Thuyết trực sinh hay tiến hóa trực sinh (tiếng Anh: orthogenesis) là một giả thuyết sinh học đã lỗi thời cho rằng các sinh vật có khuynh hướng tiến hóa bẩm sinh theo lộ trình tất định hướng tới một cái đích cuối cùng, chẳng hạn như sự tăng trưởng của độ phức tạp sinh học, nhờ vào cơ chế nội tại gọi là "động lực thúc đẩy".[2][3][4] Một số đại biểu của dòng tư tưởng trực sinh bao gồm Jean-Baptiste Lamarck, Pierre Teilhard de Chardin, và Henri Bergson.

Ernst Haeckel mô tả quá trình tiến hóa như một cây sự sống, 1866
Học thuyết tiến hóa của Lamarck bao gồm hai yếu tố: 1) một động lực thúc đẩy cấu trúc cơ thể của động vật lên bậc cao hơn (trực sinh) và góp phần tạo nên các nấc thang gọi là ngành (phyla), 2) một động lực giúp cho cấu trúc cơ thể của động vật thích nghi được với ngoại cảnh (sử dụng và không sử dụng, sự kế thừa các đặc điểm tập nhiễm), từ đó phát sinh sự đa dạng loàichi. Các quan điểm nổi tiếng của phái Lamarck mới chỉ đề cập một phần nhỏ của động lực thích nghi.[1]

Thuật ngữ orthogenesis được đề xướng bởi Wilhelm Haacke vào năm 1893 và được phổ biến 5 năm sau bởi Theodor Eimer. Những người theo thuyết trực sinh phản đối cơ chế chọn lọc tự nhiên của tiến hóa, thay vào đó ủng hộ mô hình thẳng tắp của tiến hóa định hướng.[5] Với sự khai sinh của thuyết tổng hợp hiện đại, tích hợp các bằng chứng từ ngành di truyền học mới nổi, giới sinh học đã bác bỏ thuyết trực sinh và phần lớn các mô hình tiến hóa chống thuyết Darwin; song quan niệm cho rằng tiến hóa biểu trưng cho sự thăng tiến vẫn còn khá phổ biến, xuất hiện trong tư tưởng của một số nhân vật như E. O. WilsonSimon Conway Morris. Nhà sinh học tiến hóa Ernst Mayr bôi đen thuật ngữ này trong một bài báo đăng trên tập san Nature năm 1948, bởi ông cho rằng học thuyết này rêu rao cơ chế tiến hóa như là "một thế lực siêu nhiên nào đó".[6][7] Nhà cổ sinh người Mỹ George Gaylord Simpson (1953) cũng từng công kích thuyết trực sinh, so sánh nó với sinh lực luận, mô tả nó như một "thế lực nội tại kì bí".[8] Dẫu vậy, nhiều bảo tàng và sách vở khoa giáo hiện nay vẫn còn tuyên truyền thông tin dễ gây hiểu lầm rằng tiến hóa là quá trình định hướng.

Triết gia sinh học Michael Ruse nhận xét rằng trong văn hóa đại chúng, khái niệm tiến hóa (evolution) và tiến bộ (progress) vẫn hay bị đánh đồng với nhau. Một ví dụ điển hình của ý tưởng sai lầm này là bức tranh March of Progress cực kỳ nổi tiếng, biểu diễn vượn nhân biến hóa dần dần thành con người.

Tham khảo sửa

  1. ^ Gould, Stephen J. (2001). The lying stones of Marrakech : penultimate reflections in natural history. Vintage. tr. 119–121. ISBN 978-0-09-928583-0.
  2. ^ Bowler 1989, tr. 268–270.
  3. ^ Mayr, Ernst (1988). Toward a New Philosophy of Biology: Observations of an Evolutionist. Harvard University Press. tr. 499. ISBN 978-0-674-89666-6.
  4. ^ Ruse 1996, tr. 526–539.
  5. ^ Ulett, Mark A. (2014). “Making the case for orthogenesis: The popularization of definitely directed evolution (1890–1926)”. Studies in History and Philosophy of Biological and Biomedical Sciences. 45: 124–132. doi:10.1016/j.shpsc.2013.11.009. PMID 24368232.
  6. ^ Ruse 1996, tr. 447.
  7. ^ Thư Ernst Mayr gửi R. H. Flower, các bài báo Evolution, 23 tháng 1 năm 1948
  8. ^ Simpson, George Gaylord (1953). Life of the Past: An Introduction to Paleontology. Yale University Press. tr. 125.