Thiền Bắc Tông
Sau khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền trao y bát cho Huệ Năng thì trong Thiền tông bị phân hóa thành 2 phái là Bắc Thiền Tông do Thiền sư Thần Tú truyền dạy và Nam Thiền Tông do Thiền sư Huệ Năng hoằng pháp.
Sau này Thần Tú đến Kinh đô Trường An và trở thành quốc sư. Sư giáo hóa được nhiều đồ chúng nên hình thành Tông phái.
Tông này chủ yếu tu tập dựa trên thuyết Tiệm Ngộ tức là tu chứng theo thứ bậc. Được thể hiện qua bài kệ của Thiền Sư Thần Tú:
Thân thị bồ-đề thụ,
Tâm như minh kính đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.
Tạm dịch
Thân là cây bồ-đề
Tâm như đài gương sáng.
Thường siêng lau, siêng rửa,
Chớ để bám bụi nhơ.
Tông này chủ yếu tu tập thiền quán, học kinh điển đặc biệt là bộ kinh Nhập Lăng Già. Nhưng ít người tài hoằng pháp, do bị sự đã kích mạnh mẽ của các đệ tử Lục Tổ, một phần là do các thiền sư của tông này thường gần gũi giới quan quyền lúc bấy giờ. tông này dần đi vào biến mất và bị thất truyền.
Thế HệSửa đổi
1/ Đại Sư Ngọc Tuyền Thần Tú
2/ Hòa Thượng Tung Sơn Phổ Tịch
3/ Hòa Thượng Thánh Thiện Hoằng Chính
3/ Hòa Thượng Thiếu Lâm Đồng Quan
3/ Hòa Thượng Kính Ái Pháp Ngoạn
3/ Hòa Thượng Nhất Hành
3/ Hòa Thượng Chí Không (Triều Tiên)
- 4/ Hòa Thượng Thần Hành
3/ Hòa Thượng Đạo Tuyền (sang Nhật)
- 4/ Hòa Thượng Hành Biểu
- 5/ Đại Sư Tối Trừng (Saicho)--> Thiên Thai Tông Nhật Bản.
2/ Hòa Thượng Tây Kinh Nghĩa Phúc
2/ Hòa Thượng Tung Sơn Kính Hiền
2/ Hòa Thượng Đông Nhạc Hàng Ma Tạng
2/ Hòa Thượng Không Tịch Đại Phúc
- 3/ Hòa Thượng Ma Kha Diễn
2/ Hòa Thượng Hầu Mạc Trần Diễm.
Chú thíchSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Cảnh đức truyền đăng lục, tập 4
- Ngũ Đăng Nguyên Hội
- Chí Nguyện Lục