Thủy điện Đăk Mi 4 trên bản đồ Việt Nam
Thủy điện Đăk Mi 4
Thủy điện Đăk Mi 4
Thủy điện Đăk Mi 4 (Việt Nam)

Thủy điện Đăk Mi 4 là nhóm các công trình thủy điện xây dựng trên dòng Đăk Mi tại vùng đất xã Phước Hiệp huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, Việt Nam [1][Ghi chú 1].

Thủy điện Đăk Mi 4, có tổng công suất lắp máy 190 MW với 4 tổ máy, dự án ban đầu gồm Đăk Mi 4AĐăk Mi 4B mỗi trạm 2 tổ máy, khởi công tháng 04/2007 [2], hoàn thành tháng 05/2012 [1].

Sau đó thủy điện Đăk Mi 4C công suất 18 MW với 2 tổ máy được xây dựng bổ sung, nâng tổng công suất lắp máy 208 MW, khởi công tháng 11/2008, hoàn thành cùng năm 2012.

Đặc điểm sửa

Nước từ hồ chứa bên sông Đắk Mi qua đường hầm 3,3 km tới nhà máy điện Đăk Mi 4A 15°26′46″B 107°53′59″Đ / 15,44611°B 107,89972°Đ / 15.44611; 107.89972 (Thủy điện Đăk Mi 4A).

Nước xả ra được dùng cho phát điện ở thủy điện Đăk Mi 4B 15°27′34″B 107°54′51″Đ / 15,45944°B 107,91417°Đ / 15.45944; 107.91417 (Thủy điện Đăk Mi 4B), sau đó đến thủy điện Đăk Mi 4C 15°27′54″B 107°55′39″Đ / 15,465°B 107,9275°Đ / 15.46500; 107.92750 (Thủy điện Đăk Mi 4C), rồi ra sông Trường từ đó tới sông Thu Bồn.

Đăk Mi sửa

Đăk Mi là dòng lớn nhất trong số dòng ở thượng nguồn hợp thành sông Vu Gia thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam.

Tác động môi trường dân sinh sửa

Chuyển dòng nước và hệ lụy sửa

Thủy điện Đăk Mi 4 thực hiện chuyển dòng nước từ Đăk Mi sang "sông Trường" và từ đó về sông Thu Bồn. Sự chuyển nước này tạo ra cột nước cao phát ra nhiều điện, nhưng làm kiệt nước bên dòng sông Vu Gia và là vấn đề đang tranh cãi. Sự việc làm sông thiếu nước phục vụ dân sinh, và tiềm ẩn nguy cơ khi thủy điện xả lũ theo đường sông cũ thì người dân bất ngờ không quen phản ứng nên xảy ra nhiều thiệt hại.[3]

Năm 2016 Đăk Mi 4 thuộc nhóm bị phạt về vi phạm quy định về tài nguyên nước [4]

Xả lũ năm 2020 gây thiệt hại sửa

Trong khi người dân quen với dòng Đăk Mi cạn khô, thì chiều ngay 28/10/2020 Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ, khiến khoảng 560 hộ dân ở huyện Nam Giang có tài sản nhà cửa bị cuốn trôi, thiệt hại khoảng 38 tỉ đồng.[5] Tuy nhiên việc đền bù thiệt hại của dân được coi là "hỗ trợ" và đến tháng 04/2021 vẫn cò cưa thiếu trách nhiệm với người dân.[6]

Ghi chú sửa

  1. ^ Trong tiếng các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer ở Tây Nguyên và trong tiếng Việt cổ (trước thế kỷ 16, xem Chữ Nôm) thì "đăk" có nghĩa là nước, sông, suối, còn "krông" có nghĩa là sông.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Khánh thành Thủy điện Đăk Mi 4. Baoxaydung, 11/05/2012. Truy cập 02/12/2016.
  2. ^ Khởi công dự án thủy điện Đăk Mi 4. SGGP, 22/04/2007. Truy cập 02/12/2016.
  3. ^ Thượng nguồn tích nước, hạ nguồn… khan!. Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, 09/12/2015. Truy cập 02/12/2016.
  4. ^ Xử phạt 2 công ty thủy điện "phớt lờ" quy định về tài nguyên nước Lưu trữ 2016-12-02 tại Wayback Machine. Tintaynguyen, 18/03/2016. Truy cập 02/12/2016.
  5. ^ Quảng Nam: Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ khiến dân thiệt hại khoảng 38 tỉ đồng. Thanhnien, 10/12/2020. Truy cập 05/04/2021.
  6. ^ Thủy điện Đắk Mi 4 chậm hỗ trợ: Thiếu trách nhiệm với người dân]. LĐO, 05/04/2021. Truy cập 05/04/2021.

Liên kết ngoài sửa