Thrash metal là một nhánh chính của heavy metal có đặc điểm là nhịp rất nhanh và kích động. Chất nhạc của thrash metal thường sử dụng những riff guitar khoảng âm thấp và đánh nhanh, phủ lên đó là những âm thanh kiểu shredding của guitar lead.[1] Lời của những bài hát thường phản ánh các vấn đề xã hội bằng cách sử dụng ngôn ngữ trực tiếp và có tính buộc tội. Tứ trụ của dòng nhạc thrash metal là các ban Anthrax, Megadeth, MetallicaSlayer,[2] là những ban đã tạo ra và phát triển thể loại này vào đầu những năm 1980.

Nguồn gốc của thrash metal bắt đầu từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, khi một số ban nhạc kết hợp kiểu đánh trống hardcore punk với phong cách guitar của New Wave of British Heavy Metal (NWOBHM),[3] tạo ra một thể loại mới và phát triển thành một phong trào riêng biệt từ punk rockhardcore punk.

Đặc điểm âm nhạc sửa

Thrash metal nói chung có tốc độ nhanh, khoảng âm thấp, riff guitar phức tạp, những đoạn guitar solo sử dụng các khoảng âm cao, trống dùng bàn đạp kép. Vocal có thể hát theo giai điệu hoặc gào.

Phần lớn các đoạn guitar solo được chơi ở tốc độ cao, thường đặc trưng bởi các kỹ thuật shredding, sweep picking, legato phrasing, alternate picking, reo dây bằng phím (tremolo), bỏ dây, và tapping 2 tay. Guitar lead thường chịu ảnh hưởng của dòng NWOBHM.

Các riff của thrash metal thường sử dụng âm giai nửa cung (chromatic), quãng tam cung (tritone) và các quãng thiếu. Ví dụ đoạn riff mở đầu bài "Master of Puppets" của Metallica bao gồm đoạn xuống sử dụng âm giai nửa cung, sau đó là đoạn lên lại sử dụng quãng tam cung.[4] Rhythm guitar thường dùng lòng bàn tay để bịt dây (palm muting) và quạt phím hướng từ trên xuống (down picking) để tạo thành các tiếng như máy nổ, và sử dụng các kỹ thuật âm nền để tạo ra những âm thanh đặc trưng của thrash.

Thrash có xu hướng làm cho người nghe cảm thấy tốc độ đánh tăng theo thời gian phần lớn là do phong cách gõ hung hăng của trống. Trống thường sử dụng hai trống bass, hoặc bàn đạp đôi để tạo tiếng bass liên tục không ngớt. Chũm chọe thường được dùng để chuyển từ đoạn riff này sang đoạn riff khác hoặc báo trước để tăng nhịp độ.

Để theo kịp các nhạc cụ trên, rất nhiều tay đánh guitar bass đã sử dụng phím để đánh, tuy nhiên, một vài người vẫn dùng ngón để chơi, ví dụ như Frank Bello, Greg Christian, Steve DiGiorgio, Robert TrujilloCliff Burton.[5] Một vài tay bass chỉnh biến âm (effect) tiếng distortion, đơn cử như Burton của Metallica và Lemmy của Motörhead.

Chủ đề ca từ trong thrash metal bao gồm sự cô lập, bệnh tâm thần, tham nhũng, bất công, ma túy, tự sát, giết người, chiến tranh, và các tệ nạn gây đau khổ cho con người và xã hội. Đôi khi cũng có sự hài hước và mỉa mai, nhưng nó không phổ biến.[6][7]

Lịch sử sửa

Nguồn gốc sửa

 
Ban Venom biểu diễn với chất nhạc thrash metal

Các ban chơi NWOBHM gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thrash metal thời kỳ đầu. Những ban như Diamond Head, Iron Maiden, Judas Priest,[8] Venom, Motörhead, Tygers of Pan Tang, Raven, và Angel Witch chơi nhạc với tốc độ nhanh, đặc điểm này trở thành khía cạnh thiết yếu của thrash. Bài "Rapid Fire" trong album British Steel của Judas Priest được xem như là bản thrash đầu tiên.[9] Warheads cũng được cho là ban thrash tiên phong.[10]

Tại châu Âu, ban đầu tiên được thành lập theo phong trào thrash vào năm 1979 là Venom của Vương quốc Anh. Album năm 1982 "Black Metal" của Venom được trích dẫn là có nhiều ảnh hưởng lớn đối với các ban nhạc khác trong thế giới extreme metal, như Bathory, Hellhammer, SlayerMayhem. Đến nay người ta có thể dễ dàng nhận thấy album này đã định hình cho thrash metal [cần dẫn nguồn]. Tại thời điểm đó, thrash metal châu Âu đa phần tập trung tại Anh và Đức: của Anh như Tank, Raven, của Đức như Sodom, KreatorDestruction.

