Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxide từ năm 2020. Thỏa thuận này đã được đàm phán trong Hội nghị lần thứ 21 của các Bên của Công ước Khí hậu ở Paris và được thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2015[1]. Người đứng đầu Hội nghị Laurent Fabius, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, nói kế hoạch "đầy tham vọng và cân bằng" này là một "bước ngoặt lịch sử" trong mục tiêu giảm sự nóng lên toàn cầu[2]. Một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi không sẵn sàng ký thỏa thuận, bao gồm điều kiện mà họ cho là sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế của mình.

Thỏa thuận chung Paris
Tên đầy đủ:
  • Thỏa thuận chung Paris thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
{{{image_alt}}}
Ngày thảo30 tháng 11 - 12 tháng 12 năm 2015
Ngày kí22 tháng 4 năm 2016
Nơi kíParis
Ngày đóng dấu12 tháng 12 năm 2015
Ngày đưa vào hiệu lựcchưa ảnh hưởng
Người gửi lưu giữTổng Thư ký Liên Hợp Quốc
Ngôn ngữẢ Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha
:en:Paris Agreement tại Wikisource

Nội dung chính thỏa thuận chung Paris

sửa

Đạt mức phát thải lớn nhất càng sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải vào nửa sau của thế kỷ này

Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C

Đánh giá quá trình thực hiện 5 năm một lần

Đến năm 2020, cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển và cam kết tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Paris climate talks: France releases 'ambitious, balanced' draft agreement at COP21”. ABC Australia. ngày 12 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ Doyle, Allister; Lewis, Barbara (ngày 12 tháng 12 năm 2015). “World seals landmark climate accord, marking turn from fossil fuels”. Reuters. Thomson Reuters. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa