Bình Minh (thị trấn)

thị trấn thuộc huyện Kim Sơn
(Đổi hướng từ Thị trấn Bình Minh)

Bình Minh là một thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Bình Minh
Thị trấn
Thị trấn Bình Minh
Đài viễn thông khu vực Bình Minh - nam Kim Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
HuyệnKim Sơn
Thành lập28/01/1967
Địa lý
Tọa độ: 19°58′25″B 106°3′51″Đ / 19,97361°B 106,06417°Đ / 19.97361; 106.06417
Bình Minh trên bản đồ Việt Nam
Bình Minh
Bình Minh
Vị trí thị trấn Bình Minh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9,11 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng4.257 người[1]
Mật độ467 người/km²
Khác
Mã hành chính14623[2]

Địa lý sửa

Thị trấn Bình Minh cách trung tâm thành phố Ninh Bình 45 km, có vị trí địa lý:

Thị trấn Bình Minh có diện tích 9,11 km², dân số năm 2019 là 4.257 người[1], mật độ dân số đạt 467 người/km².

Bình Minh là thị trấn nằm trên vùng đất mới Kim Sơn, khu vực bãi ngang giữa 2 cửa sông Đáy và sông Càn được phù sa bồi đắp hằng năm. Bình Minh là đô thị cực Nam của tỉnh Ninh Bình, vùng đồng bằng sông Hồng cũng như miền Bắc Việt Nam. Thị trấn trước đây chỉ có một con đường quốc lộ 12B (tỉnh lộ 481 cũ) duy nhất nối với thị trấn Phát Diệm thông ra biển. Hiện nay tuyến đường ven biển Việt Nam đang được xây dựng đi qua thị trấn với chiều dài gần 9 km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của thị trấn cũng như huyện Kim Sơn.

Với đặc điểm địa hình nhiều sông ngòi, Bình Minh thuận lợi phát triển giao thông đường thủy. Nơi đây có nền kinh tế trồng trọt và thủy sản phát triển.

Ngoài các sản vật giống như các vùng biển khác như: tôm, cá, ngao, cua, ghẹ, ốc,... thì ở thị trấn Bình Minh và vùng biển thuộc huyện Kim Sơn còn có một đặc sản khác nữa, đó là cá lác ngoách. Loài cá này xuất phát từ vùng biển Kim Sơn với 2 giống: cá lác ngoách hoa sống ở bờ sông khắp huyện, cá lác ngoách đen chỉ có ở vùng bãi ngang khu kinh tế mới Kim Sơn. Đây là loài cá có thể vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước và thường sống trong các hang bùn. Món cá này ăn rất thơm ngon, thịt trắng, chắc nịch, không có xương, béo ngậy. Giống cá này đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng đến mức người Việt gọi khu vực Bình Minh, Kim Sơn, Ninh Bình là thủ đô cá lác ngoách hay thành phố cá lác ngoách.

Lịch sử sửa

Lịch sử hình thành thị trấn Bình Minh gắn liền với quá trình khai hoang lấn biển của quân đội và nhân dân Việt Nam từ sau ngày giải phóng Ninh Bình vào ngày 30 tháng 6 năm 1954.

Nông trường Bình Minh ra đời năm 1957 trên cơ sở ban đầu ban đầu là nông trường của Quân đội. Thị trấn Nông trường Bình Minh khi thành lập có diện tích 689,38 ha, số lao động hiện có là 267. Nông trường có 4 đội sản xuất phân bố theo địa bàn sản xuất.[3]

Ngày 13 tháng 2 năm 1987, đổi tên thị trấn Nông trường Bình Minh thành thị trấn Bình Minh.

Hiện nay, nông trường Bình Minh đã giải thể để chuyển đổi sang loại hình hoạt động mới là công ty nông nghiệp Bình Minh với 100% vốn Nhà nước. Nhiệm vụ sản xuất của công ty là sản xuất 200 ha cói, lúa, thủy sản.

