Tiếng Ấn-Âu nguyên thủy

Ngôn ngữ tổ tiên của tất cả các ngôn ngữ Ấn-Âu

Tiếng Ấn-Âu nguyên thủy hay Sơ ngữ Ấn-Âu (tiếng Anh gọi là Proto-Indo-European, viết tắt PIE)[1] là một ngôn ngữ phục dựng, được coi như tiền thân của mọi ngôn ngữ Ấn-Âu, ngữ hệ có số người nói đông nhất thế giới.

Sơ ngữ Ấn-Âu
Khu vựcXem #Nhánh con
Phân loạiẤn-Âu
  • Sơ ngữ Ấn-Âu
Phân nhánh
Mã ngôn ngữ

Nhiều công sức đã được đổ vào việc phục dựng PIE hơn bất kỳ ngôn ngữ nguyên thủy nào khác, và ngày nay, đây là ngôn ngữ nguyên thủy được hiểu sâu và kỹ hơn cả. Đại đa số nghiên cứu ngôn ngữ trong thế kỷ XIV đều dồn vào việc tái dựng PIE và những ngôn ngữ nguyên thủy con của nó (như ngôn ngữ German nguyên thủy), và nhờ đó những kỹ năng trong phương pháp so sánh ngôn ngữ hình thành và củng cố.

Ước tính PIE từng là ngôn ngữ nói đơn nhất trong khoảng thời gian 4.500-2.500 TCN[2] vào thời đại đồ đá mới, dù ước tính biến thiên đến cả ngàn năm. Theo giả thuyết Kurgan, nơi bắt nguồn của người Ấn-Âu nguyên thủythảo nguyên Pontus–Caspi miền Đông Âu. Sự phục dựng PIE cũng cho là ta biết nhiều điều về văn hóatôn giáo của họ.[3]

Do những nhóm người Ấn-Âu nguyên thủy dần tách biệt nhau do di trú, các phương ngữ của PIE dần trải qua những sự thay đổi ngữ âm và âm vị, cùng sự biến đổi về hình thái rồi trở thành những ngôn ngữ riêng biệt. Từ đó, những ngôn ngữ cổ này lại cũng phân tách để tạo ra các ngôn ngữ Ấn-Âu hiện nay. Những ngôn ngữ hậu duệ có số người đông nhất của PIE là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Hindustan (HindiUrdu), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bengal, tiếng Nga, tiếng Punjab, tiếng Đức, tiếng Ba Tư, tiếng Pháp, tiếng Ýtiếng Marathi.

PIE có một hệ thống hậu tố biến tố đa dạng cũng như ablaut (biến đổi nguyên âm, ví dụ, như trong sing, sang, sung tiếng Anh). Danh và đại từ PIE có thể biến cách đa dạng, và sự chia động từ cũng khá phức tạp.

Như mọi ngôn ngữ nguyên thủy được phục dựng khác, từ vựng của PIE được đánh dấu bằng dấu sao (*), như *wódr̥ 'nước', *ḱwṓ 'chó', hay *tréyes '(số) ba'.

Nhánh con sửa

 
Phân loại các ngôn ngữ Ấn-Âu.
Đỏ: đã tuyệt chủng.
Trắng: chưa kiểm chứng.
Trái: ngôn ngữ centum (c – k, tiếng Latin là 100)
Phải: ngôn ngữ satem (c – s, tiếng Avesta là 100)

Danh sách sau được xếp theo thứ tự ngữ niên suy đoán:[4][5][6]

Nhánh sửa

Sơ lượt Hậu duệ ngày nay
Anatolia nguyên thủy Một nhánh đã tuyệt chủng, được ghi nhận nhiều nhất là tiếng Hitti. Không có
Tochari nguyên thủy Một nhánh đã tuyệt chủng, được ghi nhận trong những bản viết tay niên đại thế kỷ VI-VIII tìm thấy ở tây bắc Trung Quốc. Không có
Gốc Ý nguyên thủy Gồm nhiều ngôn ngữ cổ, nhưng chỉ hậu duệ của tiếng Latinh còn lại đến nay. Tiếng Bồ Đào Nhatiếng Galicia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Catalunya, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng România, tiếng Aromania, các tiếng Rhaetia-Rôman, Ý-Dalmatia, Gallo-Ý
Celt nguyên thủy Tiền thân của các ngôn ngữ Celt hiện đại, một thời từng có mặt rộng khắp châu Âu. Ngày nay chủ yếu giới hạn ở góc tây bắc châu Âu. Tiếng Ireland, tiếng Gael Scotland, tiếng Wales, tiếng Breton, tiếng Cornwall, tiếng Man
German nguyên thủy Tiền thân của các ngôn ngữ German ngày nay. Nó phát triển thành ba nhánh: German Bắc, German Tây, German Đông (tuyệt chủng). Tiếng Anh, tiếng Đức, Afrikaans, tiếng Hà Lan, tiếng Na Uy, tiếng Đan Mạch, tiếng Thụy Điển, nhóm Frisia, tiếng Iceland, tiếng Faroe
Balt-Slav nguyên thủy Chia thành nhánh Balt và nhánh Slav. Tiếng Litvatiếng Latvia (Balt); tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Belarus, tiếng Ba Lan, tiếng Séc, tiếng Slovak, tiếng Serbia-Croatia, tiếng Bulgaria, tiếng Slovene, tiếng Macedonia (Slav).
Ấn-Iran nguyên thủy Chia thành Ấn-Arya, IranNuristan. Nhóm Nuristan; tiếng Hindustan, tiếng Bengal, tiếng Sinhala, tiếng Punjab, nhóm Dard; tiếng Ba Tư, tiếng Pashtun, tiếng Baloch, tiếng Kurd, Zaza
Armenia nguyên thủy Tiếng Armenia
Gốc Hy Lạp nguyên thủy Tiếng Hy Lạp hiện đại, Romeyka, Tiếng Tsakonika
Albania nguyên thủy Tiếng Albania

Tham khảo sửa

  1. ^ https://indo-european.info/indo-european-lexicon.pdf
  2. ^ POWELL, ERIC A. “Telling Tales in Proto-Indo-European - Archaeology Magazine”. www.archaeology.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ Fortson, Benjamin W. (2004). Indo-European language and culture: an introduction. Malden, MA: Blackwell. tr. 16. ISBN 1405103159. OCLC 54529041.
  4. ^ Bouckaert, Remco; Lemey, P.; Dunn, M.; Greenhill, S. J.; Alekseyenko, A. V.; Drummond, A. J.; Gray, R. D.; Suchard, M. A.; và đồng nghiệp (ngày 24 tháng 8 năm 2012), “Mapping the Origins and Expansion of the Indo-European Language Family”, Science, 337 (6097): 957–960, Bibcode:2012Sci...337..957B, doi:10.1126/science.1219669, PMC 4112997, PMID 22923579
  5. ^ Blažek, Václav. “On the internal classification of Indo-European languages: survey” (PDF). Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ Gray, Russell D; Atkinson, Quentin D (ngày 27 tháng 11 năm 2003), “Language-tree divergence times support the Anatolian theory of Indo-European origin” (PDF), Nature, NZ: Auckland, 426 (6965): 435–39, Bibcode:2003Natur.426..435G, doi:10.1038/nature02029, PMID 14647380, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2011, truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017

Tài liệu sửa

Liên kết ngoài sửa