Thuần phong mỹ tục

các hành vi được coi là đúng đắn trong một xã hội

Thuần phong mỹ tục là một khái niệm để chỉ những phong tục, truyền thống, quan niệm đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của một dân tộc. Xét theo nghĩa tiếng Việt, nó có hai khái niệm tương ứng là "thuần phong" (phong tục thuần hậu, chất phác) và "mỹ tục" (tục lệ tốt đẹp). Ngoài ra, còn có nhiều từ khác có ý nghĩa tương tự, như là Bản sắc dân tộc, Tinh hoa văn hóa dân tộc, Gia phong tổ tiên.

Thuần phong mỹ tục được hình thành trong quá trình lịch sử dài lâu của một dân tộc, được ổn định thành nề nếp suốt hàng trăm năm, được xã hội công nhận, được giáo dục và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và thống nhất. Thuần phong mỹ tục nghe có vẻ trừu tượng, nhưng thực tế nó hiển hiện ở khắp nơi trong xã hội thông qua những lối sống và quy tắc ứng xử tốt đẹp giữa con người với nhau, có tác dụng lớn trong việc giáo dục đạo đức, ngăn chặn những hành vi vô đạo đức của mỗi cá nhân.

Tầm quan trọng sửa

Trong đời sống xã hội, có nhiều vấn đề rất đa dạng mà các văn bản pháp luật không có quy định. Có những hành vi mà pháp luật không cấm nhưng vẫn bị xem là vô đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục và bị dư luận xã hội lên án. Vì vậy, Thuần phong mỹ tục chính là một thước đo rất quan trọng trong xã hội, nhiều khi còn quan trọng hơn cả pháp luật của Nhà nước, có tác dụng giữ gìn nếp sống tốt đẹp, văn hóa ứng xử, quan niệm đạo đức và trật tự xã hội. Ví dụ: Luật pháp Việt Nam không có quy định cấm ăn mặc hở hang vào chùa chiền, nhưng thuần phong mỹ tục Việt Nam không chấp nhận lối ăn mặc đó và coi đây là sự báng bổ nhà Phật, nên trong thực tế rất ít người dám ăn mặc hở hang vào chùa (vì sợ bị dư luận lên án, bị đuổi ra ngoài không cho vào chùa). Hoặc luật pháp Việt Nam không có quy định cấm việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhưng thuần phong mỹ tục Việt Nam không chấp nhận hành vi đó và coi đây là việc làm bại hoại gia phong tổ tiên, coi thường trinh tiết và sự thiêng liêng của hôn nhân, không biết quý trọng lời dạy của cha mẹ, vì vậy thanh niên Việt Nam cần tránh việc quan hệ tình dục trước khi kết hôn.

Giữ gìn thuần phong mỹ tục được cho là bảo vệ cái đúng, cái đẹp (chân – thiện – mỹ) trong đời sống, những đặc trưng văn hóa truyền thống của một dân tộc, cũng chính là bảo vệ tương lai của cả dân tộc.[cần dẫn nguồn] Một dân tộc dù thành công về mặt kinh tế nhưng nếu không biết giữ gìn Thuần Phong Mỹ tục, con người sống không có đạo đức, không tôn trọng chuẩn mực xã hội, văn hóa trở nên lai căng thì dân tộc đó cũng sẽ sớm suy tàn hoặc sẽ bị đồng hóa bởi văn hóa ngoại lai. Một ví dụ điển hình là Nhật Bản: nước này có nền kinh tế rất phát triển, nhưng kể từ thập niên 1970, văn hóa gia đình tại Nhật đã bị suy thoái nghiêm trọng, quan hệ tình dục trước hôn nhân diễn ra tràn lan, phim ảnh khiêu dâm được mua bán hợp pháp và công khai, tất cả đã khiến thanh niên Nhật Bản ngày càng chán ghét việc yêu đương và kết hôn. Kết quả là chỉ sau 30 năm, Nhật Bản đã lâm vào trì trệ kinh tế và khủng hoảng xã hội sâu sắc do nạn lão hóa dân số mà không có cách nào khắc phục được.

