiết kế bởi Tatíl Design của Brasil và được công bố ngày 31 tháng 12 năm 2010.[57] Biểu trưng có ba người nắm tay nhau màu vàng, xanh lá cây và xanh nước biển của quốc kỳ Brasil tạo thành hình dáng của Núi Sugarloaf. Biểu trưng dựa trên bốn quan niệm: lan tỏa năng lượng, đa dạng hài hòa, tự nhiên cởi mở, và tinh thần Olympic. Công ty của Rio Tatíl Design đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế biểu trưng có sự tham gia 139 hãng.[58]

Biểu trưng được xác nhận là có ý tưởng từ bức họa Dance của họa sĩ Henri Matisse. Cũng đã có những cáo buộc từ Telluride Foundation có trụ sở tại Colorado rằng biểu trưng này đã ăn cắp ý tưởng của họ. Đó là cả hai đều có hình tương tự nhưng biểu trưng Telluride Foundation có bốn hình. Đó không phải lần đầu quỹ này cáo buộc các biểu trưng của một sự kiện tại Brasil; năm 2004, hình người bị sao chép cho biểu trưng của lễ hội Carnival ở Salvador. Giám đốc của Tatíl Fred Gelli đã bảo bệ thiết kế, cho rằng khái niệm của hình liên kết nhau bằng vòng tay không phải ý tưởng gốc mà có "sự tham khảo tài liệu cổ" và "trong vô thức tập thể". Gelli cho rằng Dance đã ảnh hưởng đến việc thiết kế biểu trưng.[59]

Linh vật chính thức sửa

 
Vinicius (trái), linh vật của Thế vận hội Mùa hè 2016 và Tom (phải), linh vật của Paralympic Mùa hè 2016

Linh vật chính thức linh vật của Thế vận hội và Paralympic Mùa hè 2016 được công bố ngày 24 tháng 11 năm 2014. Linh vật Olympic Vinicius, được đặt theo tên của nhạc sĩ Vinicius de Moraes, mang những đặc điểm của động vật có vú và đại diện cho động vật hoang dã của Brazil. Theo nguồn gốc giả tưởng, linh vật "được sinh ra từ niềm vui của người Brasil sau khi được thông báo rằng Rio sẽ là chủ nhà Thế vận hội."[60] Giám đốc Beth Lula cho rằng linh vật được dùng để phản ánh sự đa dạng của văn hóa và con người của Brasil. Tên của linh vật được xác định thông qua cuộc bỏ phiếu công khai và đã vượt qua hai cái tên khác với 44 phần trăm trong tổng số 323.327 phiếu, theo kết quả được công bố ngày 14 tháng 12 năm 2014.[61][62]

Thời gian thi đấu sửa

Vòng loại bơi sẽ bắt đầu lúc 13:00 BRT (UTC−3). Các vòng chung kết bơi sẽ diễn ra từ 22:00 tới 00:00 BRT. Một vài trận bóng chuyền bãi biển sẽ bắt đầu lúc nửa đêm BRT.[63] Trong khi đó, phiên thi đấu buổi sáng của môn điền kinh sẽ có ít nhất một vòng chung kết. Sẽ có ít nhất một vòng chung kết vào mỗi sáu phiên thi đấu buổi sáng tại sân vận động. 8 sân vận động sẽ có chung kết vào buổi sáng, lần đầu tại Olympic kể từ 1988. Lần đầu tiên nội dung 10.000m nữ diễn ra vào ngày đầu tiên môn điền kinh thứ Sáu ngày 12 tháng 8, một tuần sau Lễ khai mạc. Các nội dung khác ném đĩa nam (13 tháng 8), 3000m vượt chướng ngại vật và ném tạ xích nữ (15 tháng 8), nhảy ba bước nam và ném đĩa nữ (16 tháng 8), 3000m vượt chướng ngại vật nam (17 tháng 8) và 400m rào (18 tháng 8).

 
Lễ bế mạc

Chung kết 100m nam sẽ bắt đầu lúc 22:35 BRT ngày 14 tháng 8. Chung kết 100m nữ vào tối hôm trước lúc 22:35 BRT. Chung kết 200m nam vào thứ Năm 18 tháng 8 lúc 22:30 BRT. Chung kết 200m nữ lúc 22:30 BRT ngày 17 tháng 8. Chung kết 4 × 100 m tiếp sức nam vào thứ Sáu 19 tháng 8 lúc 22:35 BRT.[64][65]

Lễ bế mạc sửa

Lễ bế mạc đã được diễn ra tại Sân vận động Maracanã vào ngày 21 tháng 8 năm 2016.

