Ngữ tộc Berber

Nhánh con của ngữ hệ Phi-Á bắt nguồn từ Bắc Phi
(Đổi hướng từ Tiếng Amazigh)

Ngữ tộc Berber hay ngữ tộc Amazigh[2] (tên Berber: ⵜⴰⵎⴰⵣⵉⵖⵜ) Tamaziɣt /tæmæˈzɪɣt/ hay Tamazight /θæmæˈzɪɣθ/ là một nhóm gồm các ngôn ngữ và phương ngữ liên quan chặt chẽ đến nhau, nguồn gốc tại Bắc Phi.

Ngữ tộc Berber
Tamaziɣt / Tamazight / ⵜⴰⵎⴰⵣⵉⵖⵜ / ⵝⴰⵎⴰⵣⵉⵗⵝ / ⵜⴰⵎⴰⵣⵉⵗⵜ
Sắc tộcNgười Berber (Imaziɣen)
Phân bố
địa lý
Bắc Phi, chủ yếu ở Maroc, Algérie, Libya, bắc Mali và bắc Niger; cũng hiện diện tại Tunisia, Burkina Faso, Ai CậpMauritanie.
Khoảng 2 triệu người nhập cư gốc Maroc và Algérie nói ngôn ngữ Berber tại Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Canada và Mỹ.
Phân loại ngôn ngữ họcPhi-Á
  • Ngữ tộc Berber
Ngôn ngữ nguyên thủy:Berber nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
ISO 639-2 / 5:ber
Glottolog:berb1260[1]
{{{mapalt}}}
Những vùng tô màu là nơi dân cư chủ yếu nói ngôn ngữ Berber tại Bắc Phi.

Ngôn ngữ Berber có một lượng người nói lớn ở AlgérieMaroc, và một lượng người nói nhỏ hơn tại Libya, Tunisia, bắc Mali, bắc Niger, bắc Burkina Faso, Mauritanie, và ở ốc đảo Siwa thuộc Ai Cập. Ngoài ra, còn có những cộng đồng người nhập cư nói ngôn ngữ Berber tại châu Âu. Năm 2001, Berber trở thành ngôn ngữ quốc gia của Algérie, và năm 2011, trở thành ngôn ngữ chính thức của Maroc. Năm 2016, nó được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Algérie,[3] sau nhiều năm bị xem nhẹ.[4][5][6][7][8]

Ngữ tộc Berber là một nhánh của ngữ hệ Phi-Á,[9] đã được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại. Số người Berber cao hơn nhiều so với số người nói ngôn ngữ Berber. Phần lớn người dân vùng Maghreb có tổ tiên Berber. Ví dụ như tại Algérie, đa phần dân cư là người Berber bị Ả Rập hóa.[10]

Có một phong trào nhằm chuẩn hóa các ngôn ngữ Bắc Berber thành một ngôn ngữ chuẩn. Cái tên Tamazight, ban đầu là tên của vùng Atlas và Rif, nay thường được dùng để chỉ thứ tiếng Berber chuẩn hóa này, hay thậm chí cả nhóm Berber, gồm cả Tuareg-Berber.

Tham khảo sửa

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Berber”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ H. Ekkehard Wolff (ngày 26 tháng 8 năm 2013). “Amazigh languages”. Britannica.com. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ “Algeria reinstates term limit and recognises Berber language”. BBC News.
  4. ^ “Morocco bans Berber names on birth certificates”. Alarabiya.net. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ Brett, Michael (ngày 30 tháng 4 năm 2015). “Berber | people”. Britannica.com. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ “Berber Exploitation - Morocco”. Amazighworld.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ “Berberism & Berberists: Tamazight or Berber Political Movements In North Africa:”. Temehu.com. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  8. ^ “In Algeria, Arab-Berber Conflict Recalls Plight of Kurds”. Rudaw.net. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  9. ^ Hayward, Richard J., chapter Afroasiatic in Heine, Bernd & Nurse, Derek, editors, African Languages: An Introduction Cambridge 2000. ISBN 0-521-66629-5.
  10. ^ “BBC NEWS. Q&A: The Berbers”. BBC News. ngày 12 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.