 
Kreator

Năm 1981, Leather Charm từ Nam California đã cho ra đời bài "Hit the Lights". Ban này sau đó nhanh chóng tan rã, tay guitar chính kiêm ca sĩ James Hetfield đã gặp tay trống Lars Ulrich nhờ 1 mục quảng cáo rao vặt. James và Lars đã cùng nhau thành lập Metallica, ban nhạc đầu tiên trong "tứ trụ" của thrash. Lúc này, ở vị trí guitar lead là Dave Mustaine, Dave sau đó đã tạo ra Megadeth cũng là 1 ban trong "tứ trụ" thrash, và guitar bass là Ron McGovney. Metallica sau đó chuyển về khu vực Vịnh Francisco. Cliff Burton vào thế chỗ cho McGovney, và Mustaine cũng bị thay thế bởi Kirk Hammett. Metallica công bố bài "Hit the Lights" trong album đầu tay của mình, Kill 'Em All, vào ngày 25 tháng 7 năm 1983.

Năm 1981, tại miền nam California, Jeff Hannerman gặp Kerry King trong khi thử cùng thử giọng để xin vào 1 ban, nhưng sau đó cả hai quyết định lập nhóm riêng cho mình. Hanneman và King tuyển dụng một cựu nhân viên trị liệu hô hấp là Tom Araya vào vị trí vocal, 1 nhân viên giao pizza là Dave Lombardo vào vị trí trống, và như vậy là một trong những "tứ trụ" khác được thành lập: Slayer. Slayer được nhân viên hành chính của hãng Metal Blade Records, Brian Slagel, phát hiện khi anh được xem Slayer chơi lại bản "Phantom of the Opera" của Iron Maiden tại 1 buổi biểu diễn. Sáu tháng sau khi album Kill 'Em All phát hành, tháng 12 năm 1983, Slayer tung ra album chính thức của họ, Show No Mercy.

Những năm đầu thập niên 80, Canada đã sản sinh ra một vài ban speed metal như Anvil ở Toronto và Exciter ở Ottawa là những ban có lối đánh mạnh mẽ, tốc độ được xem như có ảnh hưởng đến thrash metal.[cần dẫn nguồn] Những ban như Voivod ở Jonquière là một trong những ban đầu tiên đã kết hợp progressive rock với speed metal.[cần dẫn nguồn]

Giữa thập niên 1980 sửa

 
Overkill

Vào năm 1984, sự phổ biến của thrash metal đã tăng lên với việc Metallica phát hành abum "Ride the Lightning", Anthrax phát hành album "Fistful of Metal", Overkill ra EP cùng tên ban nhạc, Slayer phát hành album "Haunting the Chapel". Điều này dẫn đến một hình thức có vẻ nặng hơn của thrash, được thể hiện trong "Bonded by Blood" của Exodus và "Hell Awaits" của Slayer. Năm 1985, ban nhạc Kreator của Đức phát hành album đầu tay "Endless Pain" và ban nhạc Sepultura của Brazil phát hành EP "Bestial Devastation". Megadeth, được thành lập bởi cựu thành viên Metallica: Dave Mustaine, phát hành album đầu tay "Killing Is My Business...And Business Is Good!". Anthrax phát hành album "Spreading The Disease" vào năm 1985 được giới phê bình đánh giá cao.

