Tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa (tiếng Anh: standardization hay standardisation) là quá trình thực hiện và phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên sự đồng thuận của các bên khác nhau bao gồm các công ty, người dùng, nhóm lợi ích, tổ chức tiêu chuẩn và chính phủ.[1] Tiêu chuẩn hóa có thể giúp tối đa hóa tính tương thích (compatibility), tính tương tác (interoperability), an toàn (safety), tính lặp lại (repeatability) hoặc chất lượng. Nó cũng có thể tạo điều kiện cho hàng hóa hóa (commoditization) các quy trình tùy chỉnh trước đây. Trong khoa học xã hội, bao gồm kinh tế học,[2] ý tưởng về tiêu chuẩn hóa gần với giải pháp cho vấn đề phối hợp (coordination problem), một tình huống trong đó tất cả các bên có thể nhận ra lợi ích chung, nhưng chỉ bằng cách đưa ra quyết định nhất quán lẫn nhau. Quan điểm này bao gồm trường hợp "các quy trình tiêu chuẩn hóa tự phát", để tạo ra các tiêu chuẩn thực tế (de facto standard).
Tham khảo
sửa- ^ Xie, Zongjie; Hall, Jeremy; McCarthy, Ian P.; Skitmore, Martin; Shen, Liyin (ngày 1 tháng 2 năm 2016). “Standardization efforts: The relationship between knowledge dimensions, search processes and innovation outcomes”. Technovation. Innovation and Standardization. 48–49: 69–78. doi:10.1016/j.technovation.2015.12.002.
- ^ Blind, K. (2004). The economics of standards. Cheltenham: Edward Elgar. ISBN 978-1-84376-793-0.
Liên kết ngoài
sửa- “Benefits of standards and standardization”. COoperation Platform for Research And Standards (COPRAS project).
- “Which type of standards should my project pursue”. COoperation Platform for Research And Standards (COPRAS project).
- “Why standards matter”. ISO. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2019.
- “What standards do”. ISO. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2019.
- “Who standards benefit”. ISO.
- “Standards Myths”. European Committee for Standardization (CEN). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.