Trong kháng chiến, 2 chiếc máy bay Dakota C47 và máy bay C130 của Mỹ đến địa phận tỉnh Ninh Bình đã bị bắn rơi xuống vùng đầm lầy gần nông trường Bình Minh, huyện Kim Sơn. 2 phi công thiệt mạng, 8 phi công sống sót, trong đó phi cơ trưởng bị công an vũ trang đồn số 41 (nay là đồn biên phòng cửa khẩu cảng Ninh Bình) và dân quân địa phương bắt sống.

Kinh tế sửa

 
Nông trường cói thị trấn Bình Minh

Nằm ở trung tâm của khu vực các xã miền biển Kim Sơn, Ninh Bình; Bình Minh phát triển mạnh về thủy sản, tại đây có các trung tâm nghiên cứu giống, thủy hải sản, nhà máy chế biến đông lạnh, đồn biên phòng cửa khẩu cảng Ninh Bình.

Thị trấn phát triển khá rộng các khu vực nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, ghẹ, , cua xanh được quây thành đầm. Sự đa dạng sinh học mà thiên nhiên ban tặng cộng với những lợi ích của rừng phòng hộ khu vực đã được UNESCO đưa vùng bãi ngang Kim Sơn vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng, là một trong số ít các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam.

Cụm công nghiệp Bình Minh sửa

  • Vị trí địa giới: thuộc thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn.
  • Diện tích: 100 ha (có khả năng mở rộng).
  • Thuận lợi: nằm ở vùng kinh tế ven biển, địa hình bằng phẳng.
  • Lĩnh vực sản xuất: Công nghiệp chế biến cói, hải sản đông lạnh, chế biến thức ăn chăn nuôi, Cơ khí sửa chữa.

Hiện Ninh Bình đang có dự kiến thành lập khu kinh tế Kim Sơn tại vùng biển bãi ngang - cồn nổi và 7 xã ven biển Kim Sơn, trong đó có thị trấn Bình Minh là hạt nhân.

Cảng tổng hợp Kim Sơn sửa

Theo Quyết định Số: 2179/ QĐ-ủy ban nhân dân của tỉnh Ninh Bình ngày 17 tháng 9 năm 2007 V/v phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Cảng Kim Sơn là cảng tổng hợp, có diện tích 106 ha được xây dựng bên hữu sông Đáy, tại khu neo đậu tránh, trú bão (từ Kim Đông đến Kim Tân) huyện Kim Sơn, quy mô 500 tàu thuyền. Nguồn vốn của Trung ương (theo chương trình của Bộ Thủy sản).

Chức năng của cảng:

  • Phục vụ nhu cầu đánh bắt hải sản;
  • Tàu thuyền neo đậu, tránh trú bão,
  • Bốc xếp các loại hàng hoá khác.

Sáp nhập sửa

Ngày 20/8/2023, UBND huyện Kim Sơn ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023 - 2025.

Ngày 13/3/2024, UBND huyện Kim Sơn ban hành đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với Thị trấn Bình Minh như sau:

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 01 ĐVHC nông thôn cấp xã vào ĐVHC đô thị cấp xã thuộc huyện Kim Sơn: Xã Kim Hải và Khu vực Đơn vị 1080 thuộc Quân đoàn I cũ vào thị trấn Bình Minh để quản lý.

Các ĐVHC cùng cấp liền kề:

+ Phía Đông giáp xã Nghĩa Hải và xã Nam Điền thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

+ Phía Tây giáp xã Nga Tiến thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

+ Phía Nam giáp Khu vực Đất công Kim Sơn (qua đê Bình Minh II, từ cống CT2 đến đê thủy sản), xã Kim Đông và xã Kim Trung thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

+ Phía Bắc giáp xã Cồn Thoi và xã Kim Mỹ thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC thị trấn Bình Minh: Sử dụng Trụ sở làm việc của thị trấn Bình Minh hiện nay.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nông trường Bình Minh:Chuyển đổi hình thức hoạt động để phát triển

Xem thêm sửa