Một số album thrash được đánh giá cao phát hành vào năm 1986:

  • Master of Puppets của Metallica là một trong những album thrash metal đầu tiên nhận được sự hoan nghênh và thành công thương mại.[11][12][13]
  • Slayer, được coi là một trong những ban nhạc thrash metal hung hãn từ những năm 1980[14] phát hành album Reign in Blood, album này được xem như tạo cảm hứng hình thành death metal.[15]
  • Megadeth phát hành Peace Sells... But Who's Buying?, được chứng minh là bước đột phá thương mại và quan trọng của ban nhạc.[16] Được coi là một cột mốc của thrash metal, tạp chí Allmusic phát biểu Peace Sells... But Who's Buying? như là "một trong những album metal có ảnh hưởng nhất của thập kỷ, và chắc chắn là một trong những album định nghĩa cho dòng nhạc thrash metal".[17]
  • Kreator phát hành Pleasure to Kill, mà sau này trở thành ảnh hưởng lớn đến death metal.[18][19][20]

Cuối thập niên 1980 sửa

Năm 1987, Anthrax cho ra mắt album Among The Living, khá nhàm chán vì những điểm tương đồng với 2 đĩa phát hành trước đó: Fishful of MetalSpreading The Disease, guitar chơi nhanh, nặng và tiếng trống nện.[cần dẫn nguồn] Death Angel cũng đã có bước tiếp cận với dòng thrash chuyên nghiệp ở album đầu tay The Ultra-Violence.

Năm 1988, Suicidal Tendencies, vốn là một ban nhạc với phong cách punk rock rõ rệt, đã phát hành album đầu tay chính thức How Will I Laugh Tomorrow When I Can’t Even Smile Today. Album này có những riff guitar đúng kiểu thrash và tổng thể âm thanh có khuynh hướng metal thực sự, với nhiều sáng tác có cấu trúc bài phức tạp hơn hẳn những album trước của họ, nhưng ban nhạc vẫn trung thành với thể loại nguyên gốc của họ là punk rock cho nên các ca khúc đều có giai điệu dễ nghe và điệp khúc/lời thì dễ thuộc.[cần dẫn nguồn]

 
Slayer, một trong "tứ trụ" của thrash metal.

Album thứ ba của Sepultura, Beneath The Remain (1989) đem đến cho họ vài lời mời chính thức với sự ra mắt của hãng thu Roadrunner. Ban nhạc Testament vẫn dồi dào sức lực vào những năm cuối thập niên 80 với album The New Order (1988) và Practice What You Preach (1989), cả hai album này đều cho thấy một điều rằng Testament đang tiếp tục phát triển mạnh đầy tính nhạc thuật và hầu như đưa Testament lên bậc danh vọng ngang tầm với "Tứ trụ" của Thrash:[2][21][22][23] Metallica, Megadeth, Anthrax và Slayer. Vio-lence, một kẻ họ hàng chậm chân hơn đến với sân khấu thrash metal Bay Area, phát hành album đầu tay Eternal Nightmare vào năm 1988. Những tay thrash người Canada Annihilator thì cho ra đời album đầu tay đầy tính chuyên môn Alice In Hell (1989) nhận được rất nhiều lời tán dương vì những đoạn riff nhanh và guitar solo kéo dài. Sadus cũng là một ban thrash metal ra đời muộn, nổi bật nhờ thứ âm thanh chủ yếu bằng tiếng guitar bass không phím của Steve DiGiorgio. Trong khi đó ở Đức, Sodom phát hành Agent OrangeKreator cho ra mắt Extreme Aggression.

Slayer phát hành South of Heaven vào năm 1988, Megadeth phát hành So Far, So Good … So What! cùng lúc trong năm đó với album …And Justice for All của Metallica cho ra đời video đầu tiên của ban, ca khúc lấy chủ đề Thế Chiến thứ I, One.

Thập niên 1990 sửa

Vào thập niên 90, rất nhiều ban nhạc thrash metal kì cựu đã bắt đầu thay đổi theo hướng dễ tiếp cận hơn, phong cách thân thiện trên đài phát thanh.[24] Metallica là một ví dụ đáng chú ý trong sự thay đổi này, đặc biệt là những album của họ ra đời vào nửa sau những năm 90, Load (1996) và Reload (1997), cả hai đều thể hiện sự ảnh hưởng mạnh từ phong cách blues và southern rock, được xem là sự khởi đầu chính yếu trong âm nhạc thuở đầu của ban.[25] Megadeth đi theo hướng gần gũi với hard rock hơn, bắt đầu bằng album Countdown to Extinction[26] năm 1922, và cùng năm đó thì Testament phát hành The Ritual đầy giai điệu.[27]