Có phân tích cho rằng văn minh phương Tây (Mỹ và Tây Âu) hiện cũng đang lâm vào khủng hoảng.[cần dẫn nguồn] Các nước này có nền kinh tế rất phát triển, người dân sống sung túc, nhưng lối sống hưởng thụ lại khiến đạo đức xã hội bị thụt lùi.[1] Nhà bình luận Mark Steyn phân tích rằng xã hội các nước Tây Âu đang tự sáthấp hối bởi nạn lão hóa dân số: giới trẻ tại các nước này đã mất hết niềm tin vào đạo đức truyền thống, tình trạng ly hôn tăng vọt, tỷ lệ kết hôn và sinh sản giảm xuống quá thấp. Mark Steyn nói rằng đã quá muộn để cứu vãn các nước Tây Âu: "Châu Âu thời kỳ hậu Ki-tô giáo không thực sự có niềm tin và nó cũng không có chuẩn mực gia đình. Họ đang biến dần vào quá khứ. Xã hội của họ, về cơ bản, đã bị phá vỡ thành những mảnh nhỏ".[2]

Nhà nghiên cứu Richard Dawkins thì cảnh báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Tây Âu không phải là điều xa vời.[cần dẫn nguồn] Với tình trạng lão hóa dân số tại Tây Âu, thì tới khoảng năm 2050 - 2070, người Hồi giáo nhập cư sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa số tại các nước Tây Âu. Khi đó, người Hồi giáo sẽ "đánh chiếm" được Tây Âu mà không cần súng đạn, và văn minh Tây Âu bản địa sẽ tàn lụi.[3] Đó sẽ là ví dụ minh họa rõ ràng cho việc: khi một đất nước giàu có về vật chất nhưng lại mất đi giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống, thì đất nước đó sẽ sớm bị tàn lụi hoặc bị thôn tính bởi một nền văn hóa khác.

Theo quốc gia sửa

Trung Quốc sửa

Tại Đại hội ngày 30/11/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu ca ngợi văn hóa truyền thống Trung Hoa, rằng dân tộc Trung Hoa muốn thực hiện cuộc phục hưng vĩ đại, không chỉ cần phát triển mạnh về vật chất mà còn cần phát triển sức mạnh văn hóa tương xứng, và "một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được mà rất có thể còn thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử". Ông Tập yêu cầu giới văn nghệ "tuyệt đối không thể khinh nhờn tổ tiên, xem nhẹ kinh điển, không tôn trọng các bậc anh hùng". Ông cũng lên án '"8 hiện tượng quái dị" trong giới văn nghệ, đề nghị họ phải khắc phục tâm lý vụ lợi, tự giác bài trừ chủ nghĩa sùng bái kim tiền, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan trong các tác phẩm văn hóa - văn nghệ.[cần dẫn nguồn]

Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ mọi nội dung gây tác động xấu, làm băng hoại văn hóa truyền thống và đạo đức của đất nước. Ủy ban về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc hoạt động rất chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh văn hóa. Tất cả những bộ phim Trung Quốc không bao giờ được phép xuất hiện những cảnh quay mô tả hoạt động quan hệ tình dục, khỏa thân. Trung Quốc đã ban hành một loạt văn bản cấm đối với các bộ phim chiếu những "mối quan hệ và hành vi tình dục bất thường" như cảnh loạn luân, khiêu dâm hoặc quan hệ cùng giới, đồng thời không cho phép phát sóng chúng trên đài truyền hình quốc gia, địa phương và các kênh xem trực tiếp.[4][5] Chính quyền Trung Quốc cấm tất cả mô tả về người đồng tính trên truyền hình, như là một phần của cuộc trừng phạt văn hóa với những nội dung "thô tục, trái đạo đức và không lành mạnh".[4]

Trung Quốc cũng kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nội dung trên internet. Hiệp hội dịch vụ Netcast Trung Quốc có thẩm quyền kiểm duyệt các nội dung trực tuyến tại mọi website. Các quy định nêu rõ nội dung sẽ bị xóa bỏ nếu khuyến khích "lối sống xa hoa thác loạn", đăng "chi tiết cảnh bạo lực và tội ác" hoặc "hành vi khiêu dâm".[cần dẫn nguồn]

