"The Parting Glass" là một bài hát truyền thống của người Scotland và Ireland, thường được hát vào cuối những buổi gặp mặt bạn bè. Nó được cho là bài hát chia tay nổi tiếng nhất ở Scotland trước khi Robert Burns sáng tác bài "Auld Lang Syne".[1] Bài hát cũng rất nổi tiếng tại Ireland cũng như các cộng đồng người Ireland.

Lịch sử

sửa

Lời

sửa

Bản in lâu đời nhất là một bản giấy khổ rộng một mặt vào những năm 1770 và lần đầu xuất hiện dưới dạng sách trong cuốn "Scots Songs" của Herd.[1] Một phiên bản ban đầu thường được quy cho Sir Alex Boswell. Lời của bài hát chắc chắn lâu đời hơn so với bản khổ rộng năm 1770, bởi nó được ghi trong Skene Manuscript, bộ sưu tập những điệu nhạc Scotland được sáng tác từ 1615 tới 1635.[2] Nó được biết đến sớm nhất ít nhất từ năm 1605, khi một phân đoạn nhỏ đoạn stanza được viết trong một lá thư tiễn biệt, dưới dạng một bài thơ ngày nay được biết đến với cái tên "Armstrong's Goodnight", được sáng tác bởi một trong những người trong nhóm Border Reivers bị xử tử năm 1600 vì sát hại Sir John Carmichael, người đứng đầu của Scottish West March.[3]

Giai điệu

sửa

Sự xuất hiện sớm nhất của giai điệu liên quan tới lời có trong đoạn vĩ cầm mang tên "The Peacock", được ghi trong A Selection of Scots, English, Irish and Foreign Airs, tập 2 (1782) của James Aird.[4]

Patrick Weston Joyce, trong cuốn Old Irish Folk Music and Songs (1909), giới thiệu giai điệu cùng một đoạn lời khác với tên "Sweet Cootehill Town", nói rằng "Đoạn nhạc có lẽ đã được sử dụng làm giai điệu tiễn biệt, cho nên—từ lời của một bài hát khác cùng loại—nó thường được gọi là 'Good night and joy be with you all.'"[5] Nhà sưu tầm các bài hát chúc mừng của Ireland Colm O Lochlainn cũng đã thực hiện việc so sánh bản chất của "The Parting Glass" và "Sweet Cootehill Town".[6] "Sweet Cootehill Town" cũng là một ca khúc tiễn biệt truyền thống, nhưng nói về một chàng trai Ireland đi tới nước Mỹ.

Phần giai điệu xuất hiện cùng phần lời linh thiêng trong cuốn sách nhạc thế kỉ 19 của Mỹ. Bài "Shouting Hymn" trong cuốn Christian Harmony (1805) của Jeremiah Ingalls có giai điệu khá giống.[7] Bài hát được biết đến nhiều hơn trong giới nghệ sĩ shape note nhờ được phát hành, trong những cuốn sách lần đầu tiên được biết đến năm 1814 Collection of Hymns and Spiritual Songs, "Come Now Ye Lovely Social Band", trong Southern Harmony (1835) của William Walker, trong The Sacred Harp (1844).[8] Kiểu nhạc này vẫn thường được các ca sĩ dòng Sacred Harp hát.

Các phiên bản chuyển thể hiện đại

sửa

Bài hát Restless Farewell do Bob Dylan sáng tác và có mặt trong album The Times They Are a-Changin' năm 1964 được dựa chủ yếu vào The Parting Glass.

Vào năm 1998, lời bài hát truyền thống được đặt theo giai điệu mới của nhạc sĩ người Ireland Shaun Davey. Vào năm 2002, anh soạn bản này cho dàn nhạc, dàn đồng ca, kèn, vĩ cầm, và trống để đánh dấu sự thành lập của Helix Concert Hall tại Dublin, Ireland.

Các bản thu âm

sửa
Năm Nghệ sĩ Album Chú thích hay vị trí
cao nhất trên bảng xếp hạng
1959 The Clancy Brothers and Tommy Makem Come Fill Your Glass with Us
1979 Ronnie Drew (của The Dubliners) Together Again
1982 Ryan's Fancy Irish Love Songs
1985 The Pogues "The Parting Glass" (đĩa đơn); tái phát hành trong Rum, Sodomy, and the Lash (2004)
1998 Steeleye Span Horkstow Grange
1998 Liam O'Maonlai và The Voice Squad Ghi âm với giai điệu gốc của Shaun Davey cho phần cuối phim Waking Ned Devine
2002 Sinéad O'Connor Sean-Nós Nua
2003 The Tossers Purgatory Bài hát ẩn
2003 Voice Male Approved Nhóm nhạc a capella của Bỉ
2004 The Wailin' Jennys 40 Days
2007 Mark Seymour Titanic
2008 The Holy Sea A Beginner's Guide to the Sea
2008 The High Kings
2008 Cara Dillon Hill of Thieves
2009 The Spooky Men's Chorale Deep
2010 Luke Macfarlane Brothers & Sisters (chương trình truyền hình) Mùa 4 tập 23
2010 Loreena McKennitt The Wind That Shakes the Barley
2011 Celtic Woman Celtic Woman: Believe
2011 Ed Sheeran + Bài hát ẩn
2011 The Felice Brothers God Bless You Amigo
2011 Bruce Guthro Celtic Crossing
2012 Emily KinneyLauren Cohan The Walking Dead: AMC Original Soundtrack, Vol. 1 Được thu trong The Walking Dead.[9]
2013 UCD Choral Scholars The Parting Glass (EP)
2013 Sarah Greene Assassin's Creed IV: Black Flag[10] Đoạn kết của câu chuyện trong game
2014 Peter Hollens Self-Titled
2014 Glen Hansard và các khách mời Céilúradh at Royal Albert Hall
2015 Damien Leith Songs From Ireland Album hạng 11 ở Australia
2015 Scythian Old Tin Can
2016 Paul Kelly Death's Dateless Night
2016 Alexander Armstrong Upon a Different Shore
2017 Trey Anastasio Band Live Phish Series

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “The Parting Glass”. Contemplator.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ George Grove và John Alexander Fuller-Maitland. (1908.) Grove's Dictionary of Music and Musicians, The Macmillan Company, tr. 479.
  3. ^ George MacDonald Fraser. (1995.) Steel Bonnets: The Story of the Anglo-Scottish Border Reivers, Harper Collins, London, tr. 140–143.
  4. ^ Some notes on the history of "The Parting Glass". Aird 1782 at IMSLP.
  5. ^ Joyce 1909, pp. 191f.
  6. ^ O Lochlainn, Colm. Irish Street Ballads, Pan, 1978, p. 225
  7. ^ "Shouting Hymn" in Ingalls's Christian Harmony. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ Prof. Warren Steel's page Lưu trữ 2013-05-14 tại Wayback Machine; "Clamanda" in The Sacred Harp (1991 revision). Lưu trữ 2014-10-21 tại Wayback Machine
  9. ^ 'The Walking Dead' Sisters Get Mournful on 'The Parting Glass' – Premiere”. Rolling Stone. ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ 'Assassin's Creed 4 Black FlagEnding Song 'Parting Glass' - AC4 Ending Song/Music - YouTube”. Ubisoft. ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2013.

Liên kết ngoài

sửa