 
Testament tại Sweden Rock Festival, 2008

Rất nhiều album thrash điển hình đã được phát hành trong thập niên 90 này, gồm có Rust in Peace của Megadeth, Persistence of Time của Anthrax, Seasons in the Abyss của Slayer, Lights…Camera…Revolution! của Suicidal Tendencies, Souls of Black của Testament, và Coma of Souls của nhóm Kreator. Tất cả những album đó mang tính thương mại cao ngất cho các nhóm nhạc trên. Nhiều trong số các ban nhạc đó đã cùng tham gia vào một nhóm lưu diễn có tên là Clash of the Titans trong cùng một năm.

Trong thập niên 90, các dòng nhánh extreme metal đã dần trở nên hùng mạnh (industrial metal, death metal, và black metal đều tìm được cho mình lượng người hâm mộ nòng cốt), cây phả hệ của thể loại heavy metal sớm tìm được cho chính nó sự hòa trộn trong các nguyên tắc thẩm mỹ và phong cách.[28] Ví dụ, các ban nhạc với tất cả những điểm âm sắc của thrash metal bắt đầu sử dụng death growl, một phong cách phát âm mượn từ death metal, trong khi các nhóm black metal thường tận dụng cảm khí từ synthesizers, phổ biến ở cả industrial metal. Ngày nay vị trí của các ban nhạc trong từng phân nhánh riêng vẫn là căn nguyên tranh cãi cho những người hâm mộ heavy metal.

Tình hình hiện nay (những năm 2000) sửa

 
Anthrax tại 1 buổi diễn năm 2005

Thrash metal gần đây đã thấy một mức độ nhất định của sự hồi sinh.[29] Các ban nhạc như Municipal Waste, Evile, Warbringer, SSS, SanctityGama Bomb được xem như 1 bằng chứng quan trọng cho "sự hồi sinh" này.[30]

Ngoài ra, rất nhiều ban nhạc đã tan rã từ những năm 90 nay lại tái hợp trong thập niên 2000, ví dụ như Exumer, Evildead, Dark Angel, Death Angel, Nuclear Assault, Defiance, Whiplash, Hirax, ForbiddenPossessed.

Những ban thrash kỳ cựu lại tiếp tục sự nghiệp của mình, như album Endgame (2009) của Megadeth, World Painted Blood (2009) của Slayer, Death Magnetic (2008) của Metallica, D.E.V.O.L.U.T.I.O.N. (2008) của Destruction, The Final Sign of Evil (2007) của Sodom, Relentless Retribution (2010) của Death Angel, Hordes of Chaos (2009) của Kreator, Exhibit B: The Human Condition (2010) của Exodus, Vol(l)ume 14 (2010) của Tankard, Ironbound (2010) của Overkill, Killing Peace (2007) của Onslaught, The Formation of Damnation (2008)Metal Church This Present Wasteland (2008) của Testament, When Death Comes (2009) của ArtilleryInfini (2009) của Voivod.

Chương trình lưu diễn của "tứ trụ" sửa

Tháng 9 năm 2009, Lars Ulrich của Metallica đã cố gắng gắn kết các ban trong tứ trụ lại để cùng nhau biểu diễn trên cùng 1 sân khấu, bao gồm các ban: Metallica, Megadeth, Slayer và Anthrax. "Tứ trụ" cùng trình diễn với nhau tại 7 địa điểm trong chương trình đại nhạc hội Sonisphere Festival. Buổi diễn đầu tiên là tại Warsaw ở Ba Lan vào ngày 16 tháng 6 năm 2010 và cuối cùng tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 27 tháng 6.[31] Ngày 5 tháng 5 năm 2010, Metallica đã công bố chương trình tại Sofia, Bungary vào ngày 22 tháng 6 năm 2010 sẽ được truyền hình trực tiếp tại 450 điểm ở Hoa Kỳ và hơn 350 điểm khác ở khắp Châu Âu, CanadaChâu Mỹ Latin.[32] Trong buổi diễn này đã để lại dấu ấn lịch sử đối với các thành viên của "tứ trụ" (ngoại trừ Tom Araya, Kerry King and Jeff Hanneman), họ đã cùng nhau chơi bản Am I Evil của Diamond Head.