Việt Nam sửa

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp tìm cách xóa bỏ nhiều truyền thống văn hóa của Việt Nam nhằm đồng hóa người Việt. Người Pháp tuyên truyền rằng các phong tục văn hóa của người Việt đều là "cổ hủ, lạc hậu", người Việt muốn văn minh thì phải "Âu hóa, xóa bỏ nếp cũ, học theo phương Tây". Xã hội Việt Nam bị rối loạn về giá trị, nhiều nét văn hóa trở nên lai căng, đạo đức suy đồi.[cần dẫn nguồn] Nhiều người nhân danh "văn minh", "tiến bộ", "cải cách xã hội" nhưng thực chất là phủ nhận văn hóa, đạo đức truyền thống để biện minh cho sự tha hóa, hưởng lạc. Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã lên án điều đó trong tác phẩm nổi tiếng Số đỏ. Năm 1930, học giả Trần Trọng Kim nhận định:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nguy cơ "xâm lăng văn hóa" của các nước tư bản phát triển đối với các quốc gia chậm phát triển như Việt Nam là rõ ràng.[cần dẫn nguồn] Việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc, giữ gìn thuần phong mỹ tục đã trở thành vấn đề nan giải và thực sự là một thách thức. Các văn hóa phẩm, phim ảnh của các nước phương Tây (nhất là tác phẩm có nội dung khiêu dâm, đồi trụy, bạo lực)... đang tràn vào Việt Nam. Các tác phẩm điện ảnh, ca nhạc Việt Nam cũng đã có hiện tượng sử dụng "cảnh nóng" và các hình ảnh ăn mặc hở hang để câu khách. Chúng sẽ làm cho bản sắc dân tộc Việt Nam bị mai một, đạo đức người Việt sẽ trở nên suy đồi nếu Nhà nước Việt Nam thiếu chiến lược bảo vệ và phát huy thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trước "nguy cơ tha hoá" đó, để không đánh mất bản sắc dân tộc, không trở thành "bản sao chép của người khác", việc du nhập và kiểm duyệt những sản phẩm văn hóa phải được đặt trên nguyên tắc "tiếp thu có chọn lọc", kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.[7]

Một số thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy như:[cần dẫn nguồn]

  • Tôn trọng người già, lễ phép với người lớn tuổi, quan niệm "kính lão đắc thọ".
  • Người già nâng đỡ người trẻ, với quan niệm "Con hơn cha là nhà có phúc".
  • Cẩn thận trong lời nói, "Ăn có nhai nói có nghĩ", "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói".
  • Ghi nhớ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", biết kính trọng tổ tiên, quý trọng các anh hùng dân tộc, ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc.
  • Truyền thống "Tôn sư trọng đạo", quý trọng người dạy học.
  • Coi trọng đạo đức và nếp sống văn hóa, chống lại những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc...
  • Truyền thống trang phục kín đáo đoan trang, nhất là với người phụ nữ. Không chấp nhận lối ăn mặc hở hang, phô bày cơ thể tại nơi công cộng; không chấp nhận những hình ảnh nam nữ ăn mặc hở hang, khiêu dâm trên sách báo, điện ảnh, truyền hình.
  • Coi trọng truyền thống hôn nhân, việc dựng vợ gả chồng có sự chung sức đóng góp của 2 bên họ hàng. Vợ chồng chung sống với nhau biết yêu thương, nhường nhịn nhau, người vợ biết hy sinh sở thích cá nhân để chăm lo cho chồng con, người chồng biết gánh vác công việc khó nhọc vì vợ con.
  • Quan hệ yêu đương nam - nữ phải có tôn ty trật tự, đôi bên phải tôn trọng và giữ gìn cho nhau, tình cảm trong sáng được đề cao, biết giữ gìn trinh tiết; không chấp nhận những hành vi không đứng đắn như yêu nhiều người cùng lúc, yêu để lợi dụng, quan hệ tình dục trước hôn nhân...

Chú thích sửa

  1. ^ Furnish, Timothy (30 tháng 5 năm 2017). “Frontpagemag”. archives.frontpagemag.com. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.[liên kết hỏng]
  2. ^ Dave, Amit (11 tháng 8 năm 2017). “Muslim takeover of Europe is 'biggest story of our time' and nobody knows it”. LifeSiteNews (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ Fitzgerald, Hugh (23 tháng 3 năm 2018). “Turkish leaders: Islamic Takeover of Europe Inevitable”. Jihad Watch. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ a b Ellis-Petersen, Hannah (4 tháng 3 năm 2016). “China bans depictions of gay people on television”. The Guardian. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ Trân Trân (10 tháng 3 năm 2016). “Bị cấm tại Trung Quốc, phim đồng tính nhảm nhí vẫn "nhập khẩu" Việt Nam”. VietTimes. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ Nho giáo, Trần Trọng Kim, 1930
  7. ^ Đặng Hữu Toàn (4 tháng 4 năm 2018). “Toàn cầu hóa, "nguy cơ tha hóa" và vấn đề định hướng giá trị văn hóa tinh thần - Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam”. philosophy.vass.gov.vn. Tạp chí Triết học, số 5 (180), tháng 5 - 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.