Than sinh học là chất cặn màu đen và nhẹ còn sót lại sau quá trình chưng khô sinh khối, gồm chủ yếu carbon tro, và là một kiểu than củi.[1] Tổ chức Sáng kiến Than sinh học Quốc tế định nghĩa than sinh học là "vật liệu rắn thu được từ quá trình biến đổi nhiệt hóa sinh khối trong môi trường thiếu oxy".[2] Than sinh học là vật liệu bền vững, chứa nhiều carbon chưng khô và có thể tồn tại trong đất hàng nghìn năm.[3]

A hand holding a piece of biochar with a bucket of it in the background
Than sinh học được tạo ra từ gỗ vụn thừa

Tính ổn định chịu nhiệt của than sinh học cho phép phát triển kỹ thuật thu hồi và lưu trữ carbon chưng khô (PyCCS),[4], tạo nên vai trò quan trọng của than sinh học trong cô lập carbon.[3] Đây là một phương án cô lập carbon tốn ít công sức, có tiềm năng thực hiện ở quy mô lớn với chi phí thấp, đóng góp hiệu quả cho giảm thiểu biến đổi khí hậu.[5][6][7] Theo một báo cáo năm 2023, cô lập carbon bằng than sinh học và năng lượng sinh học kết hợp thu nạp và lưu trữ carbon là hai kỹ thuật chủ đạo trong cô lập carbon bằng công nghệ mới (tuy rằng các phương pháp truyền thống, như trồng rừng, vẫn đóng góp tuyệt đại đa số trong lượng carbon đã thu hồi được).[8]

Than sinh học có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất chua và tăng năng suất nông nghiệp.[9] Than sinh học chủ yếu được sử dụng để bón vào đất và được biết là có tác dụng cải thiện khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, thông khí trong đất và lọc nước trong đất. Ngoài ra nó cũng còn dùng để làm chất đốt, chất giữ nước, làm phụ gia thức ăn gia súc, và phụ gia bê tông. Tuy nhiên, khi được dùng để bón cho đất, cũng cần xem xét các hiệu ứng không mong muốn, ví dụ như làm xáo trộn độ pH của đất, hoặc các đặc tính hóa học thể gây hại ở cấp độ vi mô.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Khedulkar, Akhil Pradiprao; Dang, Van Dien; Thamilselvan, Annadurai; Doong, Ruey-an; Pandit, Bidhan (30 tháng 1 năm 2024). “Sustainable high-energy supercapacitors: Metal oxide-agricultural waste biochar composites paving the way for a greener future”. Journal of Energy Storage. 77: 109723. doi:10.1016/j.est.2023.109723. ISSN 2352-152X.
  2. ^ “Standardized production definition and product testing guidelines for biochar that is used in soil” (PDF). 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ a b Lean, Geoffrey (7 tháng 12 năm 2008). “Ancient skills 'could reverse global warming'. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ Constanze Werner, Hans-Peter Schmidt, Dieter Gerten, Wolfgang Lucht und Claudia Kammann (2018). Biogeochemical potential of biomass pyrolysis systems for limiting global warming to 1.5 °C. Environmental Research Letters, 13(4), 044036. doi.org/10.1088/1748-9326/aabb0e
  5. ^ Yousaf, Balal; Liu, Guijian; Wang, Ruwei; Abbas, Qumber; Imtiaz, Muhammad; Liu, Ruijia (2016). “Investigating the biochar effects on C-mineralization and sequestration of carbon in soil compared with conventional amendments using stable isotope (δ13C) approach”. Global Change Biology Bioenergy. 9 (6): 1085–1099. doi:10.1111/gcbb.12401.
  6. ^ “Geoengineering the climate: science, governance and uncertainty”. The Royal Society. 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  7. ^ Dominic Woolf; James E. Amonette; F. Alayne Street-Perrott; Johannes Lehmann; Stephen Joseph (tháng 8 năm 2010). “Sustainable biochar to mitigate global climate change”. Nature Communications. 1 (5): 56. Bibcode:2010NatCo...1...56W. doi:10.1038/ncomms1053. ISSN 2041-1723. PMC 2964457. PMID 20975722.
  8. ^ Smith, S. M., Geden, O., Nemet, G., Gidden, M., Lamb, W. F., Powis, C., Bellamy, R., Callaghan, M., Cowie, A., Cox, E., Fuss, S., Gasser, T., Grassi, G., Greene, J., Lück, S., Mohan, A., Müller-Hansen, F., Peters, G., Pratama, Y., Repke, T., Riahi, K., Schenuit, F., Steinhauser, J., Strefler, J., Valenzuela, J. M., Minx, J. C. (2023). The State of Carbon Dioxide Removal - 1st Edition (PDF) (Bản báo cáo). The State of Carbon Dioxide Removal. doi:10.17605/OSF.IO/W3B4Z.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ “Slash and Char”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014.