Bối cảnh khu vực sửa

Như nhiều thể loại âm nhạc khác, thrash tự nó có những bối cảnh khu vực làm nền tảng, mỗi nơi như thế lại có chút khác biệt về thanh âm.

  • Thrash metal Bay Area (vịnh San Francisco và khu vực Nam Florida): phong cách thrash ở Bay Area có khuynh hướng mạnh về progressive và technical nhất trong số 5 phong cách thrash chính, với kiểu cấu trúc bài hát chịu ảnh hưởng từ progressive và chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ New Wave of British Heavy Metal. Metallica, Testament, Megadeth, ExodusSlayer là những ban nhạc nổi bật hơn cả trong khu vực này.
  • Bờ biển Đông (New York/ New Jersey): Những ban nhạc ở bờ biển Đông có khuynh hướng chịu ảnh hưởng từ punk và hardcore nhiều hơn những ban ở vùng bờ biển phía Tây, nhấn mạnh về tính công kích và tốc độ hơn tính kỹ thuật (trừ những ban như Toxik). Anthrax, Nuclear Assault, Overkill, Whiplash, cũng như sự hợp tác giữa S.O.D. and Method of Destruction (M.O.D.), là số ít trong rất nhiều ban nhạc nổi cộm đến từ khu vực bờ biển Đông.
  • Teutonic thrash metal (Đức): Từ giữa những năm 80 thrash metal của Đức đã sản sinh ra hàng tá nhóm nhạc, định hướng phát triển theo phong cách căn bản riêng biệt. Các ban nhạc thành công nhất ở khu vực này là Kreator, Destruction, Sodom, TankardHoly Moses.
  • Thrash metal ở Canada: Những ban như Voivod, Razor, Annihilator, Infernäl Mäjesty, Exciter và Sacrifice đều thuộc về phong cách thrash metal của Canada.
 
Sepultura, một ban quan trọng của thrash metal ở Brasil
  • Thrash metal ở Brasil: Thrash metal ở Brasil mang nhiều kiểu riff của death metal. Những ban nổi bật nhất là Sepultura, Executer, MX, KorzusSarcófago.
  • Thrash metal ở Úc: Tuy bị ngăn cách từ những khu vực thrash chính thống, ở Úc cũng vẫn có riêng nó một nền tảng thrash metal. Năm 1988, ở Úc hình thành những cột mốc đầu tiên về thể loại khi nhóm nhạc Mortal Sin từ Sydney và nhóm Hobbs’ Angel of Death từ Melbourne phát hành những album đầu tay đầy triển vọng đến rộng rãi công chúng. Hai nhóm nhạc này gần như trở thành những nhóm thrash metal nổi tiếng ở Úc, cùng với Slaughter Lord và Armoured Angel. Hiện nay hầu hết các ban thrash metal ở Úc sáp nhập nhiều yếu tố từ black metal và death metal, một vài yếu tố gồm cả vấn đề Cơ Đốc giáo – như Mortification, Deströyer 666, Gospel of the Horns và Atomizer.
  • Thrash metal ở Vương quốc Anh: Phong cách thrash metal ở Anh Quốc của thập niên 80 theo sau phong cách Mĩ vốn mạnh mẽ và phát triển hơn, các ban nhạc bị rào cản bởi sự hỗ trợ yếu ớt từ các hãng thu âm và sự hấp tấp đuổi theo những ban nhạc Mĩ. Có những ban nhạc quan trọng như Onslaught, Xentrix, Sabbat, Atomkraft, and Acid Reign, nhưng những ban này chưa từng đạt được sự thành công như của bộ "tứ trụ" ở Mĩ, và cũng không thể so được với cả những ban của Đức.[33] Những năm gần đây Anh quốc đã hồi sinh trở lại một cách đáng chú ý ở thể loại thrash metal, với những ban như Evile, Savage Messiah, Gama Bomb, and a reformed Onslaught, và một Onslaught có chút thay đổi về thành viên.
  • Thrash metal ở Tây Ban Nha: Tương tự như những khu vực khác ở châu Âu, ở Tây Ban Nha vào thập niên 80 có các ban như Muro, Com, Fuck Off hay Legión, trong thập niên 90 có Paranoia, Ktulu, Soziedad Alkoholika, Nopresion, Su Ta Gar, hay Silvertfist và trào lưu mới gần đây có những ban như Angelus Apatrida,Omission,Aggression,Roar,Sabatan,Toxik Society,Atomik Destruktor, Ramp. Trào lưu mới này có tất cả sự hung hãn gợi nhớ đến tinh thần thrash metal thuần túy nhất.
  • Thrash metal ở Ba Lan: Phong cách thrash metal của Balan được tạo nên bởi những ban nhạc như Kat, Turbo, Wolf Spider, Destroyers và Acid Drinkers. Khởi đầu thrash metal ở Balan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ New Wave of British Heavy Metal.[cần dẫn nguồn]
  • Các khu vực khác: Tương tự như khu vực Anh quốc, vùng Scandinavia cũng đã trở thành mảnh đất sinh sôi cho các tay chơi thrash, như Kat, Turbo, Wolf Spider, DestroyersAcid Drinkers. Thrash cũng trở nên thịnh hành ở khu vực New England, cảm ơn đến Municipal Waste (đến từ Richmond, Virginia) và Toxic Holocaust (đến từ Portland, Oregon), những người khởi xướng cho mảnh đất vốn trội về nền văn hóa punk rock và hardcore.
  • Thrash metal ở Việt Nam: ban nhạc Atmosphere có thể được xem là ban thrash metal đầu tiên ở Việt Nam, thành lập vào năm 2003, với demo đầu tay Mắt xích đã gây tiếng vang lớn trong giới underground ở Việt Nam, tuy nhiên chỉ dừng lại trong khu vực TP Hồ Chí Minh, chỉ sau đêm diễn rock 3 miền tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 5 năm 2004, tên tuổi Atmosphere mới được nhắc đến nhiều hơn. Cùng thời điểm này, sau một thời gian dài tìm hướng đi riêng, cuối cùng vào ngày 26 tháng 8 năm 2003, ban The Light cũng cho ra album đầu tay Giấc mơ hoang tàn được đánh giá khá cao vào thời điểm bấy giờ. Hiện nay, ngoài Atmosphere, Titanium và The Light vẫn còn mặn nồng với thrash metal, các ban mới khác đa phần có xu hướng chọn dòng metalcore như: End Of Road, CoExist, God Father...