Truyền hình sửa

Ở Việt Nam, các nội dung thi đấu sẽ được tường thuật trực tiếp trên các kênh VTV2, VTV3, VTV6YanTV

Tham khảo sửa

  1. ^ “Rio 2016”.
  2. ^ a b “About Rio 2016 Summer Olympics”. Rio 2016 Olympics Wiki. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “Records”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ “BBC SPORT, Olympics, Rio to stage 2016 Olympic Games”. BBC News. ngày 2 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “Why Winter Olympics Bypass the Southern Hemisphere - Winter Olympics 2014”.
  6. ^ “GamesBids.com Past Olympic Host Cities Selection List”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2013.
  7. ^ “Around the Rings - Articles Archive”. aroundtherings.com. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ a b c d “Sports and Venues” (PDF), Rio de Janeiro 2016 Candidate File (PDF), 2, (BOC), ngày 16 tháng 2 năm 2009, tr. 10–11, [“Archived copy” (PDF) (PDF). Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2015. Kiểm tra giá trị |archiveurl= (trợ giúp) Bản gốc] Kiểm tra giá trị |chapter-url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2013, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009. templatestyles stripmarker trong |chapter-url= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  10. ^ “Introduction” (PDF), Rio de Janeiro 2016 Candidate File (PDF), 1, London, United Kingdom: (BOC), ngày 16 tháng 2 năm 2009, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2009, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  11. ^ Rio 2007 Pan Am Games Get Debriefed Ahead Of 2016 Bid, Toronto, Canada: (GamesBids), ngày 9 tháng 3 năm 2008, Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2008, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  12. ^ a b “8,400 shuttlecocks, 250 golf carts, 54 boats... the mind-blowing numbers behind the Rio 2016 Games”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ Lewis, Peter (ngày 15 tháng 9 năm 2013). “Rio Olympics 2016: Brazilian city in a race against time to be ready to play host to the Games”. ABC News Australia. Australian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016.
  14. ^ “Introducing Carioca Arena 1… the new home of Olympic basketball”. Rio 2016. Organizing Committee of the Olympic and Paralympic Games Rio 2016. ngày 12 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  15. ^ “Barra Region”. Portal Brasil 2016. Governo Federal do Brasil. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  16. ^ Porto Maravilha Rio de Janeiro City Hall. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2012. (tiếng Bồ Đào Nha).
  17. ^ Railway, Gazette (ngày 26 tháng 11 năm 2015). “Rio tram starts test running”. Railway Gazette. Railway Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  18. ^ Simon, Johnny (ngày 4 tháng 6 năm 2016). “Rio Games to have smart sports cameras”. Mashable.com. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  19. ^ “Frequently Asked Questions”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  20. ^ “G1 - Passada crise com o COI, Paes diz que obras da Rio 2016 estão 'na mão' - notícias em Rio 450 anos”. Rio 450 anos. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  21. ^ “Greek fire lights up Rio 2016 Games... Olympic Torch lit in traditional ceremony at Olympia”. Rio 2016 website. ngày 21 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  22. ^ “Goiás will be the first state to receive the Rio 2016 Olympic Flame”. Diário Mercantil. ngày 29 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2015.
  23. ^ “Prijzen tickets Olympische Spelen 2016 in Rio bekend”. olympischespelenrio.nl. ngày 16 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2014.
  24. ^ “Olympic Games ticket prices September 2014” (PDF). Rio 2016. ngày 16 tháng 9 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2014.
  25. ^ “Golf among seven sports seeking inclusion in 2016 Games”. ESPN. ngày 25 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  26. ^ “Olympic Leaders Approve Golf and Rugby for 2016 Summer Games”. Fox News Channel. ngày 13 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
  27. ^ “Olympics Give Golf And Rugby Golden Chance”. Sky (United Kingdom). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  28. ^ “Around the Rings - Articles Archive”. aroundtherings.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  29. ^ “Kiteboarding to replace windsurfing at 2016 Rio Olympics”. BBC News. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  30. ^ “Windsurfing restored to Brazil 2016 Olympics”. BBC News. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  31. ^ “Armstrong confession could see cycling out of Olympics”. Australian Broadcasting Corporation. ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2013.
  32. ^ “Rio Olympics gets 1st qualified athletes”. USA Today. Associated Press. ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2014.
  33. ^ “UCI and IOC agree qualification quotas for Rio 2016”. Reuters. ngày 7 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2014.
  34. ^ Anderson, Gary (ngày 2 tháng 2 năm 2014). “Weightlifting qualification criteria for Rio 2016 approved by IOC”. Inside the Games. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2014.
  35. ^ “Bulgarian weightlifters banned from Rio Olympics after CAS rejects appeal against ban for doping violations”. Australian Broadcasting Corporation. ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  36. ^ “Strong statement by the IWF Executive Board”. International Weightlifting Federation. ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2016.
  37. ^ “Olympics-Kuwait ban remains in force as ties with IOC deteriorate”. Yahoo Sports. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2016.
  38. ^ Westfälische Nachrichten: Milliarden-Dollar-Klage: Kuwait ist in Rio gesperrt und fordert spektakulären Schadenersatz für Olympiasperre, Sport, Kuwait-Stadt, sid, 24. Juni 2016
  39. ^ Karolos Grohmann (9 tháng 12 năm 2015). “Olympics-Kuwait ban remains in force as ties with IOC deteriorate”. sports.yahoo.com (bằng tiếng Anh). Yahoo. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2016.
  40. ^ Olympiateilnahme: Kuwait verklagt IOC auf Schadenersatz. Lưu trữ 2016-08-14 tại Wayback Machine Süddeutsche Zeitung, 23. Juni 2016, abgerufen am gleichen Tage
  41. ^ Kuwait sues IOC for $1bn over Olympic suspension. Al Jazeera, 23. Juni 2016, abgerufen am gleichen Tage (englisch)
  42. ^ IOC lässt russisches Rumpfteam zu n-tv.de, 24. Juli 2016
  43. ^ “IOC schließt Russland nicht von Olympia aus”. zeit.de. Zeit Online. 24 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  44. ^ “Russische Athleten dürfen starten - teilweise”. fr-online.de. Frankfurter Rundschau. 24 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  45. ^ “Das russische Doping-Diktat”. faz.net. Frankfurter Allgemeine Zeitung. 17 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016.
  46. ^ “WADA fordert Abschluss Russlands von Olympia”. tagesschau.de. Tagesschau. 17 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016.
  47. ^ Deutsche Presse-Agentur (17 tháng 6 năm 2016). “Olympia ohne Leichtathleten aus Russland”. faz.net. Frankfurter Allgemeine Zeitung. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016.
  48. ^ “IAAF erlaubt nur Klischina Olympia-Start”. tagesschau.de. Tagesschau. 10 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016.
  49. ^ “CAS bestätigt Sperre russischer Leichtathleten”. sueddeutsche.de. Süddeutsche Zeitung. 21 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
  50. ^ “Whistleblowerin Yuliya Stepanova darf nicht an Olympischen Spielen teilnehmen”. n24.de. N24. 24 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  51. ^ Wegen Dopings: Weltverband will russische Gewichtheber für Olympia sperren. Spiegel Online, 22. Juni 2016, abgerufen am Tage darauf
  52. ^ “Refugees can compete for first time in 2016 Rio Olympics, IOC head says”. ESPN. ESPN Internet Ventures. ngày 27 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  53. ^ “Rio 2016: Refugee team to compete at Olympics”. BBC Sport. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.
  54. ^ “Athletics doping: Russia provisionally suspended by IAAF”. BBC Sport. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
  55. ^ “Russian whistleblower Yuliya Stepanova to compete as 'neutral athlete' in Rio”. The Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  56. ^ “Background Information to the decision of the IOC Executive Board concerning the participation of Russian athletes in the Olympic Games Rio 2016”. ngày 24 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016.
  57. ^ Nudd, Tim (ngày 14 tháng 8 năm 2012). “Hated the London 2012 Logo? You Might Like Rio 2016 Better Brazil's Tatíl Design tells story of its creation”. Adweek. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  58. ^ “2016 Summer Olympics Logo: Design and History”. Famouslogos.us. ngày 28 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.[nguồn không đáng tin?]
  59. ^ “Telluride Foundation says Brazil stole its logo for Olympics”. The Denver Post. 16 tháng 7 năm 2015.
  60. ^ Quarrell, Dan (ngày 22 tháng 7 năm 2016). “2016 Rio Olympics: Biggest stars, dates, schedule, mascots, logo, Usain Bolt 'triple triple', Zika”. Eurosport. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  61. ^ “Rio 2016: Olympic and Paralympic mascots launched”. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2014.
  62. ^ “Rio 2016 mascots inspired by animals and plants of Brazil”. Reuters. ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  63. ^ “Swimming, beach volleyball will be on late in Rio”. US News & World Report. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  64. ^ “Athletics timetable for Rio 2016 Olympics published”. iaaf.org. ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  65. ^ “Athletics timetable – Rio 2016 Olympic Games”. iaaf.org. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2015.
  1. ^ The Brazilian Portuguese pronunciation is [ˈʒɔɡuz oˈlĩpikus dʒi veˈɾɐ̃w dʒi ˈdojz ˈmiw i dʒizeˈsejs] in Brazil's standard pronunciation.

Liên kết ngoài sửa

(tiếng Anh)

Tiền nhiệm:
Luân Đôn
Thế vận hội Mùa hè
Rio de Janeiro

XXXI Olympiad (2016)
Kế nhiệm:
Tokyo