Thiếu máu do thiếu sắt

Đúng như tên gọi, Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thiếu máu do cơ thể bị thiếu chất sắt.[1] Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất. Thiếu máu được định nghĩa là sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hoặc lượng huyết sắc tố trong máu. Khi bị thiếu sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Kết quả là thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, yếu sức, khó thở.[2]

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến khoảng 1,48 tỷ người trong năm 2015.[3] Việc thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống được ước tính sẽ gây ra khoảng một nửa số trường hợp thiếu máu trên toàn cầu.[4] Phụ nữ và trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng nhất.[1] Trong năm 2015, thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến khoảng 54.000 ca tử vong - giảm từ 213.000 ca tử vong vào năm 1990.[5][6]

Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt Sửa đổi

Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ hoặc trung bình có thể không có triệu chứng hoặc xuất hiện một số triệu chứng như: cảm thấy mệt mỏi, khó thở hoặc giảm khả năng tập thể dục.

Khi bệnh nghiêm trọng hơn thì xuất hiện các triệu chứng như: [2]

  • Yếu đuối.
  • Da nhợt nhạt.
  • Đau ngực khó thở.
  • Choáng váng cảm giác như sắp ngất.
  • Dễ nhầm lẫn.
  • Thèm ăn những đồ không có dinh dưỡng như đá, chất bẩn, xỉ tường.
  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị còi cọc, biếng ăn.

Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt Sửa đổi

Thiếu máu do thiếu sắt là do mất máu, ăn uống không đủ hoặc cơ thể khó hấp thu sắt từ thức ăn.[1]

Mất máu Sửa đổi

Khi bị mất máu, cơ thể sẽ mất sắt. Nguồn gây mất máu có thể bao gồm:

Vấn đề hấp thụ sắt Sửa đổi

Hấp thu sắt từ thực phẩm kém có thể xảy ra do:

Chẩn đoán được xác nhận bằng xét nghiệm máu.[9]

Chế độ ăn uống thiếu sắt Sửa đổi

Nếu bổ sung chế độ dinh dưỡng thiếu chất sắt trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: thịt, trứng, các loại rau có màu xanh lá.[2]

Chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt Sửa đổi

Để chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra công thức máu toàn phần (CBC), nồng độ huyết sắc tố, nồng độ sắt trong máu và nồng độ ferritin. [10]

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt Sửa đổi

Để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân gây bệnh và khuyến cáo bổ sung sắt:

Chất bổ sung sắt Sửa đổi

  • Thuốc bổ sung sắt: Bổ sung thuốc sắt giúp tăng cường chất sắt cho cơ thể. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thường phải mất từ ​​3 đến 6 tháng để khôi phục lại lượng sắt trong cơ thể[10]. Bạn có thể cần phải bổ sung sắt lâu hơn để bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.
  • Truyền máu: Giúp nhanh chóng làm tăng lượng hồng cầu và chất sắt trong máu.

Điều trị theo nguyên nhân Sửa đổi

Tùy thuộc vào nguyên nhân, điều trị thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc điều trị rồi loạn đường tiêu hóa, điều trị loét dạ dày tá tràng
  • Phẫu thuật cắt bỏ polyp chảy máu, khối u hoặc u xơ
  • Ăn một chế độ ăn uống có đủ lượng sắt hoặc bổ sung sắt:[11] thịt, các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm... Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt... để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất.

Tham khảo Sửa đổi

  1. ^ a b c “What Is Iron-Deficiency Anemia? - NHLBI, NIH”. www.nhlbi.nih.gov (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ a b c “Iron deficiency anemia-Iron deficiency anemia - Symptoms & causes”. Mayo Clinic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.
  3. ^ GBD 2015 Disease Injury Incidence Prevalence Collaborators (2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1545–1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6. PMC 5055577. PMID 27733282.
  4. ^ Combs, Gerald F. (2012). The Vitamins. Academic Press. tr. 477. ISBN 9780123819802. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ GBD 2015 Mortality Causes of Death Collaborators (2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMC 5388903. PMID 27733281.
  6. ^ GBD 2013 Mortality Causes of Death Collaborators (2014). “Global, Regional, and National Age-Sex Specific All-Cause and Cause-Specific Mortality for 240 Causes of Death, 1990-2013: a Systematic Analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. Lancet. 385 (9963): 117–171. doi:10.1016/S0140-6736(14)61682-2. PMC 4340604. PMID 25530442.
  7. ^ “What Causes Iron-Deficiency Anemia?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ “Micronutrient deficiencies”. WHO. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ “How Is Iron-Deficiency Anemia Diagnosed?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  10. ^ a b “Anemia - Iron-Deficiency Anemia | NHLBI, NIH”. www.nhlbi.nih.gov (bằng tiếng Anh). 24 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.
  11. ^ “How Can Iron-Deficiency Anemia Be Prevented?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.