Ảnh hưởng sửa

Thrash metal trực tiếp ảnh hưởng đến các thể loại metal underground khác, chẳng hạn như death metalblack metal.[34] Sự phối hợp giữa các chất punk với bản chất tàn bạo đã dẫn đến tính cực đoan hơn, các kiểu underground sau thrash metal trở nên thành công hơn vào cuối thập niên 1980.[34] Death metal đã được định hình vào giữa thập niên 1980 với những đề tài bạo lực hơn, tiếng guitar nặng và đục hơn, nhịp bền vững hơn, đen tối hơn, với tiếng gào thét kiểu growl. Black metal được xem như là con đẻ của thrash metal,[35] rất nhiều ban nhạc black metal chịu ảnh hưởng từ các ban thrash metal chẳng hạn như Venom.

Một số ban thrash metal tiêu biểu sửa

Xem thêm sửa

Sách sửa

  • Ekeroth, Daniel (2008). Swedish Death Metal. Bazillion Points Books. ISBN 978-0-9796163-1-0
  • Dome, Malcolm. Thrash Metal. Omnibus Press, 1990. ISBN 0-7119-1790-6.
  • Sharpe-Young, Garry (2007). Thrash Metal. New Plymouth, New Zealand: Zonda Books. ISBN 978-0-9582684-3-1.
  • Weinstein, Deena (2000). Heavy Metal: the music and its culture. United States of America: Da Capo Press. ISBN 978-0-306-80970-5.
  • Agarwal, Manish (2006). Dimery, Robert (biên tập). 1001 Albums You Must Hear Before You Die. Quintet Publishing Limited. ISBN 0-7893-1371-5.

Phim sửa

  • Get Thrashed (2006) [37]
  • VH1's Heavy: The Story of Metal [38]
  • Metal: A Headbanger's Journey (2005) [39]
  • Global Metal (2008) [40]
  • Iron Maiden and the New Wave of British Heavy Metal (Video 2008) [41]

Chú thích sửa

  1. ^ “What Is Thrash Metal?”. heavymetal.about.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ a b Get Thrashed: The Story of Thrash Metal Lưu trữ 2008-12-25 tại Wayback Machine (Review). Stylus Magazine. ngày 7 tháng 5 năm 2007. Truy cập 2010-08-10.
  3. ^ “explore music... heavy metal”. All Music. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2007.[liên kết hỏng]
  4. ^ “Master of Puppets Metallica Live in Seatles 1989”. Đã bỏ qua tham số không rõ |Author= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  5. ^ Crouch, Mick; Gregor, Ed. (2005) Mick and Ed's Grand Classification of Rock Bassists. Pit Of Despair.
  6. ^ Anthony, David (ngày 1 tháng 8 năm 2014). “Anthrax's ode to Judge Dredd became thrash metal's missing link”. The A.V. Club. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ Weinstein 2000, tr. 50-51.
  8. ^ "Complete Band History". Slayer Saves fansite.
  9. ^ Dimery 2006 pg. 460, "British Steel embodied this, channeling Halford's scream-to-a-sigh vocals and the guitars of Glenn Tipton and K.K. Downing into lightning strike proto-thrasher "Rapid Fire"."
  10. ^ AoS: "Punken lever" Lưu trữ 2010-04-02 tại Wayback Machine. All Tom Stockholm (Swedish). Truy cập 2010-08-10.
  11. ^ Huey, Steve. “Master of Puppets at allmusic”. Allmusic. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2008.
  12. ^ Josh Tyrangiel (ngày 13 tháng 10 năm 2006). “The All-TIME 100 Albums: Master of Puppets”. TIME. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  13. ^ Spence D. (ngày 19 tháng 1 năm 2007). “Top 25 Metal Albums”. Ed. T. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  14. ^ “Slayer band page”. Rockdetector.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
  15. ^ Huey, Steve. “Reign in Blood - Slayer”. Allmusicguide.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
  16. ^ Huey, Steve. AMG.com "Peace Sells... But Who's Buying? Review". All Music.com. Truy cập 2010-08-10.
  17. ^ Birchmeier, Jason. "Peace Sells... But Who's Buying? Remastered version review". All Music Guide. Truy cập 2010-08-10.
  18. ^ CD Gallery - Kreator No Life 'til Metal.
  19. ^ “The History of Thrash Metal”. Metal and Horror Movies. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
  20. ^ “Interview with Cannibal Corpse”. Invisible Oranges. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
  21. ^ Ferris, D.X. (ngày 8 tháng 8 năm 2007). “Talkin' Thrash”. Cleveland Scene Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011.
  22. ^ Kane County Chronicle[liên kết hỏng]
  23. ^ 93X Minnesota Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine
  24. ^ “Thrash Metal”. allmusic.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2008.
  25. ^ Sharpe-Young 2007: pp256
  26. ^ Sharpe-Young 2007: pp241
  27. ^ “Interview with Chuck Billy”. MetalUpdate.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
  28. ^ Dunn, Sam (2005). Metal: A Headbanger's Journey. IMDB.
  29. ^ Myers, Ben (ngày 28 tháng 8 năm 2007). “Thrash was no flash in the pan”. Guardian.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2009.
  30. ^ James McMahon (ngày 12 tháng 7 năm 2007). “Thrash is back”. NME. Bản gốc (JPG) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2009. Archive of original article.
  31. ^ Killing Road Lưu trữ 2013-05-22 tại Wayback Machine Megadeth website.
  32. ^ "The Big Four... Coming To A Theatre Near You!". News Headlines; Metallica website. ngày 20 tháng 5 năm 2010.
  33. ^ Sharpe-Young 2007: pp150
  34. ^ a b Sharpe-Young 2007: pp162
  35. ^ Sharpe-Young 2007: pp208
  36. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x Garry Sharpe-Young in Metal: The Definitive Guide, Jawbone Press, 2007, pp.92-495, ISBN 978-1-906002-01-5
  37. ^ “Get Thrashed (2006)”.
  38. ^ “VH1's Heavy: The Story of Metal”.
  39. ^ “Metal: A Headbanger's Journey (2005)”.
  40. ^ “Global Metal (2008)”.
  41. ^ “Iron Maiden and the New Wave of British Heavy Metal (Video